1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hoá và Lễ hội là niềm tự hào của của dân tộc ta

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi hoanglong112002, 01/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoanglong112002

    hoanglong112002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Văn hoá và Lễ hội là niềm tự hào của của dân tộc ta

    Tôi thật tự hào khi đc sinh ra trên một miềm quê giàu truyền thống văn hoá và lịch sử đã có từ lâu đời như Nam Định không hăn chỉ riêng tôi mà tôi nghĩ chắc bất cứ ai sinh ra trên mảnh đất thân thương Nam Định cũng đều đc tự hào về điều đó vì thế tôi là một trong những người con của Nam Định hiện đang xa quê hương đang giao du ngoài xã hội để thay mặt tất cả những người cũng xa quê hương như tôi mà không có mặt để đóng góp thêm chút hiểu biết nho nhỏ của mình về lịch sử và văn hoá của tỉnh mình để cho bạn bè trên toàn quốc biết qua về mảnh đất thân thương tươi đẹp của chúng ta . ....
    Nào mời tất cả mọi người theo tôi

    Vào đây để ghé thăm Du Lịch và Lễ Hội của Nam Định quê hương chúng tôi "http://www.namdinhonline.net/list.asp?cat=3&option=top"

    Xin chân thành cảm ơn các bạn đã ghé thăm nền văn hoá của chúng tôi ...
  2. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Nam Dịnh đã nổi tiếng với các lễ hội, Bắc Ninh Bắc Giang cũng không kém phần long trọng bằng hàng trăm lễ hội các loại trải dài trong cả năm , sẽ post lên sau cho mọi người cập nhật !
  3. hoanglong112002

    hoanglong112002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0

    Đây là lễ hội phủ giầy đã nổi tiếng từ ngàn năm nay , hôm nay xin post lên cho quý vị cùng xem.
    và đây nữa hội chợ viềng mà hàng năm cứ đến đầu năm thì các nơi đều đến chợ để mua sắm và muốn có một chút cầu may trong năm
    Còn đây là đền Cố Trạch một trong những lịch sử mà ngàn năm văn hiến và để tượng trưng cho nét đặc sắc riêng cho nền văn hoá lịch sử của chung ta
  4. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    ôi ! sao hay thế .....!!!!!!!!!
    chú này kiẻu tự chín tự rụng ấy nhở ! khứa khứa !
    sang bên Nam Định giới thiệu về Lễ Hội Bắc Ninh phát ! khứa khứa !
  5. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Phải víacho anh hỏi chứ chú có phải ********* hông ???Nền Văn hoá của quê hương tôi ????
    từ Nền Văn hoá chỉ được dùng cho 1 Quốc gia , dân tộc , còn vái "nền: chú nói chỉ được coi là văn hoá địa Phương , mà người ta gọi là văn hoá vùng ! dùng từ của chú các bố bên bộ Văn Hoá thông tin vào KBC anh , đóng cửa nó ai chiệu ??
    he he ! chú ý nhé !khứa khứa khứa !

  6. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Hội Đền Đô
    Hội xuân ở làng Đình Bảng từ trước đến nay đều tổ chức rất to, không chỉ nổi tiếng trong vùng mà còn có tiếng trong cả nước, biểu lộ lòngthành kính, niềm tự hào quê hương đã sinh ra vị vua sáng nghiệp vương triều Lý.Năm Canh Tuất (1010) đánh dấu những mốc lịch sử đặc biệt: Ngày rằm tháng 3, vua Lý Thái Tổ làm lễ đăng quang rồi rời đô về Thăng Long. Sau khi lên ngôi, nhà vua đã có nhiều chính sách an dân: xá thuế 3 năm cho cả nước, xóa bỏ thuế còn thiếu những năm trước cho những người mồ côi, góa chồng, già yếu, xuống chiếu cho dân tha phương cầu thực trở về quê cũ khai khẩn làm ăn... Lý Thái Tổ còn là một phật tử thần thánh nên hết sức coi trọng việc truyền bá Phật giáo, xâ y dựng và tu sửa chùa chiền, nhiều công trình còn nổi tiếng đến ngày nay.

    Bình thường, hội được tổ chức linh đình, trọng thể trong hai ngày 16, 17, ngày 15 có lễ rước từ Đền Đô ra chùa Dận. Sau những kỳ tế lễ và dâng hương truyền thống, các hoạt động văn hóa được diễn ra xung quanh khu vực Đền Đô với nhiều hình thức diễn xướng và trò vui dân gian: hát quan họ, hát chèo, đấu cờ, thi nấu cơm, thi gói bánh phu thê, bắt vịt dưới hồ bán nguyệt...Trảy hội Đền Đô năm nay, ngoài các hoạt động tâm linh, văn nghệ, du khách còn được thăm cụm di tích lịch sử văn hóa trên quê hương Đình Bảng: Chùa Dận, chùa Kim Đài, Đền Rồng, Lăng Thiên Đức, dấu tích sông Tiêu Tương, chiêm ngưỡng cảnh quan hạng mục các công trình Đền Đô, chứng kiến sự đổi mới của quê hương các vị vua nhà Lý...
    Được vuthanhminh sửa chữa / chuyển vào 13:20 ngày 02/06/2004
  7. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    ui ...post bài nãy chuối quá ..
    post hẳn quả này lên thiên hạ mới Kinh he he !
    Thía cho anh hỏi , khí không phỉa chứ quê chú có lễ hội trong tất cả các tháng trong năm hông ?? cho anh nghía phát để còn về dự , anh khoái hội hè lêm
    gửi chú quả lịch lễ hội của wê anh :
    Đất Kinh Bắc là đất của lễ hội, của truyền thống. Hầu hết các tháng trong năm ớ Bắc Ninh đều có lễ hội. Sau đây là lịch các lễ hội nổi tiếng ở Bắc Ninh;

    Tháng giêng:

    · Ngày mùng 4:
    · Hội r­ớc pháo, thi pháo, tế bánh dầy, diễn trò ôm cột, Dô Ông Đám, múa hoa làng Đồng Kỵ ở xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn.
    · Hội xem hoa mẫu đơn, diễn trò "Từ Thức gặp tiên" ở chùa Phật Tích (Phật Tích-Tiên Du).
    · Hội thi kéo co giữa nam và nữ làng Hữu Chấp ở xã Phong Khê, huyện Yên Phong.
    · Hội r­ớc lợn ỷ và duổi cuốc làng Trà Xuyên ở xã Khúc Xuyên, huyện Yên Phong.
    · Hội hát Quan họ làng ó (Hội ó) ở xã Võ C­ờng, thị xã Bắc Ninh. Tối họp chợ âm phủ và bán gà đen.
    · Hội làng Vó (tức Quảng Bố) ở xã Quảng Phú, huyện L­ơng Tài có tục đáng cá làm gỏi để tế thần Đông Hải Đại V­ơng.
    · Từ ngày mùng 4-5: Hội đuổi cuốc ở làng Xuân Đài (Vạn Linh-Gia Bình).
    · Ngày mùng 5:
    · Hội Nguyện Cầu (Tam Giang-Yên Phong) có tục ném pháo vào cai đám.
    · Hội thi thổi xôi Ném Th­ợng ở xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du.
    · Ngày mùng 6:
    · Hội hát quan họ các làng Ném (Khắc Niệm) ở xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du và làng Khả Lễ ở xã Võ C­ờng, thị xã Bắc Ninh.
    · Hội r­ớc chạ Khả Lễ-Bái Uyên ở xã Liên Báo, huyện Tiên Du.
    · Từ ngày mùng 6-7: Hội thi mã Đông Hồ ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành.
    · Ngày mùng 7: Hội hát Quan họ làng Đống Cao ở xã Phong Khê, huyện Yên Phong.
    · Từ ngày mùng 5-7: Hội "Bách nghệ" làng Nh­ Nguyệt ở xã Tam Giang-huyện Yên Phong. Biểu diễn các nghề của tứ dân "Sĩ, nông, công, th­ơng".
    · Từ ngày 6-15: Hội chen làng Nga Hoàng (Yên Giả-Quế Võ) có diễn trò trai gái, già trẻ chen nhau.
    · Từ mùng 8-10:
    · Hội Phú Mẫn ở thị trấn Chờ-huyện Yên Phong.
    · Hội hát Quan họ làng Bò Sơn (Võ C­ờng-thị xã Bắc Ninh) có diễn trò đập nồi niêu.
    · Ngày mùng 9:
    · Hội làng Tam Sơn ở xã Tam Sơn, huyện Tam Sơn.
    · Hội thi nấu cơm làng T­ Thế ở xã Trí Quảng, huyện Thuận Thành.
    · Hội làng Trần ở xã Hạp Lĩnh, huyện Tiên Du.
    · Từ ngày 11-12: Hội thi đọc mục lục làng Phù Khê ở xã Phù Khê, huyện Từ Sơn.
    · Ngày 13: Hội Lim ở thị trấn Lim, huyện Tiên Du.
    · Từ ngày 10-15:
    · Hội làng Vân Đoàn (Đức Long-Quế Võ) có tục r­ớc lợn đen (ông ỷ).
    · Hội làng Đình Cả-Lộ Bao (Nội Duệ-Tiên Du) có tục "c­ớp chiếu", "tế trâu thui".
    · Từ ngày 13-15: Hội làng Thau (Kim Thao) ở xã Lâm Thao, huyện L­ơng Tài. Nổi tiếng về thi đấu vật.
    · Từ ngày 14-15: Hội đền Bà Chúa Kho, làng Cô Mễ ở xã Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh.
    · Từ ngày 18-21: Hội chùa Tổ ở xã Thái Bảo, huyện Gia Bình.
    Tháng 2:
    · Ngày mùng 6: Hội đình Keo ở Phù Chẩn, huyện Từ Sơn.
    · Từ ngày mùng 6-12 : Hội trình nghề ở Ph­ơng La Đông, Ph­ơng La Đoài (Tam Giang-Yên Phong).
    · Ngày mùng 7:
    · Hội đền Đức Vua Bà (Thuỷ tổ Quan họ) làng Viêm Xá (Diềm) ở xã Hoà Long, huyện Yên Phong.
    · Hội "Thập Đình" làng Bảo Tháp ở xã Đông Cứu, huyện Gia Bình.
    · Hội Viềng (Vĩnh Kiều) ở xã Đông Nguyên, huyện Từ Sơn.
    · Hội làng D­ơng Lôi (Đình Sấm) ở xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn để kỷ niệm ngày mất của bà Phạm Thị thân mẫu Lý Công Uẩn.
    · Hội làng Tam Tảo ở Phú Lâm, huyện Tiên Du.
    · Từ ngày mùng 7-15: Hội tranh cây mộc tất làng Long Khám ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du).
    · Ngày mùng 8:
    · Hội làng Nguyễn Thụ ở xã Đồng Nguyên, huyện Từ Sơn.
    · Hội làng Yên Lã ở xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn.
    · Hội chùa Tiêu ở xã T­ơng Giang, huyện Từ Sơn.
    · Từ ngày mùng 8-10: Hội làng Cẩm Giang ở xã Đồng Nguyên, huyện Từ Sơn.
    · Ngày 14: Hội chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ.
    · Từ ngày 14-15: Hội chùa làng Nghiêm Xá ở xã Việt Hùng, huyện Quế Võ.
    · Từ ngày 12-16: Hội đình Đình Bảng (Đình Bảng-Từ Sơn) có đón chạ Cẩm Giang và thi đấu vật.
    · Ngày 26: Hội làng Tiến Sĩ Kim Bôi ở xã Kim Chân, huyện Quế Võ.
    · Ngày 28: Hội chiến thắng Nh­ Nguyệt ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong.

    Tháng 3:

    · Ngày mùng 8:
    · Hội làng Trang Liệt ở xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn.
    · Hội làng Phù L­u ở xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn.
    · Ngày mùng 10:
    · Hội đền Than ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình.
    · Hội làng Tiểu Than (Vạn Linh-Gia Bình) có diễn trò đua thuyền, bơi chải.
    · Hội " Thất thôn giao kiệt" làng Phú Mẫn ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong.
    · Hội làng Đông Phù (Phú Lâm-Tiên Du) có trò rồng rắn đuổi bệt.
    · Từ ngày 15- 17: Hội đền Lý Bát Đế ở xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn.
    · Từ ngày 18-20: Hội Đậu (Mộ Đạo-Quế Võ) có thi thả diều, bơi chải.
    · Ngày 24: Hội chùa Bút Tháp ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành.
    Tháng 4:
    · Ngày mùng 7: Hội Khám (Hội chùa Linh ứng), làng Ngọc Khám ở xã Gia Đông, huyện Thuận Thành.
    · Ngày mùng 8: Hội Dâu (Chùa Dâu) ở xã Thanh Kh­ơng, huyện Thuận Thành.
    · Ngày mùng 9: Hội làng Vó (Quảng Bố) ở xã Quảng Phú, huyện L­ơng Tài.
    · Ngày mùng 10:
    · Hội làng B­ởi (Đại Bái) ở xã Đại Bái, huyện Gia Bình.
    · Hội đền Thánh Tổ (Bồ Tát) ở Đại Phúc, thị xã Bắc Ninh.
    · Ngày 15: Hội đền Xà ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong.
    · Ngày 20: Hội đền Vân Mẫu ở xã Vân D­ơng, huyện Quế Võ.

    Tháng 8:

    · Ngày mùng 5: Hội làng Đông Xá ở xã Đông Phong, huyện Yên Phong.
    · Ngày mùng 7: Hội r­ớc n­ớc làng Thị Cầu ở ph­ờng Thị Cầu, thị xã Bắc Ninh.
    · Ngày 15: - Hội r­ớc n­ớc đền Phả Lại ở xã đức Phong, huyện Quế Võ.
    · Từ ngày 15-16: Hội đền Chi Long ở xã Long Châu, huyện Yên Phong.

    Tháng 9:

    · Từ ngày mùng 8-9: Hội chùa Dạm ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ.
    · Từ ngày mùng 10- 18: Hội thi nói khoác làng Đông Yên ở xã Đông Phong, huyện Yên phong.
    Tháng 10:
    · Ngày 15: - Hội thi giã bánh dầy làng Đạo Chân ở xã Kim Chân, huyện Quế Võ.

    Giới thiệu một số điển tích về những lễ hội chính
    1. Hội pháo Đình Cời-làng Đồng Kỵ xã Đông Quang-Từ Sơn. Cời là tên nôm của làng Đồng Kỵ, thờ Thiên C­ơng Đế, ng­ời có công dẹp giặc Xích Quỷ thời vua Hùng thứ VI. Hội có thi pháo đại (cực to), có tế lễ và r­ớc pháo. Hội còn có thi đánh vật và bánh dầy.
    2. Hội Vó (xã Quảng Phú-L­ơng Tài), Vó là tên nôm của Quảng Bố, một làng có nghề thủ công đúc đồng khá lâu đời. Tục truyền tổ s­ nghề đúc đồng ở đây là Nguyễn Công Nghệ. Ngoài tế lễ, hội còn tổ chức thêm nhiều trò vui nh­: múa s­ tử, bơi bắt vịt, chọi gà... (vào ban ngày) và hát tuồng, chèo... (vào ban đêm).
    3. Hội kết nghĩa Du xuân của 4 làng Yên Phụ-Yên Dân-Yên Vĩ-Yên Tiên thuộc huyện Yên Phong. Hội này có liên quan đến việc 4 làng kết nghĩa giúp nhau trong sản xuất và chống giặc. Th­ờng ngày hội có tổ chức nghi lễ kết nghĩa, có các trò vui nh­ kéo co, đấu vật, cờ ng­ời, hát chèo....
    4. Hội Lim (Nội Duệ-Tiên Sơn) thờ ông Hiếu Trung Hầu, ng­ời sáng lập tục hát Quan họ. Các liền anh, liền chị quanh vùng kéo đến làm quen với nhau qua những câu hát quan họ. Ngoài hát Quan họ là tiêu điểm chính của lẽ hội, còn có các nghi lễ r­ớc xách, thi cỗ chay, thi dệt cửi, đu tiên, đấu vật... Tuy hội Lim chính diễn ra tại Nội Duệ-Tiên Du, nh­ng nhiều làng tại của huyện Tiên Du cũng có các hội riêng của làng mình nh­: hội Chắp, hội ó, hội Muốn, hội Dạm, hội B­ởi, hội Ném, hội Sẻ, hội Đông Cao, hội Bàng, hội Nhồi, hội Khám, Hội Chọi, hội Đọ, hội Và, hội Nguyễn, hội Nác, hội Hộ Vệ, hộ i Chè.
    5. Hội chùa Tổ (làng Vạn Tỵ-Thái Bảo-Gia L­ơng): còn có tên là chùa Đại Bi. Đây là quê h­ơng của Huyền Quang (tức Lý Đạo Thành), một trong ba vị đã lập ra Thiền phái Trúc Lâm đời Trần Nhân Tông. Lễ thức là r­ớc oản dâng h­ơng cúng Phật. Trong hội có tổ có thi oản, thi vật, bơi chải và dân x­ớng dân gian.
    6. Hội Thập Đình (đây là hội do 10 làng: Bảo Tháp, Yên Việt, Đông Cao, Thị Thôn, H­ơng Vinh, Thị Xá, Chi Nhị, Huề Đông, Địch Trung... thuộc ba xã Đông Cứu, Song Giang và Đại Lai, huyện Gia Bình). Nguồn gốc của hội 10 làng này là thờ hai vị t­ớng thời Hai Bà Tr­ng. Các thôn r­ớc bài vị chính, rồi từng thôn mở hội. Hội này th­ờng tổ chức các trận đánh giặc giả, nhằm khôi phục lại khí thế đánh giặc của nghĩa quân thời Hai Bà Tr­ng.
    7. Hội Đình Bảng (Từ Sơn), đ­ợc tổ chức với các nghi lễ nh­ r­ớc xách, tế và nhiều trò chơi vui nh­: chọi gà, hát quan họ trên thuyền, vật.
    8. Hội chùa Dâu thờ bà Man N­ơng-ng­ời phụ nữ có công chống hạn. Trong ngày hội có tổ chức các nghi lễ nh­ r­ớc xách và các trò chơi dân gian.
    9. Hội Tứ Pháp Chùa Thứa đ­ợc tổ chức để thờ bốn bà: Mây, M­a, Sấm, Chớp. Hội tổ chức thực hiện nghi thức cầu m­a cùng các trò chơi dân gian.
    10. Hội Đằng Kim thờ Thánh Tam Giang, kỷ niệm Tr­ơng Hống, Tr­ơng Hát-thần linh phù hộ cho t­ớng quân Lý Th­ờng Kiệt đánh đuổi quân xâm l­ợc Tống.
    11. Hội Đền Than, còn gọi là hội đền Lớ-tên tục của làng Đại Than. Đền Than thờ t­ớng quân Cao Lỗ, ng­ời có công giúp vua An D­ơng V­ơng xây thành Cổ Loa. Trong lễ hội có tổ chức các trò độc đáo nh­: múa mộc, múa rồng và đánh hổ.

  8. hoanglong112002

    hoanglong112002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    hêhhhehê chú em chăng hiểu gì về ngôn tư gì cả thế mà cũng đòi tranh luận ư .... phui`` chẳng nhẽ ở đó chỉ có những người như chú em thôi sao ... thôi để anh nói cho chú hiểu nhé chú nói đó là nền văn hoá địa phương nhưng thử hỏi đất nươc ta mà không có những nền văn hoá địa phương đó thì thử hỏi nước ta có đc gọi là nước có nền văn hoá lịch sử đó không và đất nước Việt Nam có đc nền văn hoá như thế này cũng là nhờ các nhà lịch sử đã đi tìm những gì mà còn ẩn hiện từ ngày xưa và mỗi con người chúng ta mỗi lần đc nhắc đến lịch sử của chúng ta thì lại một lần đc tô đậm thêm nét đặc trưng của toàn dân tộc ta chú hiểu chứ. Và dù cái chú gọi là địa phương nhưng nó ở đâu thì cũng đều gọi đc là nền văn hoá , còn lý do tôi gọi là nền thì cũng xin giải thích cho chú nghe nhé (những cái gì mà cha ông ta ngày xưa đẻ lại để cho chúng ta ngày nay đc tự hào và đc học hỏi thì đó đều đc gọi lag cái nền ) chú hiểu chứ ,,,, thôi giải thích cho chú mày mệt quá để hôm khác anh sẽ giãng tiếp cho chú nghe ha .... phu``````````
  9. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    ê ôn ?? mấy tuổi rồi hả ?? chắc chú mày vẫn còn nhỏ ?? cũng không trách được chú khi nhầm hai khái niệm văn hoá bản địa và văn hoá dân tộc , quốc gia . Thằng nhóc nhà anh nó cũng biết cái văn hoá mà quê nó đang có cùng với tất cả văn hoá của các địa phương khác trên đất nước nó sẽ trở thành Nền Văn hoá của đất nước nó ! vậy mà chú lại không biết !
    anh già rồi chấp chú mày mần chi cho nhọc sức ! chú mày lại còn đưa học vấn vào đây mà cãi lý với anh ! chậc , mà chú mày có những bằng gì về văn hoá rồi ? đã học chút gì hay đã nhìn thấy quyển sách : Văn Hoá Việt Nam chưa ??? chậc ..chắc chưa rồi !
  10. andray

    andray Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Bình yên nào những người anh em!

Chia sẻ trang này