1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VĂN HOÁ VÀ NGHỆ THUẬT TRUNG HOA

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi Olympic, 08/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc : vấn đề nhân tài
    trong nền kinh tế tri thức​
    Chắc chắn kinh tế tri thức sẽ là trào lưu chính trong thế kỷ 21. Trong nền kinh tế này, công nghệ cao đóng vai trò chủ yếu và nguồn lực hữu hình sẽ được thay thế ngày càng nhiều bởi nguồn lực vô hình. Trong thời đại kinh tế mới, nhân tài sẽ càng quan trọng, càng khẳng định tính động lực không thể thiếu, là yếu tố cơ bản nhất bảo đảm cho sự phát triển.
    Bài học của các"con rồng" châuá đã cho thấy, con người đã, đang và sẽ là yếu tố quyết định của mọi quá trình phát triển: có những lãnh tụ anh minh; có một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước mẫn cán, tài hoa; có những nhà khoa học tài giỏi, biết cách cống hiến trong điều kiện của đất nước mình; có một đội ngũ những nhà doanh nghiệp lành nghề, lăn lộn và giàu tiềm năng thích ứng thị truờng, có bản lĩnh để luôn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị truờng.
    "Chảy máu chất xám" và suy nghĩ về chiến lược của Trung Quốc:
    Trên thế giới hiện nay, sự chuyển dịch nhân tài xuyên quốc gia đang diễn ra hết sức rộng và với khối lượng lớn. Một đặc trưng chủ yếu của quá trình này là sự chuyển dịch nhân tài từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển. Theo thống kê của Liên hợp quốc, hiện nay có tới 500.000 chuyên gia của các nước đang phát triền đang làm việc tại nước ngoài, và con số này tăng mỗi năm 10 vạn nguời. Trong đó các nhân tài của Châuá, Thái Bình Dương chuyển dịch nhiều nhất. Mỗi năm có tới hơn 60 000 nguời tài củaấn Độ, 1.370 nhân tài của Thổ Nhĩ Kỳ ra nước ngoài làm việc; 12,3% số cán bộ đuợc đào tạo tại Philippin tìm cách cư trú tại nước ngoài; còn với Trung Quốc, hiện nay chỉ tính riêng số lưu học sinh và cán bộ làm việc tại nuớc Mỹ đã lên tới 45.000 người...
    Nền kinh tế tri thức sẽ có nhu cầu về nhân tài ngày một lớn. Chỉ tính riêng thung lũng Silicon của Mỹ đã thiếu tới hơn 30 vạn người làm việc trong khoảng 10- 20 năm tới. Nhật Bản cũng cần tăng thêm 30% số luợng nhân tài so với hiện nay. Do đó, hiện tượng "chảy máu chất xám" đã từng xảy ra từ lâu, sẽ ngày càng lớn về qui mô và nhanh về tốc độ.
    Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc cho rằng không thể tìm cách ngăn chặn bằng biện pháp hành chính mà cần phải có cách nhìn động. Những nhân tài được làm việc tại các nuớc phát triển sẽ tiếp tục được bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao đuợc tố chất mới. Nếu một khi đưa được họ về nước, sẽ rút ngắn được khoảng cách với các nuớc phát triển. Do đó, cần nghiên cứu kỹ lưỡng các biện pháp thu hút nhân tài của các nước phát triển; đưa ra các chính sách thu hút nhân tài du học nuớc ngoài trở về tham gia sáng tạo và lập nghiệp; đồng thời cần phải có tầm nhìn rộng và có trái tim của Mạnh Thường Quân, thu hút nhân tài trong thiên hạ để mang lại lợi ích cho sự phát triển của đất nước mình; cần tăng cuờng công tác tuyên truyền, và cũng có thể làm như Đài Loan là mở các văn phòng đại diện để thu hút nhân tài về nuớc công tác, lập nghiệp theo qui hoạch thống nhất.
    Đẩy mạnh công tác đào tạo và sử dụng nhân tài là chủ trương lớn của Trung Quốc:
    Giáo sư Lộ Dũng Tường, Viện trưởng Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc đã đánh giá khái quát về nền giáo dục và khoa học của Trung Quốc như sau:
    Về ưu điểm:Có sự quan tâm của Chính phủ và các gia đình đối với sự nghiệp giáo dục và khoa học; một hệ thống giáo dục và khoa học tương đối hoàn chỉnh đã được xây dựng; một cải cách khiến cho nội dung và phương pháp cơ bản của nền giáo dục và khoa học đã tiếp cận được với quốc tế; công tác khoa học, giáo dục tại Trung Quốc đã được pháp chế hóa; hệ thống dịch vụ như phổ biến khoa học, xuất bản, mạng hóa đã hình thành và không ngừng được hoàn thiện theo hướng xã hội hóa...
    Về nhược điểm: Nặng về nhồi nhét tri thức, coi nhẹ việc bồi dưỡng tinh thần và phương pháp khoa học; chế độ thi cử và văn hóa truyền thống hạn chế tính chủ động, khả năng phát huy sáng tạo của thanh niên; hệ thống quản lý giáo dục và khoa học quá cứng nhắc đã ức chế sự sáng tạo và khả năng cạnh tranh của nhà trường, ức chế nội dung, phương pháp, sự đa dạng của mục tiêu, tính linh hoạt của sự sáng tạo trong giáo dục và khoa học; thiếu sự giao lưu hợp tác quốc tế rộng rãi...
    Do đó, đội ngũ nhân tài củaTrung Quốc tuy được đào tạo khá đông nhưng chưa thật mạnh, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển cả về số lượng và chất lượng.
    Quá trình toàn cầu hóa được thể hiện trên mọi phương diện của nhân tài như ngôn ngữ, văn hóa, tri thức, tầm nhìn. Sự bùng nổ của khoa học và công nghệ đang diễn ra từng ngày, từng giờ. Công nghệ thông tin, khoa học về sự sống, khoa học và công nghệ về não và trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành những môn khoa học và công nghệ hàng đầu và trào lưu chủ yếu; hệ thống phức tạp của vũ trụ, trái đất sinh thái, kinh tế và xã hội... sẽ là đối tượng chủ yếu của công tác nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ; phương pháp toán học, phân tích số học và hư số sẽ trở thành các phương pháp khoa học cơ bản... Đó là những xu thế trong nền kinh tế tri thức ở thế kỷ 21, đòi hỏi phải có sự nắm bắt, chuẩn bị và thực thi mạnh mẽ trong công tác đào tạo và sử dụng nhân tài.
    Được olympic sửa vào 09:49 ngày 08/01/2003
  2. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Những giải pháp chủ yếu:
    1. Cần đưa việc phát triển nguồn lực nhân tài vào trong qui hoạch phát triển kinh tế quốc dân, thành trọng điểm rõ ràng. Công tác này phải được bố trí trong qui hoạch. Khi phát triển công nghệ cao, không nên và cũng không thể dàn hàng ngang mà tiến; có việc cần làm trước, có việc sẽ làm sau. Cần nghiên cứu kinh nghiệm củaấn Độ trong việc phát triển công nghiệp phần mềm. Vấn đề chính là do Trung Quốc coi trọng chưa đúng mức việc khai thác nhân tài phần mềm, không ít nhân tài đã "chảy" mất, ngoài ra cũng còn một vấn đề nữa là thiếu hẳn một tổ chức hợp lý có hiệu quả. Cần phải xác định một số trọng điểm phát triển công nghệ cao để phát triển nguồn nhân lực với yêu cầu cao, đầu tư cao, trên cơ sở đó phát triển những ngành hàng tương ứng.
    2. Kiên trì dùng xí nghiệp công nghệ cao để làm cầu nối, thúc đẩy phát triển đồng bộ nguồn nhân tài cho công nghệ cao. Việc khai thác nguồn nhân tài cho công nghệ cao chỉ có thể thành công khi kết hợp chặt chẽ với kinh doanh của xí nghiệp và các nhu cầu của thị trường, như thế mới có thể làm ra được những hiệu ích to lớn, từ đó thúc đẩy các ngành công nghệ cao phát triển. Điều này cũng đòi hỏi phải phát huy cao độ cơ chế thị truờng, kiên quyết coi trọng khai thác và phát triển nhân tài trong cả khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng; bồi dưỡng nhân tài cả về tri thức khoa học và kinh doanh; đề phòng có hiệu quả sự ách rời giữa nghiên cứu khoa học và thị trường.
    3. Xây dựng cơ chế phát triển nguồn nhân tài thích ứng với công nghệ cao. Theo kinh nghiệm của nước ngoài, nhiều địa phương của Trung Quốc đă xây dựng các khu công nghệ cao, ban hành một số chính sách tương ứng nên đã thu hút được một loạt nhân tài. Quá trình phát triển công nghệ cao rất cần phải có cơ chế phát triển nhân tài thích hợp mà trung tâm của nó là cơ chế cạnh tranh thị trường, tạo môi trường cho các nhân tài sinh sôi nẩy nở và phát triển. Cơ chế này được thể hiện ở các điểm sau:
    a. Cơ chế bồi dưỡng: Để bồi dưỡng nhân tài cần thiết phải có sự tích cực tham gia của cả Nhà nước, xí nghiệp và cá nhân, và nó phải được đặt trong cơ chế thị trường. Bồi dưỡng nhân tài của Nhà nước và xí nghiệp là một loại đầu tư mà nguyên tắc phải là ai đầu tư thì người đó đuợc hưởng lợi và đã là đầu tư thì phải cố gắng luợng hóa và hợp lý hóa.
    b. Cần xây dựng cơ chế chuyển dịch nhân tài. Nhân tài không chuyển dịch sẽ không có sức sống. Sự phát triển của các ngành công nghệ cao đã chứng minh rằng: Chuyển dịch nhân tài sẽ có lợi cho xí nghiệp.
    Cuộc săn lùng nhân tài sẽ làm cho vị trí của nhân tài được đề cao, thể hiện được giá trị và tạo nên sự chuyển dịch họ. Nhân tài mà không được tìm tới sẽ bị "lắng đọng" và trở thành "nước đọng trong ao tù". Cần phải có một hệ thống hoàn chỉnh cơ chế chuyển dịch nhân tài: Một là, xây dựng một thị trường điều tiết nhân tài, phá vỡ giới hạn của khu vực, đơn vị và bản thân nhân tài. Hai là, xây dựng những kho dữ liệu có dung lượng lớn về thông tin nhân tài trong nước và quốc tế, hình thành hệ thống ngân hàng hiện đại về dữ liệu nhân tài. Ba là, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa thị trường nhân tài, đơn vị bồi dưỡng và đơn vị sử dụng nhân tài; giải quyết mối quan hệ với các đơn vị có liên quan để chuyển dịch nhân tài, như lao động, giáo dục, bảo hiểm xă hội... Bốn là, xây dựng cơ cấu môi giới đồng bộ tương ứng với thị trường nhân tài, như cơ cấu đánh giá nhân tài, cơ cấu tư vấn, cơ cấu đại lý... Năm là, xây dựng và kiện toàn các pháp qui có liên quan đến sự chuyển dịch nhân tài, làm cho công tác này có cơ sở pháp luật để triển khai.
    4. Cần xây dựng cơ chế cạnh tranh. Không có cạnh tranh sẽ không có áp lực và động lực, cũng không có ý thức mạo hiểm, ý thức sáng tạo. Cơ chế cạnh tranh sẽ cổ vũ nhân tài hăng hái tiến lên, dám nghĩ dám làm, dám đi đầu và gánh chịu mạo hiểm. Đã dám sáng tạo, dám chịu mạo hiểm thì cũng phải dám chịu thất bại. Thực nghiệm khoa học và sáng tạo công nghệ không thể không có thất bại.
    5. Dựa vào đặc điểm của ngành công nghệ cao, thúc đẩy tài nguyên nhân tài khoa học và công nghệ chuyển thành nguồn vốn trí tuệ.
    Nhân tài khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định sự phát triển của ngành công nghệ cao. Cần thực hiện sự phát triển bền vững các ngành công nghệ cao, cần đánh giá cho chính xác giá trị của nguồn lực trí tuệ và thành quả khoa học. Hãy để cho một bộ phận người giỏi vượt lên trên; cho những người có năng lực đóng góp sáng tạo lớn cho xã hội giàu lên trước, trở thành trí bản gia; nên cổ vũ để người tài sử dụng thành quả lao động sáng tạo của mình vào đóng góp cổ phần, có thể chiếm tới 35% cổ phần trở lên, làm căn cứ cho việc tư bản hóa tri thức, lượng hóa trí tuệ.
    Xí nghiệp công nghệ cao cần thực hiện sự chuyển hóa nguồn lực trí tuệ thành nguồn vốn trí tuệ. Muốn vậy phải làm tốt 3 loại việc sau: Một là, làm rõ quyền đầu tư cá nhân của nguồn lực trí tuệ. Nguồn lực trí tuệ khi chuyển thành nguồn lực tư bản sẽ làm cho nó có được vị trí hợp lý nhất, tối ưu, làm cho sự bồi dưỡng nguồn trí lực có đuợc tính khách quan tất nhiên thúc đẩy sự phát triển tiếp tục của bản thân nguồn trí lực. Hai là, cần xây dựng một hệ thống đánh giá giá trị tương đối của nguồn trí lực. Chỉ có lượng hoá tới mức độ nào đó mới có thể thực hiện so sánh và cạnh tranh. Ba là, nên xây dựng hệ thống mục tiêu giá trị gia tăng dự kiến của nguồn vốn trí tuệ trong quá trình kinh doanh. Cũng còn cần phải để ý tới tính mạo hiểm rủi ro trong quá trình vận hành của nguồn vốn trí tuệ. Sự đầu tư nguồn vốn trí tuệ lớn hay bé không chỉ được đánh giá trước khi sản xuất mà còn phải dự kiến tới giá trị gia tăng của nó và cuối cùng là căn cứ vào lợi nhuận thực tế để phân phối. Điều này sẽ làm cho các nhân tài về công nghệ và quản lý có cùng nhịp thở với xí nghiệp, hòa chung vận mệnh, từ đó bảo đảm cho lợi ích của xí nghiệp đạt lớn nhất.
    (Theo tài liệu tổng thuật,
    Thông tin phục vụ lãnh đạo)
    Được olympic sửa vào 09:51 ngày 08/01/2003
  3. dzung_vnese

    dzung_vnese Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    2.708
    Đã được thích:
    0
    bác Olympic ơi ! Bác sửa lại tên chủ đề của bác đi.
    Em thấy sủa lại là " Văn Hoá & Nghệ Thuật Trung Hoa "
    OK?

    Gia Kinh Nghiem Sao Ba`ng Tre Nang Khieu
  4. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Đôi nét về sự nghiệp giáo dục của nước CHND Trung Hoa
    I. Giáo dục phổ thông
    Kể từ sau cuộc đại ***************** kết thúc, với chiến lược: "4 hiện đại hóa" do lãnh tụ Đặng Tiểu Bình khởi xướng, nước CHND Trung Hoa đã đạt được những thành tựu to lớn trong đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi lớn lao ấy, nền giáo dục của Trung Quốc hiện đang gặp phải không ít khó khăn:
    Đội ngũ: Nỗi lo và những khó khăn
    Khi đề xuất khẩu hiệu: "Chấn hưng dân tộc, hy vọng tại giáo dục, chấn hưng giáo dục, hy vọng tại thầy giáo", Đảng - chính phủ và nhân dân Trung Hoa đã thực sự đặt niềm tin và trách nhiệm nặng nề lên vai những người thầy giáo. Hiện nay đội ngũ giáo viên bậc phổ thông toàn Trung Quốc (kể cả Hồng Kông) là xấp xỉ 9 triệu người. Lực lượng trí thức to lớn và hùng hậu này đang ở trong tình trạng phân bố bất hợp lý. Mật độ giáo viên tập trung cao ở các vùng thủ đô, các thành phố và các trung tâm kinh tế, đạt mức trung bình ở các vùng nông thôn đồng bằng, thiếu hụt và thiếu hụt nghiêm trọng ở các vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Chính vấn đề này đã dẫn tới tình trạng phân hóa, tạo ra sự chênh lệch khoảng cách khá xa về mặt bằng dân trí trong đời sống giáo dục, mà trước mắt sẽ dẫn đến việc cản trở quyết tâm thực hiện phổ cập giáo dục 9 năm của Trung Hoa, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2000.
    Bên cạnh đó, chất lượng giảng dạy cũng là điều đáng quan ngại. Theo thống kê, ở bậc cao trung mới có 51,1% giáo viên đạt chuẩn, con số tương ứng này ở bậc THCS là 59,55% và ở tiểu học là 84,7%. Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những ưu việt như đã thấy, cũng gây ra không ít sóng gió cho sự nghiệp giáo dục. Một bộ phận nhà giáo do đời sống khó khăn đã tìm đến những công việc có điều kiện làm việc và đãi ngộ tốt hơn. Năm 1992 người ta đã ghi nhận được có tới 21,6 vạn giáo viên phổ thông (chiếm 2,4% tổng số) chuyển sang công tác khác. Riêng thủ đô Bắc Kinh đã có hơn 6.000 thầy cô giáo chuyển nghề. Đa phần là những cốt cán thuộc các bộ môn ngoại ngữ, âm nhạc, mỹ thuật. Uủy ban giáo dục quốc gia đã chỉ ra 6 nguyên nhân của tình trạng trên là : (Tiền lương chậm, đãi ngộ kém, bảo hiểm y tế kém; lương thấp, công việc nặng nhọc, sức hút từ các ngành khác).
    Sức ép kinh tế cũng là một yếu tố tác động mạnh mẽ vào giáo dục. Giáo viên hiện đang là lực lượng viên chức có mức thu nhập thấp. Trong số 12 ngành thuộc ngạch hành chính sự nghiệp thì hệ số lương bình quân của ngạch giáo dục hiện còn đứng ở cuối bảng. Trung Quốc vẫn còn 592 huyện thuộc loại nghèo khổ (bình quân thu nhập chỉ 320 tệ/người/năm). Ơở những khu vực trên thường có tỷ lệ học sinh thất học cao, cơ sở vật chất trường học yếu kém, và do đó đời sống và điều kiện làm việc của các thầy cô giáo cũng hết sức chật vật. Nông thôn Trung Quốc còn 2,16 triệu thầy cô giáo hưởng lương từ ngân sách địa phương và nhân dân đóng góp. Đó cũng không phải là vấn đề dễ gì giải quyết xong trong một sớm, một chiều.
    Sự chăm lo của đảng và nhà nước:
    Nhận rõ thực trạng và khó khăn của ngành giáo dục, từ nhiều năm qua đảng, chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã từng bước thực thi các chính sách đầu tư có chiều sâu, nhằm tháo gỡ dần tình trạng quá tải cho giáo dục; đặc biệt là việc áp dụng một loạt chính sách cơ bản nhằm cải thiện một bước đời sống và điều kiện làm việc cho các giáo viên. Bên cạnh việc tôn vinh ông thầy lên vị trí cao quý, nhà nước đã thực hiện có hiệu quả một loạt chính sách ở các mặt sau:
    Cải tiến chế độ tiền lương, nâng mặt bằng thu nhập của giáo viên lên mức cao trong thang lương sự nghiệp hành chính. Nếu mức lương bình quân hiện nay của các GS. PGS và giảng viên đại học là 1.500; 1.200; 1.000 tệ/tháng, và mức lương bình quân của cán bộ hành chính sự nghiệp khoảng 800 tệ thì lương bình quân của giáo viên phổ thông đạt khoảng 900 tệ (khoảng 1,3 triệu tiền Việt). Một số khu vực thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh, Quảng Châu... thu nhập của nhiều giáo viên đã vượt 1.000 tệ. Đây là một sự nỗ lực phi thường của đảng và nhà nước Trung Hoa.
    Vấn đề thứ hai được đặc biệt quan tâm giải quyết là nhà ở cho các thầy cô giáo. Trước đây, các thầy cô giáo thường ít được quan tâm giải quyết việc cấp nhà; hoặc nếu được cấp thì cũng chỉ được phần "xương xẩu". Nay đã khác hẳn. Nghị quyết về giáo dục đã quy định rõ phần trách nhiệm cho các cấp lãnh đạo đảng và nhà nước trung ương cũng như địa phương đối với giáo dục. Phải đảm bảo cho các giáo viên có diện tích nhà ở tối thiểu 7 m2/người. Trên cả nước, kể từ năm 1990 tới nay, đã xây dựng hàng trăm triệu m2 nhà ở cho giáo dục. Nhiều khu cư xá giáo viên đẹp khang trang đã ra đời. Riêng thủ đô Bắc Kinh từ năm 1985 tới 1992 đã xây dựng và cấp 81 vạn m2 nhà ở cho các giáo viên. Trong năm tiếp theo (1993 - 1997) lại xây thêm 80 vạn m2 nữa. Trong những làng giáo mới này, các giáo viên đã thực sự có cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ ngày càng yên tâm công tác. Nhiều học sinh khi thi vào đại học đã bắt đầu chọn ngành sư phạm.
    Thủ tướng quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa còn chỉ rõ: "Chúng ta phải phấn đấu đến năm 2000 nâng ngân sách đầu tư cho giáo dục lên mức 4% tổng ngân sách quốc gia". Sở giáo dục Bắc Kinh còn quy định rõ: "Nam giáo viên có đủ 30 năm công tác, nữ giáo viên có đủ 25 năm công tác được quyền nghỉ hưu. Họ sẽ được nhận lương hưu bằng 100% số lương công tác". Thượng Hải, Quảng Tây đề nghị đưa lương giáo viên lên cao hơn 10%. Quảng Đông áp dụng chính sách hỗ trợ lương cho giáo dục v.v... Toàn nước phấn đấu đến năm 2000 sẽ có khoảng 70% giáo viên có mức nhà ở bình quân 8 m2/người.
    Những chính sách trên đã đáp ứng một phần quan trọng nguyện vọng của đội ngũ giáo viên, tạo tiền đề cho cỗ xe giáo dục phổ thông tiếp tục phát triển.
    .............................................
  5. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    II. Giáo dục đại học
    Là quốc gia có số dân đông vào bậc nhất hành tinh (1,2 tỷ người) chiếm gần 1/4 dân số toàn thế giới, trong khoảng gần 2 thập kỷ trở lại đây, nước CHND Trung Hoa đặc biệt chú trọng đến việc phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, ưu tiên cho mảng giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học.
    Đến thời điểm này, toàn Trung Quốc có gần 1.200 trường và viện đại học, 9 vạn NCS cấp trường, viện, 1,5 triệu NCS tại các khoa và khoảng 15 vạn NCS ngoài nước. Một đặc điểm nổi bật ở bậc giáo dục đại học của Trung Quốc là việc tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, hết sức chú ý đến việc đầu tư ngân sách cho các ngành khoa học mũi nhọn, những công trình nghiên cứu cấp quốc tế, những công trình ứng dụng có hiệu quả kinh tế cao.
    Các viện nghiên cứu và các trung tâm khoa học có sự liên thông, liên kết chặt chẽ trên phạm vi cả nước, nhằm khai thác triệt để sức mạnh tổng hợp của lượng chất xám siêu cao. Có khoảng 1.700 viện nghiên cứu khoa học tự nhiên, 200 viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành khoa học xã hội, hơn 540 phòng nghiên cứu khoa học ứng dụng đặc biệt. Nhà nước Trung Quốc đã xác định hơn 400 hạng mục công trình nghiên cứu trọng điểm và có liên hệ trực tiếp với các trung tâm khoa học lớn thuộc 99 quốc gia trên thế giới.
    Ơở bậc đào tạo đại học, Trung Quốc hết sức coi trọng việc đảm bảo chất lượng. Công việc này được tiến hành chặt chẽ, nghiêm ngặt từ khâu chiêu sinh đến quá trình đào tạo. Nhà nước chỉ đạo Bộ đại học thống nhất quy chế và bộ đề tuyển sinh trong cả nước. Các học sinh tốt nghiệp cao trung (PTTH) trước hết phải qua một kỳ sàng lọc trên văn bằng và học bạ. Chỉ tiếp nhận những học sinh có ba mặt đức, trí, thể dục từ loại khá tốt vào đại học.
    Về thời gian đào tạo, năm học ở bậc đại học được chia ra làm hai học kỳ, hoặc 3 học kỳ (ở các vùng dân tộc ít người). Năm học được khai giảng vào đầu tháng 9, học kỳ 2 từ trung tuần tháng 2, mỗi học kỳ kéo dài 20 tuần, mỗi tuần học 6 ngày (không kể nghỉ đông và nghỉ hè).
    Một nét đặc sắc ở hệ thống giáo dục đại học của Trung Quốc là mỗi sinh viên trong suốt quá trình đào tạo phải được biên chế trong một tổ, nhóm nghiên cứu khoa học cụ thể, do các GS trực tiếp phụ trách. Kết quả nghiên cứu này sẽ được đánh giá xếp loại từng học kỳ, từng năm và có giá trị ngang với việc học tập lý thuyết cơ bản. Trung Quốc đang đề xuất một dự án cải cách giáo dục tích cực, nhằm rút ngắn thời gian đào tạo và trẻ hóa đội ngũ cán bộ khoa học. Tư tưởng chủ yếu của đề án này là tích hợp tối đa các kiến thức khoa học ở nhà trường, phấn đấu để học sinh 5 tuổi có thể vào lớp 1. Bậc giáo dục phổ thông có thể chỉ còn 9 năm. Như vậy khoảng 14 - 15 tuổi học sinh có thể học qua bậc tú tài, 19 tuổi kết thúc bậc đại học, 22 - 23 tuổi có thể giành được học vị tiến sĩ khoa học. Theo dự tính này, một nhà khoa học có thể dành được một khoảng thời gian cống hiến trung bình là trên dưới 40 năm. Tuy nhiên, hiện tại, xoay quanh vấn đề này vẫn đang còn nhiều tranh cãi chưa ngã ngũ.
    Về học vị, ngoài bậc tú tài của hệ phổ thông, hiện nay Trung Quốc đã thống nhất chuẩn học vị ở hệ thống ba cấp: Học sĩ, thạc sĩ và tiến sĩ (không áp dụng chế độ học vị phó tiến sĩ). Các khoa cơ bản được đào tạo trong các trường đại học được quy định gồm 10 khoa: triết học, kinh tế, Pháp học (bao gồm chính trị học, xã hội học, dân tộc học), toán học, giáo dục học (gồm cả thể dục học); văn học (gồm cả ngôn ngữ học, nghệ thuật học, thư viện học); lịch sử, vật lý, công nghệ, y học.
    Học sĩ là học vị trao tặng cho những người đã kết thúc việc học tập 3 (hoặc 4 - 5 năm) ở các trường đại học và cao đẳng. Ngoài điểm số học tập, những người được gọi là học sĩ phải có điểm nghiên cứu khoa học, bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp, có sức khỏe và đạo đức tốt.
    Thạc sĩ: các NCS khoa học (hoặc NCS tốt nghiệp chương trình đồng đẳng) đã học xong toàn bộ chương trình thạc sĩ quy định, đạt thành tích hợp cách và hoàn thành luận văn, đã bảo vệ thành công.
    Tiến sĩ: Những NCS (hoặc NCS tốt nghiệp chương trình đào tạo đồng đẳng) đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Luận án phải có những đóng góp cụ thể cho khoa học.
    Ngoài học vị ba cấp trên đây, nhà nước Trung Quốc còn có chế độ bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng định kỳ đội ngũ cán bộ khoa học. Hình thức đào tạo này có thể áp dụng linh hoạt cả ở trong nước và ngoài nước. Riêng đội ngũ các nhà khoa học cao cấp sẽ được tiến hành theo chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ. Những người thuộc diện sau tiến sĩ phải đề xuất đầy đủ một đề cương nghiên cứu chuyên ngành (gồm đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nội dung kế hoạch nghiên cứu, cơ quan đề xuất liên kết, hiệu quả, mục đích nghiên cứu, dự toán thời gian và ngân sách nghiên cứu). Sau khi được hội đồng khoa học nhà nước và bộ chủ quản phê duyệt sẽ được giúp đỡ bắt tay vào công việc thời gian dành cho bậc sau tiến sĩ là 2 năm. Một điều nữa, nhà nước Trung Quốc đang hết sức chú ý tiềm năng khoa học (cũng như tiềm năng kinh tế) to lớn của những Hoa kiều, và người nước ngoài gốc Hoa. Đây là một lực lượng hùng hậu, đang có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế, khoa học cơ bản của các quốc gia trên thế giới. Họ vừa có thực lực kinh tế, vừa có điều kiện nắm những đầu mối khoa học cơ bản, lại có ý thức dân tộc cao. Chính họ đã và đang góp phần công sức không nhỏ vào việc hiện đại hóa đất nước Trung Hoa.
    Dự kiến trong khoảng 10 - 15 năm tới Trung Quốc sẽ trở thành một trong những siêu cường hàng đầu thế giới về khoa học.
    Được olympic sửa vào 09:48 ngày 08/01/2003
  6. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Xin được post lai bài của bouldergirl, đây là một câu truyện về một sự tích của Trung Quốc. Chúc mọi người vui vẻ
    Chắc chắn trong chúng ta quả và hoa Đào chẳng xa lạ gì ,nhưng có bao giờ bạn tự hỏi tại sao quả Đào lại có hình giống trái tim mà lạ chia làm 2 nửa? Tại sao nó lại có cái hạt cứng ở trong?Tôi đoán chắc rằng ,chẳng mấy ai biết rằng nó lại xuất phát từ một câu chuyện TY.Câu chuyện như sau:
    Truyền thuyết về trái Đào.
    Lâu lắm rồi ở miền Bắc Trung Quốc nọ có một làng nhỏ nằm heo hút trên một ngọn núi cao chỉ vài gia đình sống ở đó.Trong làng ấy có một chàng trai dũng với trai tim tấm lòng nhân hậu và dũng cảm tên là Đào tử.Mọi nguời trong làng đều rất yeuu mến chàng.Cũng ở trong làng ấy có một cô gái tên là tiểu Mỹ.Tiểu Mỹ xinh đẹp,thông minh lại đàn hay hát giỏi.Đào tử coi tiểu Mỹ như em gái mình .Họ hay cùng nhau nói chuyện và ca hat,dần dần họ yêu nhau từ lúc nào cũng không hay.Tiểu Mỹ và Đào tử yêu nhau lắm nhưng khổ một nỗi tiểu Mỹ lại là một nàng tiên và chănngr bao lâu nũa sẽ phải về trời.DO tiẻu Mỹ rất là yêu Dầo tử nàng không muốn làm cháng đau khổ cho nên một hôm tiểu Mỹ nói lạnh lùng với Đào tử rằng:Thực ra người mà em yêu phải là người cực kỳ dũng cảm, nhưng anh lại không khống chế nổi tình cảm của em điều này cho thấy anh không phải là người dũng cảm nhất.Khi nào anh trở nên dũng cảm nhất em sẽ quay lai với anh.Thế rồi từ đó họ không gặp nhau nữa.
    Lời nói của tiểu Mỹ in sâu vào trong lòng Đào tử.Chàng ở vào thế tiến thoái luỡng nan:Yêu tiểu Mỹ nhưng nàng không yêu,cố quên đi nàng nhưng không quên nổi.Trái tim chàng lúc đập rộn rngf lúc thì băng giá.Khuôn mặt chàng đã mất dần màu máu,trái tim chàng đã bị cúng lại.Một hôm họ tình cờ gặp nhau Đào tử nói cho tiểu Mỹ nỗi đau khổ của mình,chàng nói với tiểu Mỹ:'"Trái tim anh đã băng giá và khô cứng.anh rất yêu em,anh yêu em bao nhiêu thì tim cứng bấy nhiêu.Anh không tin là em không yêu anh ,anh chỉ muốn xem xem ,trái tim em có phải vì Tình yêu mà cũng băng giá."Sống trên cõi đời này không còn ý nghĩa gì đối với đôi trai gái này cho nên họ cùng móc trái tim của mình ra cho nhau xem và cùng chết.Nguời dân cùng làng vì cảm động trước mối tình của đôi trai gái cho nên đã chôn hai người cùng với nhau.Cùng đêm đó có một trận mưa lớn suốt đêm,dân làng nghe thấy có tiếng nói chuyện ở ngoài đường cái nhưng chảng ai dám ra xem là có chuyện gi?Thế rồi sáng hôm sau,trên ngôi mộ của đôi trai gái mọc lêm một cái cây nhỏ ,trên cây mọc đầy những bông hoa nhỏ màu hồng nhạt.Hoá ra là xác của đào tử mọc thành cái cây .Dân làng vì để tưởng nhớ tới Đào tử chàng trai dũng cảm đã lấy tên chàng đặt cho cái cây ấy.Còn về tiểu Mỹ,nàng đã hoá thành nhũng bông hoa màu hồng ấy.Sau khi chết linh hồn của nàng bay về trời nhưng nàng vẫn còn lưu luyến với mối tình ở duới trần gian Vương mẫu nương nương cảm đọng trướ tình cảm ấy đã phong cho nàng cái tên Đào hoa nương nương tượng trưng cho Tình yêu.
    Hè năm đó ,trên cái cây ấy kết đày những quả có có hình trái tim gắn liền với nhau.Những người biết câu chuyện này thường sợ cây Đào đau cho nên họ đợi cho quả Đào có màu đỏ và trở nên mền thì mới ăn.Kỳ thứ trong quả Đào còn có một cái hạt cứng bảo vệ trái tim đã hoá đá.
    Từ năm đó trở đi nguời dân ở đay coi hoa Đào là laọi hoa tượng trưng cho Tình yêu, gỗ của cây Đào dùng làm bùa tránh tà.
    [​IMG]
  7. razor-bill

    razor-bill Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2001
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Đây là 1 phần của cái bức Lan Đình gì đó của Vương Hy Chi. Em thấy đẹp thì chỉ biết post lên chứ chả hiểu zề về nó cả. Có bác nào biết gì thì post lên cho bà con cùng đọc mấy.
  8. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    .................
    ................​
    [​IMG]
  9. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    .......................
    .......................​
    [​IMG]
  10. chobe

    chobe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    994
    Đã được thích:
    0
    Ðào tạo Hán ngữ cho thế kỷ 21


    Ở Trung Quốc, người ta nói thế kỷ 21 là thế kỷ chữ Hán. Ðó, là một luận điểm có căn cứ khoa học. Ðâu phải chỉ vì trên thế giới hiện nay có đến 1 tỷ 300 triệu người sử dụng tiếng Hán, trong đó người Trung Quốc vốn đã chiếm hơn một tỷ, mà còn vì nhiều lý do khác liên quan đến cấu trúc nội tại của chữ Hán.
    1. Chữ Hán gắn liền với mã vạch, là một loại ký hiệu gần gủi với công nghệ thông tin. Chữ Hán là chữ vuông, mỗi chữ cho dù ít hay nhiều nét, từ một nét như chữ nhất đến 29 nét như chữ linh đều chỉ đóng khung trong một ô vuông (l ). Các ô vuông đều bằng nhau, xếp hàng ngay ngắn như một bàn phím (từ phải qua trái, từ trên xuống dưới hoặc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới). Mỗi ô vuông chứa một chữ, mỗi chữ đều được câu trúc bằng các mã vạch mang một lượng thông tin nhất định. Một chuyên gia Nhật coi chữ Hán như một loại IC tạo nên mạch điện tử.
    2. Chữ Hán là chữ biểu ý, nó phát triển theo con đường niệm hóa và triết học hóa nên tự nó nảy sinh vô cùng tận những liên tưởng. Chúng ta biết chữ Hán được cấu tạo theo 6 cách gọi là "lục thư". Ðó là tuợng hình (vẽ theo hình thể đối tượng), hình thanh (ghi theo âm thanh), hội ý (ghép hai loại thành một nghĩa mới), chuyển chú (thay hình đối dạng một chữ có sẵn, gán cho một nghĩa mới), giả tá (mượn thanh để thác sự, tạo nên một chữ không có), chỉ sự (theo nghĩa của đối tượng). Theo 6 cách cấu tạo đó chung quy đã hình thành 5 loại chữ cơ bản là triện, lệ, chân, thành, thảo, chủ yếu khác nhau về phong cách thể hiện.
    Theo Ðàm Gia Kiện, "Chữ Hán diễn biến từ tượng hình đến -phù hiệu, nhưng không dừng lại ở giai đoạn phù hiệu, làm cho nó thoát ly đồ họa thành văn tự. Từ nét không đều, so le hoặc cong queo thành nét đều, tròn; từ hình chữ không cố định thành cố định; từ kết cấu phức tạp thành giản đơn".
    Cũng theo Ðàm Gia Kiện "Chữ Hán tuy có tính chất phù hiệu, nhưng không dừng lại ở giai đoạn phù hiệu; người viết xuất phát từ yêu cầu tìm tòi về mỹ thuật, làm cho nó trở thành một nghệ thuật biểu đạt mỹ cảm dân tộc, ý hướng, tâm tư và tình cảm chủ quan, có giá trị thẩm mỹ và giá trị mỹ học". (2)
    Như vậy chữ Hán là một ước lệ tư tưởng và thẩm mỹ được mã vạch hóa. Cách cấu tạo chữ Hán do đó phù hợp với khuynh hướng tin học hóa của tư duy nhân loại . Người ta nói thế kỷ 21 là thế kỷ chữ Hán là vì vậy.
    Tiếng Việt trong một thời gian dài cũng được biểu hiện bằng mã vạch. Ðó là chữ Nôm cấu tạo theo nquyên tắc chữ Hán, mượn chữ Hán để ghi âm và biểu hiện nội dung chữ Việt. Ví dụ: Trăm năm (trong cõi người ta) thì chữ trăm được ghép bằng hai chữ Hán: bách, để chỉ nghĩa và lâm (hoặc trâm) để chỉ âm; chữ năm được ghép bằng hai chữ niên chỉ nghĩa và nam để chỉ âm. Ðiều lý thú là ngay trong bản Truyện Kiều chữ Nôm cũng có những câu để nguyên chữ Hán mà người Việt vẫn hiểu, ví dụ: Hồ công quyết kế lập cơ. Không những ý tứ câu thơ không suy suyển mà vần điệu cũng không có gì sai. Tiếng Việt cũng đồng thời là tiếng đơn âm tiết, không biến đổi hình thể, không thêm bớt đầu đuôi và có thể lắp ghép nhiều từ đơn âm tiết với nhau để thể hiện từ đa âm tiết. Ðó là những điểm dễ nhận thấy trong tương quan giữa tiếng Hán và tiếng Việt.
    Mặc dù vậy, tiếng Việt xét từ cấu trúc tự thân của nó thì mang tính cởi mở hơn, dễ dung nạp cái mới hơn tiếng Hán. Một ví dụ đáng khảo cứu là tiếng Việt đã được Latinh hóa rất nhanh, chỉ trong vòng không đầy một thế kỷ, từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 (tạm lấy thời điểm hình thành phong trào thơ mới 1930 - 1942 làm mốc) là đã hoàn thiện. Còn chữ Hán ở Trung Quốc thì các nhà văn tự cải cách tiền bối như Trần Ðộc Tú, Cù Thu Bạch, Lỗ Tấn... không phải không bàn đến nhưng cuối cùng đành bỏ dở. Tất nhiên, cũng có nhiều người đề xướng chữ Hán giản lược và chỉ mượn tiếng Latinh để chú âm cho dễ phổ cập, phù hợp với trình độ đại chúng.
    Ðề cập đến vấn đề Latinh hóa tiếng Hán và Latinh hóa tiếng Việt là đụng đến rất nhiều vấn đề phức tạp. Tất nhiên phải tính đến việc tiếng Hán có một lịch sử lâu đời, văn hóa Hán là một di sản đồ sộ, tình hình phổ cập chữ Hán cũng rất rộng rãi và sâu sắc, Hán ngữ lại có quá nhiều từ đồng âm khác nghĩa, bởi vậy thay đổi chữ Hán là việc khó thực hiện. Còn chữ Nôm thì việc phổ cập vẫn chưa sâu rộng, di sản Hán Nôm cũng chỉ mới tích lũy bước đầu.. Mặt khác, như báo chí Sài Gòn gần đây bàn luận khá sôi nổi về công lao Latinh hóa quốc ngữ của cố đạo Alexandre de Rhodes và chỉ ra một động lực quan trọng trong quyết tâm của các cố đạo Bồ Ðào Nha và Tây Ban Nha tìm mọi cách nhanh chóng Latinh hóa tiếng Việt để hoàn thành sứ mệnh truyền giáo.
    Mặc dù vậy, phải thừa nhận một điều là người Việt và văn hóa Việt vốn giàu tính cởi mở, năng động, rất nhạy bén tiếp biến các yếu tố ngoại lai của văn hóa cổ kim Ðông Tây cần thiết và thích hợp để làm giàu thêm bản sắc vốn có của mình. Trong cuốn sách Bác Hồ với văn hóa Trung Quốc (NXB Trẻ, 1999), tôi đã nói đến biểu tượng của sự cởi mở, năng động, nhạy bén Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ uyên thâm Hán học mà còn uyên thâm Tây học, cũng như Xô viết học. Người đã đi khắp bốn bể năm châu để rồi không chỉ tiếp thu chủ nghĩa Lênin về cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa mà còn tiếp biến một số yếu tố thích hợp trong tư tưởng nhân quyền của cách mạng Hoa Kỳ, tư tưởng Tam dân của cách mạng Trung Quốc...làm phong phú tư tưởng lập pháp và hành pháp của nước Việt Nam mới. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp và hiếm có đó của cách mạng Việt Nam do Bác Hồ sáng lập, chúng ta cần mở rộng tâm hồn đón gió muôn phương, "làm bạn với tất cả các nước" như Ðảng ta chủ trương. Việc học chữ Hán, tiếp thu chỗ mạnh của tiếng Hán, phát huy những đặc điểm gần gũi và có chỗ trùng hợp với tiếng Hán để đón chào thế kỷ 21, thế kỷ của tin học càng là vấn đề cần thiết và quan trọng.
    3. Vì những đặc điểm gần gũi về cấu tạo ngôn ngữ, vì trong tiếng Việt có hơn 70% từ có gốc gác tiếng Hán đã Việt hoá, đọc theo âm Việt có đến 6 thanh (trong khi tiếng Hán chỉ 4 thanh), một thứ tiếng đã Latinh hóa thuần phục... người Việt Nam học tiếng Hán rất thuận lợi. Theo tổng kết của giáo sư Phạm Huy Thông vào những năm 60 khi ông còn là hiệu trưởng ÐHSP 1 là Hà Nội kiêm chủ nhiệm các khoa ngoại ngữ (Nga, Pháp, Anh, Trung, Ðức) thì sinh viên Việt Nam phải mất 5 năm để học tiếng Ðức, tiếng Pháp, 4 năm để học tiếng Anh nhưng chỉ cần 3 năm là có thể học tốt tiếng Hán hiện đại (3). Tuổi trẻ Việt Nam cảm thấy khó khăn khi tiếp xúc với chữ Hán mà họ coi như các hình vẽ khác nhau. Thực ra, ngoại trừ chữ viết, kết cấu ngôn ngữ và từ vựng chữ Hán rất nhiều chỗ trùng hợp với tiếng Việt. Nếu chúng ta biết khai thác cách học chữ Hán của cha ông, nghĩa là theo lối huấn hỗ, dùng cách chiết tự (4) tháo tung chữ Hán ra, suy từ bộ thủ và đọc theo lối Hán Việt thì sẽ thuận lợi rất nhiều: một chữ nhân là người, hai chữ nhân đi sát nhau là tòng (đi theo), ba chữ nhân ghép lại một chỗ là chúng (số đông, chúng cư.. .). Một chữ học, nếu biết âm Hán Việt thì có thể thêm trước thêm sau thành cả trăm chữ (bác học, học vấn, học sinh, học thuật...). Nếu tư duy tin học hóa Trung Quốc phải mượn chữ Hán Latinh hóa để tiến hành thì tư duy tin học hóa Việt Nam đã có sẵn chữ quốc ngữ - một thứ văn tự Hán Nôm đã Latinh hóa thuần thục.
    Tóm lại, chúng ta có thể khai thác sự gần gũi với những yếu tố nổi trội của tiếng Hán cũng như những ngôn ngữ gần gũi khác để phát triển tư duy khoa học theo chiều hướng tin học hóa trong tương lai.
    Mặt khác, phải có ý thức đầy đủ, tiếng Hán, nhất là tiếng Hán cổ với ngữ âm Tràng An (nay còn lại trong âm Hán Việt của thơ Ðường) cũng là ngôn ngữ của cha ông ta. Học tiếng Hán do đó không chỉ để giao tiếp, để nghiên cứu khoa học, để khai thác những thành tựu khoa học của nước bạn mà còn để đọc vốn cổ còn lại của văn hóa Ðại Việt. Học tiếng Hán một tên hai đích là vậy . Các sinh viên trường ÐHKHXH và NV, nhất là các ngành khoa học nhân văn, ngoài tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp, tiếng Ðức..) nên và cần phải thành thạo tiếng Hán.
    ...​

Chia sẻ trang này