1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa, tính cách con người Việt theo vùng miền

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi chimgokien, 18/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    .
    sao giống bên Trung Quốc thế nhỉ. Tớ nghe nói ở Trung Quốc ngày xưa có vùng Thiệu Hưng làm rượu nổi tiếng khắp nước. Khi có 1 nhà sinh con gái đầu lòng người cha sẽ chôn 1 vò rượu đến năm 18 tuổi khi cô gái đó lấy chồng sẽ đào lên gọi là rượu Nử Nhi Hồng, còn khi sinh con trai thì chôn 1 vò rượu năm 18 tuổi khi cậu đó đi thi sẽ đào lên uống mừng gọi là Trạng Nguyên Hồng.
    mà các cụ ngày xưa cũng lạ thật, lúc thì coi thường con gái:" nử nhi ngoại tộc", vậy mà lúc lại quý con gái: "ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng." Không lẽ chuyện coi thường con gái là ảnh hưởng của Đạo Khổng của Trung Quốc còn truyền thống người Việt mình vẫn tôn trọng con gái và phụ nử theo tư duy mẫu hệ và văn minh nông nghiệp lúa nước truyền thống.
  2. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1

    Cách giải thích của cụ Sơn Nam thế này đúng không:

    Trong tiếng Việt, “cả” chỉ sự đứng đầu, sự to lớn bao quát ví dụ sông Lam còn gọi là sông Cả, cá lớn gọi là cá cả...Người con đầu tiên trong gia đình cũng có địa vị quan trọng đứng đầu vậy. Khi cha mẹ còn sống, người con đó phải chăm sóc các em, quán xuyến việc nhà. Khi cha mẹ mất đi, người con đó lại thay cha mẹ lo toan chu toàn mọi việc từ cưới xin, hiếu, hỉ. Toàn bộ sự định đoạt các việc lớn nhỏ trong gia đình đều thuộc về người con trưởng. Vì vậy, miền Bắc gọi người con trưởng là con Cả là hợp lẽ.

    Theo thứ tự như trên thì sau anh cả là anh hai, nghĩa là người con thứ hai trong gia đình sinh ra sau người con cả. Nhưng theo phong tục miền Nam nước ta, anh hai, chị hai lại chính là người con sinh ra đầu tiên, tương ứng cách gọi anh cả, chị cả ở ngoài Bắc.

    Vì sao có hiện tượng khác biệt tưởng như vô lý này?

    Điều này được lý giải xuất phát từ chế độ phụ quyền thời phong kiến và lịch sử Việt Nam ta thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.

    Như chúng ta đã biết, Việt Nam thời phong kiến là một nước theo đạo Khổng lấy Nho giáo làm nền tảng tư tưởng chính thống. Chế độ phụ quyền Nho giáo coi vai trò của người con trai cả quan trọng chỉ kém người cha trong gia đình một bậc. Người con cả đến tuổi trưởng thành phải đảm nhiệm mọi công việc nếu người cha đi xa nhà. Khi ngưòi cha mất đi, người con đó lại thay cha thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng ông bà, mẹ mình cho tròn đạo hiếu, phải lo nuôi dạy và dựng vợ gả chồng cho các em. Bởi vậy, ngưòi con cả mới được trao cho thứ quyền gọi là “quyền huynh thế phụ”.

    Xã hội xưa vốn trọng chữ Hiếu. Gia đình nào khi cha mẹ chết, người con cả không có nhà coi như vô phúc. Bản thân người đó sống quãng đời còn lại luôn day dứt, ân hận và có phần tủi hổ với cộng đồng. Chính vì thế Khổng Tử mới dạy rằng: “Phụ mẫu tại, bất khả viễn du. Du tất hữu phương”. Nghĩa là cha mẹ còn sống, không nên đi xa. Mà nếu đi xa thì phải có chủ đích ở nơi nào. Tức là phải biết rõ đi đâu, để nếu gia đình có việc còn biết nơi chốn tìm kiếm.

    Phong tục xưa có phần cổ hủ đã buộc chặt trách nhiệm của người con cả với gia đình, quê hương làng xóm. Vì vậy những việc khác như đi xâu, đi lính, nhà nước cho phép người em có thể đi thay.

    Bởi luật lệ này mà năm Mậu Ngọ (1558) đời vua Lê Anh Tông, sử chép: “Tháng 10, thái sư Trịnh Kiểm vào chầu dâng biểu xin sai con thứ của Chiêu huân tĩnh công là Đoan quận công Nguyễn Hoàng đem quân vào chấn thủ xứ Thuận Hoá, để phòng giặc phía Đông, cùng trấn với Trấn quốc công ở Quảng Nam, cùng giúp đỡ nhau...” Như mọi người đều biết, vợ Trịnh Kiểm là chị ruột Nguyễn Hoàng, Kiểm muốn dùng Hoàng tăng thêm vây cánh. Nhưng sau anh em nghi kỵ nhau. Sợ bị hại, Nguyễn Hoàng không ra Bắc nữa, mà ở lại Thuận Hoá, xưng thần với nhà Lê, từ đó cát cứ tại phía Nam, lấy sông Gianh là địa giới phân ly cùng với họ Trịnh tranh thiên hạ. Nguyễn Hoàng là em của Nguyễn Uông. Nguyễn Hoàng chính là chúa Tiên, Thái Tổ của triều Nguyễn sau này. Ông là con thứ của Triệu tổ Nguyễn Kim.

    Có một điều đặc biệt là đoàn quân của Nguyễn Hoàng tiến vào Thuận Hoá năm xưa cũng gồm toàn con thứ. Bởi những người con cả phải ở lại quê hương giữ đạo hiếu, giữ hương hoả. Cũng từ đó, ngưòi Nam nói về anh cả là để chỉ các người còn lại ở đất Bắc, và những người đi lập nghiệp tại phía Nam đều là các anh hai. Chính vì thế miền Nam không có từ anh cả, chị cả mà chỉ kêu là anh hai, chị hai. Điểm xuất phát ấy sau trở thành nếp, thành thói quen, thành phong tục, không những thế, nó còn là đạo lý truyền thống của dân tộc ta.
    --------------------------

    Thuyết này có chỗ sơ hở là không chứng minh được toàn bộ người vào lập nghiệp theo Nguyễn Hoàng đều là con thứ, chưa kể trong những lần Bắc tiến bắt người sau này thì nhà Nguyễn đâu có phân biệt trưởng thứ gì đâu.
  3. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    miền nam không có từ con cả vì ở miền nam ngày xưa người đứng đầu 1 làng hay 1 ấp gọi là ông Hương Cả. Người miền nam không gọi từ con cả vì sợ động chạm đến ông Hương Cả này. Vd khi người mẹ rầy người con: "nè thằng cả! coi chừng tao đánh mày". Câu như vậy sẽ động chạm hoặc xúc phạm đến ông Hương Cả nên dần dần người miền nam không có từ con cả mà chỉ gọi người con cả là thằng hai, anh hai đến tận bây giờ.
    đây là nguyên văn câu nói của nhà văn Sơn Nam mà tôi nghe được trên tivi khi có phóng viên hỏi ông là vì sao ở miền nam không gọi con đầu là anh cả mà gọi là anh hai. sau này khi tôi đọc quyển sách " tị huý trong sinh hoạt của người việt" của tác giả Phạm Văn Bân cũng có giải thích tương tự.
    Nhà Văn Sơn Nam là nhà văn hoá hàng đầu của Nam Bộ, cả đời ông bỏ ra để nghiên cứu văn hoá miền nam và vì thế tôi tin vào cách giải thích này
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    .
    theo tôi được biết thì cái đoạn mà tôi tô màu da cam là không đúng. Sự thực Trịnh Kiểm không hề muốn cho Nguyễn Hoàng vào vùng Thuận Hoá. Như chúng ta đã biết Nguyễn Kim có hai người con trai Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng. Khi Nguyễn Kim chết lẽ ra người nắm binh quyền phải là Nguyễn Uông hoặc Nguyễn Hoàng nhưng Trịnh kiểm tuy là rể nhưng lập công to, có phe cánh lớn nên đoạt được binh quyền về tay mình. sau đó lợi dụng 1 lần say rượu lở lời của Nguyễn Uông nên Trịnh kiểm đã khep tội và giết ông này và còn mưu giết nốt Nguyễn Hoàng. đứng trước tình hình trên Nguyễn Hoàng phải giả bộ điên và cậu của Nguyễn Hoàng là thái phó Nguyễn Ư Dĩ mới cho người hỏi Nguyễn Bỉnh Kiêm về kế sách. được trạng Trình bày kế nên Nguyễn Hoàng phải nhờ chị vào xin Trịnh Kiểm cho đi trấn thủ Thuận Hoá và Nguyễn Ư Dĩ cũng hết lòng vận động các quan làm sức ép nên bất đắc dĩ Trịnh Kiểm mới đồng ý. Hơn nửa ông này hi vọng rằng Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuậ Hoá là 1 vùng đất rất nguy hiểm, quân Mạc thường vượt biển tấn công vùng này, hơn nữa vùng nghệ an và phần lớn vùng Thuận Hoá vẫn nằm trong tay quân Mạc do Mạc Lập Bạo đóng quân, Trịnh Kiểm nghỉ rằng cho Nguyễn Hoàng đóng quân ở đây trước sau gì ông cũng bị nhà Mạc giết, không ngờ Nguyễn Hoàng quá cao thủ, có thể giết chết Mạc Lập Bạo và chiếm được trọn vẹn vùng Thuận Hoá sau này mở ra cơ nghiệp vĩ đại của các chúa Nguyễn sau này
  4. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Theo mình thì là phần lớn nhưng người đi theo Nguyên Hoàng đều là con thứ, nhưng người là trưởng thì cung trong diện truy tầm của triều đình. Do là phần lớn nên họ tạo ra phong trào rồi lâu dần thành thói quen dân đến tập tục, dẫn đến việc những người đi theo sau cũng quen việc gọi anh Hai.
    Thí dụ bạn mình là người băc nhưng sinh 2 anh em tại Sài Gòn thì con em vân gọi thằng anh là anh Hai thôi. Hỏi nó thì nó kêu là thấy mọi người kêu vậy nên nó kêu theo....
    Mình thấy chẳng mâu thuẫn gì cả
  5. nitriloxid

    nitriloxid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Ai trả lời bài của vovigiaochu là chấp nhận chơi trò bốc sh i t ném nhau của nick ấy.

    Đừng ai bẩn thỉu thế nhé.
  6. daiyu

    daiyu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    1
    Từng vào nam ra bắc nhiều năm, tiếp xúc với đồng bào mọi miền
    Em chưa thấy dân vùng nào tham lam, bỉ ổi và trơ tráo như dân Thanh Hoá.
  7. vovigiaochu

    vovigiaochu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    quan điểm của riêng tớ thế đấy bạn , bạn có gì không đồng ý thì tranh luận = lí lẽ, lên nói câu rất vớ vẩn. chỉ nhìn giáo dục thôi tôi thấy hiện tại điểm đại học miền bắc bao giờ cũng cao hơn miền nam. massage đa số gái miền tây kể cả masage ở các tỉnh phía bắc ( dần dần nghĩ thành nghề truyền thông của miền tây quá). bạn thấy sai chỗ nào thì bảo nhé bạn "kim loại rỉ" . nitri với cả oxid, buồn cười thật ý. ý tưởng của bạn qua nick name là tớ biết rồi.
  8. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    .
    Anh bạn này nói đúng, chẳng ai rỗi hơi mà trả lời cái câu khiêu khích bẩn thỉu ấy làm gì
  9. vovigiaochu

    vovigiaochu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
  10. con_ech_gia

    con_ech_gia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    65
    Mình chưa dự đám tang ở miền Nam bao giờ nhưng nghe nói, khi nhà có tang, thường người ta tổ chức ca hát. Có phải như vậy và ý nghĩa của việc này là gì ạ?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này