1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VĂN HOÁ NGƯỜI NGUỒN huyện Minh Hoá

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi gaixuongrong84g, 19/06/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gaixuongrong84g

    gaixuongrong84g Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Hì ! , bac goals tinh thế !
    Gọi là Kinh hoá cũng được ! Trước kia con gái thì chỉ mặc váy , sau đó thì có bổ sung cái ...phần trên
    Em đang nói về Đặc điểm văn hoá ăn mặc ..."Người" nguồn , còn cái đó có được gọi là " trang phục dân tộc " không thì em ...chưa biết , , Vì đến nay người Nguồn vẫn chưa được công nhận là Dân tộc !
  2. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Trước hết tôi xin khẳng định những bài viết của gai...84g đưa ra về người Nguồn Minh Hoá là hoàn toàn chính xác, nhưng bạn nên chú ý một điều trước khi đưa ra cho mọi người đọc thì nên có một sự hệ thống rõ ràng, không nên viết theo thể " nghĩ sao viết luôn vậy" sẽ giảm tính chất thông tin. Bạn đã giới thiệu đầy đủ về người Nguồn Minh Hoá, nói chính xác hơn là các thông tin về người Nguồn xưa. Mình xin đưa ra thêm thông tin về xuất xứ (lịch sử ) của người Nguồn theo một tài liệu mình cho là hợp lý và logic nhất.
    Gốc của người Nguồn xuất phát từ người Mường Thanh Hoá, theo gia phả của các dòng họ lớn tại Minh Hoá nhưng họ Cao,họ Đinh, họ Trương,.. thì tổ tiên của họ đã di cư từ địa phương phía Bắc vào, trong gia phả họ Trương ghi rõ, ông tổ của họ ở đất này là tướng quân Trương Trà(*?) đi đánh trận thấy nơi đây phong cảnh hữu tình, tiết trời mát mẽ nên chọn làm nơi cư trú, ông đã cùng gia đinh và binh lính xây dựng nơi đây. Ban đầu các dòng tộc, các nhà nghiên cứu đều nghiêng về giả thiết người Nguồn có xuất xứ từ người Thổ Nghệ An, vì thấy có giọng nói gần giống nhau, nhưng sau khi tìm hiểu kỉ thì thấy chưa thật tương đồng về phong tục sinh sống cũng như các mối quan hệ xã hội,tín ngưỡng. Mở điều tra rộng hơn, các nhà nghiên cứu đã dừng lại giả thiết người Nguồn được di cư đến bởi người Mường sống vùng núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá như huyện Cẩm Thuỷ, Thạch Thành,... So sánh sự liên quan giữa hai nhóm người này thấy có nhiều nét tương đồng. Thứ nhất ngôn ngữ hoàn toàn giống nhau, chỉ khác ở cách phát âm thành tiếng( ngay trong cộng đồng người Nguồn ở Minh Hoá cũng có sự khác biệt này), nghiên cứu cách cư trú và đặc điểm sinh sống: cách ăn mặc,nhuộm nu (nâu) quần áo đều giống như,đặc biệt là cách bài trí thờ tổ tiên và tục lệ " cơm đầu" cho bố mẹ(**?), về cây trồng người Nguồn Minh Hoá có cây vải chua mà không địa phương khác có, chỉ khi đến Cẩm THuỷ, Thạch Thanh,Ngọc Lặc mới thấy có gióng cây này, người ta cho rằng người Nguồn đã mang theo khi đi di cư, một số đồ dùng cổ như chén, bát, lư hương,.. đều rất giống các món cổ nơi này.
    Cũng cần phải nhờ vào các nhà khảo cổ học nghiên cứu nhiều thêm để đưa đến kết luận cuối cùng, nhưng đây cũng là một trong những cơ sở đáng lưu tâm.
    Hiện tại cộng đồng người Nguồn ở Minh Hoá tự xưng là người Kinh(Việt),trong tất cả các giấy tờ sinh hoạt như CMND, giấy khai sinh đều ghi vậy, sinh hoạt và ăn mặc đều giống người vùng khác trong tỉnh(người Puôn), vẫn tham sinh giao lưu buôn bán, trồng lúa nước, trồng rừng và chăn nuôi. Đời sống hiện nay của người Nguồn đã được nâng cao rõ rệt.
    (*?) Không rõ triều đại nào, chỉ biết khảng tầm thế kỉ XVI - XVIII.
    (**?) Tục "cơm đầu" là tục con cái làm cơm cúng cho bố mẹ khi còn sống hàng năm vào trước ngày tết nguyên đán với lí do khi khuất(chết) bố mẹ sẽ không còn ăn được nữa, đây là một phong tục đặc trưng đẹp.
  3. gaixuongrong84g

    gaixuongrong84g Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Cẩn thận đấy Bác !
    Con gái Nguồn không xinh , Nhưng biết bỏ Bùa đấy !
  4. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    gaixuongrong84g bạn đích thị là người Nguồn, và tôi cũng vậy, hiện đang tham gia bên www.quangbinhonline.com, bạn có thể sang đó làm giàu thêm topic Hội đồng hương Minh Hoá, hoặc liên lạc tôi qua Yahoo: xuanthuy_9000 . Thân
  5. gaixuongrong84g

    gaixuongrong84g Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ - TINH THẦN
    Tiếp ​
    Thờ cúng ông bà tổ tiên :
    Trước Cách mạng tháng 8 -1945 , người Nguồn ở Cơ Sa và Kim Linh chỉ có họ Đinh của ông Lý Vị có nhà thờ học tại lang Sạt , nhưng sau Cách mạng Tháng 8-1945, nhà thờ đã hư hỏng , tất cả các họ khác không có nhà thò họ , không có đất hương hoả từ đường . Việc thờ cúng ông bà tổ tiên được con cháu trai dã có gia đình ở nhà riêng lập bàn thờ tại nhà . Về bên nội , từ ông cao tằng tổ , bà cao tằng tổ đến cha mẹ (đã chết ). Về bên ngoại chỉ có thờ ông bà ngoại và cha mẹ , vợ . Việc cúng giỗ ông bà tổ tiên vào các dịp : Tết nguyên Đán , rằm tháng ba , ăn cơm mới , ăn mừng con , cưới hỏi , kỵ giỗ ông bà cha mẹ ... Trong đó đặc biệt là cúng tết nguyên đán chiều 28 tết làm lễ "ngước ông vãi " mời ông bà tổ tiên về bàn thờ , bàn thờ dược mở của cả đêm ngày , trong các ngày 29,30. mùng 1,2 Tết . Mỗi ngày 2 buổi trưa và chiều gác cơm canh cho ông bà tổ tiên ăn bữa , đến chiều ngày mồng 2 tết làm llẽ " Tưa ông vãi " tiễn ông bà tổ tiên quy hồi phần mộ , quy hồi bổn sòng , của bàn thờ được đóng lại mới hết cúng Tết nguyên đán . Cho đến nay người nguồn vẫn thờ cúng ông bà tổ tiên mình như vậy , không có mâm ngũ quả trong ngày tết nguyên Đán .
    *Thờ Thành Hoàng làng
    Từ xa xưa người nguồn chỉ chỉ thò Pụt bằng bàn thờ ở thác Pụt và ở nhà Chùa , thờ nhân thần và thơ Giang sơn bản mệnh tại miếu và lùm thần , thờ ông bà tổ tiên tại nhà thờ con cháu . Còn văn hoá đình làng và thờ thành hoàng làng thì mới có khoảng năm 1920 về sau , như đình làng Quy Đạt , Yên Đức , và Kim bảng khánh thành năm 1925 . Theo văn bản văn tế bằng chữ Hán có dược thì thâng thờ tại các đình làng đó là : Đức vua Cao các Mạc Sơn , Đức vua cao Sơn tằng phong phúc đức đại vương và các ông " Sung hậu thần " , là ông thuỷ tổ của các họ trong làng .
  6. gaixuongrong84g

    gaixuongrong84g Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0

    Về tang chế , ma chay
    Người Nguồn lập bàn thờ đặt phục vị người chết thờ cúng cơm ngày 2 buổi cho người chết " Ăn bữa " suốt 24 tháng , con cháu để tang khó cho tới khi làm lễ mãn tang , hết khó . cho người chết nhập tổ , lên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên mới thôi cúng cơm .
    Về cưới xin và sinh đẻ:
    - Cưới xin :Ngày xưa , sau lễ " Sế cấy " ( Lễ ăn hỏi ) , con trai phải đi làm rể ba năm mới xin cưới , cưới xong phải làm rể thêm một thời gian nữa mới xing " ngước du " ( rướ dâu ) . Đến luác đó , nhà trai mới làm lễ " ngước cấy " ( đón vợ ) về nhà chồng . TTừ đó vợ chồng mới thật sự ăn ở với nhau . Nay ngươig nguồn đã bỏ làm rể , mà vừa cưới và " ngước cấy " vào một ngày luôn .
    - [i]Sinh đẻ [/i] : Hầu hết người nguồn sinh để không có tục " Bán phong long " , không có tục sinh con so nhà mà , sinh con gái nhà chồng " nên cũng không có cái cải " Cháu bà nội , tội bà ngoại " như người Kinh , và nguòi đẻ fđược " phân náng " kỹ lưỡng bảy đến chín ngày , được nghỉ ngơi kiêng cữ đi xa , kiêng cữ làm việc nặng , kiêng cữ sinh hoạt vợ chồng trong ba tháng mười ngày để cho người mẹ có điều kiện chăm sóc con trong ba tháng non yếu .
  7. gaixuongrong84g

    gaixuongrong84g Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Đó là " " Dừng" cãi - nhau " " thôi bác ạ !
    Hì , Quan điểm của em là chả bảo vệ cho Quan điểm nào ! Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết !
    Em chỉ quan tâm tới những nét sinh hoạt - văn hoá vốn đã có và thật sự đã -đang tồn tại trong cộng đồng người Nguồn quê em ( Chứ không phải là giả thiết này giả thiết nọ như mấy ông khoa học ấy nói ) .
    Còn cái vấn đề " dân tộc " với lại "nguồn gốc" ấy , cứ để cho mấy Ông " có thẩm quyền " ! Hè hè
  8. gaixuongrong84g

    gaixuongrong84g Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0

    SINH HOẠT - VĂN HOÁ TINH THẦN
    Tiếp ​
    Về phong tục và lễ hội văn hoá
    người Nguồn có những phong tục và lẽ hội văn hoá đặc sắc đặc trưng văn hoá của mình .
    - Tục bưng cỗ tết cho ông bà , cha , mẹ nội ngoại đương sống ăn tết Nguyên đán trước , Gọi là tục "giỗ sống ", Một phong tục hợp đạo lý của người Nguồn .
    - Tục lễ ăn tết , Rằm và hội chợ rằm tháng Ba âm lịch hàng năm . Một lễ hội chỉ có người nguồn , dược ghi lại sâu sắc trong văn học dân gian người nguồn là":
    Trôông cho tếng rằm tháng pa
    Tở Kinh Lim cầu đáo , Cơ Sa lệ chùa

    ( Trông cho đến rằm tháng ba
    Để Kim Linh cầu đáo , Cơ sa lễ chùa )
    và :
    Chẳng thà tau ốm má nằm
    Khôông ai má lác chợ rằm tháng Pa .

    ( Thà răng dau ốm mà nằm
    không ai mà bỏ chợ rằm tháng ba
    - Tục chữa bệnh cho người và gia súc bằng thổi phù phép và cỏ nam cũng là một phong tục văn hoá đẹp Của người nguồn , đưọc ghi lạ "Tón thí ăn thâu , tâu thí ống cỏ "
    ...
    - Đặc biệt , một hpong tục tập quán lễ hội mới cũng chỉ có người nguồn mói có , là lễ ăn tết Độc lập mông 2/9 , người nguồn gói bánh rò , bánh chưng , sắm cỗ bàn cúng tổ tiên , cho con cháu ăn Tết và tổ chức vui chơi mừng ngày Độc lập , bỏ tết Đoan ngọ .
  9. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Đăng ký được bỏ bùa!
  10. gaixuongrong84g

    gaixuongrong84g Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Thế à ?
    Một người !
    Tiếp ...

Chia sẻ trang này