1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa Việt - Nhân cách Việt - Con người Việt - Võ Vi(ệt) Nam

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi VXDTA, 17/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    Ai là " dân trung nguyên" và "Trạng Quỳnh " là ai , ...nếu bác tin có một ông Trạng như vậy thì quan điểm của bác là đúng , em chẳng cãi
  2. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Mô phỏng đã thành thói quen
    (Hoa Bằng, Phải có cái gì để làm
    đặc tính của người mình chứ. Tri tân, năm 1941)
    Hết thảy mọi phương diện, chẳng hạn, từ văn học tới nghệ thuật - chúng ta đều ăn của người, nhưng đã biết hóa để làm của riêng của mình chưa?
    Bình tĩnh mà xét, từ hình thức đến tinh thần ta nay cũng có một đôi phần tiến. Nhưng cái óc mô phỏng hay còn rõ sờ sờ trung hết thảy mọi mặt.
    "Chúng ta phải làm con cháu cửa cổ nhân chữ không nên làm nô lệ của cổ nhân". Đối với cổ nhân ta nay còn phải dè dặt thay, huống chi đối với gió bốn phương, há lại nên bạ chiều nào che chiều ấy?!
  3. dhlv

    dhlv Guest

    Dân lập trình, lại còn là cao thủ vĩnh xuân mà đã từng đi đó đây lại còn phải trăn trở những điều này quả thật đáng tiếc . Đáng tiếc !
    Làm tôi nhớ đến một ông em 1979 học Vịnh Xuân , học đại học BK, trước cấp 3 học chuyên toán ...rồi một vài nick khác cũng đã từng đi học nước ngoài ...
    Tóm lại là "ke me no" cho nhanh!
    Tại sao ư ? Anh VXDTA nên nhìn tổng quan vào những cái lớn hơn của đất nước như dân tộc, tình hình phát triển kinh tế .....
    Nhân tiện cũng bạch hoá một điều với các member là trước một đệ tử của anh VXDTA cũng sang làm ADMIN bên vovinam.vn ... Lâu lắm không cập nhật tình hình giờ thế nào ?
    (có ông em gọi nên phải về )
  4. NavySeal

    NavySeal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2007
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Chung quy cũng là từ chữ "ngộ" mà ra.
    Cao thủ cũng là những người "ngộ" tốt hơn những người bình thường còn lại.
  5. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Hihi, quả là đáng tiếc!
    Mà này, đệ tử tớ có 4 đứa, chắc chả đứa nào hồ đồ đi theo vovinam đâu.
  6. dhlv

    dhlv Guest

    Hôm qua có điện thoại nên về nói chưa thoát ý!
    Đọc kỹ lịch sử của các vị anh hùng dân tộc cũng có nhiều chuyện đáng bàn, nhiều người tưởng cao cả, vĩ đại nhưng trong thâm tâm cũng vì chủ nghĩa cá nhân, dòng họ trước hết. Nói nôm na là "Tao là nhất"
    Nó cũng từa tựa như võ vậy, ngay cả cùng một dòng một nhánh thì trong thâm tâm thì "tao mới là chính thống", "truyền nhân" là "chân truyền"....
    Không chỉ trong VX mà VVN cũng thế, bi hài nhất là ĐHLV là người trong cuộc mà cũng nghe loáng thoáng trẻ con - đồng dao nó đồn là "trưởng môn vovinam miền bắc là cụ PQL". Đây là mới có 3 năm thôi à chứ chưa phải là 30 hay 300 năm
    Hôm nọ , dẫn một số anh tiền bối ở Hải ngoại về quê cụ Nguyễn Lộc chơi, té ra cũng còn có một vài "truyền nhân" của cụ Lộc đang sống.
    (Để tối về nhà post mấy cái ảnh chơi)
    Rồi cuộc chiến tranh gần đây của VN với Mỹ , nhìn ở khía cạnh trong nước ta thì vẻ vang, chiến thắng...nhưng xét cái đại cục thương binh, liệt sỹ cả triệu . Rồi những người phía bên kia thường gọi là "thương phế binh" , quân-cán-chính cũng cả triệu mà theo thống kê thì đa số cũng thuộc thành phần công nông, vô sản...
    (bên cạnh có các đảng phái lẻ tẻ khác)
    Người thắng thì đương nhiên là chính danh, mà kẻ thua thì cũng tìm vài bức hình, phóng sự cũng để chứng minh ta là chính danh
    Anh VXDTA có thể lên iu túp gõ cụm từ "lá thư từ chiến trường" mà xem.
    Rồi những nhà được xem là cải cách, ai cũng cố chứng minh (huặc nhờ báo chí truyền thông) rằng ta là tiên phong, là khai sáng nhưng những mầm mống của nó đã có từ những tiền bối trước đó huặc đối nghịch.
    Có lẽ tâm lí người VN nói chung và học võ nói riêng (cho đến bây giờ) vẫn bị ảnh hưởng câu "văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị". Tuy nhiên ngay cả khi "Tao là nhất" cũng không "vượt thoát - lướt thắng" bỏ cách xa đối thủ để làm "ngọn hải đăng" cho quần chúng noi theo.
    Có lẽ VN ai cũng có thể tranh luận hay, cãi chày cãi cối giỏi nhưng để là nhà tư tưởng có tầm nhìn xa hàng chục km (chưa nói hàng trăm) thì thiếu thậm chí là quá thiếu !
    Ngoài lề: Vì cậu ta xưng là đệ tử của ĐTA mới biết, chứng tỏ VX nhánh cụ DTA cũng có danh hiệu chút đỉnh. Nếu nói cậu này trước học đại học ở bên Nga chắc anh DTA nhận ra. Nhưng mà thôi tham gia rồi thì phải
  7. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Khóa nick cu con DHLV lại đi mấy MOD : suốt ngày dạy bảo khích bác cá nhân
  8. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    @DHLV: Cái cậu nói đúng thật. Những cái đó các cụ cũng nhận ra lâu rồi dưng mà chưa sửa được. :(
    Tham gia các hội nghề nghiệp chỉ cốt hư danh
    (Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, năm 1915)
    Tục ta nghề nào lập hội ấy, một là để giữ gìn công việc cho nhau, hai là để liên lạc tình nghĩa với nhau, ba là để binh vực nhau cứu giúp nhau, vậy là cái chủ ý cũng hay, mà lại có thể sinh lợi để làm được sự công ích nữa.
    Tiếc thay dân trí ta hẹp hòi, chỉ biết có tiền thì lo ngay đến một mảnh danh giá cúng về dân, để lấy cái tên ghi ở trong các đồ sự thần(1), cho ai nấy trong thấy đồ thờ thì lại nhớ đến tên mình, thế cho là vinh hạnh rồi. Giả sử hội nào cũng gây lấy một cái vốn to rồi cùng nhau mà mở một nghề buôn bán hoặc công xưởng gì cho có ích lợi thì chẳng hay lắm ru?
    Kém óc hợp quần
    (Nguyễn Bân, Tình hữu ái quan hệ cho xã hội như thế nào? Hữu Thanh, năm 1921)
    Đem so sánh nước ta và các nước khác như nước Tàu nước Nhật, xưa chẳng hơn ta là mấy, mà sao nay ta kém người ta xa thế? Người ta mười mình chưa được một: tư tưởng, văn chương, học thuật, công nghệ, thương nghiệp... đều kém hết cả. Thế thì tại cớ làm sao? Dám quả quyết rằng chỉ tại người mình ít biết kính trọng mấy chữ "xã hội đồng bào" không coi mấy chữ đó làm quan hệ đến sự sinh tồn tiến hóa, nên trong xã hội không có tình tương thân tương ái, không có đoàn thể hợp quần. Có xã hội mà vẫn lẻ loi, ai biết phận nấy, khôn sống mống chết.
    Không có thì giờ lo
    đến văn hóa, đành đi vay mượn
    (Phạm Quỳnh, Bàn về quốc học, năm 1931)
    Cả cuộc lịch sử của nước Nam là một cuộc chiến đấu vô hồi, vô hạn đối với người Tàu hoặc bằng võ lực, hoặc bằng ngoại giao, hàng ngày chỉ nơm nớp sợ bị nội thuộc lần nữa. Cái công của các tiên dân ta chống giữ cho non sông đất nước nhà, can đảm vô cùng, kiên nhẫn vô cùng, thật đáng cảm phục. Nhưng cả tinh lực trong nước đều chuyên chú về một việc cạnh tranh để sinh tồn đó, cạnh tranh và một kẻ cường lân(1) hằng ngày nó đàn áp, để cố sinh tồn cho ra một nước độc lập, còn có thì giờ đâu, còn có dư sức đâu mà nghĩ đến việc khác nữa. Cái quan niệm quốc gia bị nguy hiểm luôn nên thường lo sợ luôn chiếm cả tâm tư trí lực, không còn để thừa chỗ ở những quan niệm khác về văn hóa, mỹ thuật. Nói riêng về học thuật thì đã sẵn cái học của Tàu đó, tiêm nhiễm vào sâu từ thuở mới thành dân thành nước, không thể tưởng tượng được rằng ngoài sách vở của thánh hiền còn có nghĩa lý(2) gì khác.
    (1) kẻ hàng xóm mạnh.
    (2) cái lý thuyết phải theo.
    Khi học hỏi người, thường thiếu tự tin
    (Nguyễn Trọng Thuật, Điều đình cái án quốc học, năm 1931)
    Cách học muốn cho bằng người thì phải biến hóa khác đi. Nay cứ toàn mô phỏng, thấy không thể theo cho bằng được, bèn sinh lòng tự tiện(1), là mình tự khinh cái tài của mình, tự tiện quá rồi tự khí(2), tự bỏ cái tài của mình, cho mình là đồ bỏ. Mà đồ bỏ thật, vì học không có cái gì dùng được như mẫu của người. Cũng vì thế mà bao nhiêu cái hay không còn gì nữa.
    Trước khi vì học thuật nước nhà mà hy vọng, ta phải hết sức từ bỏ cái căn bệnh cẩu thả, cái tính tự tiện tự khí. Không thì về xã hột lại cứ lười biếng a dua không suy xét lựa chọn, không có cái tinh thần tự giác tự tin. Về kẻ học giả lại cứ tham cận lợi?'(3), nhai văn nuốt chữ, lấy học đường của nước văn minh làm con đường tắt hiển vinh, học đến bao giờ cũng chung vô sở đắc(4).
    (1) tự tiện đây là tự coi rẻ minh, khác với tự tiện có nghĩa làm theo ý thích.
    (2) tự làm hỏng mình.
    (3) lợi ích trước mắt.
    (4) cuối cùng vẫn không nắm được.
  9. dhlv

    dhlv Guest

    Topic này có thêm ông Cường Vũng Tàu vào tán thì cũng xôm, dạo này chỉ có 2 anh em đá đưa bên box thảo luận.
    Còn những bác già kể cả võ hay không võ dù ở đâu cũng đều sống trong những tâm tư tình cảm của quá khứ đẹp đẽ của mình ở mỗi giai đoạn.
    (Cứ suy từ cha mẹ chúng ta thì rõ)
    Nếu ngẫm sâu xa hơn văn hoá làng xã, tư tưởng và tư duy phong kiến vẫn còn nặng nề lắm. Muốn vưọt thoát, tạm gọi là cải cách cũng khó rất khó vì nhiều cái lằng nhằng, nhiêu khê của tập tục, tình cảm, thói quen
    (Cụ VVK vừa mất là một ví dụ)
    Tự nhiên đọc ở một diễn đàn sinh viên ở một trường đại học trong Sài Gòn, thấy mấy sinh viên tập Vovinam kháo nhau về sư ông Lê Sáng sáng sáng chống gậy đi tập thể dục. Chỉ nội cái chuyện gọi là "sư ông" "sư bác" đã phảng phất điều này.
    http://www.toantin.org/forums/index.php?s=0aea874a1249223aa7e5d9d7cd8c26b4&showtopic=3052&st=0&p=27824&#entry27824
    Topic này đúng ra ở khía cạnh thảo luận, mỗi người tự bỏ qua môn võ, môn phái đang tập hay tham gia sẽ thấy thông thoáng và cởi mở hơn.
  10. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi:
    1- Văn hoá là cái gì? VH Việt là ra sao?
    2- Nhân cách Việt là thế nào?
    3- Con người Việt là những ai?
    4- Võ Việt là những môn nào? mấy đời Việt thì được gọi là võ Việt?
    Em xin cảm ơn các bác

Chia sẻ trang này