1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn học ***: Chấp nhận để tìm cách đổi khác?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi doboxo69, 11/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Synkretismus

    Synkretismus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2006
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Các bác tệ quá được vài bài tử tế là lại chat chit ngay được
    Em thì thuộc trường phái bảo thủ nên em có một vài điều muốn thỉnh giáo:
    *** mà các bác nói ở đây là gì?
    Nếu chỉ là hành động cử chỉ bày tỏ tình yêu thông thường thì chắc dư luận k0 phải xôn xao lên thế các bác nhỉ cho nên mạn phép kẻ thiển cận như em hiểu là chuyện phòng the
    a. Ai cũng có bí mật của riêng mình, mà chuyện phòng the là bí mật lớn nhất, tế nhị nhất
    b. Bọn trẻ suy nghĩ chưa chín và dễ bị tác động, *** sẽ gây tò mò và dẫn tới rủ nhau làm thử
    c. Văn học là bộ mặt tinh thần của xã hội, có ảnh hưởng lớn đến quan điểm của con người ta
    ---> em phản đối *** trong văn học, càng phản đối cái gọi là văn học ***. Thực tế người ta có thể miêu tả những hàng động yêu đương nhẹ nhàng hơn mà vẫn gây cảm động, vẫn có ấn tượng gì đó lên độc giả, sao cứ phải tả những cảnh cởi quần áo nhau ra, rồi sờ soạng nhau như thế nào ... em thật, bọn trẻ cấp 2-3 bây h nó chỉ thấy mô tả thế thì nó làm theo thế , phim ảnh hay văn học không quan tâm, trong khi chúng nó có tí nào gọi là kiến thức về giáo dục giới tính trong đầu đâu.
    Ngoài ra tỉ lệ tội phạm ******** ở nước ta trong gần 10 năm gần đây tăng nhanh, tăng đột biến. Phận gái đi ra đường , nhất là chỗ vắng người hoặc thấy mấy thằng đi ngược chiều là cứ phải cẩn thận. Tò mò là một chuyện , và nói thuộc về trách nhiệm cá nhân, nhưng cổ suý cho sự tò mò biến thành hành động xúc phạm người khác là không thể chấp nhận.
    Văn tức là người. Văn học nên hướng con người ta tới những giá trị thật hơn , nên nói về những chuyện thật hơn mà qua đó để ngỏ 1 bài học, 1 suy ngẫm cho độc giả về cách con người ta nên đối xử với nhau.
  2. emonster

    emonster Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Văn học trong *** hay *** trong văn học thì cũng cần cả. Mỗi loại có độc giả của nó. Vấn đề là ko phải có nói đến *** hay ko? Mà là nói như thế nào. "Trăm năm cô đơn", "Tình yêu thời thổ tả" có nói đến *** ko? có sống sượng ko? Thế có ai phủ nhận giá trị của những tác phẩm đó không. Tóm lại phải xác định *** là mục đích hay phương tiện. Đừng có lập lờ giữa hai thứ đó.
  3. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ, vấn đề *** trong văn học, tương tự như ...tranh chuổng cời. Rất khó thẩm định hị hị.
    Lấy ví dụ như tranh chuổng cời luôn. Tranh này có nhiều mức độ và nhiều phong cách khác nhau, mà thực ra kiểu nào cũng có chỗ đẹp và kiểu nào cũng có cái gây cảm xúc.
    Bất kỳ kiểu đẹp và kiểu cảm xúc nào do tranh chuổng cời tạo nên, đối với quần chúng chúng ta, đều khởi nguồn từ một cái sâu xa rất chi là ấy trong tiềm thức. Phụ thuộc vào độ ấy ấy mà ta coi tranh chuổng cời này thì là khoả thân nghệ thuật, tranh chuổng cời kia là đồi truỵ là mất dạy là thế này thế nọ.
    Nghĩ kỹ ra, sự phân loại này không chỉ phụ thuộc vào mức độ ấy ấy. Có tranh cực kỳ ấy mà vẫn là nghệ thuật. Có tranh chỉ hơi ấy một tí mà đã là đồi truỵ. Em nghĩ, nó còn phụ thuộc vào mối tương quan giữa độ ấy (độ ấy tuyệt đối) và quan niệm văn hoá, đạo đức, nghệ thuật mà chúng ta quy định với nhau. Tạm gọi là độ ấy tương đối.
    Nếu độ ấy tương đối vừa đủ độ, sẽ không gây phản cảm. Có thể để trong nhà mà không ngại người khác nhìn thấy. Cộng thêm nghệ thuật, trình độ, bút pháp, mức độ được lăng xê của hoạ sĩ,... thì thành tranh nghệ thuật treo giữa phòng khách.
    Nếu độ ấy tương đối vượt quá mức cho phép, thì nó chỉ có thể được kẹp trong một cuốn sách đại số, trong vở kinh tế học, trong ngăn kéo bàn, hoặc trong những thư mục ít ai để ý trong máy tính. Đôi khi nó được post trên box Văn học.
    Như vậy, trước khi các bác phân tích đánh giá, khen ngợi hoặc chê bai một tác phẩm văn học có *** hoặc có nói về ***, thì chúng ta nên thống nhất với nhau về chuyện mức độ. Mức độ này, nếu em nhớ không nhầm, thì được định nghĩa khoa học là: Mức độ tương đối của chuổng cời tính trong tác phẩm văn học.
    Sau khi đánh giá được mức độ này rồi, thì chúng ta rất dễ dàng để đánh giá một tác phẩm văn học ***. Các bác có thấy đúng không ạ.
  4. aphrodite

    aphrodite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    1.666
    Đã được thích:
    1
    Vào cổ vũ cho bạn Tequia viết về văn học ...
  5. ttnl_d

    ttnl_d Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Elfrei jelinek_giải Noel văn học 2004
    [
    size=4]***_BẠO LỰC CHỈ LÀ HƯ ẢO[/size=4]​
    Tuyết Nhi_An ninh thế giới cuối tháng
    Trong tiểu thuyết nổi tiếng "Người dạy dương cầm", sự quằn quại hư ảo của dục tình nhân danh cho lối thoát tự do đã huỷ hoại đời người. Trong tiểu thuyết, người đàn bà luống tuổi đã dụ dẫn và đưa chàng trai trẻ vào những mê cung mờ mịt và đau đớn của tình ái. Cả hai chìm đắm trong dục tình nhưng cứ nghĩ rằng họ đang tuân theo những đòi hỏi tuyệt đích của cá nhân mình. Sự tìm kiếm tự do cá nhân kiểu như vậy đã từng bùng phát trong giới trẻ phương Tây cách đây vài chục năm. Cách sống trong sự tìm kiếm đó chỉ toàn bạo lực và nhục dục. Con người trơ trui và bị nhấn chìm vào những ước muốn tội lỗi...Tiểu thuyết này đã được đạo diễn Micheal Haneke chuyển thành phim và gây ra những cơn chấn động mạnh trong lòng công chúng. Tờ Newyork Times gọi đó là "cái nhìn không tha thư của nhà văn đối với những dục vọng tăm tối". Nhân vật chính Erika là người hướng dẫn chơi đàn dương cầm, sống trong sự khắt khe của gia đình. Bà mẹ Erika với những khuôn thước sáo rỗng đã o ép, vây kín đời sống của con gái mình bằng những luật lệ chỉ có bà mới hiểu nổi. Erika bị "ngột thở". Cô không tìm thấy một cuộc sống vui vẻ. Và thế là thay vì phải cải tạo môi trường sống của mình. Erika quyết địnhhuỷ hoại cả thân xác lẫn tâm hồn của mình trong bãi lầy dục vọng, miễn sao tìm thấy sự "quyết định cá nhân" của mình.
    Trong tiểu thuyết "Những thời đại diệu kỳ", EJ với giọng văn lạnh lùng, châm biếm đã phác hoạ hoàn hảo cuộc sống không lý tưởng của giới trẻ phương Tây. Những chàng trai ngô nghê, tiêu hoá không hết những gì mà cổ nhân để lại, đã dùng triết học để bhiện minh cho những hành động bạo lực của mình. Đây là một loại "tội phạm" rất mới và có nguy cơ bùng phát trong xã hội phương Tây. Trong tác phẩm của mình, EJ luôn luôn chỉ ra những bí mật bên trong bạo lực. Khi một con người mất phương hướng, khi một xã hội mất phương hướng, con người đó, xã hội đó không thể dùng bạo lực đối vơí kẻ khác là có thể tìm ra mình,cũng như biện minh cho chính mình. Tư tưởng này là nền tảng trong sáng tác của EJ. Không phải ngẫu nhiên mà viện Hàn lâm Thuỵ Điển trao giải cho bà trong bối cảnh thế giới đang bất ổn vì bạo lực bùng phát. Những nhân vật trong "Những thời đại diệh kỳ" mất phương hướng, đã ngay lập tức dùng bạo lực đối với người khác như thể nếu không thực hiện điều đó thì họ sẽ chết. Chính cái ám ảnh vô nghĩa và phi lý "sẽ chết" đã làm họ nỗi điên.
    Trong bóng tối man rợ của bạo lực, EJ đề xướng những lối giải thoát yên bình hơn, hợp với tâm hồn con người hơn. Với EJ, tình yêu với trái tim chí thượng không bao giờ củ cả. Bạo lực chỉ là hư ảo và vô nghĩa không mang lại yên ổn dù nó có tỏ ra hùng mạnh đến đâu. Con người mất phương hướng, con người tuyệt vọng, nhưng nếu con người kiên trì tìm kiếm tình yêu chí thượng trong nỗi tuyêt vọng của mình thì hạnh phúc sẽ đến. Như mọi người đã thấy, đêm càng sâu thì ban mai càng đến gần...
    Tư tưởng trên một lần nữa được tái tạo trong cuốn "Những đứa trẻ của thần chết". EJ cho rằng đây là cuốn sách quan trọng nhất của đời mình. tội ác cũng có thể nằm ngay trong chính bản thể mỗi con người và chúng ta phải nỗ lực tẩy trừ nó. Điều này khác hẳn tư tưởng "Nhân chi sơ, tính bản thiện" của phương Đông.
    Nhân tiện bàn về Văn học ***, *** trong văn học, đời sống ***, *** trong đời sống. Mình pót một bài vẩn vơ dư vị..Có gì mạo phạm mong các bác thông nhìu...cảm ít...
  6. doboxo69

    doboxo69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2006
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Bạn lo xa thế cũng phải, vì thực tế bọn trẻ con dễ bắt chước lắm. Tuy nhiên, mình vẫn ủng hộ văn học ***. Không biết giải thích thế nào vì ý tưởng của mình giống như các nhà văn, nhà phê bình viết. Mình thì diễn đạt lủng củng, họ thì diễn đạt hay hơn nhiều. Nhất là các bài viết ở cuối bài này:
    http://www.khampha24h.com/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=625&mcid=24&pid=&menuid=111
  7. ke_ban_sao

    ke_ban_sao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2002
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    ...Bất kỳ kiểu đẹp và kiểu cảm xúc nào do tranh chuổng cời tạo nên, đối với quần chúng chúng ta, đều khởi nguồn từ một cái sâu xa rất chi là ấy trong tiềm thức. Phụ thuộc vào độ ấy ấy mà ta coi tranh chuổng cời này thì là khoả thân nghệ thuật, tranh chuổng cời kia là đồi truỵ là mất dạy là thế này thế nọ. ... (Trích Tequila viết lúc 15:12 ngày 20/04/2006 trên ttvnol)
    Đọc những dòng của bác Tequila viết, em lại nhớ lại một hồi em vô công rồi nghề lang thang trên mạng đọc những câu chuyện rác rưởi rẻ tiền. Truyện khiêu dâm thuần tuý mang tính giải trí và nông cạn, chắc cả ngàn năm nữa cũng không được ai đó đem vào mảng văn học dân gian. Nó sẽ bị lãng quên như nó chưa bao giờ tồn tại.
    Em vừa đọc vừa nguyền rủa không phải chỉ vì cái sự tục tĩu, dâm đãng, bệnh hoạn của tác giả mà còn vì những lỗi chính tả, ngữ pháp v..v.. Thật lạ là trong đống rác lại có ngọc ngà. Một lần em đọc một chuyện tên là "Thêm chân thêm tay". Em đoán tác giả là một người đứng tuổi, có học. Truyện được viết bằng một thứ tiếng Việt trau chuốt. Cái thứ ngôn ngữ được đối thoại cũng cổ chứ không phải giả cổ của nữ sinh cấp 3 như kiểu "Sông Côn mùa lũ" (em thường đùa, gọi cái thức ngôn ngữ của nhân vật trong tiểu thuyết này là "công chúa đĩ").
    Bỏ qua cái cách tả lộ liễu, truyện làm em thực sự ngộ ra điều gì đấy. Hai người trong truyện thực sự yêu nhau khi ********. Cái tinh yêu ấy mang cả cái lén lút do các giá trị đạo đức, cả cái hấp dẫn mang tính bản năng vả cả cái thương mến rất nhân bản. Lời người đàn ông đùa trong lúc ********, rằng ông sẽ "thêm chân thêm tay" cho đứa con trong bụng cô gái, cũng rất ý nhị và có học và rất con người.
    Rốt cuộc, em thấy đúng là không nên đưa ra một nhận xét quá tuyệt đối. Nó phụ thuộc vào tuỳ sự cảm nhận của từng người. Với những ai gắn bó với đạo đức và quan niệm xã hội quá, phải có thời gian để họ trải nghiệm và mở rộng tấm lòng hơn.
    Em thấy các tác giả viết truyện mang âm hưởng ******** hiện tại ở Việt Nam rất lố lăng. Họ không có cái thâm trầm, tinh tế đủ để viết về ********. Em không biết họ có ngượng để nói hẳn tên của sự việc là ******** hay ******** không mà cứ phải dùng từ "***". Như mấy cái chuyện của Đỗ Hoàng Diệu thấy rõ là lên gân lên cốt, tuy cố học cái cách lấy ******** để chuyển tải một cái thông điệp lớn hơn nhưng học không chín, ẩn dụ mà lại lộ liễu quá. Đọc "Cánh Đồng Bất Tận" của Nguyễn Ngọc Tư thấy thật và khá hơn hẳn.
    Bài viết của em thuần tuý là cảm thụ văn học, không mang tính phê bình.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Mời các bác đọc bài của kẻ nổi tiếng này, đang "rắp tâm" viết tiếp 1 "Bóng đè" nữa:
    Dục tính và những ranh giới mong manh...
    19:13'' 05/05/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Một thiếu nữ khiêu dâm rất có thể gắn với... cái Đẹp (trường hợp ?oThiếu nữ ngủ ngày? của Hồ Xuân Hương) nhưng nếu là ở một ?obà đầm già? thì quả thật, chịu không thấu! Một nhà văn viết hay về khiêu dâm vẫn là một nhà văn hay. Còn nhà văn đã viết dở thì đến viết về thiên đàng cũng vẫn dở.
    1. Những ranh giới mong manh
    Trong một bài viết gần đây về văn học có dính líu đến đề tài *** (VietNamNet 30/3/2006) Vương Trí Nhàn cho rằng: văn học viết về tính dục luôn đứng chấp chới giữa việc vi phạm đạo đức nhân bản, khiêu dâm với các biểu hiện về khao khát nhận thức, khao khát tự do. Thực ra, vấn đề không hẳn đã là như thế. Thường, chính bản thân nhà văn không hoát ngộ, không có một quan niệm rành mạch và thuyết phục về tính dục sẽ lúng túng ở trong nhận thức, từ đó không thể viết (chứ chưa nói gì đến viết hay) về đề tài này.
    Tôi cho rằng ở ta rất ít có nhà văn suy nghĩ ?ocẩn thận? và đưa được ra những lý lẽ xác đáng làm ?ocơ sở lý luận? cho ngòi bút của mình để từ đó viết ra những cuốn sách ?okiệt hiệt? về ***. Đa số có thái độ coi thường, cười cợt, thiếu ?oxây dựng?. Một số khác né tránh vì nó quá khó. Việc truyền bá những tư tưởng của Freud trong nhiều năm thậm chí còn bị coi là ?o*********?. Cũng may, thời thế thay đổi, những nhận thức kiểu ấy không còn nhiều nữa. Nhiều cây bút trẻ tiên phong hiện nay đã có ý thức nghiêm túc để viết về *** như một đề tài trọng tâm, một đề tài đáng viết, nhân bản và văn học nhất.
    Viết về ***, tôi nghĩ rằng người viết cần phải đi ngược lại thời gian lịch sử, tìm hiểu về các quan niệm người xưa, xem xét cả về các khía cạnh sinh lý, tâm lý, xã hội học lẫn tôn giáo... để từ đó xây dựng cho mình một quan niệm ?onhất nguyên? vững chắc, từ đó làm chỗ dựa cho sáng tác của mình. Nếu vẫn dừng ở ?oranh giới mong manh? như trong trường hợp Vương Trí Nhàn quan niệm e rằng không động bút được.
    Trước đây, Hồ Xuân Hương làm thơ về ***, tôi đồ rằng người ta cứ gán cho bà tinh thần phản kháng đạo đức phong kiến này nọ chứ thật ra bà rất vô tư: Trưa hè hây hẩy gió nồm đông/ Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng/ Lược trúc biếng cài trên mái tóc/ Yếm đào trễ xuống dưới nương long/ Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm/ Một lạch đào nguyên suối chửa thông/ Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt/ Đi thì cũng dở, ở không xong. (Thiếu nữ ngủ ngày).
    Việc gắn *** với ?ođời thường? người xưa đã từng làm (như trường hợp Kim Bình Mai), gắn với huyền thoại, cổ tích (như trường hợp Nghìn lẻ một đêm, Liêu trai chí dị), gắn với thiền, với Phật giáo (Nhục bồ đoàn), còn việc dùng *** làm ngụ ngôn thì đầy rẫy... Có lẽ, trên ?onguyên tắc? khiêu dâm không có gì là xấu, vấn đề còn lại là ở mức độ văn hoá và vấn đề cũng ở chỗ là... ai khiêu dâm? Một thiếu nữ khiêu dâm rất có thể gắn với... cái Đẹp (trường hợp ?oThiếu nữ ngủ ngày? của Hồ Xuân Hương) nhưng nếu là ở một ?obà đầm già? thì quả thật, chịu không thấu! Một nhà văn viết hay về khiêu dâm vẫn là một nhà văn hay. Còn nhà văn đã viết dở thì đến viết về thiên đàng cũng vẫn dở.
    2. Dâm vẫn thiền
    Trong quan niệm truyền thống, thiền là sự tĩnh lặng trong tâm, là im lặng, trống không, không chấp vào lời. Tự tính của thiền là tính không. Nếu trong tâm đã thiền, người ta không đặt vấn đề dâm hay không dâm nữa. Trong hình ảnh thiếu nữ ngủ ngày, bản chất tự nhiên là thế. Các thiếu nữ dậy thì ?ohồn nhiên khiêu dâm? (tâm của họ trong sáng và thiền, chưa bị nhiễm tạp) bởi tự nhiên vốn là như thế.
    Khi viết về tính dục nếu nhà văn giữ được trạng thái thiền, hồn nhiên, không nhiễm tạp, tôi tin là họ vẫn có cách chuyển tải được ?ochân khí? mà không sợ sẽ bị chỉ trích là vô đạo đức. Rõ ràng, viết về *** nhà văn buộc phải có bản lĩnh cao cường thế nào đó, giữ được lòng trong sạch vô tư và trạng thái quân bình ở trong tình cảm. Tóm lại, nhà văn phải tầm sư học đạo, thậm chí phải tìm cách tu luyện để cho đắc đạo.
    Con đường đi tìm ?ongười yêu? cũng là con đường lữ thứ mà một hành giả đi tìm bản thân mình. Trên con đường đó, người ta cũng phải chịu đủ những kiếp nạn khổ nhục cực hình như người hành đạo. Bởi vậy, dù viết gì thì viết, cho dù viết về *** đi nữa, câu chuyện văn chương vẫn là câu chuyện về cuộc đời, vẫn là câu chuyện đi tìm chân lý ở trong cuộc sống mà thôi. Trong tình yêu, tìm cái lạ ở trong cái quen, luôn làm mới cái cũ, cũng là một cách học thiền, tìm về thiền, ngộ ra lẽ vô thường, vô ngã.
    Những điều này rất khó lý giải, chắc chắn chỉ có thể thông qua hình tượng văn học cụ thể mới ngõ hầu bộc lộ được cho hết lẽ.
    Viết về tính dục, tôi cho rằng ở một cây bút cao cường phải đạt được một trạng thái thiền thế nào đó, bảo đảm giữ được ?ochân khí? không tạp nhiễm, không bị vấy đục, vượt qua hết thảy những rào cản ?okhốn nạn? của đám đạo đức thật và đạo đức giả. Tóm lại, làm một nhà văn tiên phong trong một đề tài nhạy cảm thế này chẳng phải dễ dàng gì.
    3. ?oBòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng?
    Nói chuyện với các ?onguyên mẫu?, khi hỏi đến quan niệm của họ về ?olẽ đời? đến một lúc nào đấy (đa số họ là những người đàn ông trải đời) họ biết rằng chẳng cần phải giấu giếm điều gì, tôi mới giật mình vì tất cả đều tự coi mình là những kẻ ?obòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng?(!). Chân lý đơn giản của cuộc sống nhiều khi bất ngờ và cũng nực cười. Lẽ đời nhiều khi rất đẹp và giản dị trong khi đó người ta lại cứ gán cho nó bao nhiêu điều cao siêu phức tạp!
    Viết về cuộc sống, viết về con người cũng là để tìm ra những ?olẽ đời? thật đẹp và giản dị làm ?otấm gương soi chung? cho mọi người. Đấy cũng là sứ mạng, là điều số mệnh buộc vào thân phận một nhà văn nếu họ đúng là nhà văn thật sự.
    Trở lại ?onguyên mẫu?, một nhân vật bự trong vụ chạy án lừng danh ở Bộ Giao thông vận tải đang xôn xao dư luận trong và ngoài nước vừa rồi, ông ta cười đến méo cả miệng rồi nói với tôi:
    - Người ta cứ đổ lỗi thế này thế nọ chứ chúng tôi thật ra chỉ là đám ?obòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng? mà thôi. Đám giặc quần hồng kia mới là đáng sợ!
    Kể cũng nực cười! Đúng là chuyên gia chạy án!
    Văn chương nhiều khi cũng là ?omột tấm gương soi phản ánh xã hội? (Lep Tônxtôi). Đấy cũng là một điều cay đắng cho dòng chủ nghĩa văn học hiện thực cổ điển, cho nghiệp văn bút vốn nghiêng nhiều về các tinh thần hướng thượng, lấy Chân - Thiện - Mỹ làm mục đích tôn chỉ. Người xưa nói: ?oLập thân tối hạ thị văn chương? cũng là có lý.
    Cũng đã đến lúc văn chương phải tự đi tìm cứu cánh cho chính mình. *** với ý nghĩa trong sạch và nhân văn trong phạm vi tương đối nào đó đúng là một đề tài hợp thời và ?ođỡ muối mặt? nhất cho những cây bút có tài và còn sĩ diện, đang phụng sự cho ngôi đền văn học thiêng liêng, trên bàn thờ ở đó vẫn còn ghi đậm những dòng chữ người xưa trang trọng di huấn lại: ?oNguyên khí giang sơn. Thế thiên hành đạo?.
    *
    Nguyễn Huy Thiệp
    (5/2006)
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Tớ thấy mấy ý này của bạn đúng cực kỳ. Với những người gắn bó với đạo đức và quan niệm xã hội thì *** là không thể chập nhận dc. Còn đối với những người có quan niệm xã hội mới hơn thì khác. Tuy nhiên, viết về *** hoàn toàn ko dễ, phải có đủ trải nghiệm và tinh tế mới có thể viết hay dc. Và viết về *** mà ko có Ty thì nói chung chắc chỉ nên đưa vào "Cõi thiên thai".
  10. chua

    chua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2005
    Bài viết:
    841
    Đã được thích:
    0
    Khác đi một chữ ra kẻ phàm phu

Chia sẻ trang này