1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn học hiện đại Việt Nam liệu có phải từ 1945?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nguoisaigon2005, 06/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Văn học hiện đại Việt Nam liệu có phải từ 1945?

    Khi xem xét việc phân kì lịch sử văn học, chúng ta có thói quen coi trọng các mốc thời gian lịch sử có những sự kiện chính trị quan trọng xảy ra. Điều này là đúng và phổ biến, tuy nhiên, tôi cho rằng bên cạnh đó cần phải chú ý đến cả nội dung các tác phẩm văn học của thời kì đó như một sự bổ trợ cần thiết cho tiêu chí kia (quan trọng hơn). Vì thế tôi nghĩ tính chất hiện đại của văn học Việt Nam chỉ có thể bắt đầu từ năm 1987, là năm có sự đổi mới trong văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung, tất nhiên tính chất hiện đại này mang "màu sắc Việt Nam" chứ không thể và không thể giống được với tiêu chuẩn thế giới được. Cũng như trong sự sử học khi mà các nhà sử học XHCN cho rằng thời kì hiện đại bắt nguồn từ 1917, còn các nhà sử học phương Tây lại lấy mốc 1789 khi Cách mạng tư sản Pháp thành công. Vậy sao chúng ta không lấy cái mốc 1987 như là mốc đánh dấu văn học Việt Nam hiện đại thay cho 1945, chứ không phải là "văn học của thời kì đổi mới" như người ta vẫn thường gọi, một trường hợp có thể coi là đặc biệt trong văn học thế giới.

    Được nguoisaigon2005 sửa chữa / chuyển vào 06/11/2002 ngày 08:31

    Được nguoisaigon2005 sửa chữa / chuyển vào 06/11/2002 ngày 08:36
  2. hoangnguyen79

    hoangnguyen79 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Cái này tớ nhớ là mấy bác Nguyễn Đăng Mạnh và Lại Nguyên Ân từng cãi nhau um sùm rồi. Nói chung cách phân loại văn học Việt Nam vẫn chưa được thống nhất . Theo như những đề nghị gần đây, các nhà nghiên cứu đang muốn chia các giai đoạn phụ thuộc vào sự phát triển nội tại của văn học chứ không bám vào thời kì lịch sử. Chẳng hạn phải là 1932-1945, coi trào lưu Thơ mới là một cái mốc!
    Tôi muốn cho Đất Nước hiểu tôi
    Đất Nước o hiểu- biết làm sao, đành vậy!
    Đất Nước thân yêu tôi tránh sang bên
    Như giọt mưa rào gió tạt xiên...
  3. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhớ có lần nhà văn Nguyên Ngọc cũng nói đến quán tính của văn học Việt Nam. Ông cho rằng nên phân mốc văn học sau 1945 thành hai giai đoạn 1945 - 1980 và từ 1980 trở lại đây. Nhưng có lẽ nếu căn cứ vào tính hiện đại của văn học Việt Nam thì phải phân văn học Việt Nam từ sau 1945 thành hai giai đoạn 1945 - 1987 và từ 1987 đến nay.
  4. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    để có tính thuyết phục các bác cứ cộng vào bên cái mốc thời gian một sự kiện nhỏ ...

    Trán người già lận giấu đem đen
    Đôi mắt trẻ sóng xô từng vầng sáng
  5. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Cộng thêm vào 12 năm và một chữ "đổi mới" được không? Hay thêm chữ "cởi trói" như người ta nói hồi đó nói (mà bây giờ nhiều người trong họ đã quên mất rồi hoặc nói ngược lại)
  6. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Năm 1987 quả thật có rất nhiều dấu mốc đánh dấu nền văn học hiện đại Việt Nam. Đây là năm mà Bộ chính trị ban hành nghị quyết về văn hoá nghệ thuật, một sự "cởi trói" như cho văn học nghệ thuật như những người đương thời thường nói. Trong lĩnh vực sáng tác là sự xuất hiện của các tác phẩm một số tác giả là Nguyễn Huy Thiệp (Tướng về hưu), hay Dương Thu Hương (Bên kia bờ ảo vọng), và cả Nguyễn Minh Châu nữa với sự phê phán những sai lầm của thời kì bao cấp trước đây hay những góc nhìn mới về lịch sử. Ngoài ra trong lĩnh vực phê bình văn học có sự nhìn nhận lại nền văn học "lãng mạn" của những năm 1932 - 1945 như Thơ Mới, Tự lực văn đoàn và đặc biệt là Vũ Trọng Phụng. Ngoài ra một số tác giả nhân văn giai phẩm như Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, hay Phùng Quán được phục hồi và thừa nhận là có những đóng góp cho văn học. Vì vậy năm 1987 là cái mốc đánh dấu văn học Việt Nam hiện đại chứ không phải là 1945 như chúng ta vẫn thường nghĩ.

Chia sẻ trang này