1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa, tính cách con người Việt theo vùng miền

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi chimgokien, 18/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. promum

    promum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Chưa xưa Diễm ạ. Đang ở thì hiện tại đấy
  2. 200tuoi01

    200tuoi01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2008
    Bài viết:
    2.307
    Đã được thích:
    0
    Tớ tiếp xúc với 3 miền thì tạm thấy thế này.
    Dân Hà Nội thường tự khen mình
    Dân Sài Gòn thì hay khen đối thủ
    Dân miền Trung chỉ cười khẽ dạ dạ, trong đời chỉ bộc lộ vài lần cho biết.
  3. XuanThuy1979

    XuanThuy1979 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    823
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi nghĩ tính cách mỗi vùng miền thì phụ thuộc nhiều vào điều kiện dia ly tự nhiên của vùng miền đó, miền Nam điều kiện ưu đãi nên ng miền Nam sống vô tư và phóng khoáng, ngẫu hứng và ko thích ép mình, miền Trung điều kiện khắc nghiệt nên con ng chịu khó chịu khổ tốt và cũng có thái độ khắc nghiệt mỗi khi động chạm đến quyền lợi hay tiền bạc, còn nếu ko phải vấn đề quyền lợi mà chỉ bạn bè xã giao thì ng miền Trung ok, miền Bắc thì khí hậu lạnh hơn và điều kiện trồng trọt, chăn nuôi ko dễ nên ng Bắc thường tiết kiệm từ đó thường sâu sắc hơn.
    Tuy vậy tôi nghĩ đó chỉ là nét chung của tâm lý vùng miền còn ở đâu cũng có những nét riêng hoặc mỗi ng trong cuộc sống thì có sự điều chỉnh nên đôi khi vẫn gặp ng miền Nam, Trung hay Bắc mà tính cách không hề giống với nét chung ở vùng miền đó
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tầng lớp nào thạo về bói toán - kinh dịch - ngũ hành nhất ?
    - Miền bắc: đó là tầng lớp trung lưu, buôn bán chạy chọt.
    - Miền trung: càng giàu, địa vị càng cao thì càng mê tín.
    - Miền nam: trí thức, nhất là trí thức miệt vườn, rất hay giở quẻ.
    Tục tĩu, tán gái thô lỗ nhất lại thuộc về vùng Kinh Bắc, nơi nổi tiếng với Quan Họ (ở Vietnam, những nơi tục tĩu nhất thường là nơi có nhiều phụ nữ đẹp). Đàn bà vùng này cũng hay chơi xỏ (có học thức thì lại hay xỏ ngầm). Quán quân về thói hay chơi xỏ cũng thuộc về mấy chú công giáo vùng Hà Nam. Xỏ ở đây là xỏ vô tội vạ, nghĩa là nếu bạn không có lợi ích nào thì bằng cách này cách khác, mục tiêu sẽ là bạn. Nam Định thì khỏi nói rồi, chiếu trên chiếu dưới. Dân Nam định có thể chửi cả dân bắc kỳ để nịnh dân nam kỳ và ngược lại. Thanh niên Thanh Hoá, Nghệ An có thể vểnh mặt về cái tài của họ, nhưng sẵn sàng "chia sẽ" điều sỉ nhục với bất kỳ ai. Nếu không có ai chia sẻ, họ sẽ dùng đến ...nắm đấm.
  5. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    5.079
    Người miền Trung khá mê tín : nhận xét này chính xác, tuy nhiên nhiều khi sự mê tín vùng này nó trở thành như tập quán chứ ko hẳn mù quán. Thế hệ trẻ vùng này đã đi xa nhiều nên họ cũng thoáng bớt. Đàn ông miền trung khá gia trưởng, hướng nội, học hành ko thích kinh tế mà hay ép con cái vào dược hay bách khoa ( cần có 1 cái nghề ). Kinh nghiệm bản thân : lấy chồng nên lấy Đà Nẵng, Bình định, Phú Khánh. kiếm vợ tránh Quảng Ngãi, khánh Hoà
    Nếu xem miền Trung kéo dài từ Nghệ An đến Bình Thuận quy về văn hoá thì ko chính xác lắm, mỗi tỉnh đều cách nhau bởi ngọn núi hay cái đèo nên giọng nói hay tập quán cũng khác nhau khá rõ. Quảng Nam hay cãi, quảng Ngãi hay la, Bình Định hay lo, Thừa Thiên ních hết
  6. bachdang07

    bachdang07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Cậu nên cẩn thận câu chữ, cậu có thể bôi nhọ một người nhưng tuyệt đối cẩn thận khi bội nhọ cả một vùng miền, có thể người nhà cậu lấy một thằng Nam định, một em Nghệ an, Hà tĩnh ... nhưng đừng vì thế mà đem hằn học, mâu thuẫn vứt lên diễn đàn này
  7. bodyguardc8

    bodyguardc8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2008
    Bài viết:
    856
    Đã được thích:
    0
    có câu chuyện về tính cách 3 miền ở Vietnam như sau:
    "có 3 vật thể lạ đồng thời rơi xuống 3 miền Bắc - Trung- Nam.
    Miền bắc: chính quyền địa phương lập tức phong toả, triệu tập các ban nghành họp bàn, bàn mãi không được, quyết định mời cấp cao hơn họp bàn, cấp huyện họp bàn mãi cũng không được, quyết định mời cấp tỉnh, cấp tỉnh họp bàn mãi không được, quyết định mời trung ương vể bàn, TW bàn mãi không được quyết định trình lên chính phủ, chính phủ triệu tập tất cả các ban nghành liên quan họp bàn chán chê, cải nhau ủm tỏi vẫn chưa đến hồi kết. quyết định mời nước ngoài về nghiên cứu, thẩm định.
    Miền trung: lập hàng rào quây lại, bán vé thu tiền người đến xem
    Miền nam: chả cần biết nó là cái gì, bỏ nồi luộc lên... nhậu"
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi chẳng hằn học với ai cả (mà hằn học thì có ích lợi gì chứ). Tôi cần phải nói thế để ai cũng có thể hiểu rằng khó có thể bịp bợm, khó có thể tự tôn thái quá về văn hóa vùng miền của họ...
    Mở rộng thì bất cứ quốc gia nào cũng thế thôi, họ phải chịu những vinh quang lẫn nỗi nhục từ chính công dân của họ...
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tính phóng khoáng của người miền Nam thường không phải do bản chất của họ, mà do họ muốn tạo sự đối lập với miền Bắc. Như dân Biển Hồ, họ hầu như không phân biệt dân ăn cá nước ngọt và dân cá biển, với họ thì dân miền biển cũng như họ, đều là phường chài lưới bắt cá, do họ ít tiếp xúc với dân các xứ khác. Biển Hồ nổi tiếng về cá nước ngọt, dân chài họ phơi cá như phơi áo. Với người miền Nam thì họ còn có nghệ thuật chế biến, chính điều này khiến họ tự hào về cá nước ngọt, vì luôn tiếp xúc với nền văn hóa cá biển. Càng ngược về bắc thì người ta lại càng giỏi về chế biến. Dân miền Nam có thể chê các xứ khác về cá biển, đến tuốt tận Nhật, người Nhật thì nước luộc nghêu, sò họ cũng chẳng bỏ. Ngược lại thì dân Biển Hồ họ chỉ biết có việc phơi cá, hoặc làm món mắm pò-hóc...Văn hóa nước mắm vẫn lan rộng, đến tận Thái, hẳn cũng như người Miên vốn chẳng mặn mà mấy với cá biển, và đến tận Âu-Mỹ...
    Do các làn sóng di dân từ bắc nên người miền Nam từ giàu đến nghèo đều có thể tự tạo cho mình về 1 nguồn gốc, quá khứ sung túc. Nếu đúng là như thế thì trước năm 1945 sẽ chẳng có người miền Nam nào theo lý tưởng cộng sản...
  10. nongnghiep

    nongnghiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2010
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào phân tích văn minh nông nghiệp hay như thế nào không? văn minh này còn hợp thời không?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này