1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn học đông phương thì sao???

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Egoist, 07/03/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Guest

    Guest Guest

    Trong đây tôi thấy có một vài bạn đọc Hồng lâu mộng.Hồng Lâu Mộng là một cuốn tiểu thuyết hay ,nó phản ảnh thực trạng của xã hội phong kiến Trung quốc đương thời hay nói cách khác nó là một xã hội TQ thu nhỏ .Tuy nhiên đây không phải là tác phẩm mà tôi thích nhất nhưng tôi hay phải viết bình luận về nó cho nên cũng hay đọc các bài bình luận.Bác nào nếu khi đọc HLM có gì thắc mắc hoặc có bình luận gì về các nhân vật trong đó thì mời post lên đây thảo luận nhé.

    GO BUFFS

  2. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng chưa đọc được hết HLM cũng như coi phim. Tớ thấy thích nhất câu diễn tả tình cảm giữa Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc: Người ở hai nơi, tình chung một mối. Ngoài ra, về văn học Á Đông, nói chính xác là văn học Trung Quốc, tớ thích nhất là các tác phẩm lịch sử như Tam Quốc, Thủy Hử, Tùy Đường... Ngoài ra còn có truyện kiếm hiệp của KD, CL.
  3. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Rất khó nếu phải phân biệt rạch ròi giữa văn học Phương Đông và Phương Tây. Điều này chỉ có thể có nếu gắn thêm vào đó hai chữ cổ điển. Điều này cũng dễ hiểu. Một trong những lý do rất có tính xã hội là do điều kiện giao thông phát triển, các nền văn hóa có xu hướng nhích lại gần nhau. Công nghệ cao đã làm cho các nến văn hoá không thể tách riêng thành các lục địa cô đơn được nữa. Chẳng hạn, một mặt nào đó, khó có thể nói nghệ thuật tiểu thuyết của Kawataba hay Akaguta là thuần tuý phương Đông, còn trong cấc tác phẩm của Hermann Hess ta lại thấy chất phương Đông đậm đặc. Vẫn hoàn toàn mang tính tương đối, bởi cũng chẳng có một tiêu chuẩn nào phân biệt rạch ròi đâu là phương Đông và đâu là phương Tây trong nghệ thuật hiện đại. Những sự phân biệt rạch ròi các nền văn học có lẽ chỉ có thể gắn liền với tính địa lí của nó. Chẳng hạn nếu kể đến premchan thì người ta sẽ gọi đó là thuộc nền văn học Á Châu. Có lẽ Tagore cũng vậy.
    V@

    V@
    [/size=4
  4. pck

    pck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Tam Quốc nhưng là bản nào? Ở Trung Quốc có 3 bộ Tam Quốc:
    - Tam Quốc chí diến nghĩa của La Quán Trung (ai cũng biết)
    - Tam Quốc chí của Trần Võ.
    - Nguỵ sử của Ngự sử quan nước Nguỵ.
    Bạn đọc bản nào?
    Lê Quý Đôn nói:" Nếu trong bụng chưa có vạn cuốn sách, Mắt chua thấy cảnh của vạn dặm thì đừng nói chuyện văn chương" ... đấy. bạn biết chưa.
    Tôi rất vui khi được nói chuyện về văn học Trung Quốc với 1 ai đó. Lần sau nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ với tôi, chúng ta cùng bàn về 7 bài "Thu hứng" của Đỗ Phủ và bài phê bình thơ đầu tiên của văn học Trung Quốc về 7 bài này. bạn thwr đoán xem của ai?
    Chào thân ái!
  5. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, em không dám bàn luận phương Đông phương Tây nhưng mà hình như bác viết nhầm tên bác Akugatawa rồi.
  6. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, thì bác Username cũng nhầm nốt. Bác ý là AKUTAGAWA (tên là Riunoxke gì đó). Về bác này, bạn cố tri Pagoda của tớ biết rõ lắm đấy, nhờ ấy nhờ. Theo chủ nghĩa duy mỹ gì đấy (hi hi), một trong những người mang ảnh hưởng của văn học Tây phương đến với văn học Nhật Bản.
    Cỏ xanh, xanh những cơn mê...
  7. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Tam quốc Chí là của Trần Thọ. Trần Thọ là con một viên tướng Thục bị Khổng Minh xử tử vì vi phạm quân lệnh (trong Tam quốc cũng có đoạn này). Trần Võ là một viên tướng Ngô bị chết trận khi đánh nhau với quân Nguỵ.
    Nguỵ sử là bộ sử thôi, không phải là tác phẩm văn học.
    Ở Việt Nam thì hầu như mọi người mới chỉ được đọc Tam quốc diễn nghĩa thôi, tôi không biết bác pck đã đọc Tam quốc chí hay Nguỵ sử chưa mà lại hỏi mọi người như vậy nhỉ?
    À, mà hôm trước bác Egoist cũng nhầm. Phê bình Tam quốc là Mao Tôn Cương chứ không phải là Kim Thánh Thán, người phê bình Thuỷ Hử

    Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi, con chim chiền chiện
  8. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, sorry, đúng là mình gõ nhầm tên thật,thông cảm, vừa online vừa gõ, xót tiền lắm :-) . Mấy lần nhầm chứ chả phải mỗi lần này :-) . Xót như ai đó phải trả tiền trà ý cố tri nhờ :-)) hi hi. Mà hôm nào mời cố tri đi cafe nữa nhá, lần này tớ mời :->
    V@

    V@
    [/size=4
  9. unpluggedsocket

    unpluggedsocket Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên tôi xin nguyền rủa thân ái đến TTVN onlie! với chương trình chống lut chết tiệt của mình đã làm tiêu tùng rất nhiều "diễn văn" của tôi!
    Rất khó nếu phải phân biệt rạch ròi giữa văn học Phương Đông và Phương Tây.<-----tôi ủng hộ ý kiến này.ranh giới chỉ có trong đầu người.
    Chẳng hạn, một mặt nào đó, khó có thể nói nghệ thuật tiểu thuyết của Kawataba hay Akaguta là thuần tuý phương Đông, còn trong cấc tác phẩm của Hermann Hess ta lại thấy chất phương Đông đậm đặc.
    <-----khó mà đồng ý với nhân xét này của bác.đầu tiên tôi xin nói về hernan hesse.Có thể nhà văn này viết nhiều về phương đông thât! và đã tìm ra cách viết khác người...nhưng như vậy thì không thể nói là trong các tác phẩm của Hesse có chất phương đông đâm đặc được.Như vậy có quá khiên cưỡng không bác Pagoda!?
    Thử nói về văn phong của Hesse.trong H. ta có thể tìm được những đoạn về cảm xúc của nhân vật một cách rõ ràng, trong Narciss và Goldmund H. viết về cảm xúc và lý tính như viết một bài thơ hay ho mạch lạc cho nên thiếu trăn trở - đó không phải là tinh thần của phương đông.điều mà không phai nhà văn nào học cũng có được.nhớ lai hồi nhỏ, tui đã từng nghe kể về cuộc đời đức Phật (Tất đạt Đa).tôi như lạc vào thế giới của huyền hoặc-như câu chuyên cổ...(khi nào đó tui sẽ kể). nhưng từ khi đọc "Hành trình sang đông phương" tôi đã bị tạc một gáo nước vào những ảo ảnh mơ hồ đáng yêu đó...Nietzche nói"con người không thể sống thiếu những huyền thoại.Tôi nghĩ tinh thần này là của Phương Đông-nhấn mạnh-
    Còn kawabata Yasunari, văn chương ông đã thể hiên gần hết tinh thần của người phương đông-tinh thần tiếc nhớ cái đẹp.ông không bao giờ như h. người ta chẳng bao giờ tìm nhìn rõ nhân vật của K.Y. họ không thể hiện .Mỗi người đọc tự khám phá chính mình qua từng nhân vật bằng những trải nghiêm của họ. KY thường ẩn dụ về một nỗi buồn nào đó.tôi thích hai truyện "Xứ tuyết" và "tiếng rền của núi". nó gây cho người ta nôi nhớ...về những kết thúc buồn.
    như vây nếu nói K.Y không thuần Á Đông thì có khác gì nói rằng GG. marquez,J. Amado không phải nhà văn Mĩ La Tinh.
    Vẫn hoàn toàn mang tính tương đối, bởi cũng chẳng có một tiêu chuẩn nào phân biệt rạch ròi đâu là phương Đông và đâu là phương Tây trong nghệ thuật hiện đại<----đúng
    ...
    Lần trước tui quên nhắc về Bồ tùng Linh và "Liêu Trai chí dị"???
    010101
  10. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Bồ Tùng Linh này bác Irish ới!
    "mỗ Dẹo một hôm ghe' chơi nhà......"
    kể tiếp đi nhá.

    Lạc hoa tương dữ hận
    Đáo địa nhất vô thanh

Chia sẻ trang này