1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa Nghệ thuật, các lễ hội và Tết cổ truyền của các dân tộc Bắc Kạn - Cao Bằng

Chủ đề trong 'Cao Bằng - Bắc Kạn' bởi giamdocdaudat, 26/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. giamdocdaudat

    giamdocdaudat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2006
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa Nghệ thuật, các lễ hội và Tết cổ truyền của các dân tộc Bắc Kạn - Cao Bằng

    Hì hôm nay được ngày nghỉ, POST hơi nhiều, nhưng với một mong muốn là giới thiệu với tất cả bạn bè gần xa về quê hương tôi. Tôi lập thêm một chủ đề nữa. Mong bà con ủng hộ. Tất cả các thông tin dưới đều trich từ nguồn của Sở Thương mại và Du Lịch Tỉnh Bắc Kạn, tôi đã song phần mình, xin mời các bạn Cao Bằng tiếp tục nhé.

    I. Văn hoá Nghệ thuật các dân tộc

    1) Văn Hoá Nghệ Thuật Dân tộc Tày

    Hát đồng dao

    Đó là những bài hát, câu hát của con trẻ, hát líu lo trong nhà, hay lúc đi chăn trâu. Đồng dao thường được trẻ hát với hai hình thức: tự hát và đồng ca. Những bài hát này phần lớn do người lớn sáng tác thành bài thơ vần, vè ngắn gọn, dễ nhớ dễ hiểu phù hợp với cách nghĩ, cách nói của con trẻ. Qua hát đồng dao trẻ em hiểu được mọi vật xung quanh nhiều hơn, tăng thêm ngôn từ với lối nói vần điệu để từ đó chúng cũng tập sáng tác đồng dao.

    Dân ca

    Dân ca người Tày rất đa dạng. Có thể chia làm hai nhóm: nhóm hát giao duyên có các điệu hát lượn ((lượn cọi, lượng slương), rọi (phuối pác), phong thư ? Nhóm hát trong nghi lễ gồm có hát quan làng, hát vào nhà mới, hát loan, các bài hát then, pụt, những bài văn than, mại xe trong đám tang? Lượn cọi phổ biến ở các khu vực Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn, Bạch Thông, phía Tây huyện Ngân Sơn. Lượng Slương phổ biến ở các huyện phía Đông Nam như Na Rì, Chợ Mới và vùng Nam huyện Ngân Sơn.

    Hát quan làng

    Người Tày gọi là thơ lấu (thơ rượu). Đây là loại dân ca nghi lễ của đám cưới. Nội dung chủ yếu phản ánh cách ứng xử lịch sự trong lối sống cũng như trong cưới xin, sự kính trọng tổ tiên, cha mẹ, họ hàng, làng bản của người Tày. Mỗi nghi thức lại có bài tương ứng. Có bài ngắn chỉ có 6-8 câu (đáp lời mời uống chè, dâu trình tổ), cũng có bài dài gần 60 câu.

    Mỗi đám cưới, mỗi địa phương có những nét đặc điểm, tình huống khác nhau, đòi hỏi cách ứng xử thông minh, tế nhị. Nó thể hiện trong việc thêm bớt, thay đổi câu từ, thạm chí cả một đoạn thơ cho phù hợp.

    Hát quan làng là một nết sinh hoạt văn hoá văn nghệ trong cưới xin rất đáng trân trọng của người Tày.

    Hát then, pụt

    Then và pụt đều có cùng chức năng chủ yếu là cầu cúng, giúp gia chủ đưa lễ lên tổ tiên, lên cửa mụ, cửa ham, cửa tướng, lên ?othượng phương? để cầu xin cho tai qua nạn khỏi.

    Làn điệu then tuy có sự khác nhau chút ít ở một số địa phương như Ngân Sơn, Na Rì, Bạch Thông và từng cung đoạn, song suốt buổi then các nốt nhạc ít thay đổi. Tuy nhiên các làn điệu pụt lại khá phong phú và đa dạng, có những cung đoạn và làn điệu riêng, thậm chí đối đáp nói hài rất hấp dẫn người nghe. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của từng đêm then, hội then, pụt mà còn có thêm cả múa. Như vậy, pụt then là tổng hợp gồm nhiều truyện thơ, làn điệu hát phong phú: vừa có ca có nhạc, lại vừa có múa.

    Hát loàn (lượn loàn)

    Hát loàn phổ biến ở xã Yên Thịnh, Yên Thượng, Bản Thi huyện Chợ Đồn.

    Hát loàn được kết hợp với hội ***g tổng, cầu mùa. Nội dung chủ yếu là cầu chúc mùa màng bội thu, bản làng bình an. Ngoài ra còn có hát kể truyện cổ tích.

    Làn điệu hát loàn gần như then nhưng ngân trầm đồng điệu, không đổi giọng. Thơ loàn thuộc thể thơ thất ngôn liên hoàn, không chia khổ.

    Âm nhạc

    Âm nhạc dân gian truyền thống của người Tày Bắc Kạn gần như luôn đi kèm với loại nhạc cụ là tính tẩu (đàn tính) và bộ xóc nhạc - nhạc cụ đặc trưng của người Tày, được các ông bụt, bà then sử dụng hành nghề cúng lễ.

    Tính tẩu dùng quả bầu tròn, khô làm bầu đàn (hộp đàn), mặt đàn bằng gỗ vông, thân hay cán đàn bằng gỗ dâu hoặc kháo quang. Toàn bộ tính tẩu dài xấp xỉ một mét. Dây đàn làm bằng tơ và thường dùng hai dây.

    Múa

    Múa trong người Tày được lưu truyền chủ yếu trong các nghi lễ tang ma, cúng bái.

    Trong then có múa Thuông (múa sluông), múa Chầu Tướng và múa Tán Hoa. Trong pụt có múa Nàng Trăng. Trong tảo có múa Xiên Tâng, múa Nộc Niệc, Báo Đông và múa Tập Binh Mã. Trong lễ hội ***g tổng có múa Sư Tử (múa kỳ lân).
  2. giamdocdaudat

    giamdocdaudat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2006
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    2. Văn Hoá Nghệ Thuật Dân tộc Nùng
    Văn hoá dân gian của dân tộc Nùng rất phong phú về nội dung và đa dạng về thể loại. Nội dung chính phản ánh những ước mơ của cả cộng đồng trong đấu tranh xã hội, trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.
    Người Nùng có hát ?ocò lẩu? có thể ngâm rộng rãi trong các dịp lễ hội, cưới xin ?
    Sli (Vả sli) là một làn điệu dân ca trữ tình rất phổ biến trong nhóm Nùng Phản Sình ở Bắc Kạn. Làn điệu này được giới thanh niên dùng để hát giao duyên ở nơi hội hè, đám cưới, phiên chợ. Khi hát sli, đôi nam hát đối đôi nữ, hát theo hai giai điệu khác nhau, một bè cao một bè thấp, âm thanh hai bè hoà hợp nghe rất hấp dẫn.
    Ngoài ra, dân ca người Nùng còn được biết đến qua một số làn điệu khá nổi tiếng như lượn Nàng ới, Hà lều.
    3. Văn Hoá Nghệ Thuật Dân tộc Dao
    Các trò chơi dân gian
    Đối với nam giới có trò Đánh quay và Lày cỏ. Đánh quay có thể đánh đôi, đánh ba hoặc chia thành hai phe đông người để thi. Lày cỏ là trò chơi đoán tay thể hiện sự nhanh tay, nhanh mắt, nhanh miệng, ai đoán thua phải uống rượu.
    Đối với nữ giới có trò Đánh yến và Chó gông. Yến được làm bằng lông gà, vịt tết lại, đế bằng tre hoặc đan bằng lá đao dùng để đánh đi, đánh lại bằng tay. Trò Chó gông được thực hiện bằng một sợi dây dài, nhỏ và mềm nối hai đầu lại. Người chơi phải đan thành các hình trên mười đầu ngón tay, người thứ hai cũng bằng mười đầu ngón tay chuyển sang các hình khác nhau. Ai bắt sai, rối hình thì thua.
    Các điệu múa
    Người Dao không coi múa là hình thức sinh hoạt văn nghệ thường xuyên. Múa chỉ được thực hiện trong các nghi lễ tín ngưỡng và được gọi chung là ?olạ miến?. Trong các kỳ cấp sắc, làm chay, làm màng, người ta tổ chức múa với các động tác thể hiện quá trình lao động sản xuất như múa búa, múa gậy, múa xúc tép, bắt ba ba ?
    Các làn điệu dân ca
    Người Dao chủ yếu khai thác tập trung vào làn điệu ?opá dung?. Pá dung thực chất là hình thức đối đáp dành cho nhiều lứa tuổi, kể cả người già lẫn người trẻ. Ngoài ra, người Dao còn có các làn điệu khác như Hát ví (phây).
    Nhạc cụ
    Trong sinh hoạt văn nghệ, người Dao không có các nhạc cụ riêng. Nhạc cụ chỉ để phục vụ cho các nghi lễ như đám ma, đám cưới ? với một số loại hình như kèn loa, sáo, tiêu, dàn trống chiêng, tù và, thanh la, não bạt, xúc xắc, chũm choẹ, chuông nhỏ.
    4. Văn Hoá Nghệ Thuật Dân tộc Mông
    Người Mông ở Bắc Kạn có hai loại dân ca chủ yếu, bao gồm hát giao duyên và hát nghi lễ.
    Hát nghi lễ có hát trong cưới xin. Ngày nay vẫn có đám cưới người ta được nghe quan lang hát chúc tụng họ hàng, gia tiên, hát xin nộp lễ, hát mời tiệc rượu ? Hát thay cho lời nói thông thường để tăng thêm ý nghĩa, sự long trọng của ngày cưới. Cũng trong đám cưới, khách còn vui chén rượu mà hát với nhau những câu hát thích hợp để thêm phần vui vẻ sinh động, kéo dài tiệc vui.
    Trong hát nghi lễ còn có hát cúng ma. Đó là loại hình hát đặc biệt được các thầy cúng sử dụng trong cúng ma, làm đám tang, đám chay, gọi hồn, kể công ơn cha mẹ như văn than của người Tày, Kinh ? Kiểu hát này không phổ biến, ngoài thầy cúng, gần như chỉ có các cụ cao tuổi mới quan tâm tìm hiểu để biết về truyền thống cúng lễ của dân tộc mình.
    Cũng như nhiều dân tộc khác, hát giao duyên của người Mông là thể loại phổ biến nhất. Đó là các làn điệu, các bài hát của nam nữ thanh niên. Và cũng không chỉ có thanh niên mà cả lớp người cao tuổi đã từng trải qua tuổi thanh xuân cũng rất ưa thích và say mê thưởng thức. Họ hát mỗi khi có dịp gặp nhau như đi làm rẫy, đi chợ, đi thăm họ hàng, bạn bè ? Có thể hát trong nhà, ngoài sân, ngoài đường ? Các bài hát này không được ghi lại mà chỉ được hát thuộc lòng, truyền khẩu từ người này sang người khác do đồng bào Mông trước đây không có chữ viết.
    So với các dân tộc anh em trong tỉnh, người Mông có 3 loại nhạc cụ. Chiếc khèn (kềnh) là một tổ hợp 6 ống trúc dài ngắn khác nhau chưa kể ống thổi. Khèn được nam giới thổi vui trong sinh hoạt cộng đồng, trong đám tang và khi đưa tang, tất nhiên nhạc điệu cũng diễn tả các cung điệu vui buồn khác nhau. Đàn môi gọi là đàn, thực ra chỉ là miếng đồng nhỏ dát mỏng tạo hờ, đủ môi ngậm. Khi thổi vừa tạo rung nhờ lưỡi hở, vừa dùng ngón tay gẩy để tạo thành điệu, nhưng cường độ âm thanh nhỏ. Đàn môi được dùng trong sinh hoạt hoặc mỗi khi trai gái thổi vui, tỏ tình. Kèn lá cây (ứ bồng) dùng lá cây còn lành lặn, loại lá mỏng vừa nhưng cứng, gấp đôi cho vào môi ngậm, hai tay đều dùng ngón cái, ngón chỏ giữ và góp phần cùng lưỡi đẩy để tạo âm thanh khi thổi qua lá cây này.
    Điệu múa độc đáo nhất của người Mông là múa khèn, họ vừa thổi khèn vừa múa. Điệu múa vui trong sinh hoạt và múa trong đám ma đều giống nhau, chỉ khác nhạc điệu. Múa dẻo, múa đẹp tuỳ thuộc vào người múa, có thể 2-3 nam giới cùng múa. Phụ nữ có thể tham gia múa nhưng không thổi khèn.
    5. Văn Hoá Nghệ Thuật Dân tộc Sán Chay
    Trong dân ca truyền thống của người Sán Chay có một khối lượng lớn là bài hát giao duyên, đồng bào gọi là sình cộ - tình ca. Hiện còn đôi cụ lưu được những tập sách chép tay bằng chữ Hán về những bài hát này, loại hát với thể thơ 7 chữ, khổ 4 câu, làn điệu trầm, đơn giản. Nam nữ thanh niên mỗi khi gặp hoặc hẹn hò nhau hát, qua đó tỏ tình hẹn ước lứa đôi. Họ thường hát vào mùa đông, xuân, lúc vãn việc đồng áng, nhất là trong dịp tết nguyên đán.
    Hát ru của đồng bào Sán Chay rất ngọt ngào trìu mến. Từ thuở lọt lòng ai cũng từng nghe một loại văn chương truyền miệng mà tất cả các chị, các mẹ đều thuộc lòng. Đó cũng là bài hát về quê hương với nương rẫy, ruộng đồng, sông núi, với con cá, con muỗm, quả đỗ, quả gắm.
    Ngoài hát giao duyên, hát ru, người Sán Chay còn có các bài hát sình cộ ngắn gọn, làn điệu đơn giản, thường thay cho lời mời, lời chào mừng, chúc tụng, hát thay lời đối đáp.
    6. Văn Hoá Nghệ Thuật Dân tộc Hoa
    Sinh hoạt văn hoá nghệ thuật của dân tộc Hoa rất phong phú, đặc biệt là dân ca trữ tình được nhiều người ưa thích. Trong các đám cưới, những chàng trai cô gái hát giao duyên thâu đêm suốt sáng, ca ngợi tình yêu bằng những hình tượng hoa đào, hoa mận, hoa mẫu đơn, hoa hồng, hương chè để mơ ước hướng tới tương lai hạnh phúc. Ngày nay việc hát giao duyên gần như không còn nữa, chủ yếu được thay thế bằng các băng hình, đĩa ca nhạc với nhiều nội dung phong phú mang phong cách hiện đại, giới trẻ ưa thích. Tiếng hát giao duyên cổ truyền đã và đang từng bước bị lãng quên, phần nhiều chỉ còn lại trong ký ức của các cụ già.
  3. giamdocdaudat

    giamdocdaudat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2006
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    II. Các lễ hội truyền thống của Bắc Kạn.
    1. Hội xuân Ba Bể
    Lễ hội xuân Ba Bể được tổ chức ngay bên bờ hồ Ba Bể, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể vào ngày 10 và 11 tháng 1 âm lịchh hang năm.
    Lễ hội là nơi phô diễn những bản sắc dân tộc của đồng bào địa phương với nhiều trò chơi truyền thống như đấu võ dân tộc, đua thuyền độc mộc, ném còn, chọi bò, múa khèn, ?cùng nhiều hoạt động văn hoá của đồng bào dân tộc.
    Cũng tại lễ hội này, đồng bào các dân tộc Ba Bể mang tới bán cho du khách, những người đến dự lễ hội những sản vật của địa phương như: vải thổ cẩm, quần áo dân tộc, măng khô, mật ong, nấm hương, rượu ngô, ?
    Lễ hội diễn ra trong 2 ngày và thu hút từ 1,5-2 vạn du khách tới tham dự.
    2.Lễ hội Gò An Mã (Gò Yên ngựa)
    Tương truyền, khi bị Lê Chiêu Thống đánh đuổi, nhà Mạc đã chạy lên Cao Bằng, rồi xuống huyện Ba Bể và cố thủ ở hang Puông. Sau khi thất thủ, năm vị trung thần nhà Mạc đã lấy khăn bịt mắt, nhảy từ đỉnh hang Puông xuống dòng sông Năng tự tử. Nhân dân trong vùng thương tiếc, đã lập đền thờ trên gò Mã để tưởng nhớ các vị trung thần. Để tránh khỏi sự trả thù của nhà Lê, nhân dân đã phải đổi tên từ đền thờ họ Mạc thành đền thờ họ Ma (tên địa phương gọi là chùa An Mạ).
    Hàng năm, cứ đến ngày 13 tháng giêng âm lịch, nhân dân địa phương lại mở hội mùa xuân ở gò An Mã. Đây là dịp để nhân dân địa phương và các vùng lân cận tưởng nhớ tới các vị trung thần đã khuất. Trong lễ hội, cũng diễn ra các trò chơi dân gian như tung còn, đánh yến, ?
    3. Hội Chùa Thạch Long
    Lễ hội diễn ra vào ngày 6 - 7 tháng giêng âm lịch hàng năm tại Chùa Thạch Long, xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới.
    Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ tổ tiên. Trong lễ hội có rất nhiều trò chơi văn hoá dân gian như kéo co, hát lượn, nhảy múa, thi leo núi,
    4. Lễ hội ***g tồng
    Hội ***g Tồng (hay còn gọi là lễ hội xuống ruộng) là lễ hội lớn nhất của bà con dân tộc Tày, Nùng. Ở Bắc Kạn có những hội ***g Tồng tiêu biểu như hội xuân Ba Bể, hội xuân ở Xuân Dương-Na Rì, hội ***g Tồng ở Phủ Thông, Hà Vị-Bạch Thông. Tuy có tên gọi khác nhau nhưng thực chất những hội xuân này đều được tổ chức dưới dạng thức của lễ hội ***g Tồng.

    Bà con dân tộc Dao Tiền tham dự hội xuân Ba Bể

    Thời gian diễn ra hội ***g Tồng khoảng từ mồng 4 tết cho tới rằm tháng Giêng. Hội ***g Tồng được tổ chức với mục đích tế lễ, bày mâm cỗ ra đồng, thắp hương nhằm tỏ lòng biết ơn các đấng thần linh cho mùa màng tươi tốt, cầu xin mưa thuận gió hoà và cùng nhau vui chơi đầu xuân.
    Thông thường, hội ***g Tồng có hai phần: Rước lễ cúng thần nông và vui chơi. Ở phần đầu tiên, để chuẩn bị lễ cúng rước thần nông theo nghi thức, trước tiên dân làng chuẩn bị một mâm lễ thật lớn. Mâm lễ có 3 tầng: tầng đầu tiên có thể là một mâm xôi-sản phẩm từ thóc lúa; tầng 2 là những con vật nặn bằng bột gạo gọi là ?okhẩu thi? (gần giống với con tò he ở miền xuôi)-tượng trưng cho đàn gia súc, gia cầm; tầng cuối cùng là các loại hoa quả-sản vật của địa phương. Khi bắt đầu buổi lễ, dân làng tụ họp trên một bãi đất rộng, hoặc thửa ruộng khô, xem ông từ thần và xin âm dương phù hộ, sau đó hoá vàng, hạ bàn mời nhau ăn bánh, uống rượu? Những năm gần đây lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thường nhẹ phần lễ, nặng phần hội.
    Sau phần lễ là thời gian cho vui chơi. Trong ngày hội ***g Tồng những trò chơi truyền thống của đồng bào dân tộc được bảo tồn và phát huy, tạo nên nét đặc trưng của miền sơn cước. Những trò chơi như bịt mắt bắt dê, đấu vật, thi bắn nỏ, đâm bù nhìn rơm, tung còn? thu hút đông đảo bà con tham gia. Tuy nhiên các trò chơi trong lễ hội ***g Tồng ở mỗi nơi mỗi khác. Nếu hội ***g Tồng Phủ Thông nổi tiếng với múa Nộc Niệc, đánh cờ người thì lễ hội ở Xuân Dương-Na Rì lại níu lòng khách bởi những câu hát giao duyên, hát sli, hát lượn Tày, Nùng. Đặc biệt ở hội xuân Ba Bể có cuộc thi chèo thuyền độc mộc trên hồ Ba Bể. Những cô gái Tày áo chàm vừa khéo léo điều khiển chiếc thuyền độc mộc vừa ngân nga những câu hát then say đắm. Hàng chục chiếc thuyền đua nhau lướt trên hồ, giữa rừng người cổ vũ, làm sôi động cả một vùng rừng núi.
    Mỗi năm một lần, lễ hội ***g Tồng lại được bắt đầu ở khắp các địa phương trong tỉnh Bắc Kạn. Ngày hội là nơi để đồng bào dân tộc cầu cúng, vui xuân, là dịp để các nam thanh, nữ tú đến tìm hiểu, kết duyên nhau, để những người con xa quê tìm về ôn lại kỉ niệm xưa. Nếu có ý định du xuân về miền sơn cước, xin hãy một lần ghé thăm lễ hội ***g Tồng Bắc Kạn để hiểu thêm về những phong tục và những người dân tộc mến khách nơi đây.


  4. giamdocdaudat

    giamdocdaudat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2006
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    III. Tết cổ truyền của các dân tộc ở Bắc Kạn.
    1. Tết Cổ Truyền Dân tộc Tày
    Tết năm mới là tết lớn nhất trong năm, khởi đầu cho một năm làm ăn may mắn. Người Tày chuẩn bị mọi thứ từ lá, lạt gói bánh chưng cho đến tấm áo, giầy dép cho con trẻ để đón năm mới. Theo tục lệ, con cháu gia đình đi thắp hương, vun xới mồ mả cho ông bà, tổ tiên từ khoảng 27-29 tháng chạp. Cả ngày 30 bận rộn thịt lợn, gói bánh chưng, làm bột bánh khảo, dựng cây nêu, dán giấy vàng cho các chuồng trại, nông cụ, làm vệ sinh nhà cửa, làng xóm, trang hoàng bàn thờ. Đêm đến phải vừa làm các việc còn lại trong ngày, vừa làm mâm bánh kẹo, cắm hoa, đi gánh nước sông suối để chờ đón giao thừa, những mong của cải nhiều như nước. Trước đây không có đồng hồ, tiếng gà gáy được coi là tín hiệu báo năm mới. Nhà nhà bày bánh trái, thắp hương mời tổ tiên và các gia thần về ăn tết. Con trẻ mở sách đọc ê a để năm mới học tinh thông.
    Têt hàn thực (mồng ba tháng ba): đồng bào đi tảo mộ, nhớ ơn người đã khuất, nhớ về cội nguồn gia đình, dòng họ.
    Tết đoan ngọ (mồng năm tháng năm), mọi người còn gọi là tết diệt trừ sâu bọ. Để diệt trừ sâu bọ trong người, tết này đồng bào thường làm rượu nếp, bánh gio, ăn hoa quả, hái các cây thuốc để uống, tắm diệt trừ sâu bọ cho người khoẻ mạnh. Người trông nom nhà thần nông làm mâm cúng thần, rồi nhổ nắm mạ ra đồng cấy vài khóm lúa để mở dầu vụ cấy cho làng. Ở xã Cường Lợi, người ta cúng thần vào ngày thìn tháng 4 rồi sau đó dân làng mới được cấy lúa.
    Tết rằm tháng 7 là tết lớn thứ hai trong năm, được đồng bào tổ chức với ý nghĩa ?oxá tội vong nhân?. Ngày này, người ta thường thịt vịt, làm bánh rợm, bánh lá gai, xôi trám đen. Ngoài cúng tổ tiên, người ta làm mâm cúng ngoài sàn cho những linh hồn không ai thờ tự. Ngày này không hái quả, tranh ăn với ma lang thang, để tránh chúng quấy rầy, gây đau ốm. Làng còn tụ tập cúng thần nông để cầu mong mùa màng tươi tốt không bị thiên tai, dịch bệnh. Cũng dịp tết này các cặp vợ chồng trẻ thường mang vịt, bánh đi thăm ông bà ngoại.
    Tết cơm mới: Khi lúa bắt đầu chín báo hiệu mùa thu hoạch, người ta chọn một ngày lành trong tháng 8 rồi ra đồng hái vài bông lúa và ?ogánh? tượng trưng về hấp, làm ?ocơm mới?, sau đó treo bông lúa lên gác bếp, bàn thờ tổ tiên. Ngoài thịt, cá, còn có nhiều loại rau, bí, mướp, đỗ, khoai ? nhằm chứng tỏ hoa mầu, lương thực phong phú dành để cúng gia tiên. Vào bữa ăn, bậc trên phải gắp ăn trước và thường gia chủ không muốn khách lạ cùng ăn nên bữa cơm hay được tổ chức vào buổi tối.
    Tết mùng 10 tháng 10: thu hoạch xong, kết thúc vụ mùa lao động vất vả, đồng bào đồ xôi, làm bánh ăn mừng thóc lúa đã về nhà.
    2. Tết Cổ Truyền Dân tộc Kinh
    Dân tộc Việt Nam nói chung đều coi những ngày lễ, tết trong năm là ngày sum họp gia đình, dù có đi bốn phương trời mưu sinh nhưng đến những ngày đó mọi người đều cố gắng trở về quê hương để gia đình đoàn tụ. Chính bởi vậy dù lịch sử có đổi thay nhưng trong tâm thức của người Việt vẫn còn lưu giữ một cách trân trọng những ngày tết, ngày lễ cổ truyền.
    Người Kinh ở Bắc Kạn rất coi trọng tết đầu năm (tết Nguyên đán). Tết nguyên đán là nghi lễ quan trọng nhất trong chu kỳ một năm. Tết thường được bắt đầu từ khoảng 20 tháng chạp năm trước kéo dài đến 10 tháng giêng năm sau. Mỗi gia đình đều chuẩn bị tết rất chu đáo. Ngày thường có thể nhà cửa bừa bãi luộm thuộm, nhưng đón tết nhất thiết mọi gia đình phải sửa sang, quét dọn, trang hoàng nhà cửa ngăn nắp, gòn gàng, đẹp đẽ. Dù nghèo người ta cũng chuẩn bị ?oDưa hành, thịt mỡ, bánh chưng xanh?, ngoài ra còn rượu, hương vàng, câu đối, tranh ảnh, chè thuốc, bánh kẹo, lọ hoa, cây quất, cành đào ? Dù hoàn cảnh khó khăn người ta cũng cố gắng may sắm quần áo mới biếu cha mẹ, ông bà và cho con cái ?
    Sáng mồng một tết, với mong muốn sang năm mới có sức khoẻ dồi dào, công việc làm ăn thịnh vượng, gia đình bình an hạnh phúc, người Kinh có tục xông nhà, xông đất ngày tết. Theo quan niệm truyền thống, nếu được người hợp tuổi gia chủ, người dễ vía xông nhà thì cả năm gia đình sẽ tốt đẹp, còn ngược lại là xúi quẩy. Sau khi đã có người xông đất xông nhà, mọi người có thể đến chơi chúc tết thoải mái mà không sợ mình đem điều không may đến cho gia đình nữa.
    3. Tết Cổ Truyền Dân tộc Dao
    Đồng bào Dao ai cũng ăn tết Nguyên đán như các dân tộc khác song việc ăn tết có thể được bắt đầu từ 23-24 tháng chạp, tức là tính từ ngày thịt lợn tết để cúng tổ tiên và kéo dài cho đến rằm tháng Giêng. Trong tết, mọi loại ma đều được chia tiền âm bởi họ quan niệm tết Nguyên đán thực chất là tết của ma nên ma phải được ăn tiêu trước. Dịp này, các gia đình thường gói bánh chưng, cũng có khi làm cả bánh dày và một số loại bánh trái khác. Tất cả các loại bánh đều được đưa lên bàn thờ cúng cùng với thịt lợn, rượu. Bàn thờ trong dịp tết thường được buộc hai cây mía hai bên, trên bàn đèn dầu được thắp suốt ngày đêm. Sang 14, 15 người ta gói bánh và tổ chức ăn tết lại. Hết 15 là hết tết.
    Trong dịp tết nguyên đán, họ cũng có một số kiêng kị. Chẳng hạn đêm 30 tết dù bất kỳ lý do gì cũng không được ngủ ở nhà người khác. Thời khắc giao thừa (gà gáy hồi đầu) trước đây còn có lệ bắn sung để tiễn năm cũ, đón năm mới. Sang mùng một, tất cả gia đình thường dậy sớm để cùng tham gia bữa ăn mừng năm mới và mong đới đón được người già trong bản đến chúc phúc lấy may.
    Dao Dụ Lảy còn có tục sớm mồng một rủ nhau đi vào rừng hái lộc cho bản thân và gia đình. Khi về họ tháo máng nước để uống một ngụm với ngụ ý cầu may.
    4. Tết Cổ Truyền Dân tộc Nùng
    Trong một năm, người Nùng có nhiều ngày tết, mỗi ngày tết có các thứ xôi, bánh mang tính đặc trưng, có hương vị và ý nghĩa riêng.
    Tết nguyên đán có bánh chưng, bánh khảo, bánh bỏng, chè lam. Bánh chưng được gói tròn như bánh của người Tày, nhưng hai đầu hơi khum.
    Ngày 30 tháng giêng âm lịch, người Nùng gọi là ?ođắp nọi? (tết nhỏ), tết này có bánh lá ngải.
    Tết mùng 3 tháng 3 có xôi lá gừng màu xanh lá mạ, có nơi nhuộm lá cẩm ?
    Tết 14/7 có ?opẻng tải? một loại bánh gai, có sâu tăm, treo trên sào để ăn dần. Tết mùng 10 tháng 10 có bánh giềng ?
    5, Tết Cổ Truyền Dân tộc Hoa
    Những ngày tết trong năm của dân tộc Hoa là tết Nguyên Đán, tết thanh minh (3/3 âm lịch), tết đoan ngọ, rằm tháng 7 (14/7 âm lịch) và rằm tháng 8 (15/8 âm lịch).
    Ngày mồng một tết Nguyên đán, ai cũng mong có người khá giả, danh tiếng vào xông nhà. Nên từ trước tết, người ta đã đi mời những người có danh vọng đến chơi hôm mồng một tết, thực chất là để xông nhà. Trong hôm đó không được đi chơi xa, không quét nhà, không thịt vịt.
    6. Tết Cổ Truyền Dân tộc Mông
    Tết năm mới, Đồng bào Mông thịt lợn, làm bánh từ 27-28 tết, dán giấy bản (tiền âm) vào các công cụ để tỏ ý tạ ơn trong năm công cụ đã cùng với người lao động tham gia sản xuất. Tiếng gà gáy canh một là tín hiệu ngày mới, năm mới. Đồng bào bắn súng, đốt pháo bầy mâm cúng tổ tiên, có họ cúng từ ngày 30. Trước đây, đêm 30, người ta còn mang hương, vàng ra bờ suối cúng thuỷ thần và xin nước mới về cúng tổ tiên mong năm mới con người cường tráng, của cải dồi dào. Sáng ngày mồng một làm mâm cúng mới. Đồ cúng này trước đây còn để hôm sau nhét vào cây quả, mong cho cây quả tươi tốt. Cúng ngày mồng một người ta không quét nhà, bổ củi làm động nhà hàng xóm, không vào nhà nhau .. Ngày mồng hai và các ngày sau đó mới đi chúc tụng, uống rượu, vui chơi. Trai gái, con trẻ ra đường đến những nơi vui chơi, tung còn, đánh quay, đánh cầu lông gà; thổi và múa khèn, kèn lá (đàn môi), hát giao duyên. Cũng có nơi tổ chức ném Pa pao, chọi gà, chọi bò ? Có lẽ do cư trú không ổn định nên các bản, làng chưa có ngày truyền thống vui xuân.
    Ngày 15 và 30 tháng giêng, Đồng bào thịt gà, đồ xôi ăn tết lại.
    Tết mồng 3 tháng 3, thịt gà, đồ xôi đen, xôi đỏ làm bánh ăn tết. Có họ đi tảo mộ.
    Tết mồng 5 tháng 5, có thể chung nhau thịt lợn, làm bánh, đồ xôi. Ngày này không vào nương rẫy, vì là ngày hoa màu ?ogiao hoà? sợ hoa màu thấy người sẽ xấu hổ dẫn đến mất mùa.
    Tết 14 tháng 7 và ngày mồng 9 tháng 9 thịt gà, đồ xôi, làm bánh chuối.
    7. Tết Cổ Truyền Dân tộc Sán Chay
    Tết mừng năm mới là tết lớn nhất trong năm. Bước vào tháng chạp, đồng bào đã náo nức chuẩn bị tết: lấy củi, xay lúa giã gạo, lấy lá gói bánh chưng. Sáng 29 hoặc chậm là 30 tết người ta thịt lợn, gói bánh chưng ? Chiều 30 tết quét dọn nhà cửa và đường làng sạch gọn. Mỗi gia đình tập trung dụng cụ cày, bừa, dao, cuốc và cả cối xay, cối giã, bồ thóc, chuồng lợn, chuồng gà, chuồng trâu? dán giấy đỏ để mừng năm mới.
    Họ Hoàng Mười thờ Táo quân, vào dịp tết nguyên đán họ làm bánh bột ?" như bánh rợm, ốp 2 chiếc bánh lại, buộc lạt hai đầu để cúng ma.
    Trước đây, đón năm mới, đồng bào đốt pháo, có người bắn súng, thắp hương bày bánh trái cúng tổ tiên. Ngày mồng một người ta kiêng quét nhà, kiêng làm ồn ào nhà cửa, làng xóm, kiêng không giặt quần áo phơi ngoài trời, không vào nhà người khác sợ mang đến cho họ nhiều rủi ro trong năm. Ngày mồng hai tết, các chủ hộ mang thịt, rượu, bánh, hương vàng, cùng mọi nhà cúng thờ thần thổ công ở đầu làng cầu mong cho mùa màng tươi tốt bội thu, con người mạnh khỏe, làng xóm bình an.
    Tết mồng 3 tháng 3, đi tảo mộ. Tết mồng năm tháng 5, không đi nương rẫy. Tết 17/4, không trèo cây hái quả, không tắm sông suối. Có một họ Lưu và một họ Trấn không ăn tết tháng 3 và tết tháng 7 hoặc chỉ ăn ?otết vụng trộm? không làm mâm cúng tổ tiên. Chuyện rằng họ này có người trèo cây lấy lá sau sau để làm xôi màu đen bị ngã cây mà chết nên không ăn tết mồng 3 tháng 3, đi mua hương vàng cho tết 14 tháng 7 qua sông bị chết nên không ăn tết tháng 7.
    Tết cơm mới, mỗi hộ xem ngày thích hợp trong tháng tám để ăn tết này.

  5. luongchinh

    luongchinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Văn hoá dân tộc ở Cao Bằng​

    Cao Bằng là một vùng văn hoá đa dạng, phong phú bởi sự giao hoà của văn hoá của nhiều dân tộc anh em. Các dân tộc tiêu biểu ở Cao Bằng bao gồm Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Mông và dân tộc Hoa.Trong đó, dân tộc Tày chiếm ưu thế (khoảng 42%), dân tộc Nùng (35%), còn lại là các dân tộc khác như Dao (9,8%), H?Tmong (6,3%), Kinh (5,5%)? Mỗi dân tộc đều có những di sản văn hóa truyền thống độc đáo của riêng mình.
    Các dân tộc thường sinh sống theo những quần thể trên các vùng khác nhau. Dân tộc Kinh thường sống ở các thị xã, thị trấn thị tứ các nơi có điều kiện giao lưu buôn bán.
    Cô gái và cây đàn
    [​IMG]
    Người Tày chiếm số lượng khá lớn trong tỉnh, sống ở hầu hết các huyện. Họ có truyền thống văn hoá lâu đời, có chữ viết riêng (nhóm ngôn ngữ Tày - Nùng). Nét đặc sắc về văn hoá của người Tày được thể hiện trong làn điệu Lượn, Hát then, Lượn Slương, Lượn cọi, Lượn ngạn, múa Sluông, múa chầu, cây đàn tín, Phướng lỵ. Đàn ông Tày xưa vốn trang phục áo dài chàm, quần trắng, đầu đội khăn xếp, đỉnh chếch về phía sau, chân đi hài xảo, giầy vải. Phụ nữ Tày đầu vấn ngang, ngoài chùm khăn vuông mỏ quạ, áo dài màu chàm gài khuy đồng bên phải, ngang lưng thắt dải chàm, hai đuôi dải buông dài xuống đằng sau. Chất liệu vải chàm đều bằng tự dệt, tự nhuộm
    Múa sạp
    [​IMG]
    " Dân tộc Nùng, sống đan chen trên các địa dư cùng người Tày. Dân tộc Nùng có nhiều tộc, căn cứ vào ăn mặc và tiếng nói để phân biệt: Nùng Inh, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Giang v.v..Trang phục dân tộc Nùng phong phú hơn vì dân tộc Nùng có nhiều ngành nhưng nhìn chung các nét cơ bản là giống nhau. Phụ nữ Nùng ống tay áo rộng, cổ tay, cổ áo trang trí bằng những mảnh vải nhiều màu sáng. Người Nùng có múa quạt, múa khăn, cây nhị và bộ xóc đồng lục lạc, có xướng Dá hai là một dạng tuồng cổ của đồng bào có lịch sử cách hơn 300 năm đang được phục hồi trong giai đoạn hiện nay.
    Bên lề lễ hội Bảo lạc
    [​IMG]
    Dân tộc Dao có bản chất cần cù lao động, sống chủ yếu ở vùng đồi núi thấp, vừa làm nương, vừa làm ruộng, phong tục tập quán còn nặng nề. Trang phục dân tộc Dao rất đặc sắc và da dạng về hình thức đặc trưng tộc Dao ở Cao Bằng là Dao tiền và Dao đỏ. Phụ nữ Dao đỏ ăn mặc lộng lẫy. Trên nền vải đen. các mảnh vải đỏ được thêu hoặc gắn vào sặc sỡ, khăn quấn đầu Cà pha dài 8 sải quấn quanh đầu trông như vành nón, bên người quấn che một dải vải phả xí thêu thùa nhiều hoạ tiết bằng chỉ đỏ, thắt lưng xi lơ chin được thêu thùa công phu với nhiều hoa văn cầu kỳ quấn vòng quang eo bụng phủ xuống đằng sau ngang tà áo được trang trí công phu tỉ mỉ, áo dài quá đầu gối, ống tay rộng trang trí viền, áo hở ngực, bên trong mặc yếm màu sáng nhạt, có hai chuỗi bông ngù (nom làng gẩu) mỗi bên có 8 bông. Quần hầu tảo ống rộng trang trí các ô vuông xanh hoặc đỏ, nâu, trắng. Đằng sau lưng khoác vuông vải nòm kie thể hiện tài năng thêu thùa trang trí của bàn tay khéo léo . Người Dao có múa Chuông, múa trống,

    Dân tộc H?TMong hầu hết sống trên triển núi đá cao, vùng sâu, vùng xa, tập trung đông ở Bảo Lạc, Ba Bể, Thông Nông, Hà Quảng; sống du canh du cư, đốt rẫy làm nương, chủ yếu trồng ngô. Người H?TMông có múa ô, múa khèn ống trúc bè ngang, khèn lá, khèn môi.
    Dân tộc Hoa sống ở nơi thị trấn, thị tứ nhậy cảm với cuộc sống, có trình độ kinh tế phát triển
    [red]Được luongchinh sửa chữa / chuyển vào 16:00 ngày 24/09/2006
  6. luongchinh

    luongchinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Nghệ Thuật camúa nhạc đặc trưng của Cao Bằng​
    Đàn tính là một loại nhạc cụ dân gian độc đáo của người Tày có âm thanh ngọt ngào, mượt mà và ấm áp, có sức hấp dẫn kỳ diệu bởi nó gắn chặt với đời sống tinh thần của một dân tộc đã bao đời nay như một phương tiện giao tiếp đậm đà bản sắc dân tộc. Hộp đàn làm bằng vỏ bầu, mặt đàn làm bằng gỗ vông, cán bằng gỗ cây khảo quang hay cây dâu tằm.
    Hát then ở Cao Bằng được phổ biến trên diện rộng và có nhiều vẻ phong phú, khác nhau về các mặt ở các miền hoặc mỗi huyện. Nhưng dễ nhận thấy là then vùng miền Tây êm ấm hơn so với then vùng miền Đông. Hát then ở Cao Bằng còn có đặc điểm nổi bật là tính nhân dân. Người ta hát trong dịp lễ, trong sinh hoạt, nam cũng như nữ, rất nhiều người biết đàn và hát rất điệu nghệ. Hát then đã trở thành một nhu cầu quan trọng đối với đời sống tinh thần của các dân tộc Tày, Nùng ở vùng này. Then, giàng nói chung khi hát đều có đàn tính đệm theo nhưng muốn để phân biệt rõ là nam hay nữ hát người ta dùng từ giàng để chỉ nam hát, từ then để chỉ nữ hát. Từ then, giàng còn xác định sự khác nhau về giai điệu, tiết tấu, phong cách?
    Sli lượn là một dân ca phổ biến và độc đáo đối với các dân tộc Nùng. Dân tộc Nùng có nhiều nhóm và những tên gọi khác nhau gắn với quê hương cũ hoặc đặc điểm sinh hoạt. Sli lượn của các nhóm dân tộc Nùng có đặc điểm cơ bản giống nhau nhưng sli lượng của mỗi nhánh Nùng lại có những nét độc đáo riêng. Mỗi hình thức, mỗi làn điệu đều có cách thể hiện thế giới tâm hồn riêng, có những khả năng chuyển tải và gợi cảm riêng thông qua những lời sli lượn, độ trầm bổng luyến láy của nhạc điệu và tiết tấu riêng. Sli lượn được thể hiện trong văn tế, hát mừng đám cưới, mừng nhà mới, hát khi đi lấy nước, hát cầu siêu, hát đồng giao, hát ru em ngủ, hát chúc mừng sinh nhật?.
    [​IMG]
    Tình yêu nam nữ là đề tài chủ đạo của sli lượn. Đây là đề tài được thể hiện sâu sắc nhất, hấp dẫn nhất. Yêu cầu là phải hát, hát rồi mới yêu. Hát say sưa với tất cả nhiệt tâm của tuổi trẻ và yêu nồng nàn thắm thiết như màu chàm nhuộm vải rất khó phai. Hát công khai và hồn nhiên, yêu công khai và tự nhiên. Sau buổi hát làm quen ở chợ phiên, ngày hội, cứ từng đôi nép bên bóng cây ngồi bên dòng suối trong, tần ngần nơi lối vắng để tâm tình cho đến khi mặt trời xuống núi mới đành chia tay trong nối tiếc, ngẩn ngơ. Sli lượn, đó là tiếng lòng của tuổi trẻ dân tộc Nùng và là tiếng hát chân tình, nguồn suối mát lành trong tâm hồn của dân tộc
  7. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội du xuân Ba Bể -Bắc Kạn
    Cứ hàng năm vào ngày mùng 10 tháng Giêng, lễ hội du xuân vùng Ba Bể lại rộn ràng hẳn lên và thu hút nhiều bà con các dân tộc trong vùng tới tham gia. Ban tổ chức phải chuẩn bị chu đáo cho một lễ hội mang đậm sắc dân tộc.

    Lễ hội ?o***g tồng? với nhiều trò chơi hấp dẫn, mang đậm chất dân gian như: bịt mắt bắt dê, chọi bò, đấu vật, đẩy gậy, hát đối đáp được tổ chức trên đảo An Mã của hồ Ba Bể, bà con trong vùng nô nức kéo đến cùng vui ngày lễ hội. Đặc biệt và sôi động nhất là đua thuyền trên hồ Ba Bể, một trong những trò chơi được hấp dẫn thu hút nhiều người đến xem, đặc biệt là khách ngoài tỉnh đến tham quan du lịch tại vùng hồ, người xem vòng trong, vòng ngoài reo hò cổ vũ cho những ?ovận động viên? của làng mình, bản mình. Những cô gái dẻo tay trong bộ váy của dân tộc Tày, những chàng trai khỏe tay cùng nhau đua thuyền độc mộc trên hồ, những chiếc thuyền lao vun vút để lại phía sau dòng nước trắng xóa.
    Ném còn cũng là trò chơi thu hút nhiều nam thanh, nữ tú vì qua trò chơi này họ có thể giao duyên, tìm bạn, nếu nhặt được quả còn của nhau là họ sẽ có cuộc hẹn hò khi trong những ngày xuân ấm áp. Thế nên khi mỗi một mùa lễ hội đến, ở Ba Bể lại có thêm nhiều đôi nên vợ nên chồng.
    Mỗi năm phong tục lễ hội càng thêm phong phú nhưng nét truyền thống vẫn được giữ gìn. Người dân nơi đây đang háo hức đón chờ một năm mới 2007 sắp tới và lại chuẩn bị cho một lễ hội du xuân thật độc đáo và hấp dẫn. Ba Bể là một khu du lịch hấp dẫn, đến với lễ hội du khách còn được chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt vời của hồ Ba Bể và con người nơi đây.
    theo Bích Ngọc ( báo điện tử Bắc kạn)

  8. giamdocdaudat

    giamdocdaudat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2006
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Hát then và cuộc vượt biển đầy cam go
    Nói đến hát then là nói đến quả bầu khô thêm hai dây tơ chuốt từ ruột con tằm. Bầu đàn hình dung như quả đất, nối với cần đàn, đầu đàn- coi như trời, như thiên đường. Bằng hai sợi dây tơ mỏng manh đó người trần gian gửi lên thiên đàng đủ thứ: Khóc than, an ủi, thách đố, niềm vui và hy vọng.
    Mo, then, tào, bụt của người Tày được ghi lại bằng chữ Nôm hoặc chữ Hán. Then viết bằng chữ Hán tức là trời. Vì vậy toàn bộ lời ca trong hát then là mô tả cuộc hành quân trong đội quân nhà then gồm 1 đoàn người, ngựa không rõ bao nhiêu đang vất vả leo núi, vượt sông, vượt biển. Họ trèo qua đá tai mèo, nước xoáy, vực sâu chóng mặt, vắt xanh, vắt lam bám nhơm nhớp kẽ tay. Họ phải vật nhau với hai mụ phù thuỷ là Dả Dìn, Dả Vài. Trong hát then có một chương dài mô tả cuộc vượt sông, vượt hồ hay vượt cửa biển nào đó gọi là ?okhảm hải?.
    Có người đặt câu hỏi: Núi rừng Việt Bắc làm gì có biển mà vượt? Nhưng theo cách hiểu hiện nay thì đồng bào Tày-Nùng luôn coi biển rộng là biểu tượng của cái gì đó to lớn quá sức tưởng tượng. Vượt biển là cửa ải cam go nhất đối với ý chí con người. Vượt qua đoạn đường khó khăn này đoàn người sẽ đến được vinh quang, hạnh phúc.
    ?oKhảm hải? là chương tiêu biểu nhất của hát then, hấp dẫn nhất trong điệu then. Người làm then tay cầm quạt chống xuống chiếu, người cúi rạp lắc lư giả bộ chèo thuyền. Sau khoảng 30 phút ca hết 200 câu theo thể thất ngôn bát cú, người làm then nghiêng người cúi rạp xuống ?ohừm? một tiếng khiến người ngồi xung quanh phải giật mình. Đến rồi, cập bến rồi, vậy là cuộc vượt biển thành công. Bằng nghị lực, quyết tâm con người đã đến với ấm no sung sướng. Đoàn người sánh bước vào của thiên đình, giai điệu của cây đàn tính và lời ca trở nên dìu dặt, tha thiết...
    Hát then có ở 5 tỉnh miền núi Việt Bắc là Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang. Then Lạng Sơn dìu dặt tha thiết, then Tuyên Quang dồn dập như thúc quân ra trận, then Hà Giang nhấn nhá từng tiếng một, then Bắc Kạn như chuyện kể thầm thì.
    Đã nửa thế kỷ nếu tính từ lần đầu tiên đàn tính và điệu hát then được đoàn văn công Việt Bắc đưa lên sân khấu. Làn điệu then hay gọi nôm na là hát then đã được nhiều nhạc sĩ cải biên, song vẫn chưa có bước tiến dài và liên tục cho loại hình nghệ thuật độc đáo này.
    Theo MH (Biên soạn) báo Thái Nguyên
  9. babelake

    babelake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    Nghi lễ ma chay của dân tộc Nùng Bắc Kạn
    Cũng như các dân tộc khác , dân tộc Nùng Bắc Kạn cũng có những nghi lễ về việc hiếu rất riêng. Dân tộc Nùng quan niệm khi người thân chút hơi thở cuối cùng là lúc chia tay với trần gian để về cõi âm, do vậy con cháu sẽ mời thầy cúng về để làm các thủ tục tiễn đưa linh hồn của người đã chết về nơi an nghỉ cuối cùng được suôn sẻ. Để báo hiếu cho người đã chết con cháu phải làm đầy đủ nghi lễ không được để sót bất cứ bước nào.
    Khi nhà có người chết con cháu chưa được khóc , chỉ khi nào thầy tào đến khâm niệm con cháu mới được khóc. Con cháu phải đun nước bằng các loại lá thơm để tắm rửa thay quần áo cho người chết. Nếu người chết là gái thì mặc 9 áo, nếu là nam thì mặc 7 áo. Người con trai trưởng lấy đồng tiền xu đặt vào lưỡi hoặc vào tay của người đã chết coi đó là tiền khi qua cầu. Sau khi hoàn tất các thủ tục thầy tào mới tiến hành khâm niệm. Có nơi con cháu khâm niệm người quá cố bằng tấm vải trắng, nhưng cũng có nơi khâm niệm bằng vải màu vàng. Sau khi khâm niệm xong người chết sẽ được đặt ra gian giữa trong nhà, đầu quay về phía bàn thờ, màn chỉ mắc 3 góc, kiểu mắc màn này để phân biệt giữa người chết và người sống.
    Cũng như dân tộc Kinh, giờ nhập quan được người Nùng rất coi trọng, vì người Nùng quan niệm giờ nhập quan không chỉ liên quan đến người chết mà còn liên quan đến cả người sống. Vì thế người nào không may chết phải giờ xấu thì có khi vài ngày mới chọn được giờ nhập quan. Trước khi đưa xác vào quan tài thì áo quan đã được lót bằng gạo rang hoặc chè khô để hút chống mùi hôi thối. Khi đưa xác vào áo quan thì thầy tào đọc một tờ giấy gọi là tờ ?ophan?, tờ giấy đó được ghi rõ thân thế của người đã chết, trước khi nắp quan tài được đóng lại tờ giấy đó được bỏ vào trong coi như biên bản bàn giao của người sống và người chết.
    Nghi lễ dâng đèn hoa cho người chết được gọi là Lễ tâng khay lò, có lễ này người chết mới nhìn rõ đường về thế giới bên kia. Trước khi mặc áo tang con cháu phải cầm áo tang đến bên linh cữu của người chết để lạy. Sau khi đã nhập quan, con cháu phải kiêng không được ngủ trên giường, không cắt tóc, không ăn thịt mỡ... trong 40 ngày đầu để tỏ lòng báo hiếu với người đã chết. Đó là trước kia , còn ngày nay hầu như những thủ tục cổ hủ này đã được xóa bỏ, tình trạng người chết để lâu ngày trong nhà hầu hết đã không còn. Lễ dâng cơm được thực hiện ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Người Nùng quan niệm sống thế nào thì chết như vậy, ngày dâng cơm cho người chết vào 2 bữa là thể hiện lòng thành kính.
    Lễ cây tiền, cây bạc được mỗi người con rể làm bằng giấy xanh, đỏ, vàng, trắng cao thấp tùy tâm để bố mẹ mang về thế giới bên kia. Khi đưa ma cây tiền, cây bạc mang theo để đốt tại mộ. Lễ qua lửa được thực hiện trước khi đưa lĩnh cữu đi đồ đạc của người chết được đốt hết hoặc hơ lửa để không còn hồn vía của người qúa cố. Khi đưa quan tài khỏi ra cửa thầy tào làm phép để hồn không còn luẩn quẩn trong nhà quấy phá người sống. Lễ hạ huyệt được người Nùng chọn đất rất kỹ, chọn nơi đất phát và chọn giờ tốt mới hạ huyệt .Sau khi chôn cất được 3 hôm, con cháu sẽ mời thầy tào đến nơi chôn cất để tiến hành nghi lễ mở cửa mộ để báo cho sơn thần biết và đón nhận người chết về cõi âm. Người Nùng thường để tang bố 2 năm, tang mẹ 3 năm, trong thời gian này không đựơc tổ chức cưới hỏi, làm nhà.
    Nghi lễ ma chay của người Nùng ngày nay đã tiến bộ hơn trước đây rất nhiều, tuy nhiên ở một số nơi vùng sâu , vùng xa vẫn còn nặng nề cần được dần dần loại bỏ./.
    L.N (theo báo điện tử Bắc Kạn)
  10. babelake

    babelake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    Phong tục của người Dao Đỏ
    Trong những năm gần đây, đồng bào dân tộc Dao Đỏ trên địa bàn tỉnh ta đã thực hiện cuộc vận động định canh, định cư, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, do vậy hiện nay nhiều gia đình làm được nhà kiên cố. Những tập tục của người Dao đã có nhiều thay đổi rõ rệt.
    Tuy nhiên họ vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc mình. Những phong tục tập quán của người Dao Đỏ có rất nhiều, song trước hết phải kể đến nét riêng về ẩm vào những dịp lễ tết đồng bào thường gói nhiều loại bánh, bánh chưng dài được gói khum, gù ở 2 đầu chứ không giống như bánh chưng dài của người Tày. Bên cạnh đó bà con còn chế biến xôi nhiều màu sắc từ một số loại cây rừng và bột nghệ. Trong các ngày lễ tết các món xương, thịt, lòng lợn, gà được chế biến thành nhiều món với những loại gia vị khác nhau. Chính vì thế mâm cỗ ngày tết của dân tộc Dao Đỏ khá phong phú đa dạng nhiều màu sắc. Đồng bào dân tộc Dao Đỏ có những điểm rất khác với người dân tộc Tày và người dân tộc Kinh là trong dịp lễ tết phụ nữ chỉ có một việc là gói bánh và đồ xôi, còn những việc chế biến nấu nướng là do những người đàn ông đảm nhiệm.
    Cũng giống như nhiều dân tộc khác, đồng bào Đỏ cũng có bàn thờ cúng tổ tiên nhưng duy nhất chỉ có một bát hương, trong những ngày tết các loại bánh đều được đưa lên bàn thờ cúng cùng với thịt lợn, gà và rượu?Đồng bào Dao Đỏ có một kiêng kỵ là ăn xong không được để đũa ngang bát vì họ quan niệm đó là bát cơm của nhà có người chết.
    Vào những ngày lễ tết đồng bào dùng các loại rễ cây, thân, lá, một số thảo mộc làm men ủ rượu. Lương thực dùng để nấu rượu sau khi được trộn men, đem ủ kỹ trong các chum vại lớn, thời gian ủ kéo dài từ vài tháng đến một năm? Khi chưng cất rượu bà con dùng chảo gang và chõ gỗ cho nên rượu chưng cất rất thơm ngon nên không có váng đồng và nhôm.
    Hoạt động văn hoá chủ yếu của thanh niên Dao Đỏ trong dịp tết là đánh yến, đây là loại trò chơi có từ lâu. Đồng bào Dao Đỏ quy định trong khi chơi đánh yến đội nào thua thì phải uống rượu, người ở nơi khác đến du xuân nếu muốn về thì phải đánh thắng nếu thua phải ở lại qua đêm. Đây cũng chính là thể hiện sự mến khách của người Dao Đỏ Bắc Kạn và nhờ vậy nhiều đôi nam nữ nên vợ nên chồng từ tục lệ này. Một phong tục nữa không thể thiếu của đồng bào trong những ngày lễ tết là họ chuẩn bị mặc cho mình những bộ trang phục đẹp nhất và trang điểm đẹp nhất để du xuân. Trang phục của đồng bào rất đẹp, có những đường thêu hoa văn tinh tế thể hiện được bản sắc riêng của dân tộc Dao Đỏ./.
    Theo K.N ( báo điện tử Bắc Kạn)

Chia sẻ trang này