1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa, tính cách con người Việt theo vùng miền

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi chimgokien, 18/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sephiroth2m

    sephiroth2m Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Tính cách của các bác miền Nam là cái gì cuar miền Bắc, của Hà Nội là cũng xấu, cũng đáng bị lên án cả
  2. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội hay Sài Gòn đều là thành phố trọng điểm, nơi dân bốn phương đổ về. Nói thế đủ biết chẳng có cái gì gọi là tính cách Hà Nội với tính cách Sài Gòn cả.
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Một nhận định hơi ...thiếu tính cách ! Thế thì xã hội ta đâu cần những nhà văn hóa (Không thanh, chẳng lịch thì cũng người ...Tràng An !).
    Xu hướng văn hóa chung của người Á đông là thanh tao hóa, càng sang thì lại càng phải thanh tao. Tuy xã hội phát triển ngày càng dày đặc thì chúng ta cũng không nên để nó lấn át vào lối sống. Điều này cũng không có nghĩa là bài trừ văn hóa Âu-Mỹ. Trên phim ảnh Mỹ vẫn đầy rẫy những lời thô tục, hoặc ngược lại ở Nga lại cấm cả việc nói tục....Văn hóa cao cũng không có nghĩa là ta phản ứng lại với lới nói tục...
  4. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449

    Ngày xưa nghe kể 1 câu chuyện nội dung đại khái thế là thế này.
    1 thằng nhóc được mẹ cho 2 hào bảo đi mua 1 gói muối, đi về tí
    tởn thế nào, làm rơi mất, thế là ngồi giữa đường khóc.
    1 chú miền Bắc đi qua, hỏi rõ đầu đuôi, xong xuôi, chút í ngồi
    xuống bên cạnh, làm ngay 1 tràng dài về sự đời có được có
    mất, rồi khuyên nhủ nhóc con về nhà xin lỗi mẹ, mọi sự sẽ
    không sao cả.
    1 chị miền Trung qua, chưa nghe nói gì, thấy muối vung vãi
    khắp, cứ xuýt xoa mãi, chẳng đoái hoài gì tới đứa nhỏ.
    1 gã miền Nam đi qua, hỏi chuyện xong, vứt ngay cho đứa bé 5
    hào, đi mua gói khác.
    Nếu dùng 3 người này để kết luận thì không thể chính xác,
    nhưng đại khái người ta dùng tính cách đặc trưng để miêu tả
    diễn biến câu chuyện. Người miền Bắc miệng lưỡi lanh lẹ hơn, miền Trung thì tằn tiện, còn miền Nam thì phóng khoáng theo
    kiểu công tử Bạc Liêu. Đúng như bác gì ở trên nói.
    Có lẽ là do ngưởi ta không quen với sự "miệng lưỡi" của Hà thành chăng?
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nói tục cũng thể hiện một tâm lý, tâm thức nào đó.
    Nó như việc giải phóng ức chế, stress. Nó có nguồn gốc xã hội của nó.
    Theo tôi, nói tục cũng là một cách ''phản ứng'' văn minh, hơn là mang đao búa ra để xử lý.
  6. promum

    promum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Có một nhận xét rất đúng liên quan đến văn hóa vùng miền:
    - Sinh viên Miền Bắc tốt nghiệp bằng mọi cách xin được vào làm nhà nước thì thích hơn làm cho các Doanh nghiệp.
    - Sinh viên Miền Nam thì ngược lại, kém lắm mới xin vào nhà nước.
    Qua đó các bạn cũng hiểu tính cánh và phong cách 2 vùng miền khác nhau (ở đây Tôi không có ý phân biệt, chỉ nêu ra hiện tượng để mọi người tự hiểu thôi)
  7. lopbopp

    lopbopp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    117
    Cho em hóng hớt chút. Em nghĩ tính cách con người vùng, miền phần lớn phong thổ của vùng miền đó tạo nên. Ví dụ: Miền bắc do phong thổ có đầy đủ các yếu tố khí hậu, địa lý, phong cảnh. Như khí hậu thì có đầy đủ 4 mùa, phong thủy thì đầy đủ như đồng bằng rộng lớn, núi non hữu tình, biển rộng sông dài đều có đủ cả nên tính cách cũa người miền bắc rất văn hoa và sâu sắc trong lời nói và suy nghĩ, dặt biệt là người Hà Nội vì là trung tâm văn hóa của miền bắc Con người ở vùng nầy rất thích hợp cho việc làm chính tri và ngoại giao.
    Miền trung do phong thổ không được bằng phẳng, độ dốc lớn và thời tiết lại khắc nghiệt, con người sống ở miền nầy luôn luôn phải đương đầu với vô vàn các khó khăn khổ nhọc do thời tiết mang lại nên con người miền nầy rất dũng cảm không sợ khó khăn gian khổ luôn luôn sẳn sàng đương đầu và đi trước một bước với mọi thách thức, tuy nhìn bề ngoài họ có phần khô khan và cục tính nhưng bên trong lại tràn đầy lòng nhân ái và vị tha. Con người miền này rất thích hợp cho việc làm quân sự.
    Miền nam do khí hậu và thiên nhiên ưu đãi, đất dai thì trừu phú, làm chơi ăn thiệt, con người vì thế nên ích lo chỉ thích kết giao để việc trao đổi sản vật làm ra được thuận tiện nên tính cách hiền hậu, chơn chất và phóng khoán. Con người vùng nầy rất thích hợp cho công việc kinh thương,
    Trên là ngu ý của cá nhân em có gì không phải mong các bác bổ qua cho.
  8. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.287
    Đã được thích:
    2.245
    Mình hiểu một cách rất nôm na như thế này:
    - người Bắc sống theo kiểu làng xã, tư duy mang tính nông nghiệp, bảo thủ, cố cựu... Mặt tốt là tinh thần đoàn kết, tương trợ rất cao, nhưng chỉ khi bị đụng chạm đến cả làng từ yếu tố khách quan, còn trong nội bộ với nhau thì phổ biến tình trạng "bằng mặt không bằng lòng", hay chấp vặt, nhớ lâu, thù dai...
    - Người miền Trung do khí hậu khắc nghiệt nên giỏi tính toán, xoay xở, chi li trong cuộc sống. Nói họ vùng miền chỉ đúng một phần, thực tế trong lịch sử Việt Nam mình, người miền Trung đóng vai trò rất lớn trong kiến thiết đất nước. Nếu liệt kê đầy đủ những danh nhân từ cổ chí kim, tôi có thể chắc rằng người miền Trung chiếm không dưới 60, 70 %. Xin nói rõ tôi là người Phú Thọ, dân Bắc kỳ chính hiệu.
    - Người miền Nam hầu hết có nguồn gốc tứ xứ, là dân đi mở cõi khai phá xâm chiếm mà thành nên văn hóa khá đa dạng. Do nguồn gốc của mình nên họ dễ tiếp thu cái mới, tính tình phóng khoáng, dễ gần nhưng cũng dễ quên. Nói thêm một chút, con gái miền nam rất hay, dễ thương nhưng quả thật nếu đưa một cô về làng ra mắt họ hàng mà lại toàn các bà, các mợ khó tính thì dễ nảy sinh vấn đề lắm. Có lẽ phải mở lớp lịch sử văn hóa trước ở làng ấy chứ.
  9. haxd34

    haxd34 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
    cái này thì xưa roài
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bạn mà có đưa được 1 cô miền Nam về thì ít nhất đừng bắt cô ta phải nói giọng bắc ...
    Nếu bạn đã làm việc với ngưòi nước ngoài thì bạn sẽ thấy rõ tính cách từng miền. Đôi khi tôi có cảm tưởng 3 người Việt = 1 người TQ "chia" làm 3 vậy. Công nhân TQ họ làm việc điềm tĩnh, trật tự, thao tác hầu như giống nhau. Còn CN Vietnam thì mỗi người mỗi kiểu cách làm việc, tác phong thao tác mỗi người mỗi "trường", chỉ có nhậu nhẹt là phải hoà đồng, hoặc bắc lôi kéo nam hoặc ngược lại...Công nhân TQ cũng có người chính người phụ, người phụ thì tuyệt đối nghe theo người chính, rất ít nói chuyện, phàn nàn này nọ, nhậu nhẹt, chơi bời thì chuyện của "a" (anh). Đài loan chẳng hạn, giữa trưa, một bọn mỗi tên 1 chai bia, uống cái vèo rồi đi làm...Có dạo xí nghiệp nọ đang lắp thiết bị, chỉ mình tớ làm việc với mấy chuyên gia TQ, cả tháng hấu như chẳng có việc gì, họ làm phần việc của ho, mình làm phần việc của mình. Có thằng nó chỉ váo 1 chiếc máy của TQ rồi chỉ vào chiếc máy của công ty nó, vừa lắc đấu vừa cười...Thế rồi 1 bắc kỳ "lõi" vào, xí xa xí xố, bởn cợt, rồi 1 cn miền tây rụt rè (sau cũng bị cn bắc này lôi kéo)...Rồi đến 1 "ông" Thanh hoá . Tưởng "ông" này là "đàng mình" nên cũng mừng, nhưng sau thấy ông có vẻ sượng vì phải bám theo đám văn phòng, mà mỗi lần như thế thì "ông" lại giơ tay (như bức tượng Lê Lợi ở SG) hú họa mình...Nghĩ !
    Dân Hanoi thì tự hào về tính thanh lịch, còn dân Huế thì tự hào về sự tinh tế, nhưng thường thì ...lực bất tòng tâm. Ngôn ngữ thanh lịch không thể len vào chi tiết kỹ thuật (về mặt không gian), sự tinh tế Phật giáo dường như quên đi trật tự thời gian...Người Quảng thì có 1 đặc trưng là sự nhanh-chậm (như Thái Cực Quyền). Đôi khi mua hàng vội mà gặp cô bán hàng người Quảng như đang đeo..headphone, cũng có khi phải chạy maratong khi làm việc với sếp Quảng (nhất là cái chiêu "gái về nhà chồng" )...
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này