1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn học VN hôm nay

Chủ đề trong 'Văn học' bởi fri13th, 11/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    ----------
    Câu này đọc cũng được!
    phantincodet
  2. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Anh TOÀN LI rất đáng tiếc tôi phải đổi nick,xin hẹn anh vài ngày sau khi nick mới được đăng ký .
  3. hoangxuanquang

    hoangxuanquang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Tôi thà bị kiểm duyệt chứ kiên quyết không tự kiểm duyệt mình
  4. latrung

    latrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    0
    Tôi sang Pháp du học năm 1961, lúc 19 tuổi. Là đứa con của đồng quê Việt Nam, tôi được nuôi dưỡng lúc ban đầu bằng hình ảnh cánh đồng, lũy tre, bờ ruộng, con cò, bằng những câu ca dao: bầu ơi thương lấy bí cùng... ta về ta tắm ao ta, v.v... Lớn lên một chút nữa, bằng những bài học quốc văn giáo khoa thư, truyện Phạm Công Cúc Hoa, truyện Lưu Bình - Dương Lễ, truyện Tấm Cám, truyện Phù Đồng Thiên Vương, truyện Thạch Sanh - Lý Thông. Khi chớm có nhận thức, bằng những trang sử oai hùng của dân tộc: Ngô Quyền phá quân Nam Hán, Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm, Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên, Lê Lợi bình quân Minh, Quang Trung đại thắng quân Thanh; bằng những gương tuẫn quốc của Trần Bình Trọng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Điều. Vinh dự nhất là sự hy sinh dũng liệt của Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng. Vinh dự vì trong trang sử này gia đình tôi có góp phần hy sinh. Trí tuệ của tôi cũng được phần đào tạo bằng thơ văn Nguyễn Công Trứ, bằng Truyện Kiều, bằng tư tưởng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, bằng Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, bằng Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, bằng nhiều thơ văn ái quốc, kề cả những bài thơ của Đặng Phương - mà sau này tôi được biết là Nguyễn Ngọc Huy.
    Tất cả cái vốn liếng tinh thần và văn hóa đó khiến tôi mang nặng một niềm tự hào dân tộc khi vừa tới Pháp. Trong thâm tâm, tôi tin rằng Việt Nam hơn Pháp, cũng như tôi đã tin Việt Nam hơn Trung Hoa. Nước Pháp chẳng qua chỉ có một nền văn minh vật chất, nhưng thua xa Việt Nam về văn hóa, tâm linh và sự thâm thúy. Nối chung Việt Nam hơn Pháp vì phương Đông hơn phương Tây.
    Phương Đông là nền văn minh lâu đời về tư tưởng, đạo đức và văn hóa, phương Tây chẳng qua chỉ hơn nhất thời về khoa học và kỹ nghệ. Phương Đông có chiều sâu trong khi phương Tây chỉ có bề rộng. Phương Đông có bề trong, phương Tây chỉ có bề ngoài; phương Đông có hồn trong khi phương Tây chỉ có xác. Tôi còn nhớ đã nhiều lần tranh luận gay go với những bạn học người Pháp cũng đầy tự hào dân tộc như tôi.
    Sau một vài năm tôi thạo tiếng Pháp. Tôi ham đọc sách nên kiến thức vè lịch sử, chính trị, văn hóa Pháp còn có phần trội hơn cả nhiều bạn Pháp. Tôi tin là mình đã hiểu rõ nước Pháp nói riêng và phương Tây nói chung.
    Tất cả dần dần thay đỗi với thời gian. Càng sống với người Pháp, càng làm việc với họ và lại có dịp qua lại thường xuyên các nước châu Âu tôi càng khám phá ra rằng tôi chưa hiểu họ. Dần dần niềm tự hào dân tộc giảm đi, nhường chỗ cho một sự hoang mang và sau cùng là một sự chua xót và thẹn thùng vè sự thua kém của đất nước Việt Nam và con người Việt Nam. Tôi cũng dần dần có dịp tiếp xúc với người Mỹ và qua lại nước Mỹ. Có một nỗi đau càng ngày càng lớn trong tâm hồn tôi, nó đến một cách chậm chạp, lặng lẽ nhưng mãnh liệt.
    Tôi nhận ra người châu Âu rất nhân bản, thâm thúy, đầy óc sáng tạo, nền văn minh của họ hơn hẳn nền văn minh của đất nước ta, văn hóa của họ vượt hẳn văn hóa của nước ta cả về lượng lẫn phẩm.
    Tôi tự hào về trống đòng, về thành Cỗ Loa, về chùa Hương, về chùa Phổ Minh, vè các lăng tẩm ở Huế đề rồi phải xấu hỗ trước công trình nghệ thuật nhiều gấp bội, cổ kính hơn nhiều lần, vĩ đại hơn nhiều lần và tinh xảo hơn nhiều lần mà tôi gặp được mỗi khi dừng chân ở bất cứ một địa điểm nào tại các nước châu Âu. Thì ra tôi đã giống như một con ếch ngời đáy giếng.
    Ngũ thập tri thiên mệnh. Năm mươi tuổi biết mệnh trời. Năm nay tôi đã ngoài 50 tuổi, không biết tôi đã tri thiên mệnh chưa, nhưng tôi đã khám phá ra một điều: đó là cái gì dù lạ lùng đến đâu cũng đều có một giải thích giản dị. Các nước phương Tây vượt trội bởi vì văn hóa của họ lành mạnh, tâm lý của họ đúng đắn. Nước Việt Nam đau khổ và nghèo nàn bởi vì văn hóa Việt Nam thui chột và tâm lý người Việt Nam bệnh hoạn. Điều đó dĩ nhiên chẳng có gì mới đối với bạn đọc và cũng chẳng có gì mới đối với tôi, chúng ta đã biết từ khá lâu rồi. Có điều cái biết bây giờ khác với cái biết của trước kia. Giữa hai sự hiểu biết đó có một khoảng cách, đó là kinh nghiệm. Kinh nghiệm là gì nếu không phải là sự khám phá lại những chân lý đơn giản và có ích? Nhưng kinh nghiệm không phải chỉ đem lại cho tôi sự chấp nhận thua kém, và niềm đau của sự thua kém đó. Nếu chỉ có thế thì chẳng có gì để nói và cuốn sách này không có lý do gì đề đến với độc giả. Kinh nghiệm đó còn giúp tôi khám phá ra rằng Việt Nam có thể tiến lên, tiến xa và tiến cao. Với điều kiện là phải nghĩ lại mình.
    Đó là lý do ra đời của cuốn sách khiêm nhường này.
    Xét lại mình là một thao dượt có khi rất đau nhức, nhưng phải nhìn chân dung mình ngay cả khi nó không đẹp. Tôi xin lỗi các độc giả mà những trang sau có thề làm phiền lòng. Khi một sự thực làm phiền lòng thì đó là một bằng chứng rằng sự thực đó cần được nói ra. Cuốn sách nhỏ bé này, nếu là một phân tích không nhân nhượng về nước Việt và người Việt thì cũng không phải là một cuốn sách tiêu cực, nó muốn được là một cuốn sách của hy vọng và niềm tin.
    Và tác giả thực sự hy vọng.
    Sẽ có nhiều độc giả nhận xét rằng cuốn sách này có nhiều thiếu sót. Thiếu sót chắc chắn là có và có nhiều, nhưng có hai loại: những điều thực sự tác giả không nhìn thấy và những điều tác giả thấy mà không nêu ra. Quan niệm của tôi là không nhắc lại những gì mình nghĩ là đa số đã đồng ý đễ chỉ tập trung thảo luận về những gì mà nhiều người chưa đồng ý và nhất là những gì mà đa số không chấp nhận. Tôi nghĩ nên cố gắng đề nói ra những điều mới, và nếu trong mười điều mới nói ra có tới chín điều sai và chỉ một điều đúng thì cũng còn có ích hơn là nói mười điều đúng cả mười nhưng đều là những điều đã biết. Khi không chấp nhận một ý kiến, người ta hay cho rằng ý kiến đó là sai, là dở. Nhiều độc giả sẽ thay nhiều điều nói ra trong những trang sau là sai và đánh giá tác giả là dở. Tôi chấp nhận sự kiện đó. Tôi cho rằng nói ra những điều mình nghĩ là đúng dù biết rằng sẽ có nhiều người cho là sai và đánh giá thấp mình là một thái độ khiêm tốn. Đó là cách khiêm tốn của tôi.
    Cuốn sách này đề tặng ba người: Hồ Quì, vợ tôi, Hiền con trai tôi và Hòa con gái tôi.
    Hồ Quì thực ra là đồng tác giả cuốn sách này. Hồ Quì đã thảo luận với tôi vè mọi ý kiến trong cuốn sách này, đã đọc lại, sửa chữa và góp ý. Điều còn quan trọng hơn nữa là Hồ Quì đã cho tôi niềm vui trong lúc viết. Không những thế, tôi còn được vui vẻ chấp nhận một ngân sách thua lỗ. Với kinh nghiệm của những cuốn sách chính trị đứng đắn đã phát hành, cả hai chúng tôi đều không có một ảo tưởng nào vè tương lai tài chánh của cuốn sách.
    ________________________________________
    trên đây là tâm sự của một người cầm bút,tất nhiên nó không phải là câu trả lời,nhưng có thể nó phản ánh một góc độ nào đấy về nền văn học VN.
  5. latrung

    latrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    0
    Lý Tư, môn đệ của phái Pháp gia, được Tần Thủy Hoàng bổ làm Thượng thư, làm sớ tâu đại khái như sau:
    "Từ trước tới nay, thiên hạ sống trong cảnh phân chia, nên tư tưởng bị hỗn loạn... Ngày nay Bệ hạ đã thống nhất sơn hà mà vẫn còn nhiều người ngang nhiên mở trường dạy học, mang ý kiến riêng của mình ra chê bai luật pháp và chính sách của triều đình... Nếu Bệ hạ không mau ngăn cấm thì kỷ cương sẽ sụp đổ từ trên xuống dưới và đảng phái sẽ mọc từ dưới lên trên"
    Năm 213 trước Tây lịch, Tần Thủy Hoàng nghe theo Lý Tư đốt hết sách vở có phương hại đến đường lối của Tần triều và chôn sống 460 nhà trí thức đối lập (1). Họ bị chôn sống vì bờ cõi của đế quốc Tần rộng quá, không tài nào chạy thoát. Từ ngày ấy Trung quốc có một chính phủ duy nhất, một luât pháp duy nhất, nhưng cũng có một lối nghĩ duy nhất. Trăm hoa hết đua nở và Trăm nhà đdều im tiếng.
    Sau Tần đến Hán. Các vua triều Hán, khôn ngoan hơn vua Tần, không cấm đoán tư tưởng, nhưng hạn chế tư tưởng bằng cách đưa Khổng giáo lên địa vị quốc giáo, khiến các học thuyết khác phải lùi bước. Triều đình chỉ tuyển lựa những người thông hiểu ngũ kinh, tứ thư để bổ làm quan lại, nên nho học trở thành bậc ********* giới trí thức bước lên đàn sĩ hoạn (2). Nhưng cũng vì vậy mà triết lý của Khổng tử bị xuyên tạc và Khổng học chỉ còn là một lợi khí của giới thống trị. Nói theo kiểu cụ Phan Khôi thì "Trăm hoa" đã trở thành hoa cúc vạn thọ hết thẩy (3)
    Suốt trong 20 thế kỷ về sau, trí thức Trung hoa luôn luôn bị khủng bố. Tư mã Thiên bị thiến, Ban Cố bị chết trong ngục, Pham Việp vị xử tử... cho đến người cuối là Lương Khải Siêu, phải chạy sang Nhật bản mới thoát thân.
    Từ ngày ông Mao Trạch Đông lên kế nghiệp Tần Thủy Hoàng, ông đã giết Hồ Phong, và nhiều học giả khác, nhưng gần đây ông lại tuyên bố cho phép.."Trăm hoa đua nở, Trăm nhà đua tiếng".
    Không ai biết rõ chủ định của ông Mao như thế nào, nhưng mọi người đều nhận thấy rằng trên toàn cõi Trung cộng hiện nay, không có thứ hoa nào khác hơn là hoa Mác Xít.
    Vì vậy nên chúng tôi sưu tầm và kết lại thành một "bó hoa" để cống hiến độc giả, hòng góp sức vào công việc làm sáng tỏ thêm nền văn học hiện đại của dân tộc Việt nam.
    Đối với độc giả trong Thế giới tự do chúng tôi cũng muốn nói một câu: Không nên nghĩ rằng cần phải chuyên chế mới có đủ phương tiện để thực hiện những công trình vĩ đại, vì xưa kia Tần Thủy Hoàng cũng đã thực hiện những công cuộc vĩ đại, xây đắp Vạn lý trường thành, thiết lập xa lộ thế mà nhà Tần vẫn bị mất nghiệp; một mặt khác, chính vì Tần Thủy Hoàng khởi đầu việc đàn áp tư tưởng mà văn hoá Trung quốc đã bị đứng dừng trong hai ngàn năm naỵ Lợi nhất thời không bằng hại muôn thuở.
    ______________________________________________
    đây cũng là một phần để minh hoạ cho cái gọi là lực đẩy và vật bị đẩy.
  6. latrung

    latrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    0
    Xin các bạn nhìn lại những sự kiện xảy ra vào thập kỷ 50 tại bắc VIỆT,trong những năm tháng này nhóm nhân văn giai phẩm đã bút chiến với các cây bút ăn lương,đại khái là báo NHÂN VĂN chiến đấu với báo NHÂN DÂN.những nhân vật hàng đầu như PHAN KHÔI ,TRẦN DẦN,CHU NGỌC với NGUYỄN CHƯƠNG,HOÀNG XUÂN NHỊ ,sau sự việc này TRẦN DẦN và chiến hữu của ông đã trả cái giá khá đắt vì những tư tưởng tự do văn hoá.
  7. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Những thông tin về Nhân văn giai phẩm các bạn có thể tìm được một số ở trên Net (ví dụ Dactrung.com) không nên post ở đây không có lợi cho diễn đàn (nhất là có thể có những ý kiến quá khích về chính trị đi kèm). Bác latrung cũng lưu ý giùm cho.

    Khi đêm xuống
    Tôi úp mặt vào cánh tay
    và mơ thấy thuyền của tôi
    trôi mãi
    dưới những vầng sao khuya
  8. thenguyen

    thenguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Đừng nói chuyện tự do trong văn học làm gì nữa. Đến cưới hỏi mà cũng có quy chế thì không biết văn học viết về cưới có bị ảnh hưởng gì không?
  9. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    -----------
    Thế bác là ai? và bác đã làm đưọc những gì ? Hay là chỉ : " Nếu là tôi..."
    phantincodet
  10. Nguoithusau

    Nguoithusau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Cậu Linh à,đoạn nào anh thấy có vấn đề anh đã lược bỏ bớt đi rồi.

Chia sẻ trang này