1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hoá phục vụ kiểu Hà Nội

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi khongcoviecgikho, 13/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongcoviecgikho

    khongcoviecgikho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Văn hoá phục vụ kiểu Hà Nội

    http://www.dantri.com.vn/nhipsongtre/2006/11/152327.vip
    Văn hoá phục vụ kiểu Hà Nội

    Bà chủ hàng phở gà trên phố Lương Văn Can có thể thét mắng bất cứ khách hàng lơ ngơ nào. (Ảnh: Jundat)

    Chỉ có ở Hà Nội người ta mới hào hứng đi ăn cháo chửi. Chỉ có ở Hà Nội người ta mới xếp hàng chờ đến lượt chan tô phở. Chỉ có ở Hà Nội người ta mới chịu cứng thái độ tiền có trao thì cháo tao mới múc?

    Đấy mới chỉ là một trong rất nhiều những thói quen khó hiểu đầy sự chịu đựng của người Hà Nội. Nhưng đã đến lúc bắt buộc phải nhìn lại văn hoá phục vụ tại Hà Nội.

    Nhìn cảnh người ăn phở tay giơ cao tiền mặt, đứng kiên nhẫn xếp hàng ăn phở trên phố Bát Đàn, Nhà Chung mới thấy thật thương. Cô ?omậu dịch viên? áo blouse trắng, mặt hoa da phấn mà lạnh như tiền, không tiếc câu chuyện phiếm với nhau cứ nhìn tiền khách mà làm phở.

    Người ăn ngoan ngoãn tự bưng phần ăn của mình tìm chỗ ngồi. Nếu ăn chua muốn xin thêm một phần tư miếng chanh là y như rằng bị mắng cho xơi xơi vào mặt - ăn gì mà chua thế, vắt gì mà dối thế?

    Cũng ăn phở trên Lò Đúc còn khối chuyện bi hài. Nếu không biết ngồi yên một chỗ, gọi phục vụ một tô phở là y rằng bị mấy cô cậu mặt non choẹt mắng vào mặt. Ăn phở tái lăn ở đây không trình tiền ra trước là đừng hòng có phở mà ăn. Nhiều khách muốn có miếng chanh tươi ăn kèm ư, đừng hòng, ở đây chỉ có giấm thôi nhé...

    Ở Hà Nội nó vậy, phở nhà này ngon có tiếng, ăn không ăn thì biến. Có khối người bởi thế mà cứ cắm đầu mà ăn, không ?odám? ngo ngoe thêm tiếng nào.

    Chuyện truyền tai ở Hà Nội rằng cũng đã có ông tướng tay điện thoại cho ?oông nhớn? tay kia cầm một viên gạch lề đường thả tõm vào nồi nước lèo hàng bánh đa nổi tiếng: ngon, đông khách, cô chủ chửi như hát hay và tính tiền điêu như thói quen. Nghe đâu, cô hàng đanh đá hôm đó đau tái mặt, miệng như bị khâu vì gặp phải ông tướng con coi trời bằng vung?

    Dân tình nghe đến sướng, mấy hàng cháo chửi, bún chửi, bánh đa chửi cứ phải gặp mấy tướng con này. Để bớt đi cái ?otự hào? phát gớm, miệng phun cả thúng từ ngữ vỉa hè xó chợ, đầu cứ đinh ninh miếng ăn ngon thì ai thèm ắt phải chịu?


    Hàng ?ocháo chửi? khét tiếng của bà Mỹ ở Lý Quốc Sư nay đã hoà nhã với khách ít nhiều. (Ảnh: Jundat)

    Cái trò vui ăn hàng hành xác hành tai này đã đến lúc tàn dư là vừa. Hà Nội ngày càng thay đổi. Có quá nhiều những thay đổi dần dần trong văn hoá phục vụ mà nếu không để ý thì cũng khó nhận ra. Quán cà phê Paloma ở ngã tư đẹp bậc nhất Hàng Bài - Lý Thường Kiệt thuở nào ?olừng danh? vì cung cách phục vụ rất bao cấp là không nói năng - không cười - không tiễn khách, nay đã bị cạnh tranh bằng cả con phố Lý Thường Kiệt hàng chục cà phê kiểu mới. Paloma nay đã bị thay thế bằng một quán khác, chẳng cần cải tiến gì nhiều chỉ cần thay đổi thái độ phục vụ thực khách là có thể tìm vị trí xứng đáng?

    Bây giờ không thể kể một lúc là hết những quán cà phê, nhà hàng kiểu mới. Các thương hiệu quán xá Bắc Nam cũng phổ biến toàn thành. Phở truyền thống Hà Nội cũng bị cạnh tranh sát sườn với chuỗi nhà hàng Phở 24, phở Vuông sáng choang sạch sẽ?

    Một nhà hàng, cà phê mới nào mở ra, việc đầu tiên của ông chủ là đào tạo nhân viên phục vụ. Thay đổi nhiều rồi. Thay đổi để nhân viên nào cũng biết mỉm cười, biết đứng xa im lặng khi khách hàng trò chuyện, biết cảm ơn khi khách rút ví trả tiền, biết mở cửa đỡ đồ giùm phụ nữ? Xã hội hiện đại dù giữ truyền thống nhiều đến đâu, cũng chả cần thiết phải giữ những bà chủ sẵn sàng chống nạnh phun vào mặt thực khách những lời khó nghe?

    Còn những người lưu luyến thú vui vỉa hè, liệu đã thay đổi hay chưa?

    Theo Lũng Yên
    Sài Gòn Giải Phóng
  2. romance_soldier

    romance_soldier Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Tớ kệch mấy cái hàng kiểu này từ lâu rồi đồng tiền mình làm ra chứ có phải vỏ hến đâu mà mình ăn thì mất tiền chứ.
    Mấy cái kiểu làm ăn này vẫn còn sống được là nhờ HN này quá đông người chứ không phải hay ho gì
  3. alexanderthegreat

    alexanderthegreat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    4.053
    Đã được thích:
    0
    Công bằng mà nói thì văn hoá phục vụ của Hà nội còn nhiều chỗ không bằng SG. Tuy nhiên đưa cái cháo chửiphở xếp hàng lên làm điển hình và gọi đấy là Văn hoá phục vụ kiểu Hà nội thì thật quá đáng.
    Đồng ý là cháo chửiphở xếp hàng chẳng hay ho gì. Bản thân tôi chưa thưởng thức những chỗ đây lần nào. Cũng có người rủ đi nhưng nghe tiếng đã không muốn đi rồi.
    Tôi cũng không hoàn toàn thich cách phục vụ của SG. Mấy anh giai Hà nội vào SG đi ăn cơm trưa, ăn cơm mất 8000 mà phải trả thêm tiền giữ xe 2000 nữa chắc ăn cơm cũng không thấy ngon nhỉ .
  4. nhimcon87

    nhimcon87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Chà chà, sao mà sướng thế nhỉ? Em ở Sài Gòn nên chả được cái cảm giác "ăn phở mà ngỡ cơm tù" như ở Hà Nội. cái nì em có hỏi 1 anh ở Hà Nội (vì nghe kể thấy lạ quá) và anh ta trả lời rất ư là kinh tế "Vì sự tư bản hoá của Hà Nội chưa bằng TP nên cái bản chất coi thười khách hàng thời bao cấp còn nặng lắm" (nguyên văn quên mất gòi ).
    Nghe thầy em kể thì TP cũng từng có 1 quán miến chửi như thế nì (bà chủ người Hà Nội mà lị) nhưng bi h đã hết gòi mặc dù dư âm "chửi" cũng còn hiện rõ trên mặt tiếp viên (khi xin thêm chanh đấy-mặt các cô ấy lạnh lùng lắm).
    Hy vọng tương lai gần mấy quán phở ấy thay đổi cách phục vụ, không thì Tây nó vào bán phở cho biết mặt mà dẹp tiệm lun
  5. humde

    humde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2004
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ từ hai mặt:
    1. Người bán: Có gì cao siêu nơi món phở mà không làm nổi cho ngon để khách hàng phải tìm ăn các quán mà họ hay bị chửi. Ngưòi làm phở, dù là phở gánh cũng nên học tập nâng cao tay nghề để phở cả Hà Nội đạt "ai-dô". Khi đó mấy hàng phở nổi tiếng đỡ tinh tướng.
    2. Người mua: Vừa thoát khỏi cái "ăn no mặc ấm", người Hà Nội nói riêng và dân Bắc nói chung bước vào xã hội tiêu dùng với nhận thức lệch lạc, đua đòi. Áo quần xe cộ chỉ cần đắt là đẹp. Ăn uống phải chui vào ngõ sâu hay vùng xa mới "sành". Thực ra đó là tàn tích của thói a dua. Hai bát phở ngon như nhau nhưng chỗ nào ở sâu hơn hay bị chửi nhiều hơn thì đông người đến hơn vì như thế ta mới sành bằng người.
  6. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác.
    Té ra không chỉ mình mình bức xúc, sướng quá.
    Hôm lâu lâu, em có việc vào cái siêu thị ở AIA, hôm đấy em mới đi công trình về đường xa bụi bặm, ăn mặc lôi thôi. Vào đến cửa là các thượng đế nhìn mình như nhìn thằng tội phạm. ( Các bác thông cảm, em vẫn tâm niệm chủ hàng là thượng đế ). Đi chọn hàng, thượng đế theo từng bước. Quay ra hỏi thì cau có .Thái độ thượng đế muốn tống mình ra càng nhanh càng tốt để đỡ mất công hộ tống. Bực không chịu được.
    Em có cảm giác ở Hà Nội cái hình thức khi đi ra đường nó quan trọng lắm.
    Một lần em đi mua vali ở Bờ Hồ. Hình như họ chỉ chăm chắm bán cho Tây hay chính họ là Tây thì không biết. Hỏi không thèm trả lời, nhún vai, xua tay xua chân. Mình mặc cả thì thượng đế cuời khinh bỉ rồi buông 1 câu ngắn gọn : ít tiền thì đừng đi mua hàng.Chính ra chiêu đấy cũng hay, em theo dõi có ông máu sĩ nổi lên cãi nhau một hồi rồi rốt cục là rút phắt tiền ra trả. Cao kế thật. Không đâu như ở đây. Em và thằng bạn cứ trố mắt nhìn , vừa tức vừa buồn cười.
    Không biết bao giờ các thượng đế đất Hà Thành mới biết mở mắt.
  7. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Bác đi được mấy quán cơm ở Sài Gòn hay thấy cách phục vụ ở Sài Gòn bao nhiêu lần rồi mà phán như thần vậy???
    Chán
  8. khongcoviecgikho

    khongcoviecgikho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Câu nhận xét hay và chí lí lắm .
    Hà Nội phần thì dân trí bị ngu đi khi sống quá lâu trong thời bao cấp và dư âm bao cấp ( hơn Sài Gòn chí ít là 15 năm - tính từ năm 1960 ) nên văn hóa sống của họ là văn hóa : rụt rè của những người trí thức thanh lịch , ngại thay đổi , ngại thể hiện , thụ động ...
    Còn loại dân Hà Nội kinh tế mới , thứ dân nhà quê nhà quệt tràn vào thành phố kiếm sống thì đem nguyên si cái văn hóa lỗ mãng mất dạy vào thủ đô kiểu như mấy con mụ cháo chửi nêu trên .
    Ở Sài Gòn , kinh tế năng động và tư nhân hóa cao độ hơn nhiều , phần vì trước 75 họ đã như thế , phần vì ảnh hưởng của phong cách làm ăn từ thân nhân Việt Kiều ....nên khách hàng tương đối là thượng đế .
    So sánh hai thành phố thấy bật ra nhiều điều vĩ mô , ba cái thuyết "ưu việt" mị dân thời xưa dần bị quăng vào giỏ rác , tâm trí người dân rồi cũng trở về cuộc sống có cạnh tranh có văn hóa của nền kinh tế tư bản mà WTO là một thí dụ .
  9. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Sưu tầm bài nay trên một trang Web của Hà Nội:
    http://forum.hanoifishing.com/showthread.php?t=678&page=3
    Cà phê
    Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
    Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn
    Ăn trưa
    Cơm trưa Sài Gòn với tô canh ổ qua hai ngàn rưởi
    Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền
    Gọi điện ngoài đường
    Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
    Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại - cho cả thế giới biết bạn là ai
    Cảm ơn
    Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn
    Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn
    Cơn mưa
    Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên
    Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng
    Ăn mặc
    Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex
    Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ
    Xe máy
    Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh
    Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ
    Giao thông
    Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi
    Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý
    Trà đá
    Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
    Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí
    Ăn phở
    Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa
    Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê
    Giầy vớ
    Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ
    Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày
    Con đường:
    Hai con đường đôi vắng vẻ với tán lá xà cừ rậm rạp đầy tiếng ve trong những trưa hè - chúng giống nhau đến lạ!
    Đường Hoàng Diệu (Hà Nội)
    Tôn Đức Thắng (Sài Gòn) -
    Chợ tình:
    Chợ tình Sài gòn: Anh hai có xài em hông
    Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca
    Đụng hàng:
    Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau...
    con gái Hà Nội: "Tớ với ấy cùng mua nó nhé?"
    con gái Sài Gòn: "Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác"
    Tỏ tình:
    Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"...
    con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì sao?"
    con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ!"
    Ca ve:
    Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho ****...
    **** Hà Nội: "Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?"
    **** Sài Gòn: "Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha..."
    Ăn sáng:
    Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: "Đi ăn sáng với tớ nhé?"...
    ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!
    ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!
    Dạ vâng:
    Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa...
    ở Hà Nội: Bạn nói: "Dạ vâng!"
    ở Sài Gòn: Đã "Dạ" thì khỏi cần "Vâng"
    Giàu có:
    Bạn được coi là giàu có khi...
    ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
    ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền
    Chào hỏi:
    Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về...
    ở Hà Nội: "Cháu chào cô cháu về!"
    ở Sài Gòn: "Con thưa dì con dìa!"
    Giữ xe hàng quán:
    Hà nội: Giữ xe miễn phí
    Sài gòn: "Anh cho xin 2 ngàn"
    Uống bia
    Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn
    Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya về
    Xôi :
    Hà Nội : Gói lá
    Sài Gòn : Cho vào hộp, hay bịch nylon
    Phở :
    Hà Nội : khó mà thiếu mì chính, quẩy
    Sài gòn : Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)
    Giao thông :
    Hà Nội : Đèn đỏ không được rẽ phải
    Sài gòn : Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái
    Siêu thị :
    Hà Nội : Đắt đỏ, hàng hóa kô thiết thực
    Sài Gòn : Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình
    Nhà sách :
    Hà Nội : Nhân viên hách dịch
    Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi
    Chùa chiền :
    Hà Nội : Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa
    Sài Gòn : Không gian ồn ào, không tịnh
    Tào phớ : (cái na?y la? cái gi? nhi???)
    Hà Nội : Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai
    Sài Gòn : Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài
    Chè :
    Hà Nội : Ăn trong cốc, bát nhỏ
    Sài Gòn : Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút
    Cắt chanh :
    Hà Nội : Bổ ngang
    Sài Gòn : Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa
    Nước canh rau muống :
    Hà Nội : Sấu, chanh
    Sài Gòn : Me, chanh
    Cơm sườn
    Hà Nội : những miếng sườn nhỏ nhỏ xào chua ngọt, ngon kinh hoàng
    Sài Gòn : một tảng thịt nướng to đùng
    Hồ
    Hà Nội : mênh mông là nước, đẹp và thơ mộng
    Sài Gòn : như một cái ao bé cỏn con.
    Xe
    Hà Nội : hiếm gặp những xe đời cũ
    Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố
    Quà vặt
    Hà Nội : không nhiều nhưng tinh tế
    Sài Gòn : nhiều vô kể, giá rẻ , không đến nỗi nào nhưng không đặc sắc
    Sinh viên và ****:
    Sài gòn: Nhiều em SV trông như ****
    Hà nội: Nhiều em **** trông như sinh viên
    Đi du học:
    Hà nội: "Tự túc" mới oách (phổng mũi vì nhà tớ có tiền nhá! Học bổng á? Bèo, bọn đi Nga bằng học bổng ở cái Hà nội này đưa tay vơ 1 cái thì đầy cả sọt)
    Sài gòn: "Học bổng" mới ngầu (lên mặt nhà tui có chất xám nghen! Tự túc hả? Dân có tiền cho con đi du học ở Sì gòn này thiếu giống gì)
    Tán gái:
    Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
    Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán
    Chất chơi và chất chiến:
    Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì đech có.
    Sài gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : chú cần nhiêu.
    SG: chả ram , chả giò
    HN: nem rán
    Sài Gòn : Ít Cafe + ít sữa + đá + đá + đá... + đá = 1 ly caphê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng... (chan vào cafe uống ????), hết lại có thêm ( kô cần xin )
    Hà Nội : Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc
    Vá xe
    Sài gòn : Vá xe lúc nửa đêm ... em xin 5 ngàn thôi
    Hà Nội : Muộn rồi em ơi , 50 nghìn anh vá cho
  10. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    ==================
    Hay đấy

Chia sẻ trang này