1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VĂN HÓA PHẬT GIÁO - ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi whiteclouds, 22/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    VĂN HÓA PHẬT GIÁO - ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT

    Đọc được cuốn tài liệu rất hay do TrL Thích Thông Lạc viết với nội dung xây dựng lại Văn hóa Phật giáo tại đường link www.nguyenthuychonnhu.net MT xin post lên chia sẻ với các bạn.

    Trước tiên xin giới thiệu đôi chút về tác giả MT xin post bài viết về Thầy:

    NGƯỜI CHIẾN THẮNG

    THẦY THÔNG LẠC:

    Thỉnh thoảng Thầy Thông Lạc lại về Thiền Viện Thường Chiếu thăm Sư phụ (HT Thanh Từ) và các huynh đệ. Sáng nay, chúng tôi lại trông thấy Thầy từ cuối hàng dương liễu cùng với cư sĩ Thiện Chí (đệ tử của Thầy), anh Đỗ Đình Đồng và một bà Ưu bà di( Diệu Nhiên).

    Dáng người Thầy nhỏ nhắn, cặp kính không che dấu được đôi mắt thanh thản, ung dung, chòm râu bạc lơ thơ dưới cằm. Thầy thường mặc chiếc áo tràng màu vàng khi đi đường và hôm nay cũng vậy. Những đệ tử của Tu Viện Chân Không và Thường Chiếu ít ai không biết Thầy Thông Lạc.

    Thầy là một trong mười thiền sinh đầu tiên của Tu Viện Chân Không.

    Thầy được phân công làm hương đăng cho hợp với tuổi tác và vóc dáng. Kể từ khi Thầy được Sư phụ giảng cho nghe pháp môn tri vọng: Thầy như con đại tượng qua sông không quay lại, đã tinh tấn không phút giây lơi lỏng. Có lần Sư phụ tuyên bố:
    -?oTrong pháp hội có người đại tinh tấn.?

    Và lúc đó ai cũng ngầm hiểu người đó là Thầy.


    RỜI KHỎI CHÂN KHÔNG


    Thường thì ít ai biết chịu thua vọng tưởng, nhưng khi nó mời gọi những ý kiến hấp dẫn thì khó tránh khỏi vòng tay của nó.

    Vì thế, Thầy Thiện Năng và Thiện Ấn bất ngờ đến rủ Thầy Thông Lạc rời Chân Không ra đi giáo hoá sau ba tháng vẻn vẹn học thiền, qua những bài kinh Bát Nhã, cuốn Nguồn Thiền, Thiền Quang Sách Tấn, Trung Hoa Chư Thiền Đức Hành Trạng và kinh Lăng Già Tâm Ấn.

    Thầy Thông Lạc không chấp nhận ý kiến phóng dật chạy theo ngũ dục lạc (đi chu du chơi), mà lại mượn danh từ hành đạo để lừa mình, lừa người, thật là tội lỗi vô cùng. Thầy Thông Lạc thẳng thắn nói theo tâm nguyện của mình:


    - "Tôi đã hứa với sư phụ là sẽ ở đây học thiền suốt ba năm. Đâu lẽ bây giờ lại ra đi thì lời hứa kia còn ra gì? Xin quý Thầy cứ đi, Thông Lạc xin ở lại đây tu học đến khi nào chứng đạo mới thôi".

    Thầy Thiện Ấn khích:

    -?oTôi biết mà - Thầy muốn ở lại để được khen là đại tinh tấn chứ gì.?

    Như một ngón nhất dương chỉ điểm đúng vào yếu huyệt sợ danh dự của thầy Thông Lạc.

    Sau một đêm suy tư không ngủ, nước mắt thầy Thông Lạc tràn trề. Ở thì không được vì lời nói của Thầy Thiện Ấn quá cay độc, còn đi thì thương Thầy (HT Thanh Từ) và thân phận tu hành của mình, không biết rồi sẽ ra sao? Đi về đâu?

    Đối với Hòa Thượng Thanh Từ thì thầy trò mới gặp nhau trong ba tháng an cư năm 1970 mà tình nghĩa rất sâu đậm. Sáng hôm sau Thầy Thông Lạc trả lời đồng ý ra đi.

    Sự ra đi đột ngột ấy làm sao thầy Thông Lạc quên được tình nghĩa thầy trò. Những buổi ngồi thiền chung với chúng trong thiền đường, Hòa Thượng cầm thiền bản đi tới đi lui tuần thiền, để xem xét và kiểm tra cách thức chúng ngồi thiền. Trong khi ấy thầy Thông Lạc ngồi thiền đau chân lắm, Hòa Thượng biết được sự đau đớn này nên lấy bàn tay để nhẹ sau lưng của thầy Thông Lạc. Khi bàn tay Hòa Thượng đặt vào sau lưng, thì thầy Thông Lạc cảm thấy mát lạnh, sự đau đớn ấy giảm đi rất nhiều. Tình thương bằng hành động ấy làm sao thầy Thông Lạc quên đuợc; làm sao Thầy Thông Lạc không khóc. Lời nói cay nghiệt của Thầy Thiện Ấn bắt buộc thầy Thông Lạc phải ra đi, phải rời Hòa Thượng, một vị Thầy mà trên đời này khó tìm được, tình thương của Hòa Thượng Thanh Từ như vậy thì lòng dạ nào không đau sót; thì lòng dạ nào không tan nát. Phải không các bạn? Thầy Thông Lạc khóc nhiều lắm nhưng có ai biết đâu. Cho nên tối hôm đó ba người đến đảnh lễ Hòa Thượng để sáng sớm hôm sau ra đi, thầy Thông Lạc khóc nức nở nghẹn ngào. Hòa Thượng cũng không nói được lời nào, chỉ nhìn những người học trò thân thương của mình quá dại dột:

    Hòa Thượng nhẹ nhàng nói qua hơi thở như một lời trách móc:

    -?oThầy sợ mấy chú nông nổi.?

    Hòa thượng chỉ nói được những lời ấy thôi, rồi im lặng. Trong bầu không khí vắng ngắt, không một tiếng động, trong sự chia lìa thương đau trước cảnh kẻ ở, người đi. Thật là đau buồn tê tái, đứt từng đoạn ruột, nói làm sao hết nỗi thương đau này. Các bạn có biết không? Có cảm nhận được sự chia ly đau buồn này không?

    Trong tu viện chỉ có mười huynh đệ mà bây giờ đi mất ba người làm sao mà không buồn, không rơi nước mắt được.

    NHỮNG NGÀY SỐNG TRÊN HÒN SƠN

    Ba người đã ra đi trong sự bất bình của huynh đệ và chính sư phụ cũng không vui.

    Ba người xuống đến An Giang rồi qua Rạch Giá ra biển đến Hòn Sơn chơi ba ngày lại trở về An Giang trú nơi tịnh xá Ngọc Vân xã Mỹ Luông do sư Định làm trụ trì. Chợt thầy Thông Lạc nhuốm bệnh nặng 2 thầy kia bỏ đi sang núi Cô Tô Hà Tiên chơi, nhưng lại nói đi hóa đạo.

    Tịnh xá chỉ còn lại hai sư và thầy Thông Lạc. Đó là sư Duyên và Sư Định. Sư Duyên săn sóc cho thầy Thông Lạc rất tận tình, thường đi xin phật tử từng bát cháo, từng viên thuốc, từng ly nước. Thật là một tình nghĩa bạn đạo khó quên. Đến khi bệnh tình giảm thầy Thông Lạc theo sư Định về Sài Gòn, sẵn thầy Thông Lạc về Trảng Bàng thăm lại mẹ và em gái ít hôm. Thầy lại từ giã ra đi một mình một bóng trở lại ra Hòn Sơn Rạch Giá ngồi tu ngót gần một năm trong cái hang đá. Những thợ rừng thỉnh thoảng mang cơm gạo cúng dường thầy. Thầy cảm thấy không tiện, nên tập ăn rau và lá cây rừng để sống.

    Suốt thời gian trên đỉnh Hòn Sơn, trong hang núi Ma Thiên Lãnh sống bằng lá cây rừng và rau sà lách soong trồng trong ao nước giữa hai tảng đá to lớn, người thầy xanh và gầy như que tăm.

    Nhờ sống được như vậy thầy tu tập dẹp sạch vọng tưởng, ngồi bất động suốt ba, bốn tiếng đồng hồ dễ dàng.




    Được WHITECLOUDS sửa chữa / chuyển vào 10:28 ngày 22/10/2008
  2. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    TRỞ VỀ SỐNG BÊN MẸ
    Những đêm khuya thanh vắng tiếng tàu đánh cá ngoài khơi văng vẳng gợi lên lòng nhớ thương mẹ và em nơi quê nhà, trong khi đất nước còn bom cày, đạn xé từng tấc đất yêu thương, thầy Thông Lạc tự hỏi:
    - Không biết giờ này mẹ mình và em mình ra sao? Có tránh khỏi những làn tên mũi đạn hay không? Có còn bình an ở nơi đó hay không? Hay đã xiêu lạc nơi nào?
    Bao nhiêu câu hỏi dồn dập trong đầu, không sao trả lời được. Bây giờ pháp tri vọng vô phương không dẹp được những loạn tưởng này. Thầy Thông Lạc xót xa thương mẹ và đứa em gái, trong khi tuổi còn học trò mà phải lăn xả vào đời buôn gánh bán bưng để nuôi mẹ. Mỗi lần em đi buôn bán thì mẹ ngồi tựa cửa trông em, nhớ tưởng cảnh ấy lòng Thầy tê tái thương mẹ thương em vô cùng, phải chi thầy Thông Lạc có cánh thì Thầy sẽ bay về bên mẹ liền tức khắc. Thương em thân gái bé thơ mà phải chịu gian truân trong cảnh đất nước đang hồi chiến tranh quyết liệt. Khi nào thấy mặt em về đến nhà thì mẹ mới an tâm. Tội nghiệp mẹ và em lắm. Nghĩ đến đây Thầy không thể ngồi yên tu hành trên Hòn Sơn được mà chỉ mong được về bên mẹ, được núp dưới bóng mẹ như lúc còn bé thơ và sống như vậy mới an tâm tu hành, dù sống bên mẹ có gian khổ như thế nào thì mẹ con đồng chia sẻ nhau. Thầy an ủi mẹ, mẹ an ủi Thầy. Thầy an tâm tu hành, vì có mẹ có em, mẹ an tâm vì có hai con một bên.
    Hôm sau Thầy đón tàu về bên mẹ.
    Khi trở về nhà Thầy nói với mẹ:
    - ?oMẹ ráng nuôi con ngày một bữa để con được an tâm tu hành nghe mẹ! Cuộc đời của con chỉ còn biết tu mà thôi, con thương mẹ lắm, con không thể bỏ mẹ một mình ngồi tựa cửa trông em con".
    Nghe thầy Thông Lạc nói như vậy, mẹ thầy không cầm được nước mắt, những giọt nước mắt rơi xuống nói lên lòng mẹ thương con vô cùng vô tận. Cho nên lời ca Y Vân: "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào".
    Thầy quay lại nói với em:
    - ?oEm ráng nuôi anh tu hành, anh về em phải cực nhọc nhiều hơn. Anh sẽ làm phụ em những gì anh làm được và anh sẽ tiết kiệm tối đa để em đỡ vất vả, nhất là em yên tâm nhà có anh bên mẹ và chăm sóc mẹ thay em.?
    Em thầy nói: - ?oThầy cứ an tâm tu tập, có mẹ lo cơm nước cho thầy, còn em buôn bán đắp đổi qua ngày, thầy đừng lo để mặc em.? Thầy khép cửa thất bằng lá lại, bắt dầu sống cuộc đời cô đơn và cô độc suốt gần mười năm liền. Người em gái buôn gánh bán bưng chắt mót từng đồng để nuôi mẹ, nuôi anh.
    Mẹ thầy lo nhiệm vụ hộ thất mang cơm xách nước cho thầy qua khung lỗ nhỏ. Thời gian lặng lẽ trôi qua, những đĩa rau khoai lang luộc với chén nước tương hoặc nắm muối trắng bên cạnh tô cơm là những gì nuôi nấng chút sức lực còn lại để thầy âm thầm chiến đấu với giặc sanh tử từ muôn kiếp.
    Thầy nhớ văng vẳng bên tai lời sư phụ (Hòa Thượng Thanh Từ): "Phật pháp còn hiện hữu ở thế gian bởi vì còn có người tu chứng".
    Vì sợ danh dự mà ra đi, nhưng lòng Thầy lúc nào cũng nhớ đến sư phụ: chỉ nguyện dốc hết sức tiến tu đền ơn sư phụ đã chỉ dạy đường lối tu hành quý báu, cũng là để cho Pháp Thiền Tông hiện hữu ở mãi thế gian, để cho chúng sinh có nơi nương tựa từ thế hệ này đến thế hệ mai sau và mãi mãi.
    Lúc mới dụng công thầy cũng cố gắng biết vọng không theo, nhưng vọng tưởng chập chùng ngăn che cái biết không hiện tiền, vọng tưởng lừa gạt tuôn chảy mãi. Thầy tự thấy chưa đủ trình độ đi con đường thẳng tắp này nên lui lại áp dụng phương pháp đếm hơi thở. Sau khi đếm hơi thở thuần thục thầy lại chuyển sang tùy tức, theo dõi hơi thở. Sau một thời gian chuyên chú tăng tiến, sức tỉnh giác đã mạnh thầy mới trở lại phương pháp biết vọng không theo.
    Hồi ở trên Chân Không Sư phụ có đưa một tập sách trong Đại Tạng Kinh chữ Hán bảo thầy dịch, nhưng thầy xin được giữ độn công phu, không trọng nghĩa giải.
    Bây giờ ở trong thất kín cũng vậy Thầy bỏ hết sách vở, một bề miên mật xoay về nội tâm tỉnh giác. Có những khi thầy bắt chân lên ngồi liền thấy rõ cảnh vật ở làng xa xa, nhưng không chấp nhận, thầy xả thiền đi kinh hành. Hôm thầy Nhật Quang về thăm quê có ghé thăm thầy Thông Lạc. Thầy Thông Lạc có hỏi thăm về sự việc này, thầy Nhật Quang bảo đó là ngũ ấm ma. Khi thầy Nhật Quang về núi thuật lại cho sư phụ, sư phụ có viết một bức thư gửi cho thầy Thông Lạc, nhưng bức thư đó không đến.
    Những tháng ngày tiếp nối lặng lẽ trôi qua, cuộc đời bên ngoài biến chuyển rộn ràng, chiến tranh khói lửa ngút ngàn. Đến năm 75 thì hòa bình lập lại sau cuộc chiến thắng lớn lao của quân đội giải phóng. Cả nước đang nỗ lực góp sức xây dựng lại quê hương sau bao nhiêu năm chinh chiến. Hoàn cảnh lúc này có khó khăn vì mới bước đầu dựng lại nền kinh tế độc lập cho xứ sở và dĩ nhiên sinh hoạt Phật giáo cũng có phần ảnh hưởng.
    Tu viện Chân Không chỉ còn vài thầy với sư phụ, các thầy trẻ tuổi về mở mang canh tác ở Thường Chiếu.
    Nhưng trong chiếc thất lá đơn sơ nay có một bóng người ngồi lặng lẽ, thản nhiên, không bận tâm vì các việc khác. Người này đang còn bận phải lập một chiến công oanh liệt nhất là tự chiến thắng mình. Cuộc chiến này chưa ngã ngũ, những tên giặc vọng tưởng vi tế còn lẩn lút đâu đây.
    Thầy Thông Lạc vẫn kiên trì, không chút lơi lỏng, từng giờ, từng phút, từng giây đều kỹ lưỡng tỉnh giác, không cho sơ hở. Khi ăn, lúc uống, khi đứng, lúc đi, khi ngồi thiền, lúc xả thiền đều miên mật chăm chú. Một thời gian dài lâu trôi qua như vậy.
    Một hôm Thầy chợt nghĩ: "Chư Phật thành đạo đều do sức đại hùng, đại lực, bây giờ mình phải khởi phát đại hùng để dứt hẳn vọng tưởng vi tế này".
    Thầy bắt chân lên bồ đoàn ngay thẳng tập trung sức tỉnh giác tột độ, cột trói tâm vào hơi thở, vào mắt, vào tai. Quả nhiên dòng vọng tưởng vi tế bị cột lại cứng ngắt. Thầy dần dần cảm thấy thân thể bị đau đớn quá đỗi, nhưng như con đại tượng đã qua sông không ngó lại Thầy vẫn chịu đựng để mong dứt sạch vọng tưởng cuối cùng.
    Khi Thầy thấy dễ chịu và xả thiền thì đã qua mất một đêm không hay, sáng mẹ Thầy mang cơm vào, Thầy nói:
    - "Bây giờ con ngồi thiền nếu mẹ thấy thân con còn ấm thì thôi, còn nếu thấy thân con đã lạnh thì gọi bà con lại chôn con".
    Mẹ thầy ngỡ ngàng nhìn thầy rồi lui ra, không tin những điều vừa nghe được. Nhưng những giọt nước mắt của mẹ thầy rơi xuống, không dấu được thầy. Thầy thương mẹ lắm, nước mắt của thầy cũng chảy dài trên má. Thầy tự hứa vời lòng mình: phải ráng tu để đền đáp ơn mẹ, ơn nhiều người.
    Thầy lại lên bồ đoàn, lại tập trung sức tỉnh giác tột độ như vậy và cảm giác đau đớn lại khởi lên. Vẫn ý chí ngất trời xanh, vẫn tâm nguyện kiên cường như núi đá. Thầy tiếp tục ngồi không lay động. Người mẹ già mỗi ngày mang cơm vào rồi lại mang ra, vì thầy ngồi mãi không xả. Bà lo sợ, nước mắt lại tuôn rơi, sợ thầy chết mất, nên đến gần quan sát thì thấy vẫn còn hơi nóng nơi thân của Thầy, nên yên tâm đi ra, nhưng không sao giữ được những giọt nước mắt thương con. Bà thương con lắm, tu hành sao khổ đến thế!
    Đến ngày thứ bảy thì thầy xả thiền, bà mừng rỡ mang cơm vào cho thầy định hỏi thăm vài điều, nhưng thấy thầy nhìn bà như nhìn một người xa lạ và không nói câu nào, không bảo đói, không nói khát, chỉ ngồi trơ trơ như người từ một thế giới nào lạc vào đây vậy.
    Lúc này thầy Thông Lạc đang ở trong cái đại tử của nhà thiền, mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe nhưng mọi suy nghĩ phân biệt không khởi, có cơm thì ăn, có nước thì uống, chứ không còn thấy đói khát gì cả. Khi ngồi thiền, khi xả thiền đều từ thói quen của tay chân tự động, chứ không tác ý. Thời gian đại tử này kéo dài gần hai tháng.
    Một hôm thầy bắt chân ngồi sát bàn Phật mà không biết, đến khi xả thiền kéo chân ra đụng vào góc bàn Phật liền đó tan vỡ. Xem như giai đoạn tu tập Thiền Tông Tối Thượng Thừa đến đây là xong. Nhưng khi trở ra đời sống bình thường, không ở trong trạng thái đại định này thì thầy thấy tâm mình còn tham, sân, si, mạn, nghi và còn mạnh hơn lúc chưa tu, nhưng tâm rất khôn khéo lý luận che đậy bằng những lời lẽ mà các sư đệ thường gặp trong kinh sách Thiền Tông và Đại Thừa như: "Tự tại vô ngại đói ăn khát uống mệt ngủ liền" hoặc "Vô sở đắc" hoặc "Còn thấy tu chứng là chưa chứng" hoặc "Em là em, Phật là Phật, em không phải là Phật, Phật không phải là em"...
    Tu xong rồi tâm vẫn còn phiền não, bệnh đau phải đi bác sĩ, uống thuốc, không biết cách nào làm chủ sự sống chết. Tu hành chỉ có thông suốt tất cả những công án và kinh sách Đại Thừa để làm gì? Khi không làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Thầy rất buồn nản, chẳng còn muốn sống. Mười năm tu tập trong thất rất là gian khổ chỉ có một số tưởng giải để lý luận hơn thua, thế là cuộc đời tu hành của thầy trở thành số không. Nhập vào trạng thái không vọng tưởng thì mười tám loại hỷ tưởng xuất hiện, biết chuyện quá khứ vị lai của mình của người rất rõ ràng, nhưng để làm gì đây? Để trở thành thầy bói ư!
    Thầy muốn chết đi là xong, muốn vào rừng tự tử cho xong một đời tu hành chẳng ra gì. Tu hành như thế này còn mang nợ của đàn na thí chủ, chẳng ích lợi gì cho ai, chỉ có nói dối lừa người. Ôi! Thật là xót xa vô cùng, phí một đời người chỉ trở thành người nói dối có kinh sách, giới luật thì vi phạm không một giới nào là không vi phạm( phạm giới trong ý). Đúng là chết quách đi cho rồi, nhưng mẹ còn sống mà chết đi là bất hiếu.
    Bây giờ thầy ở trong tình trạng như muốn điên loạn. Thầy lấy tập kinh Trung Bộ song ngữ do Hòa Thượng Minh Châu dịch ra đọc cho hết thời gian, như khi đọc đến những câu: "Tác ý một tướng khác thì tướng kia bị diệt" hoặc "Quán ly tham tôi biết tôi hít vô?... Hoặc ?oQuán từ bỏ tâm tham?... hoặc ?oQuán đoạn diệt tâm tham?... Đọc đến những đoạn kinh này thầy Thông Lạc như bừng tỉnh. Thầy áp dụng vào đời sống tu hành của mình ngay liền. Thầy không ngồi kiết già nữa vì ngồi kiết già tâm sẽ nhập vào Không Vô Biên Xứ Tưởng. Thầy rất sợ 18 loại tưởng xuất hiện, nên chỉ ngồi tựa cửa thất nhìn trời mây cây cỏ và tác ý: "Tâm như đất, ly tham, sân, si cho thật sạch". Nhờ tác ý như vậy, tâm thầy lần lượt quay vào định trên thân, bốn Thần Túc xuất hiện. Thầy dùng thần lực đó nhập bốn định Hữu Sắc và thực hiện Tam Minh. Thầy hoàn toàn làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi sanh tử. Thầy biết rất rõ chỉ còn một đời sống này nữa mà thôi.
    Sau sáu tháng tu tập với câu tác ý đơn giản, mà thành công vĩ đại không ngờ. Sự thành công này mở màn cho nền đạo đức nhân bản - nhân quả cùa Phật giáo ra đời.
    Thầy mở cửa thất đi ra làm người chiến thắng vinh quang sau hơn mười năm giam mình trong cô đơn hiu quạnh. Thầy đi đến mẹ mình nói:
    - "Từ nay mẹ khỏi mang cơm vào thất, vì con sẽ ra đây ăn cơm với mẹ! Con đã tu xong rồi."
    Mẹ thầy vui mừng quá đỗi nói:
    -"Thời gian qua mẹ tưởng con điên mất và nhất là lo sợ con chết.?
    Có lẽ lời nguyện hứa từ kiếp nào đã làm tròn, bà cụ ra đi sau đấy ba tháng.
    Mẹ ra đi vào cõi vĩnh hằng, trong nhà chỉ còn lại hai anh em, nên thầy Thông Lạc xin một đứa cháu mới tám tuổi, đặt cho pháp danh là Mật Hạnh, về nuôi, cho đi học và dạy tu hành.
    Sau mười năm nhọc nhằn nuôi mẹ, nuôi anh, giờ đây, người em được Thầy giúp đỡ mọi công việc nặng nhọc, đặt cho pháp danh là Diệu Quang và lại dạy tu hành ngồi thiền xả tâm. Đó là hai người đệ tử cư sĩ đầu tiên được quy y với Thầy.
  3. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Bộ sách chấn chỉnh lại Phật Giáo. Trưởng Lão Thích Thông Lạc triển khai nhiều khía cạnh ĐÚNG và KHÔNG ĐÚNG với đường lối tu hành trong Phật Giáo hiện nay, gồm 10 tập. Các bạn có thể xem tại đường link sau:
    http://www.nguyenthuychonnhu.net/index.php?name=Sach_ThayTL
    Trong mục này MT xin post một số bài viết ngắn chọn lọc, trích trong tài liệu này để chúng ta cùng thảo luận.
  4. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Đây là trang đầu của cuốn sách:
    A La Hán:
    Bậc A La Hán đã xuất hiện làm chấn động, đảo lộn tư tưởng triết học, thần học, thiền học... dựng lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả, giúp loài người xây dựng cuộc sống thế gian thành cuộc sống Thiên đàng, Cực lạc.
  5. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    MT xin post lại 2 bài đã post ở topic khác vào đây cho tập chung là Duyên Phật Pháp và Vị MInh Sư Phật Giáo:
    DUYÊN PHẬT PHÁP
    Một người có đủ duyên được đọc kinh sách của Đạo Phật, thấy được chân lý của Đạo rất thực tế và cụ thể, hướng dẫn con người cách thức sống có đạo đức, tu tập và trau dồi thân tâm để thoát khỏi kiếp sống đọa đày trầm luân đau khổ của kiếp người bằng sức tự lực của chính mình, nhất là điều khiển được sự sống chết như ý muốn và còn chấm dứt được sự tái sanh luân hồi.
    Vì thế, khi bắt đầu đến với Đạo Phật để trở thành người đệ tử chân chánh, thì quý vị cần phải thông hiểu những gì chân thật và những gì không chân thật của Đạo Phật. Quý vị cần phải sáng suốt chấp nhận những gì đúng và phải biết gạt bỏ những gì không đúng của Phật Giáo. Và cuối cùng, quý vị cần phải biết kính trọng và không kính trọng những gì phải và những gì không phải của Đạo Phật.
    Phần đông, Phật tử hiện giờ không cung kính và tôn trọng chánh pháp của Đạo Phật, họ thường tôn kính giáo pháp phát triển Đại Thừa của Bà La Môn và luôn luôn tu hành theo giáo pháp trừu tượng mê tín đó, mặc dù kết quả tu hành chẳng ra gì. Nếu có ai mạnh dạn nói rằng, giáo pháp phát triển của Đại Thừa không phải là của Phật thuyết, đó là giáo pháp mê tín của ngoại đạo Bà La Môn, thì họ căm tức và tìm mọi cách chống lại. Đôi khi, còn dùng những lời lẽ xỉ vả, mạt sát, một cách hung tợn và bảo thủ.
    Khi một người chưa biết Phật Pháp, chưa hiểu Đạo Phật, một hôm có đủ duyên được đọc một cuốn kinh Phật như trường hợp chúng tôi đã nghe quý Phật tử thuật lại: "Con từ hồi nào tới giờ chưa biết Phật Pháp, một hôm được người bạn trao cho cuốn kinh Thủ Lăng Nghiêm, nhờ đọc kinh này, con thấu lý của Đạo Phật quá tuyệt vời, quá hay. Nên từ đó, con hướng tâm đến Đạo Phật, thường đi nghe thuyết giảng trong các chùa và mua thêm những loại kinh sách Phật để tham cứu đường lối và cách thức tu tập của Đạo Phật, càng đọc kinh sách Phật con lại càng có ý muốn đi tu hơn !!!"
    Đó là những người hữu duyên may mắn được đọc các bộ kinh như: "Thủ Lăng Nghiêm, Kim Cang Kinh, Pháp Hoa Kinh, Phật Học Phổ Thông và toàn bộ giáo lý A Hàm hoặc kinh Nikaya.'''' Ngược lại, những người chưa đủ duyên, chưa được đọc kinh sách Phật, chưa hiểu Đạo Phật ra sao, nên nhìn Đạo Phật như một tôn giáo mê tín, ông Phật như ông Thần chuyên phò hộ và ban phước lành cho nhân gian.
    Hầu hết hiện giờ, mọi người hiểu Đạo Phật qua bốn hệ phái khác nhau:
    1. Tịnh Độ Tông - biến Phật Giáo thành tôn giáo mê tín, cúng bái, cầukhẩn, niệm Phật cầu vãng sanh như Đạo Bà La Môn.
    2. Thiền Tông - biến Phật Giáo thành Tiên Giáo.
    3. Duy Thức Tông - biến Phật Giáo thành khoa tâm lý học.
    4. Mật Tông - biến Phật Giáo thành tôn giáo huyền bí, linh thiêng.
    Thật ra, Phật Giáo không phải tâm lý học, không phải cảnh giới siêu hình (Cực Lạc) không phải bản thể của vạn hữu, cũng không phải linh thiêng siêu phàm nhập thánh mà chính là cuộc sống bình thường như mọi người đang sống, nhưng họ đã lìa xa lòng ham muốn và các ác pháp.
    Người nào hiểu đúng và biết cách sống đúng "ly dục ly ác pháp" sẽ có tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự. Đó chính là, người có hữu duyên với chánh pháp của Đạo Phật, bằng ngược lại thì đó là vô duyên hoặc gặp tà pháp, hoặc có duyên với tà pháp như người Phật tử đã nói ở trên.
    Vô duyên không gặp chánh Phật Pháp còn hơn là những người hữu duyên mà gặp lại tà pháp của ngoại đạo. Gặp tà pháp của ngoại đạo thì lại sanh ra kiến chấp, kiến chấp rất là khó bỏ. Con người vốn vô minh nên khi gặp pháp nào cũng đều tin. Tin một cách mù quáng nên dễ dính mắc tà pháp, nhưng dù biết đó không đúng pháp của Đạo Phật, nhưng rất khó bỏ. Vì thế, trên thế gian này có rất nhiều tôn giáo, nhưng tôn giáo nào cũng có người theo, nhất là những tôn giáo có thần thông lại dễ cám dỗ người theo hơn. Do đó, giáo pháp nào có thần thông thì người theo càng ngày càng đông, như kiến bu trên cục đường. Nghe thần thông ai lại không mê, nhưng thần thông chỉ là một loại tưởng lực, ảo giác, lừa đảo con người.
  6. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    VỊ MINH SƯ PHẬT GIÁO
    Trích trong Đường về xứ Phật (Tập 1,bộ mới) do Trưởng Lão Thích Thông Lạc biên soạn
    Người vô duyên không được gặp Phật Pháp, cuộc đời trôi theo dòng nước dục lạc uế trược thế gian, bảy nổi ba chìm, khổ đau vô tận, từ kiếp này chuyển sang kiếp khác không bao giờ dứt, như con kiến đi quanh vòng miệng lu.
    Người vô duyên không gặp Phật Pháp, lại gặp tà pháp, càng tu tự ngã càng cao, thường gạt người để mua danh cầu lợi, làm nhiều điều tội ác, thật là uổng phí cho một đời tu của một kiếp người.
    Người hữu duyên gặp được Phật Pháp nhưng không gặp được minh sư, không thấu rõ lý chánh pháp của Đạo Phật, tu tập theo kiến giải của các nhà học giả, giống như loài vật gặm xương, bỏ đi thì uổng, nhai lại thì chẳng có gì.
    Người hữu duyên và có tâm quyết tu theo Đạo Phật, để mong cầu thoát ra cảnh khổ trần lao thế tục, mà lại gặp những kinh sách phát triển Đại Thừa, hiện hành của các nhà học giả biên soạn ra, xưa và nay thì tu hành, dở sống dở chết chẳng ra gì, Đời chẳng ra Đời, Đạo chẳng ra Đạo.
    Để làm sáng tỏ trong giới tu sĩ Phật Giáo hiện giờ, chúng ta có thể chia làm sáu loại tu sĩ như sau:
    1. Tỳ kheo chuyên cúng bái, tán tụng, kệ ngâm (ứng phú đạo tràng), Tỳ kheo này ít học giáo lý, chùa là nơi sinh sống như một gia đình, có vợ, có con, tự làm ăn mọi nghề nghiệp như một gia đình thế tục: làm ruộng, làm rẫy, làm vườn, chăn nuôi heo, gà, dê, bò v.v....Có ai thỉnh đi cúng bái, tụng niệm cầu siêu, cầu an v.v..., đều cất giá tiền công hẳn hòi.
    2. Tỳ kheo chuyên cúng bái tụng niệm, cầu siêu, cầu an, tổ chức lễ lộc, tổ chức hành hương, tổ chức từ thiện v.v... Các vị Tỳ kheo này không có vợ con, có trình độ giáo lý và có học thức, đi đám tụng niệm không lấy tiền công, chỉ nhận tiền cúng dường trai tăng tứ sự v.v... Chùa là nơi sinh hoạt của những Phật tử mê tín suốt ngày.
    3. Tỳ kheo chuyên học tập giáo lý, làm việc Giáo Hội, giảng sư dịch thuật, soạn kinh viết sách, các vị Tỳ kheo này có trình độ văn hóa cao, có kiến thức Phật Giáo sâu rộng nhưng không có tu hành, họ thuộc về cấp lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo.
    4. Tỳ kheo vừa tu vừa thuyết giảng kinh điển, Thiền, Mật và Tịnh cho tín đồ tu tập theo kiến giải của mình, những Tỳ kheo này tu theo Bồ Tát Đạo, hành Bồ Tát Hạnh. Bốn hạng Tỳ kheo trên đây thuộc về Bắc Tông Đại Thừa Giáo.
    5. Tỳ kheo chuyên ăn thịt chúng sanh, đó là những Sư Nam Tông, tu theo kinh sách Nguyên Thủy, nhưng bị kiến giải của các nhà học giả có học thức cao trên đại học thường phá giới, sống phi Phạm hạnh nên hiểu sai lời dạy của Đức Phật đã trở thành những ác tri thức, mất chủng tử từ bi, xa lìa hạt giống chánh pháp, thường lý luận để ăn thịt chúng sanh: ?oĂn Không thấy, không nghe, không nghi.?
    6. Tỳ kheo cất thất, am, cốc riêng để tu một mình, đó là những tu sĩ tiêu cực, yếm thế, chỉ tìm sự an vui cho cá nhân. Họ tưởng tu như vậy là giải thoát, nhưng nào ngờ là trốn đời chạy theo tâm ham muốn sống cảnh yên tịnh.
    Trên đây là sáu hạng Tỳ kheo:
    1a. Nếu quý vị chọn loại một làm thầy thì quý vị tu theo Phật Giáo Đại Thừa Ứng Phú Đạo Tràng mê tín, chịu nhiều ảnh hưởng phong tục tập quán dân gian, những Tỳ kheo này phần đông phá giới, phạm giới, sống không bao giờ đúng giới hạnh, những tu sĩ này được xem là những cư sĩ trọc đầu.
    2b. Nếu quý vị chọn loại hai làm thầy, thì quý vị tu theo Phật Giáo Đại Thừa thuộc Bà La Môn Giáo, tu phước hữu lậu.
    3c. Nếu quý vị chọn loại ba làm thầy, thì quý vị tu theo Phật Giáo Đại Thừa danh lợi.
    4d. Nếu quý vị chọn loại bốn làm thầy, thì quý vị tu theo Phật Giáo Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ Tông. Những pháp môn tu này giống như người nhai viên sắt, nuốt chẳng vô, nhả chẳng ra.
    5e. Nếu quý vị chọn loại năm làm thầy, thì quý vị tu theo Phật Giáo Nam Tông, trở thành ác tri thức, mất tâm từ bi, xa lìa đạo giải thoát.
    6f. Nếu quý vị chọn loại sáu làm thầy, thì quý vị tu theo Phật Giáo yếm thế trốn đời, tiêu cực. Cuộc đời tu hành chẳng tu tới đâu, chỉ có công mà chẳng lợi ích gì.
    Trong Đạo Phật có sáu loại tu sĩ như vậy, nếu quý vị không chấp nhận họ làm thầy của mình, thì quý vị chấp nhận ai làm thầy của mình?
    Chúng tôi xin giới thiệu một vị minh sư của Đạo Phật, để quý vị khỏi tìm kiếm đâu xa và khỏi bị tà sư ngoại đạo lường gạt. Vị minh sư ấy là "Giáo Pháp và Giới Luật của Đức Phật ''''. Xưa, Đức Phật cũng nhờ nương vào giáo pháp và giới luật này, mà Ngài tu chứng đạo. Cho nên, khi thành đạo Ngài đã quỳ xuống đảnh lễ giáo pháp này và tôn xưng nó là Thầy của mình. Đến khi nhập diệt vào Niết Bàn, Ngài di chúc lại: ?oSau khi Ta nhập Niết Bàn, các Thầy Tỳ kheo hãy lấy Giáo Pháp và Giới Luật của Ta làm Thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc tu hành??
    Chúng tôi cũng xin giới thiệu, kinh sách của chính Đạo Phật để quý vị khỏi lầm kinh giả.
    1. Bốn bộ kinh A Hàm.
    2. Năm bộ kinh Nikaya.
    Tuy rằng, bốn bộ kinh A Hàm và năm bộ kinh Nikaya là kinh gốc của Đạo Phật, nhưng trong ấy các Tổ đã có sự thêm bớt rất nhiều, nhất là kinh A Hàm, các Tổ đã dịch làm lệch ý của Phật và còn soạn viết những bài kinh gạch nối giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa. Vậy, quý Phật tử khi nghiên cứu đừng tin trọn những kinh sách này, mà hãy nhớ lời Đức Phật đã dạy:
    ?oNày các Kàlàmà!
    1- Chớ có tin vì nghe truyền thuyết,
    2- chớ có tin vì nghe truyền thống,
    3- chớ có tin vì nghe người ta nói đồn,
    4- chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng,
    5- chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình,
    6- chớ có tin vì đúng theo một lập trường,
    7- chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dự kiện,
    8- chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình,
    9- chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền,
    10- chớ có tin vì bậc Sa Môn là Đạo Sư của mình, v.v...
    Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào, tự mình biết rõ như sau: ?oCác pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau?. Thời này, Kàlàmà hãy từ bỏ chúng không nên tin theo?.
    Những lời dạy trên đây của Đức Phật, là những lời nhắc nhở và cảnh cáo đệ tử của mình, đừng quá vội tin mà bị lừa đảo những pháp môn ngoại đạo giả mạo của Phật Giáo.
    Rút ra từ những lời dạy này, khi bước chân vào các tôn giáo thì chúng ta cần phải dè dặt cẩn thận nhiều hơn, không nên tin mù quáng mà phải chọn đúng chánh pháp dạy đạo đức làm Người, làm Thánh. Vì chính đạo đức làm Người, làm Thánh là sẽ không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả những loài chúng sanh.
  7. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    ĐẠO PHẬT LÀ MỘT TÔN GIÁO TỰ LỰC
    Người muốn đi theo con đường tu hành chân chánh của Đạo Phật, thì phải thấu rõ đời sống của con người từ khi sinh ra cho đến khi chết. Toàn là một cuộc sống khổ, khổ như thật; khổ vì thân tâm của mình mang đầy ắp phiền não tham, sân, si; khổ vì mọi người sống chung quanh mình tư tưởng không đồng nhau; khổ vì hoàn cảnh trái ngang lúc thuận lúc nghịch; khổ vì cơm ăn áo mặc phải vất vả gian nan. Khi chúng ta thấy đúng, biết đúng khổ như vậy, thì mới dám chọn con đường tu hành của Đạo Phật. Nếu không thấy đời sống khổ như thật, còn thấy nó có hạnh phúc, có an lạc, sung sướng thì đừng nên chọn con đường tu hành của Đạo Phật.
    Tại sao vậy?
    Tại vì con đường tu hành của Đạo Phật là con đường đi ngược lại với cuộc sống của đời người. Vả lại, con đường tu hành theo Đạo Phật là một con đường phải tự lực dùng sức lực của mình, luôn luôn phải trau dồi thân tâm và rèn luyện tu tập cố sức xả bỏ những tâm niệm đầy tham muốn và các ác pháp đang vây quanh. Khi muốn xả bỏ như vậy, thì chúng ta cần phải gan dạ, lầm lỳ, kiên trì, chịu đựng, kham nhẫn v.v.. mà còn phải đầy đủ nghị lực để mạnh dạn dứt bỏ những thói hư, tật xấu, chứ không phải vào điện Phật cúng bái, cầu khẩn, van xin, nhờ tha lực chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ, trợ lực cứu khổ cứu nạn, giải thoát các khổ đau, tai ương, bệnh tật v.v.., hay phóng hào quang tiếp độ những vong hồn người chết về cõi Cực Lạc Tây Phương.
    Và cũng không phải tu hành bằng cách tụng kinh, niệm Phật, niệm chú, ngồi Thiền, luyện bùa, luyện chú để có thần thông, pháp thuật v.v.. hoặc để cầu được sinh về Cực lạc, Niết Bàn bằng những tha lực, oai lực của chư Phật, chư Bồ tát.
    Muốn tu theo Đạo Phật để thoát cảnh khổ đau của kiếp làm người, thì phải dùng sức tự lực của chính mình, chứ không phải bằng tha lực của người khác, như trong các kinh sách phát triển Đại Thừa dạy.
    Đọc kinh sách Nguyên Thủy, chúng ta thấy Đức Phật dạy tu hành bằng những pháp môn tự lực, hầu hết không có một bài pháp nào dạy tu tập cầu tha lực. Chỉ có kinh sách phát triển Đại Thừa mới có dạy tu tha lực mà thôi (niệm Phật cầu vãng sanh).
    Khi nghe giảng đến đây, có người lại hỏi chúng tôi: "Vậy, kinh sách Nguyên Thủy Phật dạy: ?oTứ Bất Hoại Tịnh?, không phải pháp môn Tứ Bất Hoại Tịnh là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới sao?"
    Kính thưa quý Phật tử! Đức Phật dạy niệm Phật là sống như Phật, chứ không phải niệm danh hiệu Phật; niệm Pháp là sống đúng như pháp, tu tập đúng như pháp, chứ không phải tụng kinh; niệm Tăng là sống hòa hợp như chúng Tăng, không chống trái nhau, chứ không phải trai tăng cúng dường lạy lễ các vị Tăng để cầu phước báu; niệm Giới là sống đúng Phạm hạnh, không hề vi phạm giới luật và không phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, chứ không phải hằng tháng vào ngày 30 và ngày rằm cùng nhau tụng giới. Nghe dạy niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới thì các nhà học giả kiến giải theo chữ nghĩa mà giải thích ra, niệm là đọc lầm thầm trong ý như câu; ?oNam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni hay Nam Mô Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.? Niệm như vậy, là niệm theo kiểu Đại Thừa không có nghĩa gì cả, không có sự giải thoát gì cả. Ở đây, Đức Phật dạy niệm tức là sự tư duy Phật, Pháp, Tăng và Giới để chúng ta thấu triệt Phật, Pháp, Tăng và Giới hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như Phật, như Pháp, như chúng Thánh Tăng và như Giới luật đã dạy.
    Có hiểu biết và tu tập như vậy, thì mới có giải thoát thật sự, còn niệm danh hiệu Phật, tụng kinh, cúng dường trai tăng và đảnh lễ chư Tăng và tụng Giới, dù có niệm Phật, Pháp, Tăng và Giới như vậy cho đến muôn kiếp ngàn đời thì cũng chẳng có giải thoát được chút nào. Người ta đã lầm, niệm như vậy là để nhất tâm bất loạn tức là niệm không có vọng niệm xen vào, chỉ duy nhất có câu niệm Phật mà thôi, thì sẽ được vãng sanh Tịnh Độ, đó là hiểu theo Tịnh Độ Tông (Thất nhựt nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền...) Còn hiểu theo Thiền Tông, thì nhất tâm bất loạn tức là chẳng niệm thiện niệm ác, chẳng niệm thiện niệm ác là Thiền định, là Phật tanh. Nhưng tất cả những sự tu tập như vậy, đều sai hết quý vị ạ! Chỗ nhất tâm bất loạn của quý vị, sẽ rơi vào thế giới tưởng của tưởng uẩn, nơi đây là mê hồn trận của tà giáo ngoại đạo. Quý vị tu hành cần nên cảnh giác nơi hang hùm nguy hiểm này. Nếu tu tập đến đây quý vị coi chừng rối loạn thần kinh mà nguy hiểm tánh mạng, biến quý vị trở thành người điên khùng.
    Người mới bước chân vào Đạo Phật, ngơ ngác trước đống kinh sách khổng lồ của Phật Giáo Đại Thừa. Có những loại kinh sách, chúng ta đọc vào thấy toàn sự tu tập đều nhờ tha lực để trợ lực trên bước đường đi đến giải thoát như: kinh Vô Lượng Quang, kinh Di Đà, kinh Quy Ngươn, kinh Pháp Hoa v.v..
    Tất cả kinh này đã làm cho người tu sĩ nhụt chí, mất hết nghị lực, biến Phật Giáo thành một tôn giáo tha lực; một tôn giáo mê tín khiến cho người đời sau tu hành chỉ còn biết cầu cạnh vào kẻ khác, do những sự tu hành sai này Đạo Phật chẳng còn ai tu chứng.
    Họ lý luận, người mới tu phải tụng kinh, bái sám, niệm Phật, lạy hồng danh chư Phật, phải cầu tha lực, còn người tu lâu năm phải tự lực ngồi Thiền quán niệm hơi thở. Người tu hành mà hiểu Phật Giáo như vậy, tức là chẳng hiểu Phật Giáo gì cả. Hiểu như vậy là hiểu theo Phật Giáo Đại Thừa.
    Người mới tu, như các cư sĩ bước chân vào Đạo, Đức Phật đã dạy bài học tu tập tự lực đầu tiên là phải dứt bỏ sáu nghề nghiệp ác đang sanh sống hàng ngày, nghĩa là chúng ta muốn theo Đạo Phật tu hành thì phải đổi nghề ác làm nghề thiện.
    Qua bài kinh dứt sáu nghề ác, chúng ta thấy rõ sự tự lực của Đạo Phật ngay từ lúc ban đầu.
    Khi bước chân vào Đạo ta được nghe Người dạy :"Thông hiểu những gì cần phải thông hiểu, dứt bỏ những gì cần phải dứt bỏ, tu tập những gì cần tu tập, trau dồi những gì cần trau dồi." Những việc làm này không thể cầu tha lực của người khác được.
    Đạo Phật là một tôn giáo xây dựng trên nền tảng thiện pháp, mọi ác pháp đều phải được loại trừ dứt bỏ, nhờ có loại trừ ác pháp, tăng trưởng thiện pháp, cuộc sống mới có sự giải thoát an vui, hạnh phúc cho mình, cho người.
    Loại trừ ác pháp, chỉ có tự lực, không thể có tha lực, những điều làm ác phải tự mình dứt bỏ chứ không thể cầu cạnh người khác giúp mình được.
    Ví như mình đi ăn cắp, ăn trộm, nhờ người khác giúp mình đừng ăn cắp, ăn trộm có được không? Không thể được, phải tự mình biết đó là một việc làm ác, khiến người ta sầu khổ thì mình nên dứt bỏ, cũng như sáu nghề nghiệp ác, không thể cầu chư Phật giúp mình dứt các nghề nghiệp ác đó được. Chính phải tự mình tự lực dứt bỏ, không hành nghề ác đó nữa.
    Nhờ thế, chúng ta mới biết rõ Đạo Phật là đạo tự lực. Kinh sách tha lực không phải kinh sách Đạo Phật.
  8. dhlv

    dhlv Guest

    Thời bây giờ đang chấn hưng Phật giáo!
    Các bác nếu có điều kiện cũng nên quảng bá cho mạnh, ngoài lý thuyết nên tham gia các hoạt động của nhà Chùa.
    Chứ chỉ trong khuôn khổ box này cũng không ăn thua, chẳn hạn nhân một ngày lễ nào đó thì làm hình thức đi du lịch, sang box du lịch kết giao....
  9. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Dạ cám ơn bác đã nhắc nhở, cũng có lý do để MT chỉ post giáo lý nguyên thủy ở box này mà không post ở các box khác, các diễn đàn Phật giáo ở các trang web khác bác à......
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Đức Phật nói: Cứu một mạng người,phúc đẳng hà sa. Ông Thích Thông Lạc làm như thế này là cứu được bao nhiêu người tu Phật xuất gia và tại gia; thậm chí cả những người ko trong đạo nữa; phúc đức lớn lắm

Chia sẻ trang này