1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa Nghệ thuật, các lễ hội và Tết cổ truyền của các dân tộc Bắc Kạn - Cao Bằng

Chủ đề trong 'Cao Bằng - Bắc Kạn' bởi giamdocdaudat, 26/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    1vote để cổ vũ bác trai bản xuống núi!
    tâm huyết quá;)
  2. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Tục kết tồng phong tục giàu tình nhân ái của người Nùng
    Tục kết Tồng không chỉ có ở người Nùng mà còn có ở người Tày, người Mông?nhưng ở người Nùng, người Tày thì phong tục giống nhau hoàn toàn. Đây là một phong tục đẹp giàu tính nhân ái, giúp đỡ nhau, coi trọng nhau trên cơ sở một kiểu quan hệ họ hàng mới, đôi khi còn gắn bó thắm thiết hơn cả họ hàng. Tính nhân văn trong quan hệ kết bạn này cũng có ở người Kinh và nhiều dân tộc khác nhưng không đâu đậm nét như ở người Nùng, người Tày.
    ?oTồng? tiếng Nùng, Tày có nghĩa là hợp nhau, giống nhau. Hai người bạn giống nhau ở nhiều điểm, tâm đầu, ý hợp, có thể sống chết cùng nhau thì kết Tồng. Kết Tồng đối với cả trai và gái từ 18 tuổi trở lên. Trai kết Tồng trai, gái kết Tồng gái. Tục kết Tồng cho phép thanh niên tìm bạn trên những cơ sở sau. Bạn Tồng cùng tuổi, cùng năm sinh; Bạn Tồng cùng cảnh ngộ; Bạn Tồng có sự trùng tên; Bạn Tồng cùng nghề nghiệp; Bạn Tồng cùng sở thích. Thường thì hai người bạn đi lại tìm hiểu nhau kĩ lưỡng, thấy có những điểm giống như tục lệ cho phép, họ tâm sự cùng nhau đến nhà nhau để biết rõ cha mẹ, anh em họ hàng nội ngoại của nhau. Một thời gian hai người đã hợp nhau đã hiểu biết hết về bố mẹ, con cái của nhau họ sẽ chuẩn bị làm lễ kết Tồng. Mỗi người chỉ kết Tồng tối đa với hai người, song thường chỉ có một và sẽ là bạn Tồng suốt đời. Người ta có thể có nhiều bạn, có thể thân nhưng không phải là bạn Tồng. Hai bạn kết Tồng sẽ qua buổi lễ chính thức ở nhà mình và ở nhà bạn. Buổi lễ thường có mặt cha mẹ, ông bà, chú bác, họ hàng tham dự và chứng kiến, họ cùng làm một bữa cỗ thịnh soạn để những người chứng kiến cùng ăn.
    Như vậy, đôi bạn Tồng đã coi nhau là ruột thịt, họ hàng cha mẹ, ông bà?của những người này cũng như họ hàng cha mẹ, ông bà của người kia, vợ hoặc chồng của hai bên được quý trọng hết mức. Những đứa con tuỳ theo tuổi mà gọi nhau theo lễ anh em, coi nhau như một nhà. Kể từ lễ kết nghĩa, họ qua lại nhà nhau, giúp nhau tất cả những công việc nhà cửa, giỗ Tết, cưới hỏi?tiền của gạo nước, vui buồn họ san sẻ cùng nhau. Cưới xin họ cùng lo toan, tang ma họ cùng để trở. Cả việc vui, việc buồn trong quan hệ họ hàng, họ cùng chia sẻ, gánh vác. Nghĩa tình của bạn Tồng này còn được duy trì đến đời con, cháu, chắt./.
    Theo Hồng Hạnh ( báo Điện tử Bắc Kạn)

  3. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Tết Thanh Minh
    Tết Thanh Minh còn gọi là Tết Hàn Thực được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch. Người dân miền núi ở Bắc Kạn có phong tục truyền thống đi tảo mộ tổ tiên vào ngày mùng 3 tháng 3.

    Bánh chay là món bánh truyền thống trong ngày Tết Thanh Minh.

    ?oThanh minh trong tiết tháng ba,
    Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh?.
    (Trích truyện Kiều của Nguyễn Du)
    Tết Thanh Minh hằng năm được đồng bào các dân tộc Tày, Nùng? rất quan tâm, mỗi năm chỉ có một ngày, dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3 tháng 3 cũng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Những khu nghĩa trang hoặc ở nơi có mộ, hôm nay nghi ngút khói hương, các mâm cỗ đa dạng đồ lễ để cúng tổ tiên. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.
    Ngày này gia đình nào cũng làm một mâm cơm đầy đủ xôi cẩm đỏ, đen các loại, thịt gà, bánh, kẹo, hoa quả để làm lễ cúng. Ngày nay mặc dù mọi người đều bận rộn với công việc, lo toan cuộc sống, nhưng họ đều dành chút thời gian để làm những món bánh truyền thống của ngày mùng 3 tháng 3. Họ thường làm nhiều loại như: bánh củ chuối, bánh chứng kiến, bánh gai, bánh mật?để treo trên gác bếp của nhà sàn trông thật hấp dẫn. Ngày mùng 3 tháng 3 đã được nhiều người Bắc Kạn coi như ngày Tết thứ hai trong năm, truyền thống đó vẫn được giữ gìn và tổ chức.
    Theo Ngọc Lan (báo điện tử Bắc Kạn)

  4. woshi_cimeixiang

    woshi_cimeixiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2004
    Bài viết:
    3.072
    Đã được thích:
    0
    sang năm nhất định đi hội ở CB or BK... thề đới?!
  5. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Tết Đoan ngọ của đồng bào Tày Bắc Kạn
    Tết mồng năm tháng năm (âm lịch) còn gọi là Tết Đoan ngọ. Đây là Tết kỉ niệm thời điểm nóng nhất trong năm, không phải ngẫu nhiên ngày mồng năm tháng năm, năm nào cũng gần trùng với ngày hạ chí. Chính vào thời điểm nóng nực nhất, nhiều bệnh tật phát sinh nên người Tày gọi Tết mồng năm tháng năm là Tết ?oGiết sâu bọ?.

    Với ý nghĩa này, ngày mồng năm tháng năm, người Tày có tục ăn rượu nếp vào sáng sớm nhằm để cho ?osâu bọ? trong người say và sau đó ăn quả chua chát để cho chúng chết. Ngoài ra vào ngày này người ta còn nhuộm móng tay, móng chân bằng các loại lá thuốc để bảo vệ móng và làm đẹp. Đồng thời, đi hái các loại lá cây vào lúc giữa trưa, vào giờ ngọ của ngày Đoan ngọ lúc dương khí mạnh nhất rồi phơi khô để làm lá uống cho cả năm. Theo các cụ già kể lại thì ngày Tết Đoan ngọ trời đất phong quang, lòng người sáng sủa. Ngày ấy, trăm loại cây lá đều tốt lành, có thể đun nước uống, vừa mát ruột, vừa trừ độc, làm cho cái bụng thanh thản nghĩ đến việc tốt lành.
    Đối với những gia chủ được giao trọng trách trông nom miếu thờ Thần nông còn phải làm mâm lễ cúng thần, rồi nhổ nắm mạ đem ra đồng cấy vài khóm lúa mở đầu cho vụ cày cấy của làng, bản. Tuy nhiên, phong tục này hiện nay hầu hết không còn. Hiện tại, người Tày có lệ khảo cây, người ta mang dao đến chặt vài nhát vào các loại cây ăn quả nhưng ít hoặc lâu năm mới ra quả, quả không tốt hay thối hỏng?vừa chặt người ta vừa hỏi với vẻ doạ nạt rằng tại sao lười ra quả hoặc ra quả không tốt. Chặt xong, họ khuyên bảo, vỗ về cây hãy chịu khó ra quả tốt, quả đẹp thì mùa sau sẽ không bị đánh đau nữa.
    Tết Đoan ngọ người Tày còn ăn các loại bánh, bún đặc trưng của Tết là làm bánh tro (bánh làm bằng gạo nếp ngâm cùng với tro đã được lọc kĩ và gói bằng lá chít) chấm mật. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình biết lấy cây thuốc cũng lên rừng lấy các loại cây thuốc để uống, để tắm vào buổi trưa, ý nghĩa của việc làm này cũng nhằm diệt trừ sâu bọ trong người để khoẻ mạnh, sống lâu./.
    (theo báo điện tử Bắc Kạn)

Chia sẻ trang này