1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn học Nga

Chủ đề trong 'Văn học' bởi ILH, 06/05/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ji-hyun

    Ji-hyun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng khoái văn học Nga lắm, ngày bé đọc lần đầu là cuốn Đất vỡ hoang, cuốn này phải nói là hay vật vã luôn . Tớ chỉ sợ nhất cụ Dot thôi, đọc văn của cụ sao mà nặng nề thế.
    Ngày hôm qua như trong giấc mơ, bao thương nhớ...
  2. Ji-hyun

    Ji-hyun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0
    Cái này không biết đã ai post chưa, thôi thì cứ post lên nhé
    Tuyết
    Tachiana Petoropna dọn đến nhà cụ Potapop được một tháng thì cụ mất. Nàng ở lạI một mình với đứa con gái nhỏ là Varia và người vú già.
    Ngôi nhà nhỏ chỉ có ba gian ở trên một ngọn đồI trông xuống con sông phía Bắc ngay đầu tỉnh lỵ. Sau nhà, bên kia khu vườn đã trụi lá là một rừng bạch dương phơi mầu trắng bạc. Ở đó, từ sáng sớm đến lặn mặt trời, lũ quạ kêu quàng quạc bay thành từng đám mây đen trên những ngọn cây trần trụi báo hiệu trời xấu.
    Từ khi rời Maxcova, Tachiana vẫn không sao quên được cái tỉnh lỵ đìu hiu với những ngôi nhà nhỏ bé, những cánh cửa hàng rào kêu ken két những buổi tôí vắng lặng, nghe rõ cả ngọn đèn dầu hoả nổ lép bép.
    ??oMình ngốc qua ! ??" nàng nghĩ ??" không dưng đi bỏ Maxcova, nhà hát và bè bạn! đáng nhẽ phải đưa Varia đến ở với bà vú ở Pukino, ở đó chưa bị máy bay bắn phá lần nào, còn mình thì cứ việc ở lại Maxcova, trời mình thật ngốc!???
    Nhưng không thể trở lại Maxcova được nữa rồi, Tachiana quyết định biểu diễn trong các trạm quân y lưu động ??" trong thị trấn cũng đã có vài trạm ??" và nàng thâý trong lòng cũng khuây khoả đi đôi chút. Nàng còn thấy thích cái tỉnh lỵ ấy nữa là khác, nhất là khi đông về và tuyết xuống phủ đầy. Ngày lại ngày, êm dịu và xám ngắt. Sông mãi chưa đóng băng, mặt nước màu xanh, lá cây bốc khói.
    Tachiana quen dần với cả tỉnh lỵ và cả với ngôi nhà không phải của mình. Nàng đã quen chiếc dương cầm lạc giọng, những tấm ảnh úa vàng treo trên tường, những tấm ảnh chụp các thiết giáp hạm bảo vệ bờ biển cổ lỗ. Trước kia, cụ Potanôp làm thợ máy tầu biển. Trên cái bàn giấy phủ dạ xanh của cụ có đặt mô hình tuần dương hạm ??oGrômboi??? trên tầu đó cụ đã làm việc, Varia bị cấm không được sờ mó vào mô hình ấy. Và nói chung con bé bị cấm không được sờ vào bất cứ vật gì.
    Tachiana biết cụ Pôtapôp có con trai đang phục vụ trong hạm đội Hắc Hải. Trên bàn, bên cạnh mô hình tuần dương hạm, có bức ảnh của anh. Đôi lúc, Tachiana cầm bức ảnh lên xem, mê mải ngắm nghiá rồi nhíu đôi lông mày thanh thanh lại nghĩ ngợi. Nàng cứ có cảm giác là đã gặp anh ở một nơi nào đó, nhưng đã lâu lắm rồi, trước cả cuộc hôn nhân không được toại nguyện của nàng. Nhưng ở đâu ? và khi nào nhỉ ?
    Anh lính thuỷ nhìn nàng bằng đôi mắt bình thản hơi có vẻ chế nhạo, như muốn hỏi ??oThế nào chị ? chẳng nhẽ chị vẫn chưa nghĩ ra được là chúng ta đã gặp nhau ở đâu hay sao????
    - Không tôi không nhớ
    Nàng trả lời khe khẽ.
    - Mẹ ơi, mẹ nói chuyện với ai thế ?
    Varia từ phòng bên hỏi to.
    - Mẹ nói với cái dương cầm con ạ.
    Tachiana cười, trả lời con.
    Vào giữa mùa đông, bắt đầu có những lá thư gửi cho cụ Potapôp, những lá thư do cùng một bàn tay viết. Tachiana xếp những lá thư ấy lại trên bàn.
    Một lần, đang đêm nàng chợt thức giấc, ánh tuyết mờ mờ chiếu vào cửa kính, con mèo xám Ackhip của cụ Potapôp để lại đang ngáy khò khò trên đi văng.
    Tachiana khoác áo choàng mỏng vào trong phòng làm việc của cụ Pôtapôp và đứng một lát bên cửa sổ. Một con chim lặng lẽ bay vụt ra khỏi cây làm tuyết đổ ào xuống. Tuyết bay như một thứ bụi trắng, phủ một lớp mỏng lên mặt kính.
    Tachiana thắp ngọn nến trên bàn, ngồi xuống ghế bành và đăm đăm nhìn ngọn nến, ngọn nến cũng chả buồn động đậy. Sau đó nàng thận trọng lấy ra trong chồng thư một bức, bóc phong bì, nhìn xung quanh và bắt đầu đọc.
    ??oCha yêu quí, thế là con nằm bệnh viện đã được một tháng ??" Nàng đọc - vết thương của con không nặng lắm, nó đang lên da non. Xin cha đừng lo lắng và hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Con van cha đấy???
    ??oCon luôn nhớ đến cha ??" Tachiana đọc tiếp - đến ngôi nhà của cha con ta, đến tỉnh lỵ của chúng ta. Tất cả những cái đó xa xăm quá, tưởng như ở đâu mãi chân trời. Con nhắm mắt lại và thấy con mở cửa hàng rào, bước vào vườn.Mùa đông, tuyết xuống, nhưng con đường nhỏ dẫn đến phong đình bên dốc đã được sửa sang sạch sẽ và băng bụi phủ đầy những khóm tử đinh hương. Lò sưởi trong phòng kêu tí tách, khói bạch dương thoang thoảng, cây dương cầm cuối cùng đã được lên dây lại và cha đã cắm những cây nến vàng hình xoắn ốc con mua từ Lêningrad vào những chân đèn. Và vẫn những bản nhạc ấy trên chiếc đàn : bản tự khúc của vở nhạc kịch ??oCon đầm Pích??? và tình ca ??oTrên những bờ tổ quốc xa xôi???. Không biết quả chuông treo ở cửa có kêu không ? Thế là con vẫn chưa kịp chữa, chã lẽ rồi con sẽ gặp lại tất cả những thứ đó ? Chả lẽ rồi con lại được đổ nước giếng trong bình ra mà tắm sạch bụi đường xa? Cha có nhớ không ? Ôi nếu cha biết được rằng, ở đây ở một nơi xa xôi, con yêu mến tất cả những cái đó biết chừng nào ! Cha đừng ngạc nhiên, nhưng con nói với cha một cách thật đứng đắn rằng con nhớ đến những cái đó trong những phút ác liệt nhất của trận đánh. Con biết rằng con đang bảo vệ không riêng gì tất cả đất nước mà cả cái góc nhỏ bé thân yêu ấy trong lòng con : tức là cả cha, cả khu vườn nhà ta, cả những em bé đầu bù tóc rối trong làng ta, cả những cách rừng bạch dương bên kia sông và cả con mèo Ackhip. Xin cha đừng cười và đừng lắc đầu cha nhé!
    Có thể là khi ở bệnh viện ra, người ta sẽ cho con về nhà trong một thời gian ngắn. Điều đó chưa chắc chắn lắm. Tốt hơn hết là cha đừng đợi???
    Tachiana ngồi rất lâu bên cạnh bàn, mắt mở to nhìn qua cửa sổ, nơi bình minh bắt đầu hé lên trong một mầu xanh dày đặc và nghĩ rằng sắp tới đây thôi, ngày một ngày hai, có thể sẽ có một người mà nàng không quen biết từ mặt trận trở về ngôi nhà này và người đó sẽ đau khổ khi phải gặp những người xa lạ ở đây và phải trông thấy mọi vật hoàn toàn không giống như ý người đó muốn.
    Sáng hôm sau Tachiana sai Varia lấy xẻng ra dọn con đường dẫn tới phong đình trên bờ dốc. Cái lầu đã hoàn toàn đổ nát, những cột gỗ mốc meo rêu phủ đầy. Tachiana tự tay chữa quả chuông con treo trên cửa. Trên quả chuông có một hàng chữ đúc đến buồn cười ??oTa treo trên cửa ??" Hãy giật cho vui??? Tachiana đụng vào quả chuông, nó kêu lanh lảnh. Con mèo Ackhip khó chịu, ve vẩy đôi tai, rồi bực dọc đi ra khỏi căn nhà : có lẽ nó cho tiếng chuông vui vẻ kia là càn dỡ.
    Trưa hôm đó, Tachiana má ửng hồng, cười nói ầm ỹ, mắt quầng thâm vì xúc động, từ ngoài phố về dắt theo một ông lão lên dây đàn, một người Tiệp đã Nga hoá hoàn toàn. Ông lão làm nghề chữa đèn cồn, đèn dầu hoả, búp bê, ắccoocđêông và lên dây đàn dương cầm. Ông lão lên dây đàn có một cái họ buồn cười Nêviđan ( Của hiếm ). Sau khi lên dây đàn ông già Tiệp nói rằng cây đàn cũ nhưng rất tốt. Không cần ông nói Tachiana cũng biết rõ điều đó.
    Sau khi ông lão về rồi,Tachiana cẩn thận lục khắp các ngăn kéo bàn và tìm thấy một gói to những cây nến hình xoắn ốc. Nàng cắm vào các chân nến đặt trên các dương cầm. Buổi tối hôm ấy nàng thắp nến lên, ngồi trước dương cầm và tiếng nhạc tràn ngập khắp ngôi nhà.
    Khi Tachiana ngừng chơi và tắt nến đi thì một làn khói thơm lan toả khắp các phòng y như trên cây thông ngày lễ đầu năm.
    Varia không giữ được nữa
    - Sao mẹ lại đụng vào đồ vật của người khác ? ??" Nó nói với Tachiana - mẹ cấm con, còn mẹ thì lại đụng vào đủ mọi thứ : nào chuông, nào nến, nào đàn. Mẹ lại đặt những bản nhạc của người ta lên trên dương cầm nữa
    - Bởi vì mẹ là người lớn.
    Tachiana trả lời.
    Varia chau mày ngờ vực nhìn mẹ, lúc này Tachiana trông chả người lớn chút nào. Mặt nàng tươi hẳn lên và trông nàng giống như người phụ nữ tóc vàng đã đánh rơi chiếc hài pha lê trong cung vua nhiều hơn. Chính Tachiana đã kể cho Varia nghe chuyện cô gái ấy.
    *
    **
    Ngay từ lúc còn ngồi trên tầu hoả, trung uý Nhikolai Potapôp đã tính rằng anh chỉ có thể ở nhà với cha anh nhiều lắm là 24 tiếng đồng hồ. Hạn nghỉ phép thì ngắn mà cuộc hành trình đã chiếm gần hết thời gian.
    Tầu hoả tới thành phố vào ban ngày, vừa bước chân xuống ga, trung uý được ông lão trưởng ga là người quen cho biết cha anh đã mất được một tháng và hiện giờ một nữ ca sỹ trẻ tuổi cùng đứa con gái nhỏ tuổi của nàng đang ở nhà anh.
    - Chị ta người tản cư.
    Ông trưởng ga nói.
    Nhikolai im lặng và nhìn ra ngoài cửa kính, nơi những hành khách mặc áo bông, đi ủng dạ, cầm những ấm nước đang chạy, anh thấy chóng mặt.
    - Vâng ??" ông trưởng ga nói - cụ nhà là người thật tốt bụng, thế mà cụ mất đi không gặp được con trai???
    - Bao giờ lại có tầu ra bác ? ??" Nhikolai hỏi.
    - Năm giờ sáng mai ??" ông lão nói rồi im lặng một lát rồi nói tiếp ??" Anh lại đằng tôi chơi, bà lão nhà tôi sẽ pha trà, dọn bữa tối cho anh, anh về nhà bây giờ cũng vô ích.
    - Cảm ơn bác ??" Nhikolai trả lời và bước ra. Ông lão trưởng ga lắc đầu.
    Nhikolai đi qua tỉnh lỵ về phía bờ sông, phía trên là một bầu trời xanh xám. Tuyết lơ thơ bay chênh chếch giữa trời và đất. Mấy con quạ bước qua bước lại trên con đường có những đống phân ủ. Trời sẩm tối, gió thổi từ bên kia bờ sông, từ những cánh rừng làm anh chảy nước mắt.
    - Làm thế nào được ??" Nhikolai nói ??" ta về chậm quá, và tất cả, cả tỉnh lỵ này, cả con sông cả ngôi nhà giờ đây đối với ta hoàn toàn xa lạ.
    Anh ngoảng nhìn về phía sườn đồi dốc bên kia thành phố. Ở đó khu vườn nằm trong băng bụi và ngôi nhà ánh lên một mầu đen. Khói bay ra từ ống khói của ngôi nhà, gió đưa khói về phía cánh rừng bạch dương.
    Nhikolai thong thả đi về phía nhà mình, anh định không về nhà mà chỉ đi ngang thôi, mà có thể anh chỉ ngó qua mảnh vườn xưa, đứng một lát trong cái lầu nghỉ chân cũ kỹ. Anh không sao chịu nổi, khi nghĩ rằng trong ngôi nhà của cha anh giờ đây có những người hoàn toàn xa lạ, vô tình đến ở. Tốt hơn hết là chẳng nhìn thấy gì hết, để khỏi phải đau lòng, cứ đi đi và lãng quên dĩ vãng.
    - Ờ - Nhikolai nghĩ ??" con người càng ngày càng trưởng thành, mỗi ngày một nhìn sự vật chung quanh một cách khắc khổ hơn.
    Nhikolai về đến nhà khi trời đã tối, anh nhẹ nhàng mở cửa vào vườn, nhưng cánh cửa vẫn kêu ken két. Mảnh vườn như giật mình. Tuyết đọng trên cành rơi xào xạc. Anh nhìn quanh, trên con đường nhỏ dẫn tới phong đình, tuyết đã được dọn sạch sẽ, Nhikolai vào trong lầu, đặt hai tay lên cái lan can cũ kỹ. Đằng xa bên kia rừng, bầu trời hồng lên, mờ nhạt : có lẽ trăng đã nhô lên sau những đám mây. Nhikolai cất mũ, lấy tay vuốt tóc, xung quanh anh yên lặng, chỉ có dưới kia, dưới chân đồi, những người đàn bà xách những chiếc xô rỗng kêu loảng xoảng đi lấy nước ở các lỗ băng.
    Anh chống cùi tay lên lan can nói khẽ.
    - Có thể nào lại như thế ?
    Có ai đó nhè nhẹ đặt tay lên vai anh. Nhikolai ngoảnh lại, đằng sau anh là một thiếu phụ trẻ, có khuôn mặt xanh xao và nghiêm trang đầu choàng khăn len. Thiếu phụ nhìn anh bằng đôi mắt sâu thẳm và chăm chú. Trên mi mắt và trên má thiếu phụ, những bông tuyết tan dần. Có lẽ đó là những bông tuyết từ trên cành rơi xuống.
    - Anh đội mũ vào kẻo cảm lạnh đấy - thiếu phụ nói khẽ - mời anh vào nhà không lên đứng ở đây.
    Nhikolai im lặng, thiếu phụ nắm lấy cánh tay áo của anh và dẫn anh theo con đường nhỏ đã được dọn sạch. Nhikolai dừng lại ở bên thềm, xúc động làm anh nghẹn ở cổ họng, không sao thở được. Thiếu phụ vẫn khe khẽ :
    - Không sao xin anh đừng ngại, mọi chuyện ở đây sẽ có tôi, cảm giác đó sẽ qua ngay thôi.
    Nàng dậm chân để giũ tuyết bám vào giầy, tức khắc quả chuông trong phòng mắc áo reo lên lanh lảnh trả lời. Nhikolai thở dài thực mạnh lấy hơi.
    Anh bước vào nhà, vừa đi vừa bối rối , lẩm bẩm điều gì. Ở phòng ngoài vừa mới cởi áo choàng anh đã ngửi ngay thấy mùi khói bạch dương thoang thoảng và nhìn thấy con mèo Ackhip. Nó đang ngồi trên đi văng ngáp dài, một đứa con gái tóc bím đứng bên đi văng và nhìn anh bằng cặp mắt sung sướng, nhưng nó không nhìn mặt anh mà nhìn mấy viền vàng trên tay áo anh.
    - Vào đây anh.
    Tachiana nói và dẫn anh vào bếp.
    Trong bếp, anh thấy bình nước giếng lạnh và chiếc khăn tay gai quen thuộc thêu hình những chiếc lá sồi đã được treo sẵn ở đấy.
    Tachiana trở ra, đứa bé gái mang xà phòng cho Nhikolai và nhìn anh cởi áo, rửa mặt. Nỗi bối rối trong lòng anh vẫn chưa tan.
    - Mẹ cháu là ai vậy ?
    Anh hỏi con bé và đỏ ửng mặt, câu hỏi đó anh hỏi chỉ để mà hỏi.
    - Mẹ cháu cứ tưởng mẹ cháu là người lớn??"con bé thì thầm với một vẻ bí mật-thế nhưng mà mẹ cháu chẳng phải là người lớn tí nào. Mẹ cháu chỉ là một đứa con gái bé nhóc, còn xoàng hơn cả cháu nữa kia.
    - Tại sao ? ??" anh hỏi.
    Nhưng con bé không trả lời, nó nhoẻn miệng cười và chạy ra ngoài.
    Suốt buổi tối hôm ấy, anh không sao xua đuổi được cái cảm giác kỳ lạ là mình đang ở trong một giấc mộng nhẹ nhàng nhưng vững chắc. Mọi vật ở trong nhà xếp đặt theo đúng ý anh muốn. Vẫn những bản nhạc ấy trên chiếc đàn dương cầm, vẫn những cây nến hình xoắn ốc đang cháy, nổ tí tách và chiếu sáng căn phòng làm việc của cha anh. Cả những bức thư anh gửi từ bệnh viện về cũng thấy nằm trên bàn, dưới chiếc địa bàn cũ kỹ ngày xưa mà ông cụ vẫn thường dùng chặn lên trên những bức thư.
    Sau khi uống trà, Tachiana dẫn Nhikolai ra thăm mộ cha anh ở bên kia rừng. Mặt trăng mờ mờ đã lên cao, những cây bạch dương lấp loáng một cách yếu ớt trong ánh trăng, ném những bóng nhẹ xuống tuyết.
    Đêm đã khuya Tachiana ngồi trước đàn dương cầm, nhẹ nhàng lựa phím đàn, rồi ngoảnh lại nhìn Nhikolai và nói :
    - Lúc nào tôi cũng có cảm giác là tôi đã gặp anh ở đâu rồi.
    - Vâng, cũng có lẽ - Anh đáp.
    Nhikolai nhìn thiếu phụ, ánh nến ở bên cạnh soi sáng nửa khuôn mặt nàng. Anh đứng dậy đi đi lại lại trong phòng rồi dừng lại, anh nói bằng một giọng trầm trầm.
    - Không, tôi không sao nhớ ra được.
    Tachiana ngoảnh lại sợ sệt nhìn Nhikolai nhưng không nói gì hết.
    Nàng đã sửa soạn chỗ ngủ cho Nhikolai trên chiếc đi văng trong phòng làm việc nhưng anh không sao nhắm mắt được. Mỗi phút trong ngôi nhà này đối với anh thực quí báu và anh không muốn bỏ mất phút nào. Anh nằm, chăm chú nghe tiếng bước chân rón rén của con mèo Ackhip, tiếng đồng hồ tích tắc, tiếng thì thào của Tachiana với bà vú già sau cánh cửa đóng. Rồi những giọng nói im bặt, người vú đã đi, nhưng vệt sáng ở dưới cánh cửa vẫn không tắt. Anh nghe thấy tiếng lật giở các trang giấy sột soạt : chắc Tachiana còn đọc sách. Anh đoán nàng thức cốt để gọi anh dậy cho kịp tầu. Anh muốn nói với nàng rằng anh cũng không ngủ, nhưng anh không dám gọi.
    Bốn giờ sáng Tachiana khe khẽ mở của và gọi Nhikolai, anh cựa mình.
    - Anh dậy đi, thôi đến giờ rồi ??" nàng nói ??" tôi rất tiếc phải đánh thức anh.
    Tachiana tiễn anh ra ga, hai người đi qua tỉnh lỵ còn đang ngủ im lìm. Sau hồi chuông thứ hai họ từ giã nhau, Tachiana đưa cả hai tay cho Nhikolai và nói
    - Anh nhớ viết thư nhé, giờ đây chúng ta đã là những người thân phải không ?
    Nhikolai không trả lời anh chỉ khẽ gật đầu.
    Mấy hôm sau, Tachiana nhận được một bức thư của Nhikolai viết ở dọc đường.
    ??oTôi đã nhớ ra chúng ta đã gặo nhau ở đâu ??" anh viết ??" nhưng tôi không muốn nói với em khi còn ở nhà. Em còn nhớ Krưm vào năm 1927 không. Mùa thu, những cây tiêu huyền cổ thụ công viên Livađia. Trời u ám, biển nhợt nhạt. Tôi di theo con đường nhỏ tới Ôrêanđa. Trên chiếc ghế dài bên đường có một thiếu nữ, cô ta chừng 16 tuổi. Trông thấy tôi, cô ta đứng dậy và đi về phía tôi, Khi chúng tôi gặp nhau, tôi liếc nhìn cô, cô ta đi qua tôi rất nhanh, nhẹ nhàng, tay cầm một quyển sách mở rộng. Tôi dừng lại, nhìn theo cô rất lâu. Thiếu nữ đó là em, tôi không thể nhầm được. Tôi nhìn theo em và cẩm thấy rằng có một người con gái vừa đi qua ngay bên cạnh tôi, người đó có thể làm tan vỡ cuộc đời tôi mà cũng có thể đem lại hạnh phúc cho tôi. Tôi hiểu rằng mình có thể yêu người con gái ấy đến hy sinh cả thân mình. Lúc đó tôi đã biết rằng tôi phải tìm em cho bằng được, dù cho có phải trả bất cứ giá nào. Tôi nghĩ như vậy nhưng lại vẫn cứ đứng lặng. Vì sao ? tôi cũng chẳng hiểu. Từ ngày ấy tôi yêu Krưm và con đường nhỉ, ở đó tôi đã gặp em trong giây lát và mất em vĩnh viễn. Nhưng cuộc đời đã thương tôi và tôi lại được gặp em. Nếu mọi việc đều ổn thoả và em cần đến cuộc đời tôi thì tất nhiên nó sẽ là của em. À tôi đã thấy bức thư của tôi bị bóc ra để ở trên bàn cha. Tôi đã hiểu tất cả và tôi chỉ biết từ nơi xa xôi này gửi lời cám ơn em.???
    Tachiana đặt bức thư xuống, đôi mắt mơ màng nhìn qua cửa sổ ra mảnh vườn tuyết phủ.
    - Trời, mình có ở Krưm bao giờ đâu ? chưa bao giờ ! nhưng lúc này cái đó có gì là quan trọng ? và để cho anh ấy tuyệt vọng làm gì ? Và cả mình nữa...
    Nàng cười, đưa tay lên che mắt. Bên ngoài cửa sổ hoàng hôn mờ mờ vẫn còn cháy đỏ, mãi không sao tắt được.
    Ngày hôm qua như trong giấc mơ, bao thương nhớ...
  3. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Cụ Dot có tác phẩm nổi tiếng nhất là "Tội ác và trừng phạt" nhưng tớ lại chưa đọc. Nhớ hồi trước đứng tần ngần cầm quyển truyện dày cộp ở hiệu sách rồi lại thở dài đặt xuống khi nhìn thấy giá tiền ở gáy sách. Bác Ji-hyun này, bác đã đọc quyển "Những đêm trắng" của cụ Dot chưa, đảm bảo đọc xong cái này bác còn lẩm nhẩm cái signature của mình nhiều hơn nữa.
    Tomorrow never dies
    Được sửa chữa bởi - paladin vào 13/01/2002 03:16
  4. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Vừa post lên đã thấy Tuyết của Pauxtopxki rồi, cám ơn bác Ji-hyun, bác cứ tiếp tục đi nhá. Truyện này đúng là rất Pauxtopxki, nhẹ nhàng, không gai góc mà tràn đầy cảm xúc tinh tế, trí tưởng tượng phong phú với cả thiên nhiên và con người tạo thành một dòng chảy vô hình len lỏi suốt tác phẩm. Đọc truyện của Pauxtopxki không vội vàng được, nhấm nhá từng chút một như là khi uống trà, uống từ từ, nhâm nhi mới cảm thấy được vị chát chuyển dần sang ngọt rồi đọng lại trong miệng. Hic, thèm uống trà quá.
    Nhiều lúc muốn đọc mà lên net tìm tiếng Nga thì không biết, tiếng Việt thì không có - chẳng biết làm thế nào. Cám ơn bác.
    Tomorrow never dies
    Được sửa chữa bởi - paladin vào 13/01/2002 03:31
  5. blackloves

    blackloves Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Em cũng thích văn học Nga, tuy không được đọc nhiều lắm. Nói chung thì em thích tất, cái gì hay la em thích, nhưng mà thích Pautopxki, Gorki thi hơn cả. Ai đọc truyện Lẵng Quả thông chưa, hay lắm. (đọc truyện thấy nhẹ nhàng và yêu đời).
    Với cả em còn thích cái ông Aimatop nua, đọc truyện Cây phong non trùm khăn đỏ của ông ý hay lắm
    Blackloves
  6. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Lẵng quả thông
    (Pautovski)
    Mïa thu, nhµ so¹n nh¹c E®ua Grig th­êng vÒ ë trong nh÷ng khu rõng g??n thµnh phè BÐghen.
    Mäi khu rõng ®Òu ®?'p víi b??u kh«ng khÝ phng phÊt mïi nÊm, víi tiÕng l¸ r?- rµo. Nh­ng nh÷ng khu rõng trªn nói vµ g??n biÓn míi thùc lµ ®?'p. §øng ë ®ã ta nghe râ c tiÕng sãng vç bê. S­ng mï vµ biÓn c th­êng xuyªn trµn vµo vµ v?- khÝ Èm qu¸ nhiÒu nªn rªu mäc r? Tomorrow is another day
  7. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    "Tôi cũng là một người yêu văn học Nga, mà nói chung la văn học XHCN. Hồi còn nhỏ, mỗi lần có Hội chợ sách Nga là bố tôi dẫn tôi đi mua, do vậy nhà tôi rất nhiều những sách như: Đất vỡ hoang, Sông Đông êm đềm, tuyển tập Solokhop, Giamilia-chuyện núi đồi thảo nguyên... rồi một loạt các hồi ký chiến tranh của các ông nguyên soái hay đại tướng Liên Xô. Ngày xưa tôi còn học ở trường Thực Nghiệm Giảng Võ nữa nên có nhiều điều kiện tiếp xúc với Văn học Nga. Quyển sách đầu tiên tôi được thưởng là học kỳ 1 năm lớp 1 với quyển Lê Nin của em, tôi mang về nhà mà bọn trẻ con cả khu đều ghen với tôi, mỗi đứa mon men đến sờ vào quyển sách. Nhưng hồi đó tôi ky lắm, chỉ cho mấy đứa thân được sờ thôi. Có đứa còn đưa lên mũi ngửi hít rất thích thú (vì sách Nga hồi đó rất đẹp và thơm nữa). "
    -----> Ôi, bác ESG ơi, trời ạ, có lẽ chúng ta không có duyên gặp gỡ rồi nên đén tận hôm nay tôi mới được đọc bài của bác. Còn bác thì chắc là dã chia tay với ttvnonline từ lâu rồi, hic hic. Không ngờ bác lai có một quá khứ giống tôi. Tôi cũng học cấp I ở trường Thực Nghiệm, cũng được thưởng quyển sách ấy và cũng yêu thích văn học Nga như bác. Không biết bác học khoá nào nhỉ, và không biết bác còn nhớ chút gì về chương trình văn học tuyệt hay trong trường chúng ta ngày trước không nữa? Nhưng mà dằng nào cũng vậy, bác chắc chẳng còn vào ttvnonline nữa rồi.
    Chán nhỉ.
    Tự nhiên nghĩ đến mấy câu thơ:
    "Có lúc nào trên đường đời tấp nập
    Ta vô tình đi bước qua nhau
    Bước lơ đãng để rồi dang dở mất
    Tâm hồn ta mong đợi từ lâu".
    Chà, lãng đãng quá. Sorry các bác trong diễn đàn. Cái diễn đàn này hay thế mà moi người lại bỏ phí! Tiếp tục post bài lên đi chứ, các bác ơi!
    À, mà các bác này, các bác nghĩ thế nào về "Người thầy đầu tiên"? Liệu cách xử sự của bà tiến sĩ Atưinai (không biết nhớ có chính xác không) với người thầy bà yêu (bà dã ra đi không quay trở lại trong suốt một thời gian dài) như thế có hợp lý không nhi?! Tôi cứ thấy nó làm sao ấy. Đọc bộ truyện ngắn "Giamilia - núi đồi và thảo nguyên" của Aimatov, thấy tâm lý nhân vật nhiều khi hơi khó hiểu, hành động bất ngờ quá. Không biết các bác có nghĩ như tôi không?!
    Tomorrow is another day
  8. the-mask

    the-mask Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    ".....
    "Lẵng quả thông" như suối nhạc nhiệm màu
    Hay "Chuyến xe đêm" thầm thì, mê đắm
    Mùi cỏ dại trên cánh đồng xa thẳm
    Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa
    Có thể ngày mai ta sẽ đi qua
    Một cánh cửa nao lòng trong truyện "Tuyết"
    Có tiếng chuông rung, và con mèo Ackhip
    Ánh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong...
    Xa xôi sao, thời thơ ấu sau lưng...
    ..."
    (Bằng Việt)

    Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền...
  9. Ji-hyun

    Ji-hyun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0
    Giamilia - chuyện núi đồi thảo nguyên hả, tuyệt vời lắm tớ đã từng vui buồn với những nhân vật trong đó khá nhiều lần. Aimatop còn có cuốn "Và một ngày dài hơn thế kỷ" đọc triết lý kinh người chứ không nhẹ nhàng và thấm đẫm mùi thảo nguyên như Giamilia đâu.
    Ngày hôm qua như trong giấc mơ, bao thương nhớ...
  10. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Truyện hay thế này mà không đọc được có phải phí hoài không? Bác nào post nốt "Chuyến xe đêm" đi, tớ cũng rất thích "Bình minh mưa", một truyện ngắn (không nhớ tên) vì trí tưởng tượng của một nhà thơ (?) Mỹ và ... truyện nào cũng được.
    --------------------
    Lẵng quả thông
    Mùa thu, nhà soạn nhạc Eđua Grig thường về ở trong những khu rừng gần thành phố Béghen.
    Mọi khu rừng đều đẹp với bầu không khí phng phất mùi nấm, với tiếng lá rì rào. Nhưng những khu rừng trên núi và gần biển mới thực là đẹp. Đứng ở đó ta nghe rõ c tiếng sóng vỗ bờ. Sưng mù và biển c thường xuyên tràn vào và vì khí ẩm quá nhiều nên rêu mọc rậm rịt. Rêu từ trên cành cây xoã dài trên mặt đất như những mớ tóc xanh.
    Ngoài các thứ đó ra, trong những khu rừng trên núi, còn trú ngụ một tiếng vang vui tính ??" Giống như một con khướu nó chỉ làm độc một việc là rình mò để chộp lấy bất kỳ tiếng động nào để rồi liệng lại qua những vách đá.
    Một hôm Grig bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những qu thông bỏ vào trong lẵng.
    Trời đang thu. Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xo thì những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang tri trên những ngọn núi kia mà thôi. V lại, những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch nếu so với lá thật, nhất là những lá liễu hoàn điệp. Mọi người đều biết rằng chỉ cần một tiếng chim hót thôi cũng đã đủ làm chúng run rẩy.
    -Cháu tên là gì nào? ??" Grig hỏi.
    -Cháu là Đanhi Pêđẽcen ??" Em bé lí nhí tr lời.
    Em bé tr lời lí nhí không phi vì sợ, mà vì bối rối: Nó sợ sao được khi cặp mắt của Grig đang cười.
    - Rõ tiếc... ??" Grig nói ??" Bác ch có quà gì cho cháu c. Trong túi bác ch có búp bê, ch có băng, đến c những con thỏ nhung cũng không có nốt.
    - Cháu có con búp bê cũ của mẹ cháu. ??" Em bé tr lời ??" Trước kia nó cũng biết nhắm mắt c bác ạ. Như thế này này...
    Nó từ từ nhắm mắt lại. Khi nó mở mắt, Grig nhận thấy con ngưi của nó có màu xanh lá cây nhạt và vòm lá rừng lấp lánh trong mắt nó như những đốm lửa nhỏ.
    - Nhưng bây giờ thì nó ngủ mở mắt ??" Em bé buồn rầu nói tiếp ??" Người già hay khó ngủ lắm. Ông cháu cũng vậy, cứ kêu rên c đêm.
    - Này Đanhi này, bác nghĩ ra rồi. ??" Grig nói ??" Bác sẽ cho cháu một món quà thú vị. Nhưng không phi ngay bây giờ, mà độ mười năm nữa.
    Đanhi đập hai tay vào nhau:
    - Ôi thế thì lâu quá!
    - Cháu hiểu không, bác còn phi làm ra nó đã chứ.
    - Nhưng nó là cái gì kia, bác?
    - Sau này cháu sẽ biết.
    - Ch lẽ suốt đời bác, bác chỉ làm được có dăm sáu thứ đồ chi thôi hay sao? ??" Em bé nghiêm nghị hỏi.
    Grig bối rối.
    - Không, không phi thế - Ông cãi lại một cách không được qu quyết ??" Có thể bác sẽ làm xong vật ấy trong vài ngày. Nhưng những thứ đó người ta không cho trẻ con. Bác thường chỉ làm ra những món quà cho người lớn.
    - Cháu sẽ không đánh vỡ đâu mà - Đanhi năn nỉ và nắm lấy ống tay áo ông kéo lại ??" Mà cháu cũng chẳng làm hỏng đâu. Đấy, rồi bác xem! Ông cháu có một chiêc thuyền thuỷ tinh bé tí tẹo. Cháu vẫn lau bụi cho nó đấy nhưng cháu có làm sứt nó tí nào bao giờ đâu.
    ??oCái con Đanhi này làm mình rối tinh lên rồi đây??? Grig bực bội nghĩ thầm và rồi ông lặp lại những điều mà người lớn thường nói với trẻ con khi lâm vào thế bí.
    - Cháu hãy còn bé và có nhiều điều cháu không hiểu. Hãy học tập tính kiên nhẫn. Còn bây giờ thì cháu đưa cái lẵng đây cho bác. Cháu ì ạch mãi mới mang nổi nó kia kìa. Bác sẽ đưa cháu về nhà và chúng ta sẽ nói với nhau về một chuyện gì khác.
    Đanhi thở dài và đưa cái lẵng cho Grig. Cái lẵng qu khá nặng. Trong qu thông có nhiều nhựa, vì thế qu thông nặng hn qu tùng bách.
    Khi nhà người gác rừng đã hiện ra giữa đám cây, Grig bo cô bé:
    - Thôi, cháu Đanhi, bây giờ cháu chạy về một mình nhé. Ơ? Nauy co rất nhiều em bé gái trùng tên trùng họ với cháu. Bố cháu tên là gì nhỉ?
    - Hagrup ạ! - Đanhi tr lời và hỏi tiếp, vầng trán nhăn lại ??" Bác không vào chi nhà cháu ư? Nhà cháu có chiếc khăn gii bàn này, có con mèo hung này, lại có chiếc thuyền bằng thuỷ tinh nữa. Ông cháu sẽ cho phép bác cầm nó đấy.
    - Cám n cháu. Bây giờ bác không có thì giờ. Chào cháu, Đanhi ạ.
    Grig vuốt tóc em bé rồi đi về phía bờ biển. Đanhi chau mày trông theo. Em xách cái lẵng nghiêng về một bên và những qu thông ri xuống đất.
    ??oTa sẽ làm một bn nhạc ??" Grig quyết định ??" Và trên trang bìa ta se cho in: ??oTặng Đanhi Pêđecxen, con gái người gác rừng Hagrup Pêđecxen, khi cô mười tám tuổi???.
    Ơ? Becghen không có gì thay đổi.
    Tất c những gì có thể làm cho âm thanh bị nuốt đi như thm, rèm cửa bằng vi dày, giường, ghế, đệm, Grig đã loại ra khỏi nhà. Chỉ còn lại một chiếc đi-văng cũ kỹ đủ chỗ cho một người khách ngồi là Grig vẫn chưa dám bỏ đi nôt.
    Các bạn của nhà soạn nhạc nói rằng nhà của ông giống ni ở của một tiều phu. Chỉ có mỗi chiếc dưng cầm là vật trang sức cho ngôi nhà. Người giàu tưởng tượng có thể nghe thấy giữa những bức tường trắng ở đây nhiều điều kỳ diệu, từ tiếng gầm thét của Bắc Băng Dưng ??" cái đại dưng đang dồn sóng từ trong màn sưng mù và gió ra ngoài, và bên trên sóng gió nó rú rít kể câu chuyện cổ xưa man rợ ??" cho đến bài hát của đứa con gái ru con búp bê bằng giẻ rách.
    Chiếc dưng cầm có thể ca về tất c: về tâm hồn con người đang phấn khởi vưn tới cái cao c và về tình yêu. Những phím đàn đen và trắng, lướt nhanh dưới những ngón tay chắc nịch của Grig, buồn bã, cười cợt ầm ĩ réo lên giông tố và căm thù rồi bất thần lặng hẳn đi.
    Trong phút lặng lẽ ấy chỉ còn một sợi dây đàn nhỏ bé là còn rung mãi như thể nàng lọ lem bị các chị mắng mỏ đang than khóc.
    Grig ng người ra, lắng nghe theo cái âm thanh cuối cùng ấy cho đến khi nó tắt hẳn ở trong bếp, ni chú dế mèn đã dọn đến ngự cu từ lâu.
    Đến lúc ấy mới nghe rõ tiếng vòi nước nhỏ giọt, đếm từng giây, hệt như một cái máy đo tiết điệu. Những giọt nước nhấn mạnh rằng thời gian không chờ đợi ai và cần phi hối h làm cho xong những điều dự định.
    Grig viết bn nhạc tặng Đanhi Pêđecxen trong hn một tháng.
    Mùa đông bắt đầu. Sưng mù cao xấp xỉ đầu người phủ khắp thành phố. Những con tàu biển han rỉ từ nhiều nước kéo đến gà gật bên những bến cng lát gỗ, khe khẽ phì phò thở hi nước.
    Chẳng bao lâu tuyết bắt đầu xuống. Grig nhìn qua cửa sổ nhà mình thấy những bông hoa tuyết bay chênh chếch, cố bám lấy ngọn cây. Tất nhiên, không thể nào truyền đạt âm nhạc bằng lời, dù cho ngôn ngữ của chúng ta có phong phú đến thế nào chăng nữa.
    Grig sáng tác về cái đẹp vô cùng của lòng trinh trắng và của hạnh phúc.
    Ông viết và trông thấy cô gái có đôi mắt xanh đang nghẹn ngào vì sung sướng, chạy đến với ông. Cô gái vòng tay ôm lấy cổ ông, áp bên má nóng bừng của cô vào cái má đầy những sợi râu bạc lâu ngày không cạo của ông. ??oCm n bác??? ??" cô nói trong lúc chính cô cũng chẳng biết cô cm on ông vì lẽ gì.
    ??oCháu như mặt trời ??" Grig nói với cô - Cháu như làn sóng êm dịu, như buổi sáng tưi mát. Một bông hoa trắng ngần đã bừng nở trong tim cháu và làm tràn ngập thân cháu hưng ngát mùa xuân. Ta rất hiểu cuộc đời. Cháu ạ, dù người ta có nói với cháu những gì đi nữa thì cháu hãy cứ tin rằng cuộc đời thật là kỳ diệu và tuyệt đẹp. Ta già rồi, nhưng ta đã hiến tất c cuộc đời ta, sự nghiệp và tài năng của ta cho tuổi trẻ. Ta đã hiến tất c mà không đòi tr lại. Vì thế, có thể, ta còn hạnh phúc hn c cháu nữa kia, Đanhi ạ!
    Cháu là đêm trắng với ánh sáng huyền o của nó. Cháu là hạnh phúc. Cháu là ánh lấp lánh của bình minh. Tiếng nói của cháu làm trái tim mọi người rung động.
    Cầu Chúa ban phước lành cho mọi vật xung quanh cháu, cho tất c những gì chạm tới người cháu và những gì cháu chạm tới, những gì làm cháu sung sướng và bắt cháu phi trầm ngâm suy nghĩ???.
    Grig suy nghĩ và những gì ông suy nghĩ, ông gửi vào phím đàn. Ông ngờ rằng có người nghe trộm ông. Ông còn đoán được ai đang nghe trộm ông nữa. Đó là những con sn tước trên cành, những tay thuỷ thủ ngoài cng quá chén đang lang thang, chị thợ giặt bên hàng xóm, chú dế mèn, nhưng bông hoa tuyết từ trên bầu trời trĩu nặng kia ri xuống và nàng Lọ Lem trong bộ quần áo vá chằng vá đụp.
    Mỗi người nghe ông theo cách của họ.
    Những con sn tưc bối rối. Nhưng dù chúng co loay hoay thế nào mặc lòng những câu chuyện huyên thuyên của chúng cũng không thể át nổi tiếng đàn. Những tay thuỷ thủ quá chén lang thang ngồi xuống bậc thềm nhà ông, vừa nghe vừa nức nở. Chị thợ giặt đứng thẳng lên, lấy lòng bàn tay lau cặp mắt đỏ hoe và lắc đầu. Chú dế mèn chui ra khoi kẽ nứt của chiếc lò sưởi lát gạch sứ vuông và nhòm Grig qua một khe hở.
    Một bông tuyêt ri, ngập ngừng, l lửng giữa từng không, nó nghe thấy tiếng nhạc lanh lnh đang chy từ trong nhà ra như những dòng suối. Còn cô Lọ Lem thì mỉm cười nhìn xuống sàn. Một đôi giày xinh xắn bằng pha lê nằm bên chân cô. Đôi giày run rẩy, va vào nhau, đáp lại những hợp âm đang từ trong phòng nhà soạn nhac bay ra.
    Grig đánh giá những thính gi ấy cao hon nhiều so với những quý ngài ăn vận sang trọng và lịch sự vẫn thường tới dự những buổi hoà nhạc của ông.
    Năm mười tám tuổi Đanhi hoc hết trung học.
    Nhân dịp này cha nàng cho nàng về chi it lâu với bà Magđa, em gái ông, ở Krixtania. ??oCho con bé (cha nàng vẫn coi nàng là một con bé con, mặc dầu Đanhi đã là một cô gái có một thân hình cân đối với đôi bím tóc vàng nặng trĩu) biết cái thế giới này nó ra sao, người ta sống thế nào, và cho nó được gii trí một chút???.
    Ai biết được rồi đay tưng lai sẽ dành cho Đanhi những gì? Có thể, tưng lai sẽ dành cho nàng một người chồng chân thật và yêu nàng nhưng lại đáng ngán và keo kiệt? Hay một chân bán hàng ở một quán tạp hoá trong làng? Hoặc việc làm tại một trong vô vàn những hãng tàu biển ở Becghen.
    Bà Magđa làm thợ may trong một nhà hát. Chồng bà, ông Ninx, cũng làm trong nhà hát ấy. Ông làm nghề tết râu tóc gi.
    Hai vợ chồng ở trong một phòng nhỏ ngay dưới mái nhà hát. Từ trong phòng nhỏ nhìn ra có thể trông rõ biển sắc sỡ những lá cờ hiệu hàng hi và pho tượng Ipxen (Nhà văn, nhà viet kịch người Nauy 1818 ??" 1906)
    Những con tàu suốt ngày cứ chõ vào các cửa sổ bỏ ngỏ mà la hét. Ông Ninx, đã nghiên cứu những tiếng kêu của lũ tàu thuỷ ấy kỹ đến nỗi, theo ông nói, ông có thể biết chắc chắn chiếc tàu nào đang kéo còi: tàu Nôđecmây từ hi cng Côpenhaghen đến, tàu ??oNgười ca sĩ xứ Ecôtx??? từ Glazgô hay tàu ??oGian đ??Tar??? từ Boocđô.
    Trong phòng bà Magđa, có rất nhiều vật dụng của nhà hát, gấm thêu, lụa, tuyn, băng, đồ ren, những chiếc mũ dạ thời xưa gắn lông đà điểu đen, những chiêc khăn san của người digan, những mớ tóc gi bạc trắng, những đôi ủng cao với cựa bằng đồng, những lưỡi gưm, những chiếc quạt và những đôi giày dát bạc đã nát ở những nếp gấp. Tất c những thứ đó đòi hỏi phi được vá víu sửa chữa, lau chùi và là phẳng.
    Trên tường treo những tranh nhỏ cắt ra từ sách và tạp chí: những kỵ sĩ thời vua Lui XIV, những cô gái đẹp bận váy bông, những trang hiệp sĩ, những người đàn bà Nga trong bộ Xaraphan (một kiểu áo liền váy, không tay, có thắt lưng và gấp nếp ở ngực cua phụ nữ Nga hồi trước) những tay mạch nô và lũ hi tặc Vikinh (Quân cướp, người Scandinavie, hoành hành ở Châu Âu thế kỷ XI và XII) trên đầu mang những vòng lá sồi.
    Muốn lên tới phòng phi leo một cái thang dựng đứng. Ơ? cầu thang bao giờ cũng phng phất mùi sn và mùi vécni bốc lên từ lớp vàng mạ.
    Đanhi thường hay đi xem hát. Đó là một việc hết sức thú vị. Nhưng sau khi xem xong những vở kịch về, Đanhi thường thao thức mãi không ngủ được và đôi khi nàng còn nằm trên giường mà khóc.
    Bà Magđa lấy thế làm lo lắng và thường an ủi Đanhi. Bà nói rằng không nên mù quáng tin những gì diễn ra trên sân khấu. Nhưng ông Ninx thì vì thế lại gọi bà là ??omụ nái xề??? và nói rằng ngược lại, nên tin tất c những gì xy ra trên sân khấu. Nếu không thế thi người ta cũng chẳng cần đến nhà hát nào nữa. Và Đanhi tin lời ông.
    Tuy vậy bà Magđa vẫn cứ nhất định đòi đi nghe hoà nhạc để đổi món.
    Ông Ninx không chống lại ý kiến ấy của bà. Ông nói: ??oÂm nhạc, đó là tấm gưng của thiên tài???.
    Ông Ninx thích dùng những danh từ cao siêu và m hồ. Ông bo Đanhi giống như hợp âm đầu tiên của một tự khúc. Còn bà Magđa thì, theo lời ông, lại có một quyền lực siêu phàm đối với mọi người. Quyền lực đó là ở chỗ bà may những trang phuc sân khấu. Mà có ai chẳng biết rằng con người cứ mỗi lần thay một bộ quần áo khác là lại biến đổi hẳn. Thành thử anh diễn viên hôm qua còn là tên giết người bỉ ổi, hôm nay đã trở thành chàng nhân tình si mê điên dại, ngày mai lại là anh hề của nhà vua, còn ngày kia anh ta đã lại thành vị anh hùng của nhân dân.
    Trong những trường hợp đó bà cô cùa Đanhi thường kêu lên:
    - Đanhi! Cháu hãy bịt tai lại đi và đừng có nghe những lời ba hoa gớm ghiếc của chú ấy lam gì! Chú ấy ch biết chú ấy nói gì đâu, lão triết gia kiết xác ây.
    Lúc ấy là tháng sáu, trời ấm. Đang hồi những đêm trắng. Những buổi hoà nhạc được tổ chức ngoài trời, tại công viên thành phố.
    Đanhi đi nghe hoà nhạc cùng cô Magđa và chú Ninx. Nàng muốn mặc chiếc áo dài trắng độc nhất của mình, nhưng chú Ninxo lại bo rằng người con gái đẹp cần phi biết ăn mặc sao cho nổi bật hẳn lên giữa những người chugn quanh. Nói chung, bài diễn văn dài dòng của ông về chuyện đó có thể tóm tắt lại là trong những đêm trắng nhất thiết phi mặc áo đồ đen và ngược lại, trong những đêm tối trời nên bận đồ trắng để phô sắc trắng lấp lánh của nó.
    Không thể nào cãi lại ông Ninxo, Đanhi mặc chiếc áo dài nhung đen, loại nhung lụa tuyết rất mịn. Bà Magđa đã mượn trong kho phuc trang của nhà hát cho nàng chiếc áo đó.
    Khi Đanhi đã mặc xong, bà Magđa phi chịu là ông Ninxo có lý: không gì có thể tôn nưc da mai mái nghiêm nghị trên gưng mặt của nàng và đôi bím tóc dài lấp lánh vàng mười của nàng bằng thứ nhung huyền bí ấy.
    - Này Magđa, mình trông mà xem ??" Chú Ninxo nói khẽ ??" Con Đanhi đẹp như thể nó đi gặp người yêu trong buổi đầu tiên ấy.
    - Đúng vậy ??" Bà Magđa tr lời ??" Thế mà lần hẹn đầu tiên khi ông đến gặp tôi, tiếc rằng tôi lại ch được thấy ông la một anh chàng điển trai si tình. Ông chỉ là một anh chàng ba hoa.
    Và bà Magđa đặt một cái hôn lên mái tóc của chồng.
    Buổi hoà nhac bắt đầu sau khi khẩu đại bác cũ kỹ ở ngoài cng nổ phat súng thường lệ buổi tối. Phát súgn báo hiệu mặt trời lặn.
    Mặc dầu là buổi tối, c nhạc trưởng, c các nhạc công đều không thắp những ngọn điện nhỏ trên những giá nhạc. Tối hôm đó trời sáng đến nỗi những cây đèn ***g được thắp trong tán lá bồ đề hẳn cũng chỉ cốt để tạo cho buổi hoà nhạc một không khí hội hè.
    Lần đầu tiên Đanhi được nghe một bn giao hưởng. Bn nhạc gợi lên trong lòng cô một nỗi xốn xang kỳ lạ. Những âm thanh chuyển tiếp và những hồi sấm của dàn nhac gợi lên trong trí Đanhi không biết bao nhiêu là hình nh giống như trong những giấc m.
    Bỗng Đanhi giật mình, ngước mắt lên. Nàng có cm giác như người đàn ông gầy gò mặc áo đuôi tôm đang tuyên bố chưng trình biểu diễn vưà gọi đến tên nàng.
    - Chú gọi cháu đấy ư, chú? - Đanhi hỏi ông Ninxo và ngay sau đó nàng cau mặt.
    Chú nàgn nhìn nàng một cách không ra là kinh hãi mà cũng không ra là thán phục. Và c bà Magđa nữa, bà cũng nhìn Đanhi như vậy, chiếc khăn áp vào miệng.
    - Có chuyện gì xy ra vậy? - Đanhi hỏi.
    Bà Magđa nắm lấy tay nàng và nói rất khẽ:
    - Nghe kìa!
    - Các vị thính gi ở những hàng ghế cuối yêu cầu tôi nhắc lại. Vậy, thưa quý vị, dàn nhac chúgn tôi sẽ trình bày hiến quý vị một khúc nhac nổi tiếng của nhạc sĩ Eđua Grig sáng tác tặng cô Đanhi Pêđecxen, con gái ông gác rừng Hagrup Pêđecxen, nhân dịp cô mười tám tuổi.
    Đanhi hít một hi dài đến nỗi nàng thấy tức ngực. Nàng muốn dùgn hi thở đó để giữ những giọt nưc mắt đang trào lên họng, nhưng vô hiệu. Đanhi cúi xuống và giấu mặt trong đôi bàn tay.
    Thoạt đầu nàng không nghe thấy gì hết. Một cn giông đang cuồn cuộn trong lòng nàng. Cuối cùng nàng nghe thấy tiếng tù và mục đồng rúc lên trong buổi sớm tinh sưng và dàn nhạc dây khẽ giật mình, đáp lại bằng hàng trăm tiếng hát.
    Điệu nhạc du dưng lớn dần, cất mình lên cao; nó gào lên, bay nhanh qua các ngọn cây, như một luồng gió, vặt hết lá, thổi rạp cỏ xuống đất, quất vào mặt người những giọt nước nhỏ xíu và mát rượi. Đanhi cm thấy có một luồng không khí do âm nhac dấy lên ph đến và nàng gắng bình tĩnh lại.
    Phi, đó đúng là cánh rừng của nàng, quê hưng nàng. Đó là những ngọn núi của nàng, những bài hát của những chiếc tù và, tiếng động của biển quê.
    Những con tàu bằng thuỷ tinh làm nước sủi bọt. Gió reo ca trong những dây buồm. Từ lúc nào không biết, tiếng hát đó đã chuyển thành tiếng những qu chuông nhỏ trong rừng đổ hồi, tiếng đàn chim đang nhào lộn trên không huýt gió, tiếng trẻ con hú gọi nhau trong rừng thành bài hát về người con gái: lúc bình minh người yêu của nàng đã ném một vốc cát vào cửa sổ phòng nàng. Bài hát đó Đanhi đã nghe thấy trên những ngọn núi quê hưng.
    Vậy ra đó chính là bác ấy. Chính cái ông già đã giúp cô bé Đanhi magn lẵng qu thông về đến tận nhà. Đó là Êđua Grig, người làm ra phép lạ và nhạc sĩ vĩ đại! Và người mà nàng đã trách lá không biêt cách làm mau chóng.
    Thì ra đó chính là món quà mà ông đã hứa cho nàng mười năm sau.
    Đanhi khóc, không giấu diếm những giọt lệ biết n. Đến lúc ây bn nhạc đã tràn ngập khong không giữa đất đai và mây trời giăng mắc trên thành phố. Sóng nhac du dưng làm cho những đám mây gợn lên lăn tăn và qua những gợn sóng ây, những vì sao lấp lánh.
    Bn nhạc đã không còn ca hát. Nó đang kêu gọi. Nó kêu gọi con người hãy đi theo nó đến một xứ sở, ni không đau khổ nào co thể làm nguội lạnh tình yêu, ni không có ai đi giành giật hạnh phúc kẻ khác, ni mặt trời sáng chói như vòng triều thiên trên đầu một nàng tiên trong cổ tích.
    Trong dòng âm thanh cuồn cuộn chy trôi ấy bỗng nổi lên một giọng nói quen thuộc ??oCháu là hạnh phúc ??" Giọng đó nói ??" Cháu là ánh lấp lánh của bình minh???.
    Bn nhạc tắt. Những tràng vỗ tay lúc đầu còn chầm chậm, sau mỗi lúc một mạnh thêm, vang lên nhu sấm dậy.
    Đanhi đứng lên và đi nhanh về phía cổng công viên. Mọi người cùng quay đầu lại nhìn nàng. Có thể, có một số người trong đám thính gi đã thoáng nghĩ rằng nàng chính là Đanhi Pêđecxen, người con gái mà Grig đã dành tặng tác phẩm bất tử của ông.
    ??oBác ấy mất rồi ư? - Đanhi nghĩ ??" Thật sao???? Giá mà nàgn được gặp lại ông! Nếu ông lại hiện ra ở đây? Hẳn nàng sẽ chạy ào ngay lại với ông, tim đập rộn ràng, nàng sẽ bá lấy cổ ông, sẽ áp bên má ướt đẫm nước mắt vào má ông và sẽ nói chỉ một câu: ??oCm n bác???. ??" ??oCháu cm n ta vì lẽ gì c chứ???? Hẳn ông sẽ hỏi như thế. ??oCháu cũng ch biết nữa... ??" Hẳn nàng sẽ tr lời ??" Vì bác đã không quên cháu. Vì lòng hào hiệp của bác. Vì bác đã cho cháu thấy cái tuyệt mỹ, mà con người thì phi sống bằng cái tuyệt mỹ ấy???.
    Đanhi đi trên những đường phố vắng tanh. Nàng không biết rằng bà Magđa đã phái ông Ninxo đi theo nàng nhưng ông giấu không để nàng trông thấy. Ông đi lo đo như một chàng say rượu, miệng lẩm bẩm không biết những gì về câu chuyện thần kỳ xy ra trong cuộc sống của họ.
    Bóng tối nhợt nhạt của đêm vẫn còn tri trên thành phố. Nhưng trong các cửa sổ đã thấy lấp lánh ánh vàng mạ yếu ớt của bình minh phưng Bắc.
    Đanhi đi ra bờ biển. Biển vẫn còn ngủ say, không một tiếng sóng vỗ.
    Đanhi nắm chặt hai tay lại và rền rĩ vì một cm giác tuy còn chưa rõ ràng đối với nàng, nhưng đã chiếm lĩnh toàn c thể nàng cm giác về cái đẹp của cuộc đời.
    - Đời i, hãy nghe đây! - Đanhi nói khẽ ??" Ta yêu Người.
    Và nàng cười, mở to mắt nhìn những ngọn đèn trên những con tàu biển đang chậm rãi ng nghiêng ni nước xám và trong vắt.
    Ông Ninxo đứng ở đàng xa đã nghe thấy tiếng cười đó và ông quay về nhà. Giờ đây ông đã yên tâm về Đanhi. Giờ đây ông hiêu rằng cuộc đời cháu gái ông sẽ không qua đi vô ích.

Chia sẻ trang này