1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa nhuộm răng đen tại Nhật Bản

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi JapanSOFL, 09/01/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. JapanSOFL

    JapanSOFL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/10/2018
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Ohaguro hay “răng nhuộm đen” là một nét văn hóa truyền thống của người Nhật Bản. Ở nơi đây, hầu hết mọi người mà chủ yếu là phụ nữ sẽ nhuộm răng của họ thành màu đen. Ở những vùng khác nhau thì tiêu chuẩn về cái đẹp cũng khác nhau, ở Nhật Bản cũng vậy. Từ cuối thế kỷ 19, nhuộm răng đen được coi là cái đẹp của đất nước này.
    [​IMG]

    >>> Học tiếng Nhật đi du học

    Phương pháp nhuộm răng đen

    Cách nhuộm răng đen truyền thống là ngâm bột sắt trong trà hoặc trong rượu sake tới khi sắt bị oxi hóa, khi đó phần chất lỏng sẽ chuyển thành màu đen. Do chất lỏng này có mùi vị khá đặc trưng nên người ta thường cho thêm một số loại gia vị như quế, đinh hương, hồi vào để át bớt mùi. Sau khi điều chế xong, người ta sẽ uống loại nước này để cho răng của họ biến thành màu đen.

    Để màu nhuộm luôn giữ được màu đen, người ta phải uống thứ nước này một ngày 1 lần hoặc ít nhất vài ngày một lần, sau một thời gian thì răng sẽ thành màu đen luôn về sau. Ngày nay, người ta vẫn tìm thấy được vết tích răng của một số bộ xương ở thời Edo, răng của họ vẫn giữ được màu đen.

    [​IMG]

    Nguồn gốc

    Vậy việc nhuộm răng đen này có nguồn gốc từ đâu?

    Hiện nay, người ta vẫn chưa tìm được rõ nguồn gốc của tục nhuộm răng đen này, nó đã được phổ biến trong thời Heian (thế kỷ 8 - 12 sau Công nguyên). Tầng lớp quý tộc mà đặc biệt là phụ nữ đã nhuộm răng trong thời kỳ này. Heian là thời kỳ thịnh hành lối trang điểm với khuôn mặt trắng. Khi trang điểm như vậy, sẽ khiến cho hàm răng trở nên ố vàng, vì vậy mà người phụ nữ thời kì này đã bắt đầu nhuộm răng đen.

    Ngoài ra, cũng còn có một giả thuyết khác cho rằng việc nhuộm răng đen giúp cho con người ta khi cười lớn sẽ không lộ răng ra ngoài. Thêm một số lợi ích của Ohaguro có thể kể tới đó là giúp răng chắc khỏe hơn, tránh khỏi các vấn đề về răng miệng như sâu răng. Các Samurai thời kì này, cũng nhuộm răng để tỏ lòng trung thành với người chủ của mình.

    [​IMG]

    Tập tục nhuộm răng đen vẫn còn thịnh hành qua nhiều giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản.

    Và cho tới thời kỳ Edo (thế kỷ 17-19 sau Công nguyên) thì nó đã lan ra mọi tầng lớp trong xã hội.

    Ohaguro chủ yếu được geisha, kĩ nữ, nữ giới trên 18 tuổi chưa có chồng để phụ nữ đã lập gia đình thực hiện và coi nó như vẻ đẹp của sự trưởng thành. Tới thời kỳ Meiji, kế tiếp thời kỳ Edo thì việc nhuộm răng đen lại không được thịnh hành nữa. Vào những năm 1870, Ohaguro đã bị Chính phủ nghiêm cấm với mục đích hiện đại hóa đất nước.

    Xu hướng mới trong thời gian này chính là một hàm răng trắng sáng và đẹp. Vào năm 1873, Nữ hoàng của Nhật Bản lúc bấy giờ đã xuất hiện trước công chúng với hàm răng trắng và một khởi đầu cho trào lưu này đã bắt đầu. Không lâu sau đó, răng trắng đã được coi là vẻ đẹp tiêu chuẩn của Nhật bản và Ohaguro dần mất đi giá trị của mình trong đời sống của người dân Nhật.
    Tuy nhiên, dù Ohaguro không còn được phổ biến rộng rãi như trước, nhưng ở một số khu vực tập trung Geisha ở Kyoto vẫn còn giữ tập tục này.

    Một nét văn hóa, một tiêu chuẩn của cái đẹp được lưu truyền cho tới ngày nay. Có một linh hồn siêu nhân ẩn nấp trong văn hóa dân gian Nhật Bản được gọi là Ohaguro Bettari (không có gì ngoài hàm răng trắng). Nó trông giống như một cô gái xinh đẹp mặc kimono cưới màu trắng khi nhìn từ đằng xa. Người xưa thường cho rằng, nó rất thích mời gọi những người đàn ông trẻ. Khi người đàn ông nằm trong phạm vi gần thì cô ta sẽ lộ rõ hình dạng của mình, đó là một khuôn mặt trắng toát với cái miệng rộng và một hàm răng đen.

Chia sẻ trang này