Văn Hóa Tranh Luận Thời gian qua diễn đàn buồn quá, H tìm được Cục Gạch này NÉM VÀO HỘI NGHỊ mời các Bác [right]Người Việt và văn hóa tranh luận[/right] Đăng bởi Ngạo Nghễ on 16/09/2009 Khoainhacngua, X-cafe Có những cuộc tranh luận rất gay go nhưng luôn trong hòa khí, với kết thúc bằng những đồng thuận không có bởi áp đặt, cũng như không xảy ra sứt mẻ quan hệ giữa những người tham gia. Người ta học được gì đó mới trong mỗi nội dung mà mình tranh luận. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi các bên tham gia tranh luận có văn hóa tranh luận. Văn hóa tranh luận ?" đương nhiên nằm trên nền văn hóa của mỗi cá nhân, và rộng hơn là văn hóa của dân tộc. Một dân tộc có nền văn hóa ra sao, nó thể hiện phần nào qua cách mà người dân tộc đó tranh luận. Với người Việt, văn hóa tranh luận thể hiện rõ qua kết cục thường thấy: tranh luận biến thành cãi lộn. Người ta luôn cố gắng bác bỏ ý kiến của đối phương, bảo vệ đến cùng quan điểm của bản thân. Hiếm khi thấy người ta thừa nhận cái sai của mình. Hòn bấc ném đi hòn chì ném lại, nặng lời, to tiếng rồi chuyển sang mạt sát lẫn nhau trong sự không kiềm chế. Kết cục là không giải quyết được vấn đề gì trong khi chuốc thêm bực mình thậm chí thù hằn lẫn nhau. Không nhiều người Việt có văn hóa tranh luận, âu cũng là do dân tộc này không có truyền thống tranh luận ?" chuyện không có gì khó hiểu đối với nền văn hóa của một dân tộc nô lệ và có truyền thống gia trưởng ?" không dám nói trái ý cha mẹ, lời thày là khuôn vàng thước ngọc; từ ngàn đời nay người ta phải tuân theo chiếu chỉ của vua quan của các triều đại phong kiến nối tiếp nhau cho tới triều đại phong kiến biến tướng ngày nay. Không được phép nói trái ý vua, phạm húy, vi phạm các chiếu chỉ và nghị quyết trong điều kiện pháp luật xử lý tùy tiện đã tạo ra một môi trường giết chết tranh luận. Một cách tổng quát ?" người ta không thể tranh luận khi không có tự do ngôn luận ?" linh hồn của tự do. Trong thời đại internet ngày nay đã xuất hiện ngày càng nhiều các cuộc tranh luận. Thiết nghĩ việc tìm hiểu thế nào là văn hóa tranh luận là cần thiết nhằm tránh vết xe đổ của vô vàn các cuộc tranh luận đã có, nhưng trước nhất ta cần xác định mục đích của tranh luận là gì? Ngay trong thread này đã thấy những ý kiến khác nhau về mục đích của tranh luận. Việc gì cũng vậy, khi mục đích không thống nhất thì kết cục việc làm sẽ chẳng đi đến đâu. Điều này cũng đương nhiên đúng đối với tranh luận. Người viết cho rằng mục đích tranh luận là để tìm ra chân lý ?" đây là quá trình tự nhiên của hoạt động tư duy của con người đồng thời nó cũng là một nhu cầu của con người ?" việc này làm động lực cho xã hội phát triển. (Xin được miễn đi sâu phân tích điểm này ở đây để tránh lạc đề). Khi có cùng mục đích tìm hiểu đâu là chân lý thì người ta thấy việc nỗ lực thuyết phục người khác hoặc khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình sẽ trở thành lố bịch. Nếu đồng ý mục đích tranh luận là như vậy thì một cách giản dị và tổng quát, văn hóa tranh luận bao gồm ba yếu tố sau: 1-Điều kiện tiên quyết của một cuộc tranh luận đúng nghĩa: Người tham gia tranh luận phải có tâm cầu thị. Đơn giản vì đây là hệ quả của mục đích tranh luận. Nếu không có cái tâm cầu thị thì người ta sẽ tranh luận với rất nhiều mục đích khác nhau. Khi đã không có cái đích chung thì cuộc tranh luận sẽ chắc chắn chẳng đi tới đâu. Khi đã không có tâm cầu thị, chắc chắn người ta sẽ tham gia tranh luận với những động cơ thiếu lương thiện, điều này không khó nhận ra đối với những bạn đọc tỉnh táo. 2-Tranh luận phải có tính học thuật: điều này có nghĩa người tham gia tranh luận nên/phải tôn trọng thực tế khách quan, trình bày quan điểm có cơ sở lý luận hoặc cơ sở thực tế, có dẫn chứng minh họa. Để cho rõ ràng, đôi khi việc qui ước những tiêu chuẩn để đánh giá thế nào là đúng, sai cũng là cần thiết. Tóm lại, cần phải có chung hệ qui chiếu. Những nội dung tranh luận càng phức tạp sẽ càng đòi hỏi nhiều kiến thức. Điều quan trọng nhất ở đây là phải thống nhất với nhau các vấn đề nền tảng trước khi đi vào tranh luận chi tiết. Nhiều cuộc tranh luận gay gắt lẽ ra sẽ không xảy ra nếu người ta biết rằng vấn đề chỉ là cách hiểu khác nhau về một khái niệm nào đó, thậm chí một từ ngữ nào đó. Cuối cùng nhiều lúc người ta thấy mình đã phí thời gian vô ích chỉ vì không thống nhất trước vài vấn đề cơ bản. Với người Việt, cảm tính thường được dùng thay lý tính khi tiếp cận một vấn đề, đây là một đặc tính văn hóa không thích hợp trong tranh luận. 3- Tôn trọng đối phương khi tranh luận. Nếu thực sự coi mục đích của tranh luận là để phân minh phải trái đúng sai, thì không có lý do gì để thiếu tôn trọng đối phương. Sự sai lầm của một quan điểm có giá trị chứng minh cho sự đúng đắn của một quan điểm khác. Mặt khác, không có gì đảm bảo cho sự đúng đắn của một ý kiến là vĩnh viễn. Tất cả chỉ có giá trị giới hạn trong điều kiện hiện tại của các dữ liệu hiện có.Vậy nên giữ thái độ tôn trọng lẫn nhau là cần thiết. Ngôn từ đúng mức, thể hiện quan điểm một cách ôn hòa trong giới hạn vấn đề đang được tranh luận là điều nên có trong tranh luận. Ở những xã hội phát triển văn minh con người ta tôn trọng nhau hơn ở những xứ còn lạc hậu, đó là sự khác biệt về văn hóa. Mong rằng có nhiều hơn những cuộc tranh luận đúng nghĩa trên diễn đàn này giúp bạn đọc mở mang thêm nhiều kiến thức, tiếp nhận thêm nhiều thông tin và quan điểm khác nhau ?" đặc biệt ( T??? K???.D) từ đó tự rút ra kết luận cho bản thân. Đó sẽ là những đóng góp thiết thực của diễn đàn ( T??? K???.D) Cảm ơn diễn đàn và tác giả mở topic này đã tạo điều kiện để người viết chia sẻ vài suy nghĩ về một vấn đề rất cơ bản thường gặp trong ngôn luận ?" đó là tranh luận.
Hì hì tranh luận là để mình thêm kiến thức. Nếu tranh luận để mình bị giảm kiến thức thì chả cần phải tranh luận làm gì. Bác Highlife lo bò trắng răng. À ngón tay em đã khỏi hẳn rồi, mặc dù mẻ 1 miếng xương nhỏ . Cảm ơn bác highlife nhiều
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx Bác viết như vậy là đúng rồi , mình cứ lo bò trắng răng AE trên diễn đàn với nhau, như một người trong nhà ...nhiều lúc cũng buồn chỉ vì mấy câu mấy chữ rồi gây nên hiềm khích Cái cần nói - không nói - mình mất Người Người không đáng để nói - Lỡ nói ra thì mất lời Thế mới đau Tay không còn ĐAU có nghĩa là đã mất KHỔ mất KHỔ rồi bây giờ chỉ còn Sướng thôi Chúc Bác luôn hạnh phúc
Cãi nhau, chửi nhau, nói xấu nhau vì những cái ất ơ, vớ vẩn nó cũng là một phần (mặt tiêu cực nho nhỏ) của văn hoá VN. Trong nội bộ môn phái cũng có những mâu thuẫn đến cao điểm thì cũng không tiếc lời rồi lại thôi. Rồi nhánh này, dòng nọ miên man! Rồi trong các hội đoàn võ thuật có không? Chắc chắn cũng có những trò "tỉa nhau" sau lưng. 3 ông học võ cùng là bạn với nhau giả sử cùng học một lò, một thầy, một môn phái...đại loại là cùng là bạn với nhau. Bây giờ 2 trong 3 ông ngồi uống rượu tâm tình loanh quanh một hồi cũng kể vài cái xấu của ông còn lại. Mà chả cần phải quan tâm võ vẽ làm gì , các bạn cứ để ý đến chung quanh nơi mình học tập, làm việc, cho đến trong họ hàng thế nào cũng có vài ví dụ. Nói chung trên Internet, khái niệm tranh luận nó bị tình cảm chi phối rất nhiều. Cái này do người VN mình nặng tình, trọng tình, tình ở đây cả yêu lẫn ghét. Đã ghét kiểu gì cũng bắt vài lỗi vớ vẩn để nhấn, dấn vào chi tiết sai mà xoáy. Còn nếu có cảm tình huặc vào phụ họa huặc có chửi **M....thì MOD cũng chẳng xoá đâu. Qua giai đoạn loạn lạc, lộn xộn thì cũng phải tới lúc bình yên, bình tĩnh lại. Cũng như một đất nước lúc chiến tranh thì tên bay đạn lạc, tàn bạo sắt máu...xong rồi lại nói đến chuyện yêu thương, hàn gắn, tâm tình, nghĩa cử cao đẹp... Còn box võ thuật không phải đã chết, thoái trào mà chúng ta sang một trạng thái tâm lý khác do tác động của đời sống xã hội tác động đến các mặt văn hoá - xã hội - tdtt..., cũng như của tình hình xã hội thông tin đang đa dạng, mở rộng. Chứ bây giờ chỉ có một box võ thuật duy nhất, hàng tháng chỉ có một cuốn sổ tay võ thuật duy nhất (không có báo nào đăng về mảng võ thuật) thì box võ thuật còn vui phải biết.
Em thấy tranh luận hơi quá 1 chút nhiều khi cũng hay đấy chứ. Em nhớ ngày xưa em khoái vào đọc các tranh luận của các bác. Nhiều tranh luận cao trào đọc sướng lắm. Em có ông bạn Haio ngày xưa toàn vào đây tranh luận cũng thú vị phết. Tuy nhiên, đúng là tranh luận cũng nên tôn trọng nhau thì sẽ hay hơn.
Bây giờ mình mới để ý là hình như Box Võ Thuật có vẻ nhiều người xem hơn người tham gia tranh luận? Phải chăng vì tranh luận quá nhiều rồi nên chán? Ngày xưa em có vào thấy "xôm" lắm, có nhiều topic hay, còn có cả bầu MOD nữa. Phải chăng vì tranh luận mà bây giờ anh em đi hết?
Kể cả là ADMIN hay siêu MOD cũng thế thôi, chẳng là gì cả cho đời trừ phi đó là thú vui mà mình gắn bó với một một cái gì đó, box nào đó, nếu có trách nhiệm tự giác. Tất nhiên cũng có một ông, nói thẳng ra là không có vẹo gì ở ngoài đời nên được cái danh MOD cũng oai oai. Chú ý oai nó khác với vui. Vui cũng có kiểu vui là mình làm được một cái gì đó mà mình thích, vui thứ 2 là kiểu anh em ủng hộ thì vui thì tham gia, bận thì thôi xin từ MOD. Bây giờ vì có nhiều website của CLB, võ đường, môn phái dù sao cũng có qui củ ...nên cũng ngại va chạm chăng? Vì dù sao cũng có chức danh trong võ giới. PlayOne có biết vì sao mà không có box Vovinam không? dù ngày xưa chỉ cần 1 CLB vào đăng kí nick (hình như là mấy chục nick gì đó ) cũng đủ làm một box Vovinam. Nhưng lập box này ra thì chơi với ai, chơi một mình à ? Muốn tuyên truyền thì cứ lựa chỗ đông người mà phệt . Bởi vì nếu tính số người xem trong box võ thuật và liên thông của cả TTVNOL có lẽ không có diễn đàn nào chuyên về võ thuật có số lượng người xem bằng box võ thuật này được. Hãy xem ví dụ như vovinamhn là ADMIN của một diễn đàn có tư cách pháp lý mà vẫn thích vào ngó nghiêng diễn đàn này thì đủ biết . Rồi ngay cả trong quá khứ có những người nghiêm túc, có tên có tuổi trong "võ giới" tuy rằng không lập nick viết bài như vẫn ngó nghiêng qua. Nói chung nếu chúng ta có kiểu sống bình dân thì cứ chợ giời mà phệt , ngồi xổm uống nước chè ở đầu ngõ mà tán láo với anh em cùng khu phố hơn là vào những chổ trang trọng rởm mà nói văn hoa.