1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Van hoc phi li va Camus

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nguoisaigon2005, 03/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Alterego

    Alterego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Mersaul, thực ra đâu có xa lạ với thế giới, anh vẫn sống, sống nhiều là đằng khác đấy chứ, có điều anh ta sống theo cách của anh ta mà không quan tâm đến chung quanh, anh ta không thèm hiểu cái xã hội mà anh ta là một phần trong đó. Kết quả xã hội thấy anh lạ lẫm với nó, và theo quy luật đào thải nó cắt bỏ anh kiểu cắt bỏ một tế bào ung thư ngay khi căn bệnh kẻ xa lạ bắt đầu (chỉ là một lệch lạch tích cực tiềm ẩn) chuyển thành tiêu cực ( khi anh ta giết người. )
    Ví dụ như nếu trong công việc anh ta hoà đồng với dồng nghiệp, với ông chủ, với mọi người anh tỏ ra thân thiện hơn.... và anh ta đến đám tang mẹ anh ta với cái khăn musoa đẫm nước dù là nước lã, thì hẳn anh ta đã thoát án tử. bởi khi đó anh ta đã làm đủ chức năng xã hội của anh ta rồi. Con đường rút lui với kẻ xa lạ sẽ được mở ra.
    Thực tế cuộc sống vẫn có những người xa lạ mà bản thể của họ chia thành hai phần: phần góp mặt cho cái xã hội phần còn lại là cho bản thân.
    Trong "Sự bất tử " ( Milan Kundera) tôi nhớ đến đoạn người cha của Agnes ngay sau khi vợ chết đã bắt đầu bán biệt thự mà hai vợ chồng đã sinh sống, đốt bỏ các kỷ niệm, ... cuộn mình trong một căn nhà nhỏ ở ngoại ô hẻo lánh. ông muốn tẩy rửa cuộc sống xã hội của ông (đã trở thành ký ức kẻ khác), tẩy sạch tất cả những gì có thể. Thậm chí cho đến lúc hấp hối ông đã không cho Agnes ( người con thân nhất của mình) nhìn mặt.
    Hoàn toàn khồn còn một ký ức dù thiêng liêng nào được phép tồn tại.
    Phải chăng ông ta đã thực sự hiểu cái xã hội mà ông sống dù với ông nó cũng xa lạ cũng chẳng kém với bất kỳ kẻ xa lạ nào
    Điều thực sự tôi buồn cười ở đây là với mấy ngàn năm xây dựng cái gọi là Văn minh. Với hệ thống pháp luật phải nói là rất hoàn chỉnh, Xã hội loài người. bằng một phiên toà logic, ( các luật sư đã phô bày tất cả tài năng) để kết một kẻ giết người trong một ngày nắng gay gắt vào tội không khóc trong đám tang của mẹ mình. Bởi vì sao? với xã hội, trời nắng gay gắt không phải là một cái lý chính đáng để giết người. và nó cố tìm một lý do khác to tát hơn để được thừa nhận và kết tội. Các luật sư vốn giỏi trong lĩnh vực này.
    "trong sự cố hỏng xe " của Ionescu trong một trò chơi phiên toà các luật sư đã kết một kẻ buôn bán chuẩn mực của xã hội vào tội cố sát với hình phạt tử hình. Sau đó nạn nhân tội nghiệp kia vì uất ức đã tự tử chết.
    Cũng như vậy họ bới tung đến cái tã lót của kẻ xa lạ và thế ra tìm ra cái lý phi lý kia.
    Phụ nữ và Cơn bão
    ...Khi đến thường ướt át và cuồng loạn khi đi thì khoắng sạch tiền bạc. nhà cửa, xe cộ...
  2. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    To bthutrang
    Tớ thấy có cuốn Văn học Phi lý bán ở Nguyễn Xí ấy, có cả Camus, Ionesco...
    Đọc Kịch phi lý thì tớ chịu, vừa sốt ruột, vừa buồn ngủ.
    Dịch hạch đọc đúng là chán, dài lê thê.

    Khi đêm xuống
    Tôi úp mặt vào cánh tay
    và mơ thấy thuyền của tôi
    trôi mãi
    dưới những vầng sao khuya
  3. hoangnguyen79

    hoangnguyen79 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Bác VNHL sang đấy rồi mà vẫn còn xui dại người ta. Tôi thấy cuốn đấy chán ốm, cái hay nhất là tiểu luận Huyền thoại xidiphơ của Camuy thì lại không đăng nguyên văn.Còn bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Dân cũng chẳng có gì đặc sắc cả.
    Tôi được biết anh Phạm Xuân Nguyên sắp sửa chủ biên để xuất bản tuyển tập các tiểu luận của Camuy- trong đó Giao cảm được in lần đầu tiên ở miền Bắc sau 75. Các bác cứ mò tới nhà sách Thuỷ ở ngõ Hạ Hồi mà hỏi( hình như số 20 thì phải) Rẻ chẳng kém Nguyễn Xí mà chị Thuỷ bán hàng ở đấy rất nhiệt tình và am hiểu.
    Tôi muốn cho Đất Nước hiểu tôi
    Đất Nước o hiểu- biết làm sao, đành vậy!
    Đất Nước thân yêu tôi tránh sang bên
    Như giọt mưa rào gió tạt xiên...
  4. Defender

    Defender Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Chùi ui, sợ các bác wé,toàn thứ cao siu thui è.
    Trang, Ik heb je lief - Ik hou van je - Ik zie je graag
  5. Alterego

    Alterego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tán thành với bác Hoangnguyen! cuốn đó mà mua chả bỏ mất xiền.
    Phụ nữ và Cơn bão
    ...Khi đến thường ướt át và cuồng loạn khi đi thì khoắng sạch tiền bạc. nhà cửa, xe cộ...
  6. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ cuốn Văn học phi lí đọc cũng được vì biết đại cương về nó, nhất là trong tình cảnh chủ đề này ở nước ta ít được đề cập đến. Tất nhiên là ông Dân cũng chỉ tổng hợp lại những bài viết của nước ngoài thôi.
  7. Superego

    Superego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Phi lý cái phi lý bất khả tri.
    Tôi rất thích sự thay đổi trạng thái nhân vật của Camus. Từ nóng bỏng sôi trào sang nỗi buồn mang mác của buổi hưu tranh giữa sự sống và cái chết. Tràn ngập hạnh phúc khi có được nỗi trống rỗng trong tâm hồn.Hành động phi lý, tình cảm phi lý vậy mà rất thật, rất rõ rệt như ta có thể nắm được nó.
    Những nhân vật của Camus có cảm tưởng như kẻ vừa muốn nămgf xoài ra đất, cảm nhận sự nồng ấm của nó vừa muốn cho tư tưởng nhẩy nhót trong không trung. Cái buồn và cô đơn của nhân vật có giống như sự cô đơn của con sư tử trong sa mạc không nhỉ?
    Trong tác phẩm " Nassir und Goldmund" có lẽ nêu bật được hai thái cực này trong câu nói của Nassir: " Em ngủ mê trong lòng mẹ còn tôi tỉnh táo trong sa mạc". Cả hai người này liệu đã tìm được vương quốc cho mình chưa?
  8. Alterego

    Alterego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0

    cái phi lý của Camus là cái phi lý đã được nhận thức từ góc độ tư duy cá nhân. Sisiphus sau khi đã vần đá lên núi mới ngẫm lại hành động của mình với niềm đau đớn. Đau đớn với cái việc phi lý mình vừa làm... Như vậy có thể gọi là phi lý bất khả tri không? Con người ta không cưỡng được những cái phi lý dù có nhận thức được nó...
    trong "dịch hạch" Bs. Rieux đã bỏ chạy trước căn bệnh dịch hạch ư? không ông ta không bỏ chạy, Ông ta chống lại nó với tất cả sức lực của mình...
    Đó là bi kịch phi lý trong Văn Camus. thế nhưng các nhân vật của Camus không bao giờ đầu hàng.
    Nhân bản chống lại cái phi lý
    Phụ nữ và Cơn bão
    ...Khi đến thường ướt át và cuồng loạn khi đi thì khoắng sạch tiền bạc. nhà cửa, xe cộ...
  9. nguoisaigon2005

    nguoisaigon2005 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Đúng, cái phi lí trong các tác phẩm của Camus không phải là cái phi lí bất khả tri. Và họ không bao giờ đầu hàng.
  10. Superego

    Superego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Tớ mới dịch huyền thoại Sisysphus cái bác có hứng thì cho góp ý hé, để xem mình hiểu được đến đâu rùi
    HuyÒn tho¹i Sisyphus
    TruyÒn thuyÕt nãi r»ng, chóa trêi trõng ph¹t Sisyphus b»ng h-nh ph¹t m·i m·i phi ®Èy tng ®¸ n?ng lªn ®~nh mét ngän nói cao vµ ngay khi lªn tíi ®~nh, tng ®¸ ®ã l¹i l¨n ng­îc xuèng nghiÕn n¸t tÊm th©n cña Sisyphus. Hä ®· ngho r»ng kh«ng mét ®iÒu g- kinh khiÕp hn lµ phi lµm mu«n ®êi mét c«ng vi-c n?ng nhäc , ®au ®ín nh­ng l¹i hoµn toµn v« nghoa vµ kh«ng lèi tho¸t nh­ v<y.
    NÕu tin vµo Homer, th- Sisyphus lµ mét kZ kh«n ngoan vµ th<n träng nhÊt trong loµi ng­êi
    Tuy nhiªn theo huyÒn tho¹i, Sisyphus l¹i lu«n lu«n lµ mét tªn kZ c­íp thùc sù thµnh th¹o vµ ®?y kinh nghi-m. T«i kh«ng thÊy sù m©u thuÉn trong ®iÒu nµy. Nh÷ng quan ®iÓm kh¸c cho r»ng ®ã chÝnh lµ lý do t¹i sao Sisyphus l¹i lµ kZ lµm c«ng vi-c n?ng nhäc nh­ng v« nghoa d­íi ®za ngôc. Ban ®?u, anh ta ch~ bz buéc téi coi th­êng chóa trêi. Anh ta biÕt ®­îc mét bÝ m

Chia sẻ trang này