1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

văn học và toán học có mối liên quan nào không?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi builanphuong2001, 21/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. builanphuong2001

    builanphuong2001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2002
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    văn học và toán học có mối liên quan nào không?

    chắc chắn là giữa hai môn học tưởng như trái ngưọc nay` lại có một mối quan hệ mật thiết
    Để làm một bài văn các bạn còn phải sử dụng sự lôgic trong toán học để xâu chuỗi các sự kiện bởi mỗi một chi tiết nhà văn đưa ra đều có một mối quan hệ nhất định tuỳ thuộc vào dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
    Hơn nữa để làm một bài văn hoàn hảo các bạn phải có một sự khoa học trong cách trình bày cách đặt vấn đề cho bài viết của mình.Chỉ nói sơ qua như vậy thôi đã thấy được văn học cũng cần có sự thông minh khoa học,lôgic của toán học ,Còn gì nữa không các bạn thử nói xem

    lan phuong
    [/blue][/size=4]
  2. Username_Reincarnated_new

    Username_Reincarnated_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    Hồi xưa bọn tớ có làm bài văn về việc học văn của học sinh chuyên Toán, chả hiểu mình bịa thế nào mà lại được 10.
    Tớ nhớ có câu này của David Hilbert (hoặc không của ông ta nhưng được người đời gán) nói về một người học trò bỏ Toán để đi làm nhà thơ: "Anh ta không đủ trí tưởng tượng để trở thành một nhà toán học".
    Nước ta ở về xứ nóng khí hậu tốt ,
    Rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu ...
  3. Raxun_Gamzatop

    Raxun_Gamzatop Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2001
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Đây đúng là cái kiểu văn mà tôi bây giờ luôn bị nhồi vào đầu để tôi hiểu thêm rằng cái môn văn ấy thật là khủng khiếp... Xem nào, làm một bài văn thì cũng toàn là các ẩn x,y,z rồi tuỳ nghi mà xào lên để ra một cái gì đấy. Có điều toán học thì thằng giỏi là thằng làm ngắn nhất, còn văn thì phải làm cho nó càng dài càng tốt. Đáp án thì luôn được biết trước, tìm ra đáp án mới, dù đúng thì vẫn cứ 0 như thường
    To viet cai nay de lam gi the nhi???
  4. nông_dân_new

    nông_dân_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Câu đó chính xác nà của bác Hilbert ( Đức, 1862-1943 ), chính xác lữa nà thế lày :"Sự nghèo nàn của trí tưởng tượng được truyền tải qua thơ.Người ta cần nhiều trí tưởng tượng hơn nữa để có thể học toán."
    Môn gì cũng có niên quan đến tư duy cả, theo cách lói đó thì đều có niên quan đến Toán học cả. Theo cách suy nuận của bác ở trên cùng thì cháu cũng có thể nói các môn Văn học, chính trị ,..cũng niên quan mật thiết tới vật ný , hoá học..
    Toán học niên quan với văn học so với mối tương quan giữa ló với các ngành khác theo một cách phức tạp và đa chiều hơn, bác gì ở trên cùng về suy ngĩ nại thử xem nhé.
    ơ hay xức rân như nước
    quan cả đời dân vạn dại
  5. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Bàn về toán học và văn học, tôi thấy giữa hai cái đó chỉ có một điểm chung duy nhất, đó là tính logic. Nhưng mà cái logic trong văn học cũng thường được thể hiện rõ hơn cả trong các bài nghiên cứu, phân tích, bình giảng... gọi chung là nghị luận văn học. Tại sao lại lên án văn học trong nhà trường là cứng nhắc, không uyển chuyển như văn sáng tác nhỉ, khi mà chúng thuộc hai "dòng" khác nhau?
    Nói đến logic và bình giảng, phân tích, tự nhiên tôi lại nhớ đến một đoạn trong bài phát biểu về Bình thơ giảng thơ của Chế Lan Viên trích trong quyển tuỳ bút - tiểu luận "Từ gác khuê văn đến quán trung tân" xuất bản năm 1981 cũng có nói một chút về tính logic trong bình thơ. Nhân lúc rỗi rãi post lên đây để mọi người cùng tham khảo:
    "... Thơ anh Xuân Diệu trước CM viết rất hay:
    Ai đem phân tích một mùi hương
    Hay bản cầm ca, tôi chỉ thương
    Chỉ mặc chuồi theo dòng cảm xúc
    Như thuyền ngư phủ lạc trong sương
    Tác giả chỉ muốn để cho "mùi hương" hay "bản cầm ca" đưa mình "chuồn theo dòng cảm xúc" thôi, nhưng rồi tác giả cũng thừa nhận ngay sự nguy hiểm này, vì như vậy con "thuyền ngư phủ" sẽ "lạc trong sương", đấy là chưa nói đằng sau "sương" còn có cái khác nữa nguy hiểm hơn. Tôi trước đây cũng thuộc phái những người không tán thành việc giảng thơ (nhưng rồi ghét của nào trời trao của ấy, bây giờ lại phải làm cái nghề này), Valơri (một nhà thơ Pháp có tài) cũng chống việc giảng thơ: "Tôi rất ghét những người nào lại diễn một bài thơ ra văn xuôi". Thế mà việc ấy người thầy giáo lại rất cần làm, làm để hiểu được bài thơ nói gì đã rồi bấy giờ mới tìm cách giảng, cách phân tích nó hay ở đâu? Trên thế giới cũng có những nhân tài làm việc theo kiểu này như Leonard de Vinci, Leonard trứoc khi vẽ một bức tượng thì bao giờ cũng vẽ trước những bộ xương rồi đến thịt, rồi mới đến quần áo. Tôi cũng có thói quen khi sáng tác thì viết ra văn xuôi trước rồi mới chuyển thành bài thơ (nhiều thi sĩ rất ghét lối làm việc đó). Nếu ở trần mà chả ra gì, thì mặc áo quần, trang sức cho nó làm gì?
    Hiểu sự vật không phải chỉ có tổng hợp hay chỉ có phân tích, phải vừa phân tích, vừa tổng hợp. ĐỐi với văn học nghệ thuật cũng như vậy. Logic nghệ thuật phải tuân theo logic của cuộc sống. Muốn tìm hiểu nghệ thuật ta phải đi từ tổng hợp đến phân tích, rồi trở về tổng hợp.
    Chúng ta biết logic sụ sống mênh mông lắm. Hydro hợp với Oxi là nước nhưng Hydro dưới một áp suất cực lớn lại trở thành kim loại, phi lí chưa? Cuộc sống có những bước phát triển tiệm tiến, lại có những bước bột phát. Cuộc sống cũng như nghệ thuật, muốn nhận thức được nó ta phải tiến hành qua nhiều bước. Đầu tiên, ta gặp một người nào một việc gì ngay ở bước đầu ấy ta có cái cảm giác bao quát - đó là một bước tổng hợp sơ thuỷ, thứ nhất. Cái cảm giác ấy có được chẳng qua cũng là nhờ có bao nhiêu kinh nghiệm phân tích cũ đọng lại. Sau đó ta mới qua bước thứ hai là phân tích, phân tích các mặt của sự việc, qua những biến cố, qua quá trình vận động. Cuối cùng nhân một dịp nào đó, khi sự việc ấy kết thúc, khi con người kia sắp đi xa vào - ta có một kết luận cuối cùng, đấy là động tác thứ ba. Đấy là bước tổng hợp cao nhất.
    Phân tích một bài thơ cũng tương tự như vậy. Đọc bài thơ trên ta có ngay cái cảm giác đầu tiên (cảm giác đầu tiên này rất cần thiết). Bấy giờ ta mới đi vào phân tích, phân tích chữ, nghĩa, các mặt.. Phân tích cho thật kỹ, một lúc nào đó thì mệt, mỏi... Đến đây ta để lại cho "nguội" đi một, hai hôm. Cuối cùng mang ra đọc lại và tổng hợp. Một thời gian lắng xuống im lặng, đấy là giai đoạn cần thiết để đi đến một sự tổng hợp chính xác, như người xưa vẫn nói: "Thử thời vô thanh thắng hữu thanh: (Lúc bấy giờ không có tiếng mà lại hay hơn lúc có tiếng - Tỳ bà hành).
    Trong việc phân tích thơ hiện nay ta phải vật lộn với nhiều quan niệm không đúng, như quan niệm của chủ nghĩa cấu trúc xem "le son" (âm) quan trọng hơn "le sens" (nghĩa), hình thức hơn nội dung, cấu trúc (structure) là quyết định tất cả. Cho nên rất cần đến việc giảng thơ với những quan điểm đúng đắn. Bản thân tôi cảm thấy rất cần đến người khác giảng thơ cho mình, có khi người ấy chỉ là một người bình thường. Nhớ lại câu nói của Đỗ Phủ trong "Tuỳ viên": "NHững người không là thầy ta là thầy ta". Như trường hợp câu thơ:
    "Cây im sông lắng đợi xuân về"
    Tôi biết câu thơ từ lâu rồi nhưng phải đến khi trao đổi với một người bạn, nhân hai anh em đứng ngắm cảnh vật về mùa xuân, tôi mới nghiệm thấy cái hay trong câu thơ trên.
    Một trưòng hợp khác cũng tương tự. Câu thơ của Huy Cận đối với tôi đâu phải là mới:
    "Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay"
    Ấy thế mà phải đến một lần cùng người bạn trải chiếu ngoài sân nằm nóii chuyện gẫu trong cảnh những con dơi liệng bay trong bóng hoàng hôn tôi mới thấm hết cái hay trong câu thơ của Huy Cận. Giữa bao nhiêu công việc tíu tít hàng ngày, mình dễ quên, dễ vô tình với nhiều cái hay, cái đẹp, phải có một hoàn cảnh nào đó, cái đẹp, cái hay mới được gợi lên, giúp cho mình nhìn ra cái hay trong nhữgn câu thơ mình đã quen biết từ lâu."
    Hì hì, chép xong mới thấy đoạn sau của cái bài này chẳng ăn nhập mấy với cái chủ đề này. Nhưng chẳng nhẽ lại không gửi thì phí công mình đánh. Thế nên coi như post lên phục vụ các bác giải trí một lúc vậy. Vô cùng xin lỗi tác giả của thread này! :">
    "... ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có can đảm để bước qua những ranh giới ấy"
  6. RungBachDuong

    RungBachDuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    625
    Đã được thích:
    0
    tôi hoc chuyên Toán nhưng vẫn thích Văn đây này, chả có gì là mâu thuẫn cả!
    I have lost the will to live...[/red]
  7. Raxun_Gamzatop

    Raxun_Gamzatop Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2001
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Toi thi thay mau thuan la'm. Toi thich doc sach nhung lai chang the nao nho`i vao dau ca'i mon van ca?
    To viet cai nay de lam gi the nhi???
  8. knight1981

    knight1981 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/12/2001
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    tui là dân chuyên toán từ bé đấy
    nhưng khoái văn học cô cùng

  9. Raxun_Gamzatop

    Raxun_Gamzatop Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2001
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Văn học và cái môn văn ở trường là hai vấn đề chẳng liên quan đến nhau chút nào cả
    To viet cai nay de lam gi the nhi???
  10. seecartoon

    seecartoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Chắc bạn Raxun gặp phải thầy văn dở nên mới bất mãn thế.Tớ cũng vậy,dưng mà gặp được chân sư thì cũng phê đấy.
    Toán có cần văn không nhỉ?Nếu không thì tớ có thể vênh mặt với bọn chuyên văn rùi
    Bác rì làm nông rân thì nông rân hẳn,đừng làm trò ở đây nhé.Topic này là nói đến mối quan hệ giữa toán và văn học,hai môn học gần gũi với chúng ta.Bác thích nói về môn khác thì làm cái topic khác nhé.

    toon

Chia sẻ trang này