1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn học ***: Chấp nhận để tìm cách đổi khác?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi doboxo69, 11/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0

    Mời các bác đọc bài của kẻ nổi tiếng này, đang "rắp tâm" viết tiếp 1 "Bóng đè" nữa:
    Dục tính và những ranh giới mong manh...
    19:13'''' 05/05/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Một thiếu nữ khiêu dâm rất có thể gắn với... cái Đẹp (trường hợp ?oThiếu nữ ngủ ngày? của Hồ Xuân Hương) nhưng nếu là ở một ?obà đầm già? thì quả thật, chịu không thấu! Một nhà văn viết hay về khiêu dâm vẫn là một nhà văn hay. Còn nhà văn đã viết dở thì đến viết về thiên đàng cũng vẫn dở.
    1. Những ranh giới mong manh
    Trong một bài viết gần đây về văn học có dính líu đến đề tài *** (VietNamNet 30/3/2006) Vương Trí Nhàn cho rằng: văn học viết về tính dục luôn đứng chấp chới giữa việc vi phạm đạo đức nhân bản, khiêu dâm với các biểu hiện về khao khát nhận thức, khao khát tự do. Thực ra, vấn đề không hẳn đã là như thế. Thường, chính bản thân nhà văn không hoát ngộ, không có một quan niệm rành mạch và thuyết phục về tính dục sẽ lúng túng ở trong nhận thức, từ đó không thể viết (chứ chưa nói gì đến viết hay) về đề tài này.
    Tôi cho rằng ở ta rất ít có nhà văn suy nghĩ ?ocẩn thận? và đưa được ra những lý lẽ xác đáng làm ?ocơ sở lý luận? cho ngòi bút của mình để từ đó viết ra những cuốn sách ?okiệt hiệt? về ***. Đa số có thái độ coi thường, cười cợt, thiếu ?oxây dựng?. Một số khác né tránh vì nó quá khó. Việc truyền bá những tư tưởng của Freud trong nhiều năm thậm chí còn bị coi là ?o*********?. Cũng may, thời thế thay đổi, những nhận thức kiểu ấy không còn nhiều nữa. Nhiều cây bút trẻ tiên phong hiện nay đã có ý thức nghiêm túc để viết về *** như một đề tài trọng tâm, một đề tài đáng viết, nhân bản và văn học nhất.
    Viết về ***, tôi nghĩ rằng người viết cần phải đi ngược lại thời gian lịch sử, tìm hiểu về các quan niệm người xưa, xem xét cả về các khía cạnh sinh lý, tâm lý, xã hội học lẫn tôn giáo... để từ đó xây dựng cho mình một quan niệm ?onhất nguyên? vững chắc, từ đó làm chỗ dựa cho sáng tác của mình. Nếu vẫn dừng ở ?oranh giới mong manh? như trong trường hợp Vương Trí Nhàn quan niệm e rằng không động bút được.
    Trước đây, Hồ Xuân Hương làm thơ về ***, tôi đồ rằng người ta cứ gán cho bà tinh thần phản kháng đạo đức phong kiến này nọ chứ thật ra bà rất vô tư: Trưa hè hây hẩy gió nồm đông/ Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng/ Lược trúc biếng cài trên mái tóc/ Yếm đào trễ xuống dưới nương long/ Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm/ Một lạch đào nguyên suối chửa thông/ Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt/ Đi thì cũng dở, ở không xong. (Thiếu nữ ngủ ngày).
    Việc gắn *** với ?ođời thường? người xưa đã từng làm (như trường hợp Kim Bình Mai), gắn với huyền thoại, cổ tích (như trường hợp Nghìn lẻ một đêm, Liêu trai chí dị), gắn với thiền, với Phật giáo (Nhục bồ đoàn), còn việc dùng *** làm ngụ ngôn thì đầy rẫy... Có lẽ, trên ?onguyên tắc? khiêu dâm không có gì là xấu, vấn đề còn lại là ở mức độ văn hoá và vấn đề cũng ở chỗ là... ai khiêu dâm? Một thiếu nữ khiêu dâm rất có thể gắn với... cái Đẹp (trường hợp ?oThiếu nữ ngủ ngày? của Hồ Xuân Hương) nhưng nếu là ở một ?obà đầm già? thì quả thật, chịu không thấu! Một nhà văn viết hay về khiêu dâm vẫn là một nhà văn hay. Còn nhà văn đã viết dở thì đến viết về thiên đàng cũng vẫn dở.
    2. Dâm vẫn thiền
    Trong quan niệm truyền thống, thiền là sự tĩnh lặng trong tâm, là im lặng, trống không, không chấp vào lời. Tự tính của thiền là tính không. Nếu trong tâm đã thiền, người ta không đặt vấn đề dâm hay không dâm nữa. Trong hình ảnh thiếu nữ ngủ ngày, bản chất tự nhiên là thế. Các thiếu nữ dậy thì ?ohồn nhiên khiêu dâm? (tâm của họ trong sáng và thiền, chưa bị nhiễm tạp) bởi tự nhiên vốn là như thế.
    Khi viết về tính dục nếu nhà văn giữ được trạng thái thiền, hồn nhiên, không nhiễm tạp, tôi tin là họ vẫn có cách chuyển tải được ?ochân khí? mà không sợ sẽ bị chỉ trích là vô đạo đức. Rõ ràng, viết về *** nhà văn buộc phải có bản lĩnh cao cường thế nào đó, giữ được lòng trong sạch vô tư và trạng thái quân bình ở trong tình cảm. Tóm lại, nhà văn phải tầm sư học đạo, thậm chí phải tìm cách tu luyện để cho đắc đạo.
    Con đường đi tìm ?ongười yêu? cũng là con đường lữ thứ mà một hành giả đi tìm bản thân mình. Trên con đường đó, người ta cũng phải chịu đủ những kiếp nạn khổ nhục cực hình như người hành đạo. Bởi vậy, dù viết gì thì viết, cho dù viết về *** đi nữa, câu chuyện văn chương vẫn là câu chuyện về cuộc đời, vẫn là câu chuyện đi tìm chân lý ở trong cuộc sống mà thôi. Trong tình yêu, tìm cái lạ ở trong cái quen, luôn làm mới cái cũ, cũng là một cách học thiền, tìm về thiền, ngộ ra lẽ vô thường, vô ngã.
    Những điều này rất khó lý giải, chắc chắn chỉ có thể thông qua hình tượng văn học cụ thể mới ngõ hầu bộc lộ được cho hết lẽ.
    Viết về tính dục, tôi cho rằng ở một cây bút cao cường phải đạt được một trạng thái thiền thế nào đó, bảo đảm giữ được ?ochân khí? không tạp nhiễm, không bị vấy đục, vượt qua hết thảy những rào cản ?okhốn nạn? của đám đạo đức thật và đạo đức giả. Tóm lại, làm một nhà văn tiên phong trong một đề tài nhạy cảm thế này chẳng phải dễ dàng gì.
    *
    Nguyễn Huy Thiệp
    (5/2006)
    ----------------------------------------------------------

    Bần tăng thấy thí chủ Nguyễn Huy Thiệp có những giác ngộ khá cao thông, thực đáng để suy ngẫm và học tập. Nay xin bổ sung chút ít thiển ý
    Thực tế, rất nhiều nhà văn viết về *** một cách thiếu sáng tạo và rập khuôn. Họ cóp nhặt của Dumas con một tí, của Marquez một tí, biến tấu một chút để tác phẩm có chút hương vị ***. Họ chưa thấy mối quan hệ cực kì mật thiết giữa toàn bộ tác phẩm và những chi tiết *** đơn lẻ trong tác phẩm
    Đúng, chả có một ranh giới mong manh nào hết. Và cũng chẳng cần một bản lĩnh cao cường nào hết. Nếu đã coi *** là bản năng tự nhiên rồi thì đâu cần một ranh giới nào. Tác phẩm tự nó diễn biến, *** cũng tự diển biến theo, đến lúc cần phải có *** thì *** sẽ xuất hiện, chứ tuyệt nhiên không thể ép buộc gán ghép được.
    Dostoevsky có nói: "tự chúng ta trả lời cho tất cả". Tư tưỏng đó thể hiện trong toàn bộ các tác phẩm của ông. Với cái nhìn đó ta sẽ thấy tại sao lại có những tác phẩm có những cảnh *** rất nghệ thuật, rất nhân bản. Nếu là một tác phẩm nghẹt thở như Giữa miền đất ấy(Coetzee) thì những cảnh *** cũng nghẹt thở như vậy. Nếu là một tác phẩm quái gở chói chang như Cái trống thiếc (Gunster) thì những cảnh *** cũng quái gở như vậy.
    Phật cho rằng mọi cái đều liên quan đến nhau theo luật nhân-quả. Vậy nên, không thể có một pha *** lạc loài trong toàn bộ tác phẩm được, chúng là một thể thống nhất
  2. datrang

    datrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhớ tới cuốn Người tình của Duras. Tác phẩm đó miêu tả tình yêu toàn *** là ***, nhưng mà tôi đọc thì chẳng thấy mình bị đen tối đi chút nào hết! Còn đọc Bóng đè của DHD, tôi càng không bị đen tối vì tôi thấy nó chướng quá mức đi!
    Một cuốn sách được rất nhiều người VN yêu thích như "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" chẳng hạn, miêu tả rất nhiều cảnh ***, miêu tả chi tiết là khác! Nhưng ai bảo nó là lố bịch nào!
    Tôi nghĩ khi nói về sẽ trong văn học thì không chỉ nói ra rằng cuốn nào có ***, hoặc nó có nhiều hay ít! Mà quan trọng là nhằ văn đã xây dựng được một thế giới tổng thể xung quanh, trước và sau những chi tiết *** đó! Chẳng có nhà văn nào lại đi miêu tả *** mà không chen vào đó những suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật hay chỉ miêu tả nó vì nó chứ không phải để nói tới một điều khác bên cạnh nó.
    Viết về *** thì có vẻ là mốt bây giờ chăng? Một nhà văn trẻ viết về *** sẽ được coi là táo bạo! Hic! Không có *** là không ra nhà văn trẻ! Nhưng chúng ta cũng đã thấy là không phải cứ viết về *** là đã dễ dàng thành công!
    Cái này có lẽ cũng giống như trong phim, một bộ phim khiêu dâm, rẻ tiền, chỉ để phục vụ những người hơi bị "bệnh hoạn" chẳng hạn, thì nó sẽ khác với cách người ta làm nó trong những bộ phim đích thực.
  3. hathay_hayhat

    hathay_hayhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng nghĩ như các bạn. Vấn đề là chúng ta nên có một cái nhìn khác quan và chân thành hơn nữa về vấn đề *** trong van học. Với sự phát triển của xã hội, sự ảnh hưởng ngày càng nhiều của văn hoá Tây phương và đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân hưởng thụ lên ngôi thì chuyện sẽ xuất hiện và xuất hiện ngày càng nhiều trong văn học là bình thường và tất yếu. Vì xét cho cùng thì văn học là loại hình diễn tả một cách sinh động hiện thực xã hội với nghệ thuật dùng ngôn từ. Vấn đề là người viết phải nâng cao nhận thức, tầm nhìn, bản lĩnh của mình để thai nghén lên những tác phẩm có chiều sâu văn hoá. Điều này vừa bổ ích cho độc giả cũng như nghiệp văn lâu dài của chính bản thân tác giả.
  4. chamthan

    chamthan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Keke, cái này thế giới người ta cãi nhau mãi, nhưng theo tui thì nhiệm vụ của văn học là xây dựng một thế giới quan giúp người đọc nhận thức tốt hơn mối quan hệ của bản thân họ với thế giới. Do đó, tự nhận thức bản thân trong đó có nhận thức ham muốn xác thịt cũng là một nhu cầu chính đáng. Vấn đề ở chỗ, các nhà văn sẽ dùng *** như thế nào mới là quan trọng...
    Xem thêm link này nhé! Cũng cãi nhau về khiêu dâm trong trang viết đấy, hoành tráng lắm, mang nhau ra toà nữa...
    http://evan.com.vn/News/doi-song-van-nghe/2006/01/3B9ACA71/
    eVăn: James Joyce là một trong những nhà văn vĩ đại nhất Ireland. Tiểu thuyết Ulysses của ông được đánh giá là dấu mốc cho một bước phát triển mới của tiểu thuyết hiện đại. Thế nhưng số phận của Ulysses lại không hề suôn sẻ: Gặp khó khăn trong việc xuất bản; bị giới phê bình chỉ trích, và đặc biệt, cuốn sách đã phải trải qua một hành trình dài để đến được nước Mỹ sau mười mấy năm trời bị cấm? Nhân kỷ niệm 65 năm ngày mất của James Joyce (13/01/1941-13/01/2006), chúng tôi giới thiệu với độc giả hành trình lịch sử này.
    ''Ulysses'' - sách khiêu dâm hay kiệt tác văn học
    ?oTôi nghĩ đây là một thứ ghê tởm và bẩn thỉu nhất từng được in trên giấy?, trích dẫn từ lá thư gửi Margaret Anderson - biên tập của tạp chí văn học xuất bản hàng tháng ?oThe Little Review?, ?oKhông có từ nào tôi biết để miêu tả, dù chỉ là cảm tính, sự ghê tởm mà tôi cảm nhận được; không phải là sự kinh tởm ông ta tuôn ra mà là những cái đầu thực sự thối rữa khi họ dám cho phép thứ rác rưởi bẩn thỉu trong tâm trí loài người bôi nhọ thế giới này khi lặp đi lặp lại nó qua các bản in. Bằng cách này, thứ bẩn thỉu đó có thể đến tay thế hệ trẻ. Ôi chúa ơi! Thật là rùng rợn?.
    Giới nhà văn Mỹ vừa mới đọc xong một phần cuốn tiểu thuyết Ulysses của James Joyce in nhiều kỳ trên tờ New York ?oThe Little Review? . Và những trích dẫn trên là một trong rất nhiều tiếng chửi rủa dành cho những trang viết đầy tính nhục dục trong câu chuyện của Joyce về cuộc sống của hai người bạn trẻ ở thành phố Dublin. Các phản ứng tương tự làm cho cuốn tiểu thuyết bị cấm năm 1921, dẫn đến một hành trình dài 12 năm hợp pháp hóa một tác phẩm văn học có cấu trúc giống với thiên sử ca Odyssey của Homer. Hành trình này đi đến cao trào trong một phiên tòa tại New York ngày 6/12/1933, cách đây đã h
    Cuộc hành trình bắt đầu khi một người bạn của Joyce, nhà thơ Ezra Pound giới thiệu đến Anderson và đồng nghiệp của cô, Jane Heap. Sau khi đọc xong câu đầu tiên, Anderson thốt lên ?oĐây là thứ đẹp nhất chúng tôi từng có. Chúng tôi sẽ in nó?. Xuất hiện một cách "trót lọt" trên tạp chí tháng 3/1918 nhưng đến số tháng 1/1919, tạp chí đã bị tịch thu vì những cảnh miêu tả quan hệ ******** và những chỉ trích mạnh mẽ tới vua nước Anh. Đồng thời, bưu điện cũng từ chối vận chuyển ba số tạp chí sau đó cho dù Anderson đã xóa bỏ những phần có tính loạn luân, thú tính. Nhưng ngay cả khi không còn những trang viết đó thì tạp chí vẫn bị chính phủ nghi ngờ. ?oThe Little Review? đã bị gọi là một tờ báo của ?oxu hướng vô chính phủ? trong tài liệu báo cáo của Bưu điện năm 1918. Và hành trình đến tòa án của Ulysses sắp bắt đầu?
    Anderson gửi một bản tạp chí ?oThe Little Review? số tháng 7/8 năm 1920 đến con gái của một luật sư New York trong một nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ. Trong hai số tạp chí này có một số đoạn của Ulysses trong đó miêu tả cảnh nhân vật trung tâm hổn hển thủ dâm dưới sự chứng kiến của một cô gái trẻ. Cô con gái của luật sư này tỏ ra vô cùng khó chịu và nói chuyện với cha cô ta - người sau này phàn nàn vụ việc này với luật sư địa phương, Joseph Forrester. Forrester phản ứng bằng cách khởi kiện Anderson và Heap vì đã xuất bản cái thứ rác rưởi đó.
    Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 21/10/1920, John Quinn - luật sư cho Anderson và Heap - tập trung vào sự tối nghĩa và những trò chơi chữ trong cuốn tiểu thuyết. Ông ta biện hộ rằng, ?omột người ngây thơ không thể hiểu được những ám chỉ ******** vì thế mà không thể trở nên đồi bại vì chúng?. Thẩm phán lập luận ?ođoạn trích khi một người đàn ông hổn hển thủ dâm thì không ai có thể hiểu lầm? vì thế cho rằng các biên tập viên của tạp chí đã cố ý xuất bản. Và họ quay trở lại phiên tòa vào ngày 21/2/1921. Sau khi luật sư địa phương bực tức đọc một đoạn trích trong tiểu thuyết, Quinn xen vào: ?oTôi tỏ ý muốn rằng ông Forrester sẽ làm đại diện cho bị đơn. Hãy nhìn ông ấy, vẫn còn thở hổn hển khi kết luận tố giác, khuôn mặt ông ấy méo mó trong say mê, toàn bộ khuôn mặt ông ấy đỏ rực. Có phải ông ta đang đầy sự thèm khát dâm dục??. Thẩm phán cười thoải mái, nhưng sau đó vẫn tuyên bố phạt các biên tập viên. Anderson và Heap mỗi người 50 USD và cấm không được xuất bản bất cứ phần nào nữa của tiểu thuyết của Joyce. Từ đó, Ulysses bị cấm tại Mỹ.
    Về phần mình, Joyce đã hy vọng vào một phán quyết gây ấn tượng sâu sắc trong việc xuất bản. Nhưng tiếng xấu lại chính là vấn đề của cuốn tiểu thuyết. Các nhà xuất bản của Anh và Mỹ đều từ chối chạm tay vào nó trừ khi Joyce chỉnh sửa rất nhiều nội dung của cuốn tiểu thuyết. Joyce không đồng ý.

    Bản in cuốn "Ulysses" năm 1922.
    Tháng 4/1921, Joyce phàn nàn về số phận của Ulysses với Sylvia Beach, chủ của một hiệu sách có tên là ?oShakespeare and Company? ở Paris. Bà ta đã đồng ý xuất bản. Ulysses được ra mắt ngày 2/2/1922 nhân dịp kỷ niệm 40 năm sinh nhật Joyce tại Paris, thúc đẩy mạnh cho các dịch vụ thương mại du lịch: 30.000 bản đã được bán, chủ yếu cho người Mỹ. 500 cuốn đã bị tịch thu ở New York. Những người đưa ra yêu cầu được nhập khẩu hợp pháp cuốn sách này đều bị từ chối. Chỉ có một trường hợp ngoại lệ khi một bác sĩ nói rằng ông ta cần cuốn sách đó cho ?onhững mục đích khoa học?. Cũng giống như các sản phẩm bị cấm khác của Pháp, cuốn sách có bìa màu xanh này cũng bị cấm ở Canada, Australia và quê hương của James Joyce, Ireland.
    Đó là số phận của Ulysses sau hơn một thập kỷ. Và rồi một ngày đầu năm 1931, Bennett Cerf - một vị chủ tịch 34 tuổi của NXB Random tình cờ nghe thấy Morris Ernst, một trong những luật sư đứng đầu cơ quan kiểm duyệt nói rằng ông ta muốn nhận nhiệm vụ làm hợp pháp hóa Ulysses. Tham vọng hơn bao giờ hết, Cerf mời Ernst dùng cơm trưa và hỏi:: ?oNếu tôi có thể ký hợp đồng với Joyce để có những bản in Ulysses ở Mỹ, thì ông có giúp chúng tôi bào chữa trong phiên tòa không??. Ernst chớp lấy cơ hội ngay lập tức với một điều kiện là nếu họ chiến thắng, Ernst sẽ có được tiền bản quyền của cuốn sách mãi mãi, (?oÔng ấy yêu danh vọng cũng như tôi? sau này Cerf đã viết như vậy). Joyce đang chán ghét với những bản in Ulysses bị lược bỏ và mô phỏng bất hợp pháp đang lưu hành tại Mỹ nên đã ký thỏa thuận với NXB Random, nhưng vẫn cho rằng ông sẽ thua cuộc.
    Tuy nhiên, Joyce đã đánh giá thấp đội mình. Ernst và Cerf ngay lập tức thảo ra một chiến lược cho phiên tòa này. Họ quyết định biện pháp tối ưu nhất với chi phí rẻ nhất để bắt đầu vụ kiện là mang lén một bản in của cuốn sách và để cho Hải quan tịch thu, sau đó sẽ tranh cãi về tình trạng bị tịch thu này. Những ý kiến chỉ trích không đáng được xét đến trong phiên tòa nhưng tất cả ý kiến liên quan đến chiếc va-li đựng cuốn sách nhập lậu này thì hợp lý và công bằng. Ernst và Cerf cắt ra và dán rất nhiều bài báo yêu thích vào bản in đó đến nỗi ?otrước khi chúng tôi hoàn thành, chiếc vali căng phồng lên?, Cerf kể lại. Vào một ngày nắng nóng tháng 5/1932, từ Paris một đại diện của NXB Random cập cảng New York với cuốn sách đựng trong vali. Các nhân viên hải quan, nắng nóng và mệt mỏi, vẫy tay ra hiệu cho mọi người mà không kiểm tra họ. Khi mà chiếc vali của đặc phái viên được đóng dấu mà không phải mở ra để kiểm tra. Đặc phái viên này kêu lên, ?oTôi cầu mong ông mở chiếc va-li này ra và tìm kiếm trong đó.?
    ?oTrời nóng quá,? viên thanh tra trả lời.
    ?oTôi cho rằng có vài thứ trong này là hàng lậu và tôi mong rằng nó sẽ được khám xét?, đặc phái viên nói.
    Viên thanh tra bực bội mở chiếc vali ra và tìm thấy một cuốn sách. ?oAha?, đặc phái viên hét lên.
    ?oÔi, vì Chúa, tất cả mọi người mang nó vào?, viên thanh tra nói, ?oChúng tôi không quan tâm đến nó?.
    Người đại diện của Random nài nỉ rằng cuốn sách đó phải bị tịch thu cho đến khi thanh tra trưởng ngắm nghía nó và chiều lòng anh ta.
    Sau đó Enrst cố tình trì hoãn trường hợp này hàng tháng ròng trước khi một thẩm phán có tên John Woolsey biết được rằng Enrst đứng ở phe đối lập với cơ quan kiểm duyệt. Nhiệm vụ của Ernst là chứng minh rằng Ulysses là hợp pháp chiếu theo Đạo luật thuế quan Smoot-Hawley năm 1930. Điều luật này cấm ?onhập khẩu về Mỹ từ bất cứ quốc gia nào... bất cứ sách, báo, tranh, ảnh, thông tin, giấy tờ khiêu dâm hay bất cứ sự miêu tả khác, con số hay hình ảnh trên giấy hay các vật liệu khác,? nhưng ?oBộ trưởng Bộ tài chính cho phép nhập vào cái gọi là tác phẩm kinh điển hay những cuốn sách văn chương hay khoa học xuất sắc được công nhận giá trị?.
    Tháng 10/1933, Ernst bắt đầu bằng việc trình bày một bản tóm tắt dài 56 trang. Ông ta vẽ ra sự tương đồng giữa quá trình phát triển của bộ quần áo tắm và sự thay đổi phong cách văn học. Ernst lập luận rằng Ulysses bị cho là khiêu dâm năm 1919, nhưng đó là tiêu chuẩn của ngày xưa và nó không còn đúng với các tiêu chuẩn hiện tại. Ngoài ra, Ernst biện luận thêm rằng cuốn sách này đơn giản là quá dài để là một chuyện tục tĩu; những mô tả về ******** chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số 700 trang tiểu thuyết và không có tranh ảnh nào cả. Woolsey dành cả một tháng trời đọc Ulysses và lắng nghe cuộc tranh cãi ngày 25/11. Sam Coleman, nguyên cáo, đã đánh dấu 250 đoạn văn cho là khiêu dâm nhưng ông ta từ chối đọc to chúng lên trước sự chứng kiến của một người phụ nữ là vợ của Ernst. Còn về phần mình, Ernst ca ngợi, tán dương kỹ thuật dòng ý thức của Joyce trước phiên tòa. Miệng ngậm điếu thuốc, Woolsey bình luận rằng ?ođọc các phần của cuốn sách này làm tôi gần như phát điên,? và ông nói rằng mình cần thêm thời gian để cân nhắc trường hợp này.

    Tượng James Joyce ở Dublin.
    Ngày 6/12 năm đó, Woolsey quay trở lại với một quyết định lịch sử. Đó là đánh giá cuốn sách như một tổng thể chứ không bằng các phần khác nhau. Và theo các tiêu chuẩn đạo đức đương thời, ông ta chỉ ra rằng những đoạn văn miêu tả ******** trong Ulysses chỉ để phục vụ minh họa và làm sáng tỏ những đoạn độc thoại nội tâm của các nhân vật trong tiểu thuyết. ?oNgoại trừ sự thẳng thắn khác thường, tôi không tìm được bất cứ chỗ nào hiện diện của cái liếc dâm dật?, ông nói và thêm rằng, ?oTôi đã không tìm được bất cứ điều gì mà tôi cho là bẩn thỉu... Ở rất nhiều đoạn, Ulysses làm bạn đọc đôi chút buồn nôn, nhưng không có đoạn nào có ý ********. Vì thế, Ulysses có thể được chấp nhận vào Mỹ.?
    Ernst gọi điện cho Cerf và trong vòng mười phút Ulysses chạy trên các máy in của NXB Random. Bên nguyên kháng án lên tòa án cấp cao hơn nhưng bị từ chối và quyết định của Woolsey vẫn giữ nguyên. Cuốn sách như là một biểu tượng của sự hiện đại, tiếp tục trở thành trung tâm của các cuộc tranh luận chính trị - xã hội và là thuốc thử quan điểm văn hóa. Các nhà đạo đức học tập trung vào cuốn sách trên quan điểm phát triển sự cởi mở của quan hệ giới tính trong khi giới phê bình tiến bộ cho rằng nó thực sự kinh điển.
    Trong thập kỷ 1950 và 60, tòa án tối cao Mỹ nới lỏng luật liên quan đến tính khiêu dâm và cơ quan kiểm duyệt văn học ngày nay có xu hướng quan tâm đến chính trị và an ninh quốc gia hơn là tính khuôn phép trong tự do giới tính và ********. Còn đối với các thế hệ có thể đọc được những tác phẩm kinh điển như Ulysses hay phổ biến hơn là có thể giả bộ rằng đã đọc Ulysses thì quyết định của Woolsey đã đặt một nền móng lịch sử.
  5. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Ối trời, nói cứ như là "rất nhiều" các nhà văn bắt chước Dumas con và Marquez, và cái ông "bần tăng" này đã đọc hết "rất nhiều" nhà văn rồi. Ổng còn mở đầu câu phán đó bằng "Thực tế,..." nữa chứ. Trong chữ "Thực tế" có chữ "thực" đấy ông ạ.
  6. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Ối trời, nói cứ như là "rất nhiều" các nhà văn bắt chước Dumas con và Marquez, và cái ông "bần tăng" này đã đọc hết "rất nhiều" nhà văn rồi. Ổng còn mở đầu câu phán đó bằng "Thực tế,..." nữa chứ. Trong chữ "Thực tế" có chữ "thực" đấy ông ạ.
    ------------------------------------------------------------
    Quả thực ta có quá lời, nghĩ lại cũng thấy xấu hổ, mong thí chủ bỏ qua tội lộng ngôn.
  7. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Phương Tây đã trải qua một cuộc cách mạng ******** từ những năm 60 và 70. Cách mạng này đem lại nhiều tự do, nhưng cái giá họ trả cho sự tự do đó không phải nhỏ. Nhà văn Pháp Michel Houellebec (Les particules élémentaires ?" Hạt cơ bản, Cao Việt Dũng dịch) là người nói rõ ràng và đáng tin nhất về cái giá đau thương đó: ******** tự do thay chỗ cho tình yêu, không cần tình yêu nó mất đi sự mầu nhiệm, nó thỏa mãn nhanh chóng một số người có ưu thế. Những khu vườn, những bãi biển sau khi bị nó quét qua để lại những người đàn ông và những người đàn bà rã rời, hoàn toàn hoang mang về giá trị con người sau khi đã đem thân thể lõa lồ của mình ra chào hàng ở những cửa hàng tự chọn. Và một nỗi cô đơn không có gì nói hết.
    Houellebecq không phải là nhà văn phương Tây duy nhất tả con người sau cuộc cách mạng ******** như một con thú đáng thương bị xé nát ở giữa dục vọng và sự tàn tạ (khi tuổi già và cái chết đến). Hãy đọc Philip Roth.
    Còn ở ta, nhà văn lớn Nguyễn Huy Thiệp giờ này còn lụm cụm lò mò (tội, ông ấy già rồi) về cách "truyền bá những tư tưởng của Freud" (Diễm cũng đã hơi già) hay là "viết về *** nhà văn buộc phải có bản lĩnh cao cường thế nào đó, giữ được lòng trong sạch vô tư và trạng thái quân bình ở trong tình cảm" (đừng đem thiền vào đây hù con nít, kiểu vừa đi tu vừa ********, lòng trong sạch vô tư như thằng bù nhìn, không có tình yêu đam mê chi sất ("quân bình ở trong tình cảm"), tưởng có thể lợi dụng ******** (ở đây là phụ nữ) còn mình thì không thể bị tổn thương (vì là bù nhìn).
    Tôi đọc bài này đã lâu, không hề có ý định mất thì giờ về cái lão già kinh khủng (mà tôi từng một thời ngưỡng mộ) này. Nhưng hôm nay đọc cái bài kế tiếp thấy hãi quá viết tiếp chơi.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    ?oChiều trên phố Huế ra đi
    Mưa mùa đông cứ rù rì bên tôi.
    Cây thì vẫn đứng thế thôi,
    Hàng thì bán đứng bán ngồi chen nhau.
    Người thì áo rách đã lâu,
    Người thì xe cúp đua nhau từng hàng.
    Tôi thì xe đạp lang thang,
    Nhìn dọc đã chán, nhìn ngang lại buồn.
    Chiều mưa phố Huế một mình,
    Biết đâu là chỗ ân tình đến chơi??
    (thơ Đồng Đức Bốn)
    Sự an ủi lớn nhất mà Thượng đế ban cho con người chính là ********. Tôi đã từng nói với Đồng Đức Bốn điều ấy nhưng khi còn sống anh không để ý cho lắm. Bây giờ, ở suối vàng, dưới ba thước đất, không chắc Đồng Đức Bốn cũng đã hiểu ra điều tôi ?ocầm lòng vậy, đành lòng vậy? mà nói với anh mỗi khi ?oông khách ở quê ra? ấy lẩm bẩm hỏi dò:
    - Này, bác Cả, thế con đường nào dẫn đến thiên đàng?
    [/QUOTE]
    đây là câu trả lời của Thiệp:
    À thì ra bà già thì ông "chịu không thấu", chứ còn ông già Nguyễn Huy Thiệp chưa bao giờ tự cởi quần áo ra đứng soi gương để tưởng tượng nếu mình là một cô gái trẻ, mình "chịu có thấu" ông già Thiệp hay không?
    Cuối cùng, theo ông Thiệp, *** phục vụ cho ai?
    Được pinksubmarine sửa chữa / chuyển vào 12:18 ngày 22/05/2006
  8. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0

    Trong nghệ thuật, *** là thủ pháp
    Trong ***, nghệ thuật là thủ pháp
  9. pinturicchio10

    pinturicchio10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    CÁI USERNAME CỦA BẠN HAY ĐẤY
    DOBOXO69
  10. fanofPC

    fanofPC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ bạn chưa đủ trình để coi thường Nguyễn Huy Thiệp như thế
    Trích:
    http://vietnamnet.vn/vanhoa/chuyende/2006/05/572248/ không hề có đoạn nào như vậy. Đây là bạn tự bịa ra đấy chứ. Nếu người khác vu cho bạn như thế chắc bạn đấm vỡ mồm người ấy ra đấy nhỉ
    Được fanofPC sửa chữa / chuyển vào 19:13 ngày 25/02/2007

Chia sẻ trang này