1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi NVT2002, 25/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NVT2002

    NVT2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị các bác trong BQT nhất là bác phancuong nên tìm hiểu kỹ về những vấn đề được viết trong bài này đi ạ!

    NVT2002
    nguyenducquy2001@yahoo.com
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Bác Zen (NVT2002) thân mến, tui đọc xong bài về Tranh luận và Ngụy biện. Tôi thấy nó rất hay và sẽ học tập bác viết 1 bài tương tự về vấn đề này.
    Trước khi có bài mới tôi cũng xin trích lại 1 bài có liên quan của tôi ngày xưa đã post lên.

    Những lỗi suy luận lôgíc căn bản thường mắc
    Qua quan sát các tài liệu sách báo, đời sống sinh hoạt cũng như công tác... chúng ta đã bắt gặp và ghi nhận được rất nhiều lỗi trong suy nghĩ, lập luận. Bên cạnh những lỗi gắn với nội dung kiến thức ở rất phong phú ngành, lĩnh vực kiến thức khác nhau, số lượng đáng kể các lỗi liên quan cả đến những thao tác suy luận lôgíc. Lại có cả những suy luận mà kết quả cuối cùng là những tư tưởng phù hợp chân lý nhưng nhiều lỗi suy luận xuất hiện trong những suy luận trung gian. Điều đó cho thấy những lỗi suy luận, suy nghĩ sai ẩn nấp, mọi nơi, mọi lúc, ở bất kể ai và là sai sót tiềm tàng, có khả năng gây lỗi trong quá trình suy nghĩ của chúng ta. Để phát hiện, phân loại và làm rõ các dạng lỗi, chúng ta quay trở lại với những nguyên lý cơ bản của lôgíc học.
    Việc phát hiện làm rõ những lỗi thường gặp là gì có thể góp phần giúp chúng ta hiệu chỉnh, sửa chữa cách thức suy nghĩ của chúng ta hàng ngày, trong những tình huống khác nhau.
    Dạng lỗi lôgíc cơ bản chúng ta thường gặp là loại lỗi vi phạm các quy luật lôgíc do vi phạm các nguyên lý lôgíc tiên đề. Mọi lỗi kiểu gì cũng đều dẫn về những lỗi như đã nêu. Bài viết này xin mô tả 14 lỗi lôgíc căn bản (dạng 2) bao gồm 8 lỗi liên quan đến lôgíc hình thức và 6 lỗi liên quan đến lôgíc biện chứng.

    <img> http://www.knowledgecarrier.com/CaChep/carp2.jpg </img>
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    I. Khái quát về lôgíc học
    Lôgíc học là ngành khoa học độc lập nghiên cứu những quy luật và hình thức (như một công cụ) của tư duy nhằm nhận thức chân lý khách quan. Những cơ sở của Lôgíc hình thức được xây dựng từ trước công nguyên và được phát triển qua nhiều giai đoạn, đóng góp to lớn của nhiều tác giả: Aristot, F. Bacon, G. Leibniz, R. Descartes... Ngày nay, do sự xích lại gần giữa toán học và lôgíc hình thức, do xu thế nhận thức hiện đại đặt ra lôgíc phi cổ điển đã khắc phục vấn đề 2 giá trị đúng sai bằng đa giá trị, chấp nhận tập hợp vô hạn các giá trị chân lý giữa đúng và sai (lôgic tình thái, tam trị, xác suất, mờ...).
    Lôgíc biện chứng đề cập như một dạng lôgíc mới là lôgíc biện chứng cũng xuất hiện từ rất sớm cũng vận động và phát triển với các hình thức khác nhau. Những tác giả đóng góp lớn cho xây dựng lôgíc biện chứng là E. Kant, G. Hegel, K. Marx, E. Engels, V. I. Lenin...
    Bảng so sánh hệ thống nguyên lý và quy luật cơ bản của 2 học thuyết lôgíc hình thức và biện chứng
    Lôgíc hình thức (formal logic)
    I. Nguyên lý
    ....1. Cô lập, bộ phận
    ....2. Bất biến, ổn định
    II. Quy luật cơ bản
    ...1. Luật đồng nhất
    ...2. Luật phi mâu thuẫn
    ...3. Luật bài trung
    ...4. Luật lý do đầy đủ
    Lôgíc biện chứng (dialectical logic)
    I. Nguyên lý
    ...1. Liên hệ, tổng thể
    ...2. Biến hoá, vận động
    II. Quy luật cơ bản
    ...1. Luật thống nhất mâu thuẫn
    ...2. Luật lượng chuyển hoá lượng-chất
    ...3. Luật phủ định của phủ định
    Phương pháp lôgíc đúng đắn giúp ta khám phá bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật, phổ biến của sự vật trong quá trình tồn tại, phát triển... Tính thực tiễn và tính lôgíc đóng vai trò quan trọng nhất đối với việc kiểm tra, đánh giá chân lý của tri thức con người.
    Lôgíc hình thức và lôgíc biện chứng đều nghiên cứu về phương pháp tư duy đúng đắn nhưng đóng những vai trò, vị trí khác nhau trong quá trình nhận thức xét về các mặt.
    - Lôgíc hình thức] là khoa học về những hình thức, quy luật của tư duy dựa trên cơ sở của sự đồng nhất trừu tượng. Nó đóng vai trò quy luật riêng chỉ của tư duy.
    - Lôgíc biện chứng là khoa học về những hình thức, quy luật của tư duy dựa trên cơ sở là sự vận động và chuyển hoá lẫn nhau. Nó đóng vai trò quy luật chung của cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì thế còn gọi là Lôgíc với L viết hoa.
    <img> http://www.knowledgecarrier.com/CaChep/carp2.jpg </img>
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    II. Những quy luật của lôgíc hình thức cổ điển
    Ta gọi những quy luật cơ bản là những tính chất chung, đúng đắn có hiệu lực và làm cơ sở cho mọi quá trình tư duy có lôgíc.
    1. Quy luật đồng nhất.
    Mỗi tư tưởng (để phản ánh về đối tượng ở phẩm chất xác định) phải đồng nhất với chính nó. A là A.
    Quy luật đồng nhất đảm bảo cho tư duy có được tính xác định. Tính xác định của khái niệm phản ánh tính xác định của sự vật mà khái niệm đó phản ánh. Chừng nào sự vật vẫn còn là nó, chưa biến thành cái khác thì nội hàm của khái niệm về sự vật đó phải được giữ nguyên, phải được đồng nhất.
    2. Quy luật cấm mâu thuẫn.
    Một tư tưởng (đã được định hình) không được đồng thời mang 2 giá trị lôgíc trái ngược nhau.
    Điều này đảm bảo cho tư duy có được tính nhất quán, phi mâu thuẫn lôgíc.
    3. Quy luật loại trừ cái thứ 3 - luật bài trung.
    Một tư tưởng phải mang giá trị lôgíc xác định, hoặc chân thực, hoặc giả dối không có khả năng thứ 3.
    4. Quy luật lý do đầy đủ.
    Bất kỳ một phán đoán nào muốn được thừa nhận là chân thực thì phải có đầy đủ những luận điểm chân thực khác làm căn cứ/lý do để xác mình, chứng minh.
    III. Những quy luật của lôgíc biện chứng.
    1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
    Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong những mối liên hệ, tác động lẫn nhau.
    2. Nguyên lý về sự phát triển
    Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong sự vận động, biến đổi và phát triển.
    Quy luật 1: Chuyển hoá lượng - chất.
    Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại.
    Quy luật giải thích cách thức của sự phát triển.
    Quy luật 2: Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
    Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mâu thuẫn nghĩa là những mặt đối lập, những mặt đối lập này vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau.
    Giải thích nguyên nhân của sự phát triển.
    Quy luật 3: phủ định của phủ định.
    Quá trình phát triển sự vật, hiện tượng là quá trình phủ định của phủ định, phủ định tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển.
    Giải thích tính chu kỳ, quá trình của sự phát triển, đổi mới.
    <img> http://www.knowledgecarrier.com/CaChep/carp2.jpg </img>
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    IV. Những lỗi suy luận lôgíc thường gặp.
    <img src=images/emotion/bravo.gif border=0 align=middle>
    a) 8 lỗi lôgíc hình thức
    1. Lỗi "Mãi mãi không thay đổi". Ta suy nghĩ về sự vật hay hiện tượng mãi giống như nó đang ở điều kiện hiện tại hoặc là mãi có một tính chất, thuộc tính cố định nào đó.
    2. Lỗi "Nhìn nhận một quá trình lâu dài như một sự kiện nhất định". Ta suy nghĩ về các đối tượng dựa trên một vài sự kiện, hiện tượng liên quan chứ không phải là trong suốt cả quá trình.
    3. Lỗi "Giải quyết bằng cách định nghĩa lại".Kiểu suy nghĩ đánh tráo khái niệm cũng thuộc loại này.
    4. Lỗi "Phân tích tính tự độc lập". Ta phân cơ thể ra với môi trường, độc lập trong khi sự thực mỗi thứ đều phụ thuộc lẫn nhau, có quan hệ với những cái khác.
    5. Lỗi "Cô lập vấn đề": lưu tâm tới vấn đề như một sự việc rời rạc trong ngữ cảnh rộng của nó.
    6. Lỗi "Kết quả duy nhất": Một kết quả chỉ tạo ra từ 1 nguyên nhân tương ứng.
    7. Lỗi "Loại trừ phương án khả thi": hướng đến giới hạn cách chúng ta nghĩ và lựa chọn. Thực tế cho thấy nhiều khi chúng ta lựa chọn trong hơn 2 phương án.
    8. Lỗi "Nguyên nhân đúng đắn": nghĩ rằng đó là lý do đầy đủ cho sự kiện Khách quan <> Chủ quan. Thoả mãn sớm: phụ thuộc vào những mong muốn, mục tiêu, thái độ, tình cảm, chưa đủ những cứ liệu thực tiễn vững chắc.
    Đa số các lỗi đều bắt nguồn từ thiếu sót là coi mọi khái niệm, đối tượng, người, sự vật... là không biến đổi, không có liên hệ gì với nhau.
    Nguyên lý............................ Thứ tự Lỗi
    1. Luật đồng nhất................ 1-2-3
    2. Luật phi mâu thuẫu.......... 4-5
    3. Luật bài trung.................. 6-7
    4. Luật lý do đầy đủ............. 8
    <img> http://www.knowledgecarrier.com/CaChep/carp2.jpg </img>
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  6. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Lỗi 1: "Mãi mãi không thay đổi "
    Khó có thể hạn chế hay khẳng định những ngữ cảnh khác nhau áp dụng chỉ một cách duy nhất được. Lôgíc hình thức trong sâu xa không xem xét đến yếu tố thay đổi theo thời gian. Chúng ta phải tự xoay xở đối xử với sự thay đổi liên tục của thế giới và cả chính những kết quả, cách thức tư duy của chúng ta. Và đó làm nảy sinh lỗi suy nghĩ ta thường xuyên rơi vào.
    Ví dụ, "Thằng đó sẽ mãi là một đứa mất dạy !" (như lúc này). Con người sẽ khác ở thời điểm xem xét và lúc khác. Lỗi nhận được dạng này trong nhiều tình huống khác nhau, (đặc biệt là với những sự vật, hiện tượng có thể vận động đa dạng) dẫn đến những kết luận nhanh chóng có thể là những sai lầm.
    Ví dụ nếu như năm 1983 chúng ta nhận định kinh tế Trung Quốc luôn là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, khó có hy vọng thay đổi thì chỉ sau 4 năm, năm 1987 Trung Quốc đã chuyển đổi 70% sang thành kinh tế thị trường tự do.
    Mãi mãi không thay đổi là mội lỗi mang tính bảo thủ, tự coi mình là tiên tri, tất định bất biến trong mọi việc suy xét thực tế vận động.
    Lỗi 2: Nhìn nhận một quá trình lâu dài như một sự kiện nhất định.
    Quá trình được xem như diễn ra liên tiếp các sự kiện, mỗi sự kiện lại được xem xét như những thay đổi. Chúng ta nghĩ về một sự kiện như là một quá trình ngắn hay một thời điểm. Bởi vậy trong ngôn ngữ chúng ta cũng thường dùng danh từ để chỉ sự kiện bắt nguồn từ một động từ. Lỗi này xuất hiện từ việc chúng ta dừng thời gian và coi tư duy với các sự vật, hiện tượng, quá trình là đồng nhất. Vấn đề là chúng ta cần định nghĩa kỹ những ranh giới xác định cho một sự kiện vẫn là nó.
    Ví dụ dạng lỗi kiểu này như xem một cuộc hội thảo bàn về phòng chống tội phạm tạo cho nhiều người cảm nghĩ chúng ta có một quá trình tích cực chống tội phạm lâu dài.
    Lỗi 3: Giải quyết vấn đề bằng định nghĩa lại nó.
    Con người phụ thuộc vào những từ ngôn ngữ ma quái. Một từ đơn giản chưa chắc đã là dễ hiểu, nhất là nó thay đổi theo tình huống sử dụng, định nghĩa nó. Chúng ta có thể làm biến mất vấn đề, đảo ngược vấn đề khi phân loại lại nó vào trong một phạm trù khác, lĩnh vực kiến thức, môi trường văn hoá khác. Lôgíc hình thức vô ý chúng ta trong tâm trí di chuyển những khái niệm vòng quanh định nghĩa lại, phân loại lại. Điều này không tất yếu làm thay đổi điều kiện.
    Ví dụ, suy luận ?oVật chất luân vận động, cái ghế này là vật chất sao chẳng thấy vận động gì ??. Khái niệm Vật chất, vận động trong triết học đã bị đánh tráo thành khái niệm vật chất, vận động của đời thường. Khi thay đổi khái niệm như vậy, nguyên lý Logíc hình thức vận dụng không thể đúng được
    Một ví dụ khác, trong quan hệ giữa Trung Quốc - Đài Loan, việc Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời của mình. Định nghĩa này từ việc coi Đài Loan, Trung Quốc là 2 đối tượng của khác nhau của tư duy thành một đối tượng, đã từ lâu không cho phép bàn luận, thay đổi tình hình, quan hệ quốc tế đối với Đài Loan.
    Lỗi 4. Tự mình độc lập.
    Lỗi này do người nghĩ coi mình riêng biệt, phân biệt rõ ràng với những người khác, quên đi những mối quan hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau với họ. Lôgíc hình thức đã coi rằng chính ta là ta chứ không phải là một ai khác. Quy luật cơ bản xác định hoạt động của một người hay một tổ chức không xem xét đến những ảnh hưởng sâu xa đến những người khác, tổ chức khác.
    Ví dụ, trong nhiều mối quan hệ, nhiều lúc một cá nhân hay tổ chức hoạt động mà không quan tâm đến ảnh hưởng của nó đối với những đối tác khác. Như việc thay đổi chính sách thuế ở các nước, tăng cường mua sắm thiết bị ở một phân xưởng...
    Nguồn gốc lỗi là người nghĩa đã tự mình coi như độc lập, không thấy hết những mối liên hệ quan hệ tinh tế lẫn nhau.

    Lỗi 5. Cô lập vấn đề.
    Xu hướng của lỗi là lưu tâm tới vấn đề như rời rạc, độc lập trong những ngữ cảnh rộng lớn hơn. Nó là kết quả của việc dùng sai quy luật cấm mâu thuẫn. Nếu một vấn đề là duy nhất thì không được cùng lúc nối nó với nhiều ngữ cảnh rộng rãi. Một cách đúng đắn sự phân tích đúng là khảo sát tương tác hệ thống đang hoạt động với những hệ thống lớn hơn mà nó chỉ là một thành phần.
    Chúng ta cũng thường xuyên tách riêng một vấn đề nào đó và coi những vấn đề khác là không có liên quan. Đó cũng yêu cầu tâm trí của người do hạn chế của trí não. Lỗi này được ẩn dụ như lỗi đường hầm. Vấn đề B là lý lẽ chính để hướng đến mục đích A mong ước. B dẫn dắt tới C. C thì dẫn dắt tới D. Và như vậy ta dễ coi rằng D chính cách chủ yếu để đạt được C, B và tức là A mong muốn.
    Thực ra nếu chúng ta hướng tâm trí và vị trí bên ngoài thế giới của A, B, C, D có thể để lộ ra những mối quan hệ khác quan trong không kém, không thuộc đường hầm A-B-C-D mà chúng ta đã chọn lựa ra.
    Lỗi 6. Lỗi kết quả duy nhất.
    Lỗi này cho rằng mỗi vấn đề hay hoạt động chỉ đem lại một và chỉ một kết quả duy nhất. Bẫy này sử dụng nhầm lẫn quy luật loại trừ lẫn nhau, ước định coi một cái bất kỳ không thể vừa là thế này lại vừa là thế kia. Chúng ta phải hiểu đúng nguyên lý này là tại một thời điểm duy nhất xác định. Nó có thể không đúng nếu ta xem xét các kết quả ở những thời điểm khác nhau. Kết quả cũng có thể thay đổi khi những người quan sát có những lợi ích khác nhau khi nhìn nhận kết quả ấy.
    Ví dụ, các bộ trưởng các nước OPEC đã tin tưởng rằng việc tăng giá dầu ở những năm 1970 sẽ không gây hậu quả xấu nào với nền kinh tế thế giới. Nó cũng giúp cho mỗi nước thu thêm được những lợi tức đáng kể. Nhưng kết quả là sau vài tháng nhu cầu dầu lửa giảm, họ cũng tự cắt giảm sản lượng của mình và các nước chẳng có thêm một chút lợi tức nào từ việc bán dầu mỏ.
    Ví dụ tương tự có thể kể ra như diệt chim sẻ ở Trung Quốc, khai thác chặt phá rừng quá mức ở các nước. Bản chất của lỗi này có thể nói ngắn gọn là: ?oBản chất mọi vấn đề không thể chỉ đơn giản là một thứ. Ý tưởng cần được xem xét đến trong một hệ thống vấn đề liên quan lẫn nhau?
    Lỗi 7. Loại trừ phương án khả thi.
    Lôgíc hình thức chỉ ra những cảnh quan dẫn dắt chúng ta đến việc công thức hoá chọn một giải pháp trong nhiều giải pháp bởi chúng phải tự loại trừ lẫn nhau, không chấp nhận giải pháp trộn lẫn.
    Ví dụ kinh điển nhất trong khoa học là từ lâu những nhà vật lý thế kỷ 19 tranh luận về bản chất hạt và sóng của ánh sáng. Những thực nghiệm khác nhau cho thấy ánh sáng mang bản chất hạt, một số khác lại làm lộ rõ ra bản chất sóng của nó. Lúc bấy giờ việc chọn một trong 2 dạng bản chất là giải pháp chủ yếu, không ai chấp nhận là ánh sáng mang lưỡng bản chất sóng-hạt.
    Một lỗi khác tinh tế hơn là trong lĩnh vực triết học. Khi chúng ta đang cố phân biệt hai phạm trù ?otinh thần? với ?ovật chất? một cách rạch ròi và xem xét một sự kiện hay hiện tượng thì thuộc loại phạm trù duy nhất nào, mối quan hệ của nó với phạm trù kia. Chúng ta đã mặc vào loại lỗi Loại trừ nhau nói trên.
    Lỗi 8: Lý do đầy đủ.
    Thiếu những lý thuyết tin cậy đến thời điểm hiện tại và xem xét những lý thuyết đó một cách khách quan, suy luận đúng đắn, có phản biện. Thiếu những căn cứ thực tiễn được xem xét, thu thập chính xác. Điều này thật dễ hiểu, mọi suy luận đúng đắn đến đâu mà thiếu căn cứ từ thực tế là chúng ta dẫn đến đi trệch với thực tế ngày một nhiều. Điều này còn đúng cả khi quan sát thực tế không khách quan, tiếp nhận qua trung gian về thực tế.
    Loại lỗi tư duy này được các nhà quảng cáo, tuyên truyền hay đạo giáo... ở rất nhiều nước vận dụng.
    Chúng ta cũng cần chú ý rằng chỉ dùng tư duy nhận thức thực tế mới khách quan. Khi tư duy kết hợp với mong muốn, mục đích riêng, tình cảm... thì đó cũng là cách làm cho kết luận của tư duy đi đến sai lệch với chân lý. Chính vì thế có thêm phản biện, đối chứng tham khảo thật nhiều, thật rộng rãi các ý kiến sẽ góp phần làm kết quả của tư duy đúng đắn hơn.
    <img> http://www.knowledgecarrier.com/CaChep/carp2.jpg </img>
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
    Được CaChep sửa chữa / chuyển vào 22/06/2002 ngày 09:59
  7. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    b) 6 lỗi lôgíc biện chứng.
    Bên cạnh lôgíc biện chứng, lôgíc hình thức vẫn cần cho chúng ta để áp dụng nó chính xác và chấp nhận những hạn chế của nó. Cảnh quan suy nghĩ biện chứng cũng có thể làm cho chúng ta mắc những lỗi tiềm tàng. Nó chứa đựng những phép ẩn dụ mạnh dẫn dắt tư duy của ta gần như loại trừ đi những khả năng khác.
    1. Lỗi: Coi càng nhiều là càng tốt. Lỗi này giả thiết rằng bất cứ việc gì cũng có thể giải quyết được nếu được sử dụng thật nhiều tài nguyên hơn.
    2. Lỗi: Vũ lực có thể được chọn. Chúng ta chắc chắn rằng để giải quyết tình trạng trong một thời gian ngắn bắt buộc phải dùng đến vũ lực.
    3. Lỗi: Những thay đổi hiệu quả tạo nên bằng những mâu thuẫn. Ý tưởng của ta là mâu thuẫn có thể tạo nên những thay đổi và mẫu thuẫn sẽ giúp sinh ra những kết quả có lợi.
    4. Lỗi: Đối kháng là tất yếu. Ta giả thuyết rằng có xung đột, đối kháng tất yếu giữa sự vật-sự vật, người-người, cơ quan, tổ chức, nhóm, cộng đồng, dân tộc...
    5. Lỗi: Không có một giới hạn nào. Tài nguyên và nguồn lực... vô hạn định cho sự hoạt động, phát triển.
    6. Lỗi: Kẻ thắng cuộc. Ý tưởng là luôn có một kẻ thắng và kẻ khác thua cuộc.
    Nguyên lý..............................................Lỗi
    1. Luật thống nhất mâu thuẫn..................1-2
    2. Luật lượng chuyển hoá lượng-chất......3-4
    3. Luật phủ định của phủ định.................5-6
    Những lỗi này thường xuất hiện do sự công nhận vô ý thức, thiếu nghiên cứu những cảnh quan ẩn trong những nguyên lý tiền đề của lôgíc biện chứng. Đó là:
    - Thiếu những ranh giới hay mức độ giới hạn. Thời gian, tài nguyên, mức độ của nguồn lực cho hoạt động là vô hạn đối với người tư duy biện chứng.
    - Sự có mặt mâu thuẫn: nhà tư duy biện chứng giả thiết mâu thuẫn là cần thiết để sản sinh ra những thay đổi.
    <img> http://www.knowledgecarrier.com/CaChep/carp2.jpg </img>
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  8. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Lỗi 1: Trong bất kỳ tình trạng nào, tài nguyên, nguồn lực càng lớn thì càng có lợi.
    Ví dụ như ở mức doanh nghiệp, giải thích nguyên nhân chậm, kém phát triển của doanh nghiệp là do thiếu vốn, ở mức quốc gia các siêu cường chạy đua vũ trang và coi vũ khí càng nhiều thì càng có lợi, đảm bảo được sự an toàn cho quốc gia.
    Lỗi 2: Dùng vũ lực có thể thúc đẩy sự phát triển:
    Sử dụng sức mạnh để chiến thắng các trở ngại, thay đổi tình trạng của những người khác hoặc tự mình. Bằng cách nào đó gây những ảnh hưởng hoặc bắt buộc những người khác, dùng vũ lực chiến thắng nếu người khác phản ứng lại. Ví dụ, đó là dạng quan hệ đối ngoại "Cây gậy-củ cà rốt" trên trường quốc tế. Hệ quả cho thấy là những kết quả bất ngờ, tàn khốc, khó dự báo. Hiệu ứng quân sự, chính trị, kinh tế thê thảm.
    Vũ lực không phải bao giờ được sử dụng nhưng cũng không phải luôn là giải pháp duy nhất.
    Lỗi 3: Mâu thuẫn thay đổi mọi cái theo cách hiệu quả.
    Nếu cho rằng nguồn gốc mọi trạng thái, thời điểm đều chứa đựng những mâu thuẫn và chính mâu thuẫn điều khiển, sản sinh nên những thay đổi tất cả những cái cần làm là bằng mọi cách khuấy động lên mâu thuẫn. Đó là cơ sở lý luận của khủng bố: xúi giục nên những mâu thuẫn để giải quyết những hận thù tinh thần.
    Văn học dân gian khuyên chúng ta "Mâu thuẫn làm trong sạch không khí". Chính mâu thuẫn trở thành trung tâm của sự tranh giành, đấu đá quyền lực. Thái độ, chính sách đối với kinh tế tư nhân trước kia... không đàn áp để các nguồn lực phát triển cũng là sự bảo trì, duy trì mâu thuẫn.(??)
    Lỗi 4: Mâu thuẫn là tất yếu.
    Giả thuyết mâu thuẫn, tình trạng luôn có và luôn luôn tiếp tục. Nhiều học thuyết cho rằng giữa những dân tộc luôn có xung đột vì mối quan tâm, lợi ích, tư tưởng mỗi nơi mỗi khác. Từ đó làm cơ sở chứng minh sự tương tác giữa các nền văn minh là sự đương đầu, đối chọi và xung đột. Kết quả của mâu thuẫn là những hình ảnh xuyên suốt lịch sử: Chúa trời-quỷ xa tăng, tội lỗi-hạnh phúc, chính nghĩa-phi nghĩa...
    Lỗi 5: Không có một giới hạn nào.
    "Luôn luôn có ngày mai" - sự biến đổi vô hạn định ngụ ý có tất cả thời gian để giải quyết các vấn đề. Giả thuyết về việc không ngừng tăng cường lực lượng và can thiệp là có thể thực hiện được mọi mưu đồ như trường hợp Mỹ can thiệp vào Nam Việt Nam. Điều tương tự như các khái niệm Dự trữ năng lượng, Quỹ an ninh xã hội....
    Kết hợp với lôgíc hình thức, lỗi nà có thể trở thành: phân loại vô hạn, không xác định và sắp đặt hợp lý trong thời hạn chấp nhận.
    Lỗi 6: Kẻ thắng, người thua. bắt nguồn từ mỗi quá trình trong cuộc sống là sự xung đột hoặc giải quyết mâu thuẫn.
    Những cái một người thu được thì kẻ khác sẽ bị mất đi. Thay cho lập luận tổng =Zero như vậy, giải pháp khôn ngoan cho vấn đề chung là mọi bên đạt được những chiến thắng và thoả mãn.
    <img> http://www.knowledgecarrier.com/CaChep/carp2.jpg </img>
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  9. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì thuật ngữ ?onguỵ biện? không có trong ngành Lôgíc hình thức đâu. Nguỵ biện là một thuật ngữ phổ thông của đời sống. Hai thuật ngữ Lôgíc có liên quan là Chứng minh và Bác bỏ.
    Chứng minh là thao tác lôgíc dùng để lập luận tính chân thực của một luận điểm hay lý thuyết nào đó nhờ đã biết tính chân thực của những luận điểm hay lý thuyết khác nhau mà nó có mối liên hệ hữu cơ với luận điểm hay lý thuyết ấy.
    Bác bỏ là thao tác lôgíc nhằm xác lập tính giả dối hay tính không có căn cứ của việc khẳng định tính chân thực của luận đề đã nêu ra.
    Nguỵ biện là phép chứng minh cố tình chứng minh một luận đề sai để xuyên tạc thực tế, sự thật bằng những lý lẽ bề ngoài có vẻ đúng. Cũng có thể đối tượng của một phép chứng minh là cho người khác hoặc cho chính bản thân và ngụy biện là có hại đối với đối tượng (khi lĩnh hội mệnh đề sai), vì thế hiểu được về ngụy biện là hết sức quan trọng.
    -> Nguỵ biện thường dựa vào những chỗ giống nhau bề ngoài, đem quy luật của loại hiện tượng này ứng dụng vào loại hiện tượng hoàn toàn khác, đặt những sự việc của một điều kiện này vào một điều kiện khác hẳn.
    Vậy thực chất của nguỵ luận chính là phép chứng minh có chứa ~ mâu thuẫn lôgíc hoặc là phép bác bỏ của "chứng minh có lôgíc đúng đắn" !!!

    1. Về chứng minh
    Ðể nâng cao nhận thức tức là đi từ cái biết ít đến cái biết nhiều con người trước khi tin tưởng những kết luận, phán đoán thì cần đến chứng minh để đảm bảo không bị sai lầm.
    Chứng minh chính là nhu cầu tất yếu của mọi hoạt động tư tưởng, nó thể hiện một nội dung của quy luật "lý do đầy đủ" mà tư duy hình thức muốn phản ánh đúng thế giới thì phải tuân thủ.
    - Trong cuộc sống, yêu cầu cần chứng minh là mọi điều phải xác đáng, phải có căn cứ đáng tin cậy mà căn cứ đó được thừa nhận chung (chủ yếu là chứng cứ và sự kiện cụ thể).
    - Trong khoa học, đặc biệt là các khoa học phát triển cao khi nó đã đạt đến giai đoạn hoàn bị thì mọi tư tưởng, mọi luận điểm khoa học được rút ra từ hệ thống tri thức đã biết phải là những tư tưởng, luận điểm đã được chứng minh, hoặc kiểm nghiệm và thừa nhận như những tiền đề. Có như vậy chúng mới có thể trở thành cơ sở khoa học cho các quá trình suy luận tiếp theo nhằm làm giàu tri thức nhân loại.
    Mọi phép chứng minh thường có cấu trúc chung gồm 3 thành phần:
    1. Luận đề : trả lời câu hỏi "chứng minh cái gì?" đặt ra nhiệm vụ cho việc chứng mình. Ngoài ra nó còn xác định phạm vi, bình diện của vấn đề phải chứng minh. Luận đề có thể là 1 hay nhiều phán đoán.
    2. Luận cứ: trả lời câu hỏi "căn cứ vào cái gì để chứng minh?" là những luận điểm khoa học, chứng cứ, sự kiện thực tế chân thực, các kết luận, quy tắc, quy luật, nguyên lý khoa học đã được chứng minh mà chúng có liên quan đến luận đề và được sử dụng trong quá trình chứng minh.
    3. Lập luận: trả lời câu hỏi "chứng minh như thế nào?". Bản chất và chức năng của lập luanạ là những cách thức, quy tắc xác định mà nhờ nó có thể liên kết các luận cứ kết hợp những tri thức khác đã biết, đã được chứng minh để rút ra tính chân thực của luận đề. Vì vậy, lập luận của chứng minh là mối liên hệ lôgic giữa luận cứ và luận đè, thông qua đó cho phép khẳng định tính chân thực của luận đề.
    2. Về bác bỏ
    Bác bỏ cũng bao gồm 3 bộ phận: luận đề, luận cứ và lập luận.
    Luận đề của bác bỏ là phán đoán hay tư tưởng cần bác bỏ, tính chân thực hay vạch ra tính chưa đáng tin cậy của nó.
    Luận cứ là các căn cứ có giá trị như tiền đề để thông qua lập luận thực hiện bác bỏ.
    Lập luận là hình thức lôgic khai thác thông tin của luận cứ nhằm chứng minh tính giả dối hay thiếu tin cậy của luận đề.
    Vì vậy, có thể quan niệm: bác bỏ chính là phép chứng minh tính giả dối hay thiếu tin cậy của luận đề, do vậy về nguyên tắc chứng minh hay bác bỏ đều tuân thủ các quy tắc lôgíc nhất định. Phép bác bỏ cũng phải tuân thủ và đồnng thời vạch ra sự vi phạm các quy tắc của phép chứng minh luận đề mà mình cần bác bỏ.
    3. Phương pháp bác bỏ.
    Cũng chính là những thủ đoạn mà nguỵ biện hay áp dụng.
    1. Bác bỏ luận đề. Tìm cách chứng mình luận đề là không chân thực
    - Bác bỏ luận đề thông qua dữ kiện, sự kiện, chứng cứ
    - Bác bỏ luận đề thông qua chứng minh tính giả dối của hệ quả rút ra từ luận đề
    - Bác bỏ luận đề thông qua chứng minh phản luận đề.
    - Bác bỏ luận đề thông qua vạch ra tính không chính xác, rõ nghĩa, xác định của luận đề
    2. Bác bỏ luận cứ.
    - Không thừa nhận luận cứ do giả dối
    - Vạch ra sự mâu thuẫn nội tại của những luận cứ.
    - Vạch ra sự thiếu căn cứ hay hoài nghi luận cứ
    - Vạch ra sự thiếu hụt không đầy đủ của luận cứ dẫn đến tính thiếu chặt chẽ của phép chứng minh- Vạch ra tính không rõ ràng, không xác định của luận cứ
    - Sự không ăn nhập của luận cứ vào điều kiện cụ thể mà luận đề được khẳng định.
    3. Bác bỏ lập luận: vạch ra tính thiếu lôgíc của lập luận khi sử dụng chứng minh một luận đề nào đó.
    - Thường là phải phát hiện ra những lỗi lôgíc dạng nguyên lý cơ bản hoặc quy tắc suyluận.
    4. Một số quy tắc chứng minh, bác bỏ
    Xuất phát từ các nguyên lý lôgic.
    1. Quy tắc luận đề.
    - Luận đề phải xác định tức là phải rõ ràng, chính xác.
    - Luận đề phải giữ nguyên trong suốt quá trình lập luận.
    2. Quy tắc luận cứ.
    - Luận cứ sử dụng trong chứng minh, bác bỏ phải chân thực và không mâu thuẫn nhau.
    - Luận cứ phải đúng đắn xác định, đầy đủ trọn vẹn, có căn cứ xác đáng, không ngộn nhận.
    - Luận cứ phải được chứng minh độc lập với luận đề.
    3. Các quy tắc lập luận.
    Tuân thủ đầy đủ những quy tắc suy luận của lôgíc: phép diễn dịch, phép quy nạp, phép tương tự.
    <img> http://www.knowledgecarrier.com/CaChep/carp2.jpg </img>
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc

Chia sẻ trang này