1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn học VN hôm nay

Chủ đề trong 'Văn học' bởi fri13th, 11/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fri13th

    fri13th Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Văn học VN hôm nay

    xin chẳng dám đao to búa lớn gì, nhưng xin các bác cho vài nhận xét về VH VN hôm nay cái!
    sao bao nhiu năm sau mờ vẫn không đưởi kịp cái năm 30 vậy?
    hay bởi vì thời thế sinh anh hùng nên khi đã không còn khổ nữa thì người ta không còn viết hay được nữa?

    NTT's
  2. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn chỉ đưa ra nhận xét về vă học Việt nam hôm nay theo như ý kiến cá nhân bạn thì ko có bài viết của tôi. Ý kiến của bạn là muốn một tham luận kèm theo đó. Cho nên có thể ý kiến của tôi sẽ làm cho bạn tự ái.
    1- Bạn lấy tiêu chí gì để nói văn học hôm nay ( Đương đại ) kém văn học VN những năm 30?
    2- Bạn đưa ra một ý kiến nói là: Tại vì hôm nay không "khổ " nên thiếu nhà văn và tác phẩm lớn?!!!
    Bạn sông ở hành tinh nào vậy? Hay bạn là con vua chúa, quan lại và chẳng bao giờ vi hành để nhìn ro nỗi thống khổ của dân chúng?
    Xã hội hôm nay, dẫu có nhiều bước phát triển về vật chất do nhiều yếu tố mang lại, nhưng nếu nói riêng về vật chất thi VN tuy mức sống trung bình đã khá hơn rất nhiều những năm 1930 nhưng bạn có biết rằng ở VN còn rất nhiều vùng xa và vùng sâu người ta phải sống thế nàop không?
    Không nói đâu xa, tại ngay Hà Nội hàng ngfay ta thấy biết bao nhiêu trẻ em lang thang , bụi đời, đánh giầy và...làm đĩ. Hỏi họ có Khổ hay sướng?
    Những thiếu nữ bị bán sang trung hoa lục địa và Đài Loan, bị lừa đảo để trở thành món hàng sống mà nhan nhản trên báo chí đưa tin chắc sướng hơn chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô0 Tất Tố? ....Đề tài dễ nhạy cảm cho nên tôi không muốn chứng minh một ngàn lần hơn nữa rằng nỗi khổ nhân loại chưa khi nào và chưa bao giờ chấm dứt trên thế gian này ở nmhiều cách nhìn, duy vật lẫn Phật Học.
    Tôi hơi bị buồn cười vì lập đề lẫn một chút lí giải của bạn. Khi không nhìn thấy văn học hôm nay đã có một bước tiến rất xa so với những năm 30....mà chỉ có vài cậu học sinh lớp 12 lười học văn mới ko nhận ra thôi. Giá như bạn nói bạn thích những tác phẩm của thời kì 30 hơn hôm nay thì nghe ra còn khả dĩ..tàm tạm.
  3. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Văn học Vn ngày nay có một điểm hạn chế rất lớn hơn những năm 30,đó là quá trình kiểm duyệt và một hệ thống sẵn sàng chụp mũ-VHTT.
    Anh viết về đĩ điếm ,ăn xin ư.anh định bôi xấu đất nước ,anh định tuyên truyền cái nhìn bi quan của mình cho mọi người à.?
    À anh lại định viết về quá khứ ,anh chán sống chưa? định theo chủ nghĩa phê phán xét lại à.quá khứ có những sai lầm ,anh phải định hướng về một tương lai tốt đẹp đang chờ đón chúng ta
    Anh viết thế này à.......định làm ,,,,không sợ.......
    Vâng em sợ.em viết về tình yêu vậy,dựa theo phim HÀN QUỐC hay HÔNG KÔNG tuỳ theo thị hiếu của độc giả mà ra, cái thị hiếu này thì được sinh ra theo sự sắp đặt của ông tổng giám đốc đài truyền hình (đồng chí bự của các bác)tháng này chiếu phim HK hay HQ hoặc TQ.giới nhạc sĩ thì chỉ việc thay lời vào những bản nhạc sẵn có của nước khác.
  4. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Người cuối cùng đúng là phát biểu theo cảm tính một cách nực cười.
    Như vậy, anh cho rằng dưới chế độ thuộc pháp và dưới thể chế Quốc gia không có kiểm duyệt ư?
    Xin mời anh hãy đọc lại Chiều Chiều, Cát Bụi Chân Ai của Tô Hoài và ba Mươi Năm Nói Láo của nhà báo, nhà văn Vũ Bằng
    (nhà văn dưới chế độ Miền Nam cũ)
    để hiểu thệm một chút, có thêm chút ít kiến thức về Kiểm Duyệt dưới hai thể chế chính trị.
    Nói về tác phẩm dưới thời Pháp Trị, có hai tác phẩm nổi tiếng là Tắt Đèn của Ngô Tất Tố và Dế Mèn Phiêu Liêu Ký của Tô Hoài. Cả hai tác phẩm này đều bị đục bỏ nhiều đoạn. Và thực sự khi ấy chính quyền bảo hộ thực dân pháp tổ chức một bộ máy kiểm duyệt báo chỉ hắn hoi dưới sự chỉ đạo của nha văn hóa thuộc phủ toàn quyền. Bộ phận này có liên quan rất chặt chẽ tới phòng nhì là cơ quan mật vụ của Pháp.
    Trong thời Đệ nhất và đệ nhị cộng hòa thi mời Người Cuối Cùng đọc lại hồi kí Ba Mươi Năm nói láo của Vũ Bằng. Trong đó ông kể lại biết bao nhiêu tòa soạn bị đóng cửa biết bao lần thay đổi nghề của chính Vũ Bằng.Còn nói nhà văn nhà báo của chính quyền Sài gòn xưa có tự do hay không ( theo cách hiểu của Người Cuối Cùng) thì hãy nhìn lại vụ án Nhất Linh thì thấy rõ. Anh có biết Nhất Linh là ai không?
    Phải nói một cách trung thực là, chế độ nào cũng có cái quyền kiểm soát báo chí văn học một thể thức nhất định nào đấy, theo tinh thần hiến phấp quy định. Tôi nói vì như ở Đức bạn có quyền viết báo, truyện chống lại những chính sách của chính phủ nhưng nếu bịa tạc sẽ bị truy tố. Còn nếu viết sách, báo tuyên truyền cho Chủ Nghĩa Quốc Xã thi ko một nhà xuất bản nào giám xuất bản và sẽ bị truy tố bởi vi phạm hiến pháp.
    Ở ta, về luật pháp và cơ chế tổ chức bộ máy nhà nước thực ra không có cơ quan kiểm duyệt các tác phẩm văn học. Ban văn hóa tư tưởng trung ương không phải là nơi kiểm duyệt từng tác phẩm và tác giả trên một đất nước có hơn 800 hội viên nhà văn và hơn cả hai ngàn người viết chưa phải hội viên có tác phẩm văn học.
    Theo tôi được biết từ sau 1986 việc xuất bản in ấn ở ta khá thoáng và mở. Cụ thể là có nhiều tác phẩm phản ánh hiện thực chế độ còn kinh hồn hơn viết về một cô gái điếm, ví dụ như những tác giả Nguyễn huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Đoàn Lê v...v.... Gần đây có chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn. Và thựctế báo chí Việt nam ngày nay nhan nhản bài viết về vụ án, tình trạng suy đồi đạo đức, đạo lý, nào ai có cấm đoán gì.
    Cũng không thiếu các tác phẩm phản ánh một sự thật nào đó còn tệ hại hơn cả chị Dậu thời cụ Ngô Tất Tố. Bạn đã đọc Con Ngựa Thành Mãn Châu ( Nguyễn Quang Thân)Chưa? Hay bạn đọc "Đi Tìm Nhân Vật " của Tạ Duy Anh gần đay nhất chưa? Hay cũng chưa ?
    Ở Hải Ngoại hỏi có ai kiểm duyệt văn chương tiếng Việt.Nhưng tại Hải ngoại, hỏi có bao nhiêu tác giả và tác phẩm gây chấn động dư luận với ngón bút điêu luyện đặc sắc?
    Cái thời đối sử với văn nghệ sỹ như những năm chiến tranh đã qua rồi. Giờ đây cửa mở thông thống ra đấy, nhưng tác phẩm ra hồn lại là một việc khác. Có phải chẳng, nó nằm trong chữ Tài ở chính những con người của thế hệ hôm nay và ngày mai.
    Vài ý nghĩ giản đơn như vậy. Tôi ngẫm cũng chẳng thừa.
    Được toanli sửa chữa / chuyển vào 16:39 ngày 11/11/2002
  5. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Dạ quả thật em viết theo cảm tính,vì em đâu có đọc những quyển mà bác nêu,hồi xưa còn nhỏ em nhịn quà sáng để mua những quyển rẻ tiền của mấy thằng TÂY vô học như loại HUY GÔ,hay BAN DẮC ,mấy cái thằng tư bản dãu chết này quả thật thua xa những nhà văn mang màu áo lính( ối trời gì chứ người của CNXH tài thật,người lính thành nhà văn rồi còn làm giám đốc kinh doanh nữa chứ).Còn cái chế độ của bọn tư bản thì kể làm gì hở bác,chúng nó kiểm duyệt là chỉ cắt xén đoạn văn,cái bọn ngu đấy đâu có mở hội thảo để ĐÁNH về lập trường tư tưởng ,rồi kiểm điểm đưa đi học.Chúng nó đâu có làm tàn đời những mầm mống mà như ta gọi là hữu khuynh.Mà theo bác thì lạ nhỉ, là cái taì đi đâu hết cả rồi,để dẫn đến nguồn cơn này e em và bác lại phải đi xa xa một chút,sử dụng và khuyến khích chất xám đang là một vấn đề chưa có giải pháp nào hữu hiệu ở nước ta,tiền nhuận bút ,bản quyền....em nghĩ đây mới chính là nguồn cơn.Khi cuộc sống hiện tại chuyện cơm áo bạc tiền là vấn đề bức xúc trước mắt,mà một bài phóng sự về quê hương của ông lão thành lại được trả bằng món hời hơn là đi viết chuyện chiều sâu(,loại chuyện có thể làm huỷ hoại cuộc đời người viết ) cho nhữngđộc giả đang nghĩ làm sao mai kia có nhiều USD để hoan lạc.Nếu con người có sự thẩm thấu văn chương cao,nhiều người biết nhận định về nghệ thuật văn học( không hiểu TẦN THUỶ HOÀNG chém học trò và thực dân PHÁP thực hiện ngu dân làm gì nhỉ) thì tất nhiên sẽ có những tác phẩm giá trị đáp ứng thị hiếu của công chúng.Nhưng đa phần công chúng còn đang nghĩ đến những cái vật chất trước mắt( biết đâu đây là sự tác động của một giai cấp nào đó) thì một tác phẩm hay chỉ là đàn gảy tai trâu mà thôi...có lẽ đây là một thành công,một tác phẩm hoành tráng cực kỳ có giá trị mà ai đó,một nhóm nào đó(NGUYỄN KHẢI nói cái nhóm đó là lực đẩy,công chúng là vật bị đẩy)đã tạo lên.Tóm lại tác phẩm hay và độc giả cảm nhận cao ,mà độc giả có nhận thức về văn học cao họ cũng biết suy diễn từ cái này sang cái khác,nguy hiểm lắm,mất ổn định lắm.Người kiểm duyệt chặt chẽ chỉ là cái nhỏ thôi,cái chính là lực đẩy mà họ tác động vào công chúng,dẫn công chúng tới những cái tư tưởng có lợi cho mình.Mở cửa thông thống,cái lũ chim mà DTH đã nêu,cái lũ người mà VTH nói bị bọn thầy pháp ở châu PHI tác động(bom don gì đó bác TOÀN LÝ nhỉ) liệu có làm nổi gì không.Bác đừng nguỵ biện và bao che bằng những chứng cứ như vậy ,trẻ con mới nhìn cái bóng thôi,chúng ta phải nhìn vào cái hình và cả cái đầu điều khiển cái hình ấy.
  6. thenguyen

    thenguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Bao giờ trở lại ngày có tiểu thuyết thứ năm, thứ bảy, và những nhà thơ 17 tuổi như Xuân Diệu, Chế Lan Viên nhỉ?
  7. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Thông thường, khi tranh cãi một vấn đề gì, người ta có những sơ đồ đơn giản sau: Lập đề-> chu+´ng minh - Hoa(.c pha?n chứng = vi´dụ. Đấy là thói thường giản đơn nhất.
    Người Cuối Cùng đưa ra một nhận xét, không có chứng minh gì hết và tôi đứa ra ví dụ cụ thể chống lại cách nhìn đấy.
    Người Cuối Cùng cũng không có ví dụ cụ thể hơn để phản biện lại, ông ta( chị ta) chỉ lí lẽ một cách chung chung và bảo "tôi ngụy biện". Vậy ai ngụy biện?Tôi mỉm cười trong đêm mà đồ rằng, anh nói ở VN trù úm và chụp mũ các nhà văn thì ngay cái tinh thần trong bài viết của anh cũng bộc lộ sự Chụp Mũ rồi.
    Thứ hai, trong phép tranh luận nếu như có một chút gọi là tư cách tri thức thì nên khoanh lại một vấn đề nào đó và nó thể hiện trên văn bản, trong các con chữ của đối phương. Còn nếu đi lệch ra ngoài, lại dùng thủ pháp cạnh khóe( theo cách nói của nơi thôn trang Bắc bộ, ta thường gọi là chửi xéo...thì đó chưa phải ngón lý của người biết.
    Sự mỉa mai của anh chỉ bộc lộ kiến văn nông cạn mà thôi.
    Tôi xin nói với anh rằng, một là Ban zac và Huy go không phải là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản và đã là Nhà Văn thì dẫu dưới thể chế nào, nó vẫn thuộc về dân tộc, nhân dân và cao hơn nữa là Nhân Loại. Hai là, không chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có những nhà văn đã từng khoác áo lính. Và điều đó cũng không phải là cái để miệt thị và khinh rẻ.Không nói quốc tế cho xa lạ.Ta bàn ngay tại Việt nam thôi. Xuất phát từ chế độ Cộng Hòa của miền nạm ra đi, nhà văn, họa sỹ, kiêm chủ bút tờ văn học tại Mỹ hiện tại, một tờ báo có uy tín ở hải ngoại Hợp Lưu nguyên là Cựu biệt kích trong quân lực cộng hòa.Tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng tại hải ngoại : Tháng Ba Gãy Súng, Nhà văn Cao Xuân Huy nguyên là đại úy thủy quân lục chiến....Giở tổng tập Văn Học Miền Nam của nhà văn Võ Phiến ta thấy tới già nửa số văn sỹ có nhiều tác phẩm làm nên văn chương hải ngoại đã từng cầm súng hay phục vụ trong bộ máy quân lực VN Cộng Hoà. Như vậy, việc một nhà văn từng khoác áo lính có chi là lạ. Hay theo anh, nhà văn, người làm công tác văn nghệ nghệ thuật phải từ hành tinh nào rơi xuống hoặc ở trong một đẳng cấp đặc biệt?
    Ngày nay, việc thần thánh hóa nghề nghiệp, là một quan niệm đã xưa như trái đất. Do những đặc thù nghề nghiệp, từ xưa tới nay rất nhiều nhà văn trên thế giới đã thành danh và cống hiến cho nhân loại không phải từ một trường lớp chính quy nào, hoặc từ một đẳng cấp quý tộc nào. Thậm chí có nhà văn là pham nhân, từ trong tù đầy bước ra, ví như tác giả của "Papielon người tù khổ sai. " Thực là tốn bút mực khi phải liệt kê ở đây những nhà văn có tới hàng ngàn xuất thân từ nhiều nghề khác nhau, thành phần khác nhau...
    Điều thứ ba tôi muốn nói với anh là, nếu anh chứng minh được, sự không kiểm soát , cho là một cách hoàn toàn đi, sẽ đẻ ra những nhân tài, tác phẩm lớn, trong khối những nhà văn hải ngoại dùng ngôn ngữ Việt thì tôi xin bẻ bút và từ nay xin làm người đọc tận tụy và trung thành của anh. Còn nếu như cấu thành một nền văn học, không chỉ một sớm một chiều, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thì ta lại bàn sang môt đề tài khác.
    Anh nên nhớ rằng,dân gian có câu: Nó Lú Thì Chú Nó Khôn. Trên diễn đàn này, có hàng ngàn con mắt soi vào, có nhiều người còn trẻ, nhưng họ đủ tri thức và trí khôn để nhận ra sự thực đã diễn ra ở VN và thế giới thế nào. Không phải cái gì cũng đổ lỗi cho CNXH hay chính quyền hiện nay tại Viêt Nam được.

    Được toanli sửa chữa / chuyển vào 22:25 ngày 11/11/2002
  8. hoangxuanquang

    hoangxuanquang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Nhưng người cuối cùng cũng có lí khi mổ xẻ cái sự kiểm duyệt ở nước ta. Nó làm cho người ta tự kiểm duyệt mình rất nhiều. Còn tất nhiên là không thể ca ngợi đức quốc xã ở Đức rồi. Còn văn học hải ngoại có cái giở là lòng hận thù hơi nhiều (mấy chục năm chiến tranh mà). Toanli cho rằng không thể đổ lỗi cho CNXH và chính quyền hiện nay được, tất nhiên là có điều đó, vì như lời ở nước Nga người ta cũng thường nói "chính nhân dân đã góp phần tạo dựng nên những nhà độc tài". Thế thì phải đổ lỗi cho chính những người được gọi là trí thức và nói chung là nhân dân vậy. Nhưng ai đứng đằng sau và trên nhân dân nhỉ?
  9. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Thưa anh TOANLI,tôi trả lời tập trung vào câu hỏi của người nêu ra chủ đề này,họ hỏi vì sao? tôi trả lời vì vậy.Bài trả lời đầu tiên của anh có hàm ý bảo,đừng hỏi như thế .Anh cũng không trả lời vì sao .Thế thì vì đâu mà nền văn học hoặc mọi cái thuộc về phát minh,sáng tác của ta không có gì nổi bật.Hầu như 80% những phát kiến được trao giải NO BEN bao gồm cả văn học đều thuộc về những đất nước có cơ chế khác ta.
    Những người viết văn ở các nước tư bản không bao giwò có thể hình dung được có một đất nước có chuyện.Năm 1989 đại hội nhà văn lần thứ 4 họp tại hội trường BA ĐÌNH,trước khi khai mạc một hôm.TRUNG TƯỚNG an ninh DƯƠNG THÔNG phát biểu về tình hình thế giới,tình hình quốc nội,tinh thần cảnh giác cách mạng,và lên án một số văn nghệ sĩ có tư tưởng,,,kèm theo là những câu đại loại lực lượng an ninh sẽ kiên quyết ...........
    Đây là vấn đề khá nhạy cảm,nếu anh bảo tôi chứng minh những điều tôi nói,thì tôi cũng chẳng được ngồi đây mà hầu chuyện với anh.Trong hàng ngàn câu trả lời cho bạn nêu ra chủ đề này ,tôi chọn câu trả lời mà tôi cảm thấy khả dĩ nhất.Một tác phẩm có giá trị là tác phẩm truyền đạt cho người đọc những tâm trạng hỉ,nộ,bi ai về tình cảm,những cái nhìn ,những bài học,những cái mà ta còn gọi là ý thức hệ.Hầu hết các tác phẩm nổi tiếng chỉ viết về hiện thực hoặc quá khứ,anh đếm hộ tôi có bao tác phẩm đoạt giải viết về thời tương lai.Mà viết về hiện thực và quá khứ ở VN....
    Tôi đã cố gắng tìm nhưng không tìm được quyển ĐI TÌM NHÂN VẬT của TẠ DUY ANH,quyển sách đó hình như đã bị thu hồi,không biết ông giám đốc nhà xuất bản có bị làm kiểm điểm không.Và khi cầm trên tay một bản thảo có những tư tưởng ,chủ thuyết,có thể gây xôn xao dư luận ,hoặc ấn tượng về một cách đánh giá cuộc đời,những ông giám đốc NXB khác liệu có nghĩ đến nồi cơm nhà mình sẽ đầy hay vơi khi quyển sách ra đời.
  10. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    -------------------
    Tôi thấy bác toanli nhận định rất sắc sảo . Nói chung mỗi người có nhận định riêng của mình .Gần đây có một số nhà văn nổi tiếng của ta như Ma Văn Kháng có những bài viết luận về tiểu thuyết đã nhận định tiểu thuyết VN so với tiểu thuyết thế giới : Pháp - Trung quốc... chưa sánh được..và vì sao lại như vậy.
    Ông cũng đã đề cập đến các nhà quản lí nên có những nhận định đúng đắn trước khi quyết định thu hồi những cuốn sách bị coi là có vấn đề. Nói chung bài viết của ông khá hay và cởi mở , khiến nhiều người có trách nhiệm phải chú ý.
    Chẳng hận nhà văn Nguyễn đình Chính - một nhà văn xông xáo - luôn đi thực tế đã cho rằng : Nhà văn phải sống cùng với nhân dân - nếu tôi không đi về thực tế - không sống cùng nhân dân thì sẽ chẳng hiểu đưọc nhân dân muốn gì , đòi hỏi gì ở nhà văn VN. Khi có người hỏi vậy người dân có yêu cầu anh viết như nguời ta muốn không ? ( hay nói một cách khác là kiểu đặtbài) Ông đã nói với người phỏng vấn rằng : vậy anh chẳng bao giờ sống cùng Nhân dân cả...Ông nói rằng truớc đó khi phải chứng kiến những kẻ hút máu Nhân dân , ăn tham ô hối lộ...làm những việc khốn nạn thì đau dớn lắm nhưng khi về với Nhân dân , đến những người dân dân tộc -những em bé người Dao - mới thấy những kẻ đó quá khổ - làm sao bằng những em bé đó đưọc...
    Còn nhiều ý nữa nhưng tôi không nhớ hết
    -------
    Mà bác toan li ơi " Chuyệnkể năm 2000 , Đi tìm nhân vật bịthu hồi ngay lập tức khi nó mới đưọc phát hành rồi còn gì , Muốn đọc có lẽ chỉ qua mạng thôi
    Bác còn cuốn nào để lại cho tôi một cuốn ĐTNV với!
    phantincodet

Chia sẻ trang này