1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VĂN HOÁ NGƯỜI NGUỒN huyện Minh Hoá

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi gaixuongrong84g, 19/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gaixuongrong84g

    gaixuongrong84g Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    VĂN HOÁ NGƯỜI NGUỒN huyện Minh Hoá

    Trên vùng đất Cơ Sa nguyên và Kim Linh nguyên xưa của huyện Minh Hoá đã tồn tại người Nguồn .

    Việc cộng đồng người nguồn có phải là một dân tộc thiểu số hay không , là quyền hạn và trách nhiệm của các nhà dân tộc học và các cấp có thẩm quyền . Nhưng tầng văn hoá đặc sắc của người Nguồn thì vẫn còn đó . Vẫn còn đó tiếng nói bền vững , các sinh hoạt văn hoá riêng biệt và các giá trị văn nghệ dân gian khá phong phú cần được tôn trọng , gìn giữ và phát huy .

    Thiết nghĩ , các kiến thức hiểu biết về địa bàn sinh sống , sự hình thành và phát triển của cộng đồng người Nguồn , về các giá trị văn hoá truyền thống , các giá trị văn nghệ dân gian của người Nguồn trong quá trình cùng với các dân tộc khác đấu tranh dựng nước và giữ nước trên miền đất Cơ Sa nguyên và Kim Linh nguyên hiện còn lưu giữ sẽ đáp ứng phần nào công tác nghiên cứu , phổ biến và truyền dạy các giá trị văn hoá người Nguồn cho thế hệ hôm nay và mai sau .

    .............
  2. tienlong29

    tienlong29 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn về những thông tin thật bổ ích. Bạn có thể nói cụ thể hơn được không? Ví dụ như cảnh sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng,.v.v..nếu có hình ảnh cụ thể thì càg tuyệt!
  3. gaixuongrong84g

    gaixuongrong84g Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0

    NGƯỜI NGUỒN VÀ NGUỒN GỐC NGƯỜI NGUỒN
    Người Nguồn hiện nay có khoảng 3.5 vạn người , sinh sống ở tất cả 16 xã và thị trấn của huyện Minh Hoá .; sống xen kẽ với người Kinh ở thị trấn Quy Đạt ... người Sách và người Rục ở Thượng Hoá , Hóa Sơn , người Mày và người Khùa ở xã Dân Hoá và xã Trọng Hoá ...[/size=4]
    Địa vực cư trú của người nguồn ở vùng núi đá vôi Cơ Sa nguyên và Kim Linh nguyên thuộc châu Bố Chính , trấn nghệ An ngày xưa , nay là 16 xã huyện Minh Hoá tỉnh Quảng Bình .
    Vấn đề nguồn gốc người nguồn thì cho đến nay chưa có kết luận thoả đáng
    Tuy nhiên , cộng đồng văn hoá người Nguồn khá bền vững về tiếng nói , về đặc điểm sinh hoạt - Văn hoá và khá đặc sắc về văn nghệ dân gian .
  4. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    cái này thuộc về topic thông tin chỉ dẩn QB mà... tùy tiện quá Gai ơi...
  5. gaixuongrong84g

    gaixuongrong84g Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0

    ĐẶC ĐIỂM SINH HOẠT- VĂN HOÁ VẬT CHẤT
    Về cách sản xuất , làm ăn :
    - Nghề " Mần mùa dộn " :
    Người Nguồn định cư thành từng bản , từng làng . Ngoài định canh cày bừa làm lúa vãi , lúa nước ít ỏi tại bản làng , thì họ còn du canh phát rừng làm nương rẫy , " trồng khoai , trỉa sậu( ngô ) v.v... Ở chỗ này năm bảy năm lại chuyển đi chỗ khác . cứ như thế đi hết hung này sang hung khác phát rừng làm nương rẫy để có cái ăn . Tập quán " mần mùa dộn " này được ghi lại khá đầy đủ trong văn học dân gian người Nguồn bằng câu chuyện " Thương con xóc côóc , ăn vôn lóc rọt " và trong bài " xẻ nát " của bài hát "sắc bùa" v.v...
    -Nghề thuốc cá tập thể
    Thuốc cá tập thể bằng rễ cây Tèng cũng là một nghề làm ăn phổ biến của người Nguồn , và có lẽ cũng chỉ có ở người nguồn mới có nghề thuốc cá độc đáo này . Vài ba người trở lên có khi cả một bản , một làng cùng nhau vào rừng lấy rễ cây tèng về , lên đầu thác ghềnh của khe suối lấy đá xât đắp cối bỏ rễ tèng vào cùng nhau dùng cây gỗ vát dẹt hai đầu giã cho nước tèng chảy ra giữa vực sâu làm cho cá chết "đầy khe đầy bờ " mà bắt lấy chia nhau về ăn .
    Chính từ nghề thuốc cá này mà người Nguồn đã sáng tạo cho mình điệu hò thuốc cá , một điệu hò độc đáo chỉ có người Nguồn mới có
    -Nghề săn bắt thú rừng [/b
    Người Nguồn săn bắt thú rừng bằng đủ mọi cách : dùng ná , dùng tên độc bắn , dùng bẫy vòng , bẫy tó ho ...Đặc biệt người nguồn có cách săn bắn thú rừng tập thể bằng lưới đày còng , mác . chó săn . Một bản một làng lập thành phường săn sắm một vàng lưới gồm năm bảy chục tay lưới cùng nhau vào rừng tìm nơi hiểm yếu căng lưới ra ,lấy đày chống lên , chọn chục chàn trai đem chó săn đuổi , còn tất cả ngồi nấp kín ở hai đầu lưới "giữ vàng " . Khi đoàn săn vừa đánh cồng , vừa xút chó săn đuổi con thú chạy vào vang lưới , thì cả làng " giữa vàng " xông ra đuổi con thú , con thú chỉ có cách đâm thẳng vào lưới , lưới sập , người chỉ dùng mác đâm chết con thú , đốt lửa nướng , mổ thịt chia nhau đem về ăn .
    nghề đi săn này cũng được ghi lại trong bài dân ca " Ti mán " ( Đi săn ) Của vhdg người Nguồn
    -Nghề đánh ong lấy mật
    Vào mùa tháng 3 đến tháng 6 âm lịch hàng năm , nam giới người nguồn vào rừng tìm " oong mạch" đánh lấy mật . Ong mật làm tổ dưới các cành cây cao như cây ngá , cay trôi , cây seng v.v...Có những cây có chục tổ ong , nếu tổ ong mới ở chưa có mật thì lấy dây buộc vào cội cây , nhét một cành cây vào làm nêu , báo cho người sau biết , tổ ong trên cây đã có chủ . Khi tor ong đã có mật, dùng dây bắc đày , dùng bối lá bó ỏn đốt lấy khói ...đuỏi con ong đi lấy tầng lấy mật .
    Nghề làm ăn để lại nhiều thương tâm khi đứt dây , gẫy cành người rơi xuống chết thảm thương cũng được ghi lại trong các câu chuyện dân gian người Nguồn như truyện " Sự tích hang mụ tá Pạc " ...Cho đến nay vẫn còn phổ biến trong nghề làm ăn người nguồn .
    - Nghề chế biến "Cơm pồi "
    Chế biến Cơm pồi là nghề chế biến cơm ăn hàng ngày hết sức vất vả của người nguồn . nguyên liệu chủ yếu ngày xưa là Sậu ( ngô ) hoặc là " thoóc " ( Lúa ) , ngày nay có thêm sắn , gạo . Dụng cụ làm cơm pồi gồm cối , chày , mẹt , sảy , dần , nồi nân . chõ đồ .
    Cách làm : Nấu nwưóc sôi lên bắc xuống , cho ngô vào ngâm vài ba tiếng đông hồ , rồi vớt ra để ráo nước , bỏ vào cối giã , dần lấy bột , thấm nước lã , nhồi kỹ , đánh tơi ra , bỏ vào " nghè hôông" Đổ nước vào " Nồi nân , lấy mo chuối vấn quanh miệng , rồi bỏ chõ đồ có bột ngô lên , bắc lên bếp đun lửa đồ chín thành "cơm pồ "... nếu lúa thì xay bỏ bớt trấu , vò nước nóng , để ráo , giã dần lấy bột rồi rồi làm tiếp như " Pồi " bột ngô . Nay thêm sắn thì ngoài việc giã ngô , giã lúa thid sắm thêm bàn mài , bàn ép > Đào sắn tươi về rử sạch , bóc lấy vỏ mài sắn , ép sắn , rồi trộn bột ngô hoạ lúa vào nhồi kỹ , đánh tơi rồi tiếp tục làm như làm " Pồi " bột ngô . Cứ mỗi ngày hai bữa ăn thì phải hai lần " tâm pồi ", bóc sắn , mài sắn ép sắn và " xôi pồi " , Vất vả như thế . Việc đó chủ yếu là việc của người phụ nữ , của người vợ . Cho nên ca dao người nguồn mới có câu chan chứa tình yêu nam nữ :
    i]Trời mưa dác chẳn queng hồi
    Eng khôông lế cấy , ai tâm pồi cho eng ăn ?[/i]
    ( Trời mưa nước chảy quanh hồi
    Anh không lấy vợ , ai giã bồi cho anh ăn ?)
    - Ngoài các nghề sản xuất làm ăn nói trên , cho đến nay vẫn còn phổ biến các nghề hái lượm tự nhiên để có cái ăn hàng ngày của người nguồn như bắt ốc , Pách " hai ) cà lào , hái rau rừng , đào khoai mài v.v...
  6. gaixuongrong84g

    gaixuongrong84g Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Hì hì , Sao bác cứ thích làm mất cái hứng của em thế nhỉ !
    Em đang định giới thiệu với cả nhà về MH quê em mà !
    Còn nhiều cái hay lắm !
  7. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Em mở riêng một cái về Minh Hóa thì có ai nói gì em đâu. Chứ cứ một bài em mở một topic thì cài box này đóng cửa sớm đấy. Em có hai bài về Minh Hóa mà em ở hai topic không thấy quá đáng lắm sao....mod sẻ khóa một bài, báo trước để em khỏi giận tụi này....thân
  8. gaixuongrong84g

    gaixuongrong84g Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi ! , hai cái mà hai chủ đề khác nhau mà !
    Một cái là "cảm xúc văn thơ" , "Một cái là "nghiên cứu khoa học " mà !
    Bác đừng khoá nhá ! Nhá ! bác nhá....!
  9. gaixuongrong84g

    gaixuongrong84g Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0

    SINH HOẠT - VĂN HOÁ VẬT CHẤT
    Tiếp

    Về công cụ sản xuất và đồ dùng đong đựng :
    Ngoài cày bừa , cưa đục tiếp thu kỹ thuật tiến bộ của người kinh ra , người nguồn dùng các công cụ sản xuất phù hợp với nghề sản xuất làm ăn là rựa rìu , chày trỉa , ống trỉa lúa rẫy , chày giã tèng bằng gỗ tạp , dùng xong là vứt ngay tại rẫy , chôống chôồng , troi , pài v.v... Về đồ đong đựng thì có "Nưàng pốn coóc( "cái đầu bốn góc ), oi teo típ gié ...
    Về cách ở :
    Người nguồn định cư thành từng bản , từng làng với những địa danh quen thuộc là : Phôốc Lác , Sạt . Lang Cầu , Ang , Pắt nàng , Lim , Cụng , Phôốc Dứa , lang ni , Xét , Lồ hang , Trem , Pộôc , Thón , Sẩm , Pặt , Gieo v.v... Các bản này hợp thành Cơ Sa nguyên và Kim Linh nguyên ở trên cao nguyên Quy Đạt , Nên Người nguồn có tên gọi nữa là người Quy Đạt . Nhưng người nguồn có tập quán thích thì ở , không thích thì bỏ bản , bỏ làng đến nơi khác lập bản , lập làng làm ăn sinh sống .
    Về nhà ở
    Trưóc Cách mạng Tháng 8 - 1945 về trước , trừ một số nhà giàu làm nhà cặp còn đa số ở nhà Pè với đặc điểm là :Nhà nền đất , toàn bộ cột trồng xuống nền nhà sâu từ 50 đến 60 cm và nện chặt . Nếu nhà 3 căn ( gian 0 có 4 vài ( vì ) , nhà 2 căn có 3 vài . Mỗi vài có 2 cột chái ( trước và sau ) , 2 cột mê ( trưóc và sau ) , và một cột doóc ( cột nóc ) , và một páng sa ( băng ngang ) gác lên hai đòn tay mệ ngay hai đầu cột mệ ; Có hai mái chính ( trưóc và sau ) hình thang cân , mỗi mái có ba đòn tay : một đòn tay trái gác lên đầu các cột mệ , 1 đòn tay chồông 9 chồng 0 gác lên đầu các páng sao song song với đòn tay mệ , cả hai mái chung nhau một đòn tay doóc 9 nóc tức là tòn tôông ; hai mái hồi hình tam giác cân ở hai đầu hồi , mỗi mái có ba đòn tay : một đòn tay chái gác lên cột chái hồi ở hai đầu buộc vào hai đầu đòn tay trái của hai mái chính , một đòn tay dốc buộc vào ran 2 mái chính , 1 đòn tay mệ buộc vào 2 đòn tay chôồng của hai mái chính .
    Tình tự lắp đặt ngôi nhà : Tước tiên trồng hai cột mệ trước , Cột mệ sau , rồi gác đòn tay mệ lên đầu các cột mệ , rồi gác páng sa lên đầu các cột mệ , rồi gác đòn tay chôồng lên đầu các páng sa song song với đòn tay mệ . rồi tiếp trông cột doóc , gác tòn tôông , và trồng hai hàng cột chí , gác hai đòn tay chái . ------> Xong bộ khung , Lợp lèng ( tranh ) , hoặc là tro ( lá cọ ) . Chung quanh nhà : Hai phía đầu hồi và phía sau rào kỹ , trét đất hoặc thưng lá tro , liếp nứa thật kín , phía trước làm của , dùng liếp nứa thưng kín , tối lại đóng chặt của chống thú dữ mà như Tri huyện trần mạnh Đàn đã viết :
    Năm là nhà của bịt bùng
    Tứ bề sinh khí không thông chút nào

    Cách kiến trúc nhà và tên gọi các bộ phận của nhà của người nguồn từ xa xưa là vậy . Đó là nhà ở thật sự của người nguồn cư trú , hình thành và phát triển nòi giống của mình tại Cơ Sa nguyên và Kim Linh nguyên .
    Ngày nay kiểu nhà Pè này hầu hết được thay thế bằng nhà lwọp ngói , một số ít được thay thế bằng nhà xây ... Nhưng không phải vì vậy mà người nguồn xoá schj đặc điểm sinh hoạt - văn hoá là tiếng Nguồn , về cách sản xuất làm ăn , về cách ở của mình .
  10. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    http://www9.ttvnol.com/forum/quangbinh/199328.ttvn Cái này không đủ chổ cho em viết à. để anh mở mấy chục cái cảm xúc thơ văn nửa nha. mỗi cái nói về mỗi xã của quãng bình.....Đến thế mà em cũng không hiểu sao....em làm thơ đúng không, thì phải cô đọng chứ, sao lại mở topic vô tội vạ rồi lan man vậy ....Hy vọng anh nói vậy em sẻ hiểu..

Chia sẻ trang này