1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn học Xô viết và Nga ở Việt Nam - Tác giả, tác phẩm

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi hastalavista, 29/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Văn học Xô viết và Nga ở Việt Nam - Tác giả, tác phẩm

    Mở đầu bằng vần A nhé, và một đề nghị nhỏ là các bạn đừng gửi cảm nghĩ cá nhân và chủ đề này vì chúng tôi muốn dành riêng một chủ đề về Văn học Xô viết và Nga (thơ, văn xuôi) ở Việt Nam.
    Cảm ơn các bạn.
    ==========================
    Anna Karenina "tái xuất" ở Việt Nam
    22/06/2004



    (VietNamNet) - "Anna Karenina", một trong những tác phẩm tiêu biểu của Lev Tolxtoi (1828 - 1910), nhà văn cổ điển lớn nhất nước Nga, sẽ được Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây phát hành trong tuần tới.

    Cuốn truyện được bắt đầu bằng một đề từ: "Việc báo oán thuộc về ta, chính ta lại ra ân đền bù lại", với ngụ ý: chúng ta không có quyền phán xét người đời, quyền đó thuộc về Chúa. Câu này gói ghém ý nghĩa khắt khe về luật pháp vô tình của Chúa Trời nhưng mặt khác tỏ rõ tất cả lòng nhân đạo, rộng lượng của nhà văn với nhân vật chính Anna Karenina. Nhà văn muốn che chở Anna trước dư luận bất công của một xã hội ưa sống giả dối, quen chà đạp con người; ông không cho nó được quyền xét xử, vì chính nó là nguồn gốc gây ra tội lỗi. Và nếu Anna là tội nhân xúc phạm vào đạo đức, trật tự phong kiến thì đồng thời cũng là nạn nhân của lối sống giả nhân giả nghĩa. Nói vậy, không phải Anna hoàn toàn không có trách nhiệm về việc mình làm, trong cái chết oan khiên của nàng đã mang ý nghĩa tính hậu quả không tránh khỏi của việc làm tội lỗi, về sự tự trừng phạt.

    Thông qua cuộc ngoại tình éo le, chấm dứt bằng cái chết tội lỗi và bi thảm của Anna Karenina, cuộc sống gia đình lục đục của Oblonxki, mối tình trắc trở nhưng hạnh phúc của Levin, cùng đời sống tình cảm phức tạp của nhiều nhân vật khác, như Betxi Tverxcaia, Lidia Ivanovna, Lida Mercalova, Xapho Stond, nhà văn đã đặt ra vấn đề tình yêu và hôn nhân như một sự việc cá nhân và xã hội. Mặt khác, Tolxtoi phơi trần nhiều mặt xấu xa của đời sống quý phái, từ lối sống xa hoa, lười biếng, vợ chồng lừa dối nhau, bạn bè ghen ghét, xảo trá, đến thói quen sĩ diện hão, giả nhân giả nghĩa, tranh giành địa vị, bon chen luồn cúi, nhu nhược, phá sản của tầng lớp quý tộc.

    Bên cạnh chủ đề trên, nhà văn còn đưa ra nhiều vấn đề xã hội khác có tầm quan trọng lớn hơn nhiều, chủ yếu bằng cách thông qua nhân vật Levin: Đó là các vấn đề lý tưởng xã hội, các ý kiến về dân tộc, về nông dân, về tổ chức xã hội, cơ cấu kinh tế, giáo dục, chính trị, về mọi sự thay đổi ảnh hưởng quyết định đến đời sống nhân dân, về triết học, nghệ thuật và cả về hòa bình, chiến tranh...
    (Trần Mạnh Hào)
  2. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Văn học Nga - cửa sổ lớn của bạn đọc Việt Nam

    "Nền văn học vĩ đại này đã cho tôi một sự khai mở, cảm hứng trữ tình của các thi hào như L.Tolstoi, A.Tchekhov, Bunin, Pasterrnak? làm phong phú và sâu sắc thêm tâm hồn Việt của tôi". Đó là lời tâm sự của nhà văn Ma Văn Kháng về văn học Nga.
    Sau gần 2 thập kỷ vắng bóng, văn học Nga nhanh chóng tìm lại đựơc vị trí của mình trong lòng người đọc Việt Nam. Hầu hết công chúng cho rằng đó là người bạn thân thiết của họ. Tinh thần cao cả, sự phân tích xã hội sâu sắc, sự trăn trở tìm đường của mỗi cá nhân, của cả dân tộc, khát vọng vươn tới cái đẹp, tính thiện của nền văn học này rất thân thiết đối với người Việt Nam. Các tác phẩm văn học Nga xuất hiện trở lại, chủ yếu là những tiểu thuyết của các nhà văn kinh điển thế kỷ 19, 20 và một số tác phẩm thời Xô viết vừa được phục hồi. Cuốn Bác sĩ Givago của B.Pasternak vừa ra đã bán hết.
    Nền văn học tràn đầy sức sống của Nga đã có ảnh hưởng và tác động không nhỏ tới sáng tác của nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Nhà thơ Thanh Thảo tâm sự rằng những tác phẩm của Dostoevski, L. Tolstoi, Turgenev, M.Sholokhov đã dẫn dắt anh những bước đầu tiên đi vào lãnh địa văn chương. Anh tâm sự: "Đối với tôi, có lẽ không có nền văn học nào xuyên sâu vào con người như văn học Nga. Đó là nền văn học của kinh thánh, của tâm hồn, nó khai mở, dẫn dắt, an ủi và biết đi tới chín tầng địa ngục để mở cửa lên thiên đường. Chỉ cần một Cánh buồm nổi loạn của Lermontov đã đủ truyền cho tôi cả dũng khí, sự tự tin và cả nỗi thanh thản để gánh chịu số phận mình".
    Nước Nga cùng với nền văn học đồ sộ là nơi nuôi dưỡng ý chí và nhân cách cho nhiều thế hệ nhà phê bình, nghiên cứu, dịch thuật Việt Nam. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân kể lại: "Những năm 70-80, tôi tham gia dịch khá nhiều báo, làm các bài lý luận văn học từ sách báo Nga. Những nhận xét của giới phê bình Nga về văn nghệ Xô viết đương thời là gợi ý tốt cho chúng tôi nhìn vào văn học Việt Nam, do tính tương đồng về mô hình xã hội khi ấy".
    Nhà nghiên cứu trẻ Phạm Xuân Nguyên nhận định: "Nhờ có văn học Nga mà tôi có một cửa sổ rộng để nhìn ra văn học bên ngoài. Tiếng Nga giúp tôi khám phá những nền văn học khác. Tôi vẫn dùng nó như một công cụ hữu hiệu để nhận và truyền thông tin cho đồng nghiệp và bạn đọc trong nước".
    Dịch giả Nguyễn Thúy Toàn có rất nhiều tư liệu quý liên quan đến văn học Nga ở Việt Nam. Cũng như nhiều nhà Nga học khác, ông luôn muốn giới thiệu nhiều hơn nữa các tác phẩm của nhà văn nổi tiếng thời Xô viết như Platonov, Akhmatova, Zamiatin, Svetaeva? hay các tác phẩm Nga viết ở nước ngoài của tác giả V. Nabokov, J. Brodski? Hiểu một cách sâu sắc về đất nước và nền văn hoá này nhưng ông chưa một lần đặt chân đến nước Nga.
    Giới văn nghệ khẳng định rằng nếu thiếu những mảng văn học thời Xô viết và hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, bức tranh văn học Nga chưa thể hoàn chỉnh. Bởi vậy, những cố gắng để giới thiệu một nền văn học Nga toàn diện và hệ thống, sẽ tạo điều kiện cho độc giả gặp lại người bạn cũ mang nhân cách vĩ đại của một nền văn học lớn trên thế giới.
    (Theo Lao Động, 28/2/2001)
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt tủ sách Văn học Nga:
    Điểm gặp của hai ý tưởng
    Lan Thảo
    Không hẹn mà nên, "Đêm trắng" và "Mối tình đầu", hai tập truyện mở màn cho Tủ sách Văn học Nga (khoảng 50 tập) vừa được NXB Kim Đồng ấn hành, đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn thiếu nhi Nga A.P.Gaidar (1904 - 2004).

    Với văn học Nga, bạn đọc VN đã có ngót cả thế kỷ tiếp xúc. Dù vậy, tính phổ cập, cũng như ảnh hưởng của những tên tuổi: L.Tolstoi, A.Tsekhov, A.Puskin... phần nào mới chỉ được biết đến nhiều ở những độc giả người lớn. Như vậy, vẫn còn một đối tượng bạn đọc đông đảo là thanh, thiếu niên hiện nay ít có điều kiện tiếp xúc. Với chủ đích giới thiệu và hệ thống lại một cách khoa học, để không chỉ bạn đọc nhỏ bước đầu được làm quen, mà còn có ích với tất cả những người yêu văn học Nga, tủ sách đã được xây dựng. Nói như dịch giả Thuý Toàn: Tủ sách là "điểm gặp" của hai ý tưởng: "Một bên là tâm huyết, sự nặng lòng với con trẻ của những người làm sách Kim Đồng và bên kia là tình cảm, ân tình của nhóm dịch giả với nước Nga".
    Phát hành vào ngày thứ sáu mỗi tuần, 50 tập của tủ sách Văn học Nga sẽ lần lượt ra mắt theo những tiêu chí tuyển chọn đã thống nhất: Bước đầu, một số tác phẩm tiểu biểu của Văn học Nga cổ điển và Xô viết thế kỷ XIX, XX (Một chuyện đùa, Khóm phúc bồn tử, Số phận con người...); Những tác giả, tác phẩm xuất sắc viết cho thiếu nhi: Bác sĩ Aibolit (K.Trucovski), Buratino (A.Tolstoi), Người cá (Beliaev)...; Tuyển tập Thơ Nga (thế kỷ XIX, XX) và Truyện cổ tích Nga... Một số tác phẩm xuất sắc của văn học Nga đương đại cũng sẽ được giới thiệu trong tủ sách. Tất cả được trình bày gói gọn trong khuôn khổ 10,5 x 17 với số trang 152 (có xê dịch đôi chút). Dịch giả Đoàn Tử Huyến cho hay: "Vì giới hạn trong một khuôn khổ sách bỏ túi, vậy nên, ban biên tập cũng có khó khăn nhất định. Bên cạnh việc chỉnh sửa câu chữ của các bản dịch trước (từ chữ Pháp, Anh...) sao cho thật chính xác, sát nghĩa với nguyên bản tiếng Nga cũng đã rất mất công. Nhóm biên tập còn đọc lại nhiều lần, lược đỡ một vài đoạn viết, để phù hợp với số trang mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng nội dung, tính nghệ thuật của tác phẩm". Vì sách làm cho bạn đọc nhỏ tuổi, tính thẩm mỹ, cách thức trình bày cũng là một tiêu chí được Nhà xuất bản quan tâm đặt ra. Những họa tiết, hoa văn gợi cảnh sắc, không gian nghệ thuật Nga được trình bày sắc nét trên mỗi bìa sách.
    Văn học Nga, một trong những nền văn học lớn thế giới, có nhiều kiệt tác vượt khoảng cách không gian và thời gian đề cập đến mọi mặt của đời sống con người và xã hội. Một câu hỏi đặt ra là: Liệu nội dung của những "Đêm trắng", "Một chuyện đùa", "Mối tình đầu"... có phù hợp với nhận thức của đông đảo bạn đọc lứa tuổi thanh, thiếu niên? Tổng Biên tập Lê Thị Dắt, P.Giám đốc NXB nói: Sở dĩ Tủ sách mạnh dạn giới thiệu cùng bạn đọc nhỏ tuổi những tác phẩm mà lâu nay, chúng ta vẫn quan niệm chỉ dành cho người lớn là bởi xuất phát từ quan điểm: "Sách Kim Đồng không chỉ đáp ứng niềm vui thích, nhu cầu giải trí, mà cao hơn còn là sự bổ trợ, định hướng, giúp bạn đọc có điều kiện đến với những sáng tác giá trị của văn học thế giới".
    Tin rằng, với dung lượng lớn, kéo dài trong hai năm, Tủ sách sẽ như một bộ "sưu tập" khá chân thực và đầy đủ về diện mạo văn học Nga, giúp bạn đọc trẻ thế kỷ XXI thưởng thức và tích luỹ thêm cho mình những giá trị tình cảm và trí tuệ.
    ****
    Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách văn học Nga cho trẻ em
    Ngày 19/2/2004.
    Nhà xuất bản Kim Đồng và Trung tâm Ngôn ngữ văn hóa Đông Tây vừa cho ra mắt tập đầu tiên bộ sách văn học Nga thế kỷ XIX, XX. Lần đầu tiên, văn học Nga được giới thiệu với độc giả Việt Nam một cách đầy đủ, liên tục và có hệ thống. Bộ sách gồm 50 tập mỗi tập dày 152 trang, khổ 10,5x17 cm.
    Bộ sách nhằm giới thiệu các tác phẩm của các tác gia lớn trong nền văn học Nga, từ Pushkin, Gogol, Dostoyevsky, L.Tolstoi cho đến các nhà văn Xô-viết lỗi lạc như Pautovsky, Sholokhov... Mỗi tác giả được giới thiệu từ một đến hai tập để phù hợp với khuôn khổ hạn chế và sự tiếp nhận của đối tượng, độc giả của NXB Kim Đồng. Trong số đó, có một tác giả, tác phẩm mới chưa từng được giới thiệu với độc giả Việt Nam, đó là ?oTruyện cổ tích dành cho người lớn? của Santukhosky do Vũ Nho dịch. Cuốn này gồm 20 truyện ngắn, được viết vào những năm 80 của thế kỷ XIX có tính chất châm biếm chính trị sâu sắc.
    Hầu hết các tác phẩm được tuyển trong bộ sách này chủ yếu dựa vào các bản dịch đã có sẵn, có một số tác phẩm được tổ chức dịch lại.
    Điều đáng nói ở đây là, xuất bản bộ sách Văn học Nga, NXB Kim Đồng sẽ phải bù lỗ. Nhưng mục đích duy nhất của nhà xuất bản khi phát hành tủ sách này là muốn các em thiếu nhi được thưởng thức một nền văn học vĩ đại của thế giới, mong các em cảm nhận được cái tươi sáng nhất, trong trẻo nhất, nhân bản nhất của văn học Nga.
    Để bộ sách đến với đông đảo bạn đọc bình dân, Nhà xuất bản đã bán với giá vừa phải, 5.000 đồng/tập. Thời gian đầu dự kiến sẽ ra 50 tập, phát hành tuần tự từ đầu năm 2004 đến hết năm 2005. Sau tủ sách văn học Nga, Nhà xuất bản sẽ lần lượt giới thiệu những nền văn học lớn trên thế giới, như nền văn học Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ...
    =================
    Site của NXB Kim Đồng:
    http://www.nxbkimdong.com.vn
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 18:12 ngày 29/06/2004
  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Những Ngôi Sao Ban Ngày



    Tác giả Olga Bergholtz
    Nhà XB Văn Học
    Dịch giả Phan Quang
    Năm XB 2003
    Số trang 300 trang
    Giá bán: 30.000 VND

    OLGA BERGHOLTZ (1910 - 1975) VÀ NHỮNG NGÔI SAO BAN NGÀY

    Tại Đại hội Hội nhà văn Việt Nam lần thứ IV (năm1989), một nhà văn trẻ đến bắt tay tôi và nói: ''''Cảm ơn anh đã dịch Những ngôi sao ban ngày. Nhờ đọc nó tôi càng thêm yêu mến và gắn bó với nghề cầm bút. Nhà văn Đặng Thị Thanh Hương có lần cho biết, cuốn sách cửa Olga Bergholtz gợi ý chị đặt tên vở kịch đã xuất bản, được giải thưởng và được công diễn nhiều lần: Ngôi sao ban ngày (1972).

    Gần đây, một nhà văn nữ khác viết trên báo Sài Gòn Giải Phóng: ''''''Tôi đọc tập bút ký Những ngôi sao ban ngày của nữ thi sĩ Olga Bergholtz từ rất bé, sửng sốt và lập tức bị nó quyến rũ:
    Bầu trời sợi dây xa xanh/Chảy trong huyết quản tôi.

    Tôi thật sự ngạc nhiên khi thấy người ta diễn đạt đúng đến thế cái cảm giác này của mình. Mười lăm năm sau, tôi đọc lại tập bút ký ấy. Một ngạc nhiên nữa lại tới...''''.
    Nhà văn Bùi Hiển, cũng là một dịch giả uyên thâm tiếng Pháp, có lần tâm sự: ''''Đầu những năm 60 thể kỷ trước, mình làm biên tập viên Nhà xuất bản Văn học, được giao biên tập cuốn Những ngôi sao ban ngày. Đọc thấy Olga Bergholtz viết hay quá, mà sao PQ dịch đạt thế?''''.

    Từ lần in đầu bản tiếng Việt đến nay, bốn mươi năm đã qua. Hơn 90 nghìn bản sách tới tay độc giả. Bốn mươi năm, một độ lùi đáng kể về thời gian. Những ngôi sao ban ngày đã vắng bóng từ lâu trên các giá sách, mặc dù năm 1986 Nhà xuất bản Thuận Hóa tái bản với số lượng rất lớn, cùng in một lúc ở hai đầu đất nước: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    Tác giả, nhà thơ lớn thành phố Leningrad (nay là Petersbourg) đã qua đời.

    Nhà thơ Chế Lan Viên, người chuyển những đoạn thơ dài trong nguyên tác ra tiếng Việt, cũng đã trở thành thiên cổ. Năm nay là Năm kỷ niệm 300 năm thành lập thành phố Saint Petersbourg (1703-2003). Thực tế ấy khích lệ chúng tôi vượt qua sự áy náy thường tình khi phải nói đến công việc của mình, để cùng độc giả suy ngẫm về cội nguồn sự cảm thông của độc giả Việt Nam đối với tác phẩm.

    Những ngôi sao ban ngày là một tác phẩm lớn viết theo thể loại vốn bị coi là nhỏ trong văn học, dưới dạng "những ghi chép", hay dẫn đúng lời tác giả viết trong sách, "theo một thể loại khó xác định". Từ điển tác gia văn học và sâu khấu nước ngoài đánh giá đấy là "một thiên nhật ký triết lý, một bức họa nhiều màu sắc về thế hệ và thời đại của tác giả".

    Thế hệ và thời đại của Olga Bergholtz để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc trong lịch sử. Bà sinh năm 1910. Tuổi ấu thơ của cô bé Olga khớp với nhũng năm tháng dữ dội của chiến tranh thế giới thứ nhất mà nước Nga là một bên tham chiến. Thời thiếu nữ nhà thơ trải qua bão táp Cách mạng Tháng Mười 1917 và cuộc nội chiến đẫm máu, khi đất nước Nga non trẻ chịu sự phong toả của mười bốn cường quốc. Tuổi hoa niên của bà đồng nhất với những bước dò dẫm tìm đường của chế độ mới, với bao nhiêu thành tựu và sai lầm, ấu trĩ - kể cả cuộc đàn áp bất công những người bị cho là chống đối, để lại vết thương trong xã hội Nga.

    Rồi chiến tranh thế giới, cuộc chiến tranh ác liệt nhất lịch sử nhân loại. Thành phố Leningrad quê hương tác giả bị phát xít Đức vây hãm chín trăm ngày đêm ròng rã trong đạn pháo, đói khát và băng giá. Olga Bergholtz sống và viết trong bối cảnh ấy. Bà bộc bạch suy tư, trăn trở về cái riêng và cái chung, cá nhân và dân tộc, về chức năng của văn học và nhà văn, về mối quan hệ giữa văn nghệ với đất nước, về mỹ học và thi pháp, v.v??

    Thế hệ và thời đại của Olga Bergholtz trùng hợp với những năm tháng hơn một thế hệ người Việt Nam chúng ta trả qua đêm dài tăm tối, trước khi được Cách mạng Tháng Tám làm thay đổi cuộc đời.

    Sự đồng cảm của bạn đọc, trước hết của những người cầm bút chúng ta với Olga, phải chăng là sự đồng cảm về số phận giữa hai dân tộc, số phận những con người cùng chung thời đại.
    Olga Feodoronovna Bergholtz, như ta sẽ thấy khi đọc tác phẩm, là con gái một bác sĩ. Tốt nghiệp khoa ngữ văn Trường đại học tổng hợp Leningrad, bà làm báo. Nổi tiếng rất sớm với các tập Thơ (l934), Sách hát (1936).

    Thời gian Leningrad bị vây hãm, Olga ở lại thành phố, tham gia công tác tự vệ, vừa làm thơ vừa viết phóng sự cho các đài phát thanh Leningad và Moscou (nhiều bài sau đó in thành sách, xuất bản 1946). Chiến tranh là quảng đời bà sáng tác thành công nhất: Trường ca Leningrad (1942), Con đường của anh (thơ 1945), Họ đa( sống ở Leningrad (kịch, 1944), Trên đất chúng tôi (kịch, 1947), Bản giao hưởng Leningrad (kịch phim, viết chung với Makogonenko, 1945). Bản Trường ca
    Pervorossisk (1950) được trao tặng Giải thưởng Quốc gia Liên xô. Năm 1952, Olga Bergholtz tiếp tục sáng tác một loạt thơ về thành phố Stalingrad. Cuộc chiến đấu bảo vệ Sebastopol năm l941-1942 được bà tái hiện trong vở kịch thơ Trung thành (1959). Những ngôi sao ban ngày, tác phẩm văn xuôi ghi chép rải rác qua nhiều năm, xuất bản năm 1959, lập tức được bạn đọc nồng nhiệt đón chào.

    Bản dịch tiếng Việt (dựa trên bản tiếng Pháp của Jean Cathala) do Nhà xuất bản Văn học in lần đầu năm 1963 Vui lòng kính trọng tác giả, chúng tôi nhờ nhà thơ Chế Lan Viên giúp chuyển sang Việt ngữ những đoạn thơ dài trong tác phẩm.

    Cách đây hơn hai mươi ăm, người dịch có dịp hành hương đến Nghĩa trang Piscarevskoie, nơi an táng những người chiến đấu bảo vệ Leningtad thời chín trăm ngày đêm thành phố bị bao vây. Hai bên con đường dẫn tới lễ đài chính là những dãy mộ, những dãy mộ. Những ngôi mộ chung vô danh giống hệt nhau, không ghi tên tuổi, năm tháng những người đã an nghỉ ở đấy.

    Ngoài niên hiệu: 1941, 1942 hoặc 1943. Và một sự phân biệt nhỏ: Ngôi mộ có gắn ngôi sao là nơi an táng các chiến sĩ vũ trang. Ngôi mộ không có sao là mộ dân thường. Bốn trăm bảy mươi nghìn, gần nửa triệu người hy sinh trong thời gian bị vây hãm, quy tập về một nghĩa trang. Tất cả đều là liệt sĩ .

    Dạo chúng tôi viếng, tiếng là đã sang xuân song bầu trời Leningrad còn xám xịt. Và rét lắm, rét buốt tận xương. Tôi rón rén đặt mấy bông hoa tuy líp đầu mùa lên bệ đá hoa cương đầy hoa của nhiều người đến viếng trước, và kính cẩn nghiêng mình. Chợt rùng mình buốt thấu tim gan, nghĩ đến những trang Olga viết về mùa đông Leninglad dưới bom đạn, không đèn, không sưởi, đói ăn và thiếu cả nước uống.

    Ngẩng đầu lên, bàng hoàng nhìn thấy trên bác tường đá sừng sững uy nghiêm, mấy dòng thơ ca Olga Bergholtz gắn bằng chữ đồng lớn mạ vàng:
    [FONT=.VnCourier New]Никто не забыт, ни что не забыто [/FONT]

    KHÔNG CÓ AI BỊ QUÊN LÃNG
    KHÔNG GÌ CÓ THỂ BỊ LÃNG QUÊN

    http://www.golmart.com.vn
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Người Thứ 41

    Tác giả Boris Lavrenhjov
    Nhà XB Văn Nghệ TP. HCM
    Dịch giả Phạm Hồng Chi
    Năm XB 2001
    Số trang 116 trang
    Giá bán: 11.000 VND
    Nhà văn Xô viết Boris Andreevich Lavrenhjoy sinh năm 1891, trong một gia đình nhà giáo. Cha ông là giáo viên văn học. Bản thân ông tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Matxcơva. Khi Đại chiến thế giới thứ nhất bùng nổ, ông tình nguyện ra mặt trận, và đã trải qua tất cả những nỗi gian khổ, cay đắng cũng như mừng vui trong chiến đấu. Ông không bao giờ quên lời người cha giàu lòng yêu nước và rất hiểu tâm tư của đứa con mình đã khuyên ông phải luôn luôn đứng cùng với nhân dân cả khi vui cũng như lúc buồn.
    Sau khi cuộc Nội chiến ở nước Nga kết thúc, ông trở thành nhà văn chuyên nghiệp.
    Nhận xét về con đường văn học của tác giả, luri And-reyev, tiến sĩ ngôn ngữ học Liên xô đã viết trong cuốn Văn học Nga Xô viết 1917-1977: những tác phẩm chọn lọc (Tiếng Anh - NXB Tiến Bộ, Maxcơva, 1980) như sau:
    "Những truyện ngắn đầu tiên đầy chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ông đã tạo nên những nhân vật có chiều sâu, những người đứng lên đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng của nhân dân lao động. Những nhân vật mang tính cách anh hùng, và chí khí cách mạng."
    Lavrenhjov viết nhiều chuyện về sự xung đột mạnh mẽ của đạo đức bởi sự khác biệt giữa nhiệm vụ cách mạng và những tiêu chuẩn đạo đức lỗi thời. Ông viết vở kịch Đổ vỡ (1927), phản ánh sự rạn nứt sâu sắc đã xuyên qua toàn bộ cơ cấu xã hội Nga trong thời Nội chiến.
    Thời kỳ đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết và giai đoạn đầu xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô, ông viết một số tác phẩm có tiếng vang như: Gió (1924), Người thứ 41 (1924), Người bạn đường thứ bảy (1927), Bức tranh khắc gỗ (1928)?
    Về cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, ông viết tác phẩm Vì những người đi biển (1945). Tiếp đó ông viết cuốn Tiếng nói Hoa Kỳ (1949).
    Ông đã hai lần được Giải thưởng quốc gia về văn học các năm 1946 và 1950.
    Ông mất năm 1959, thọ 68 tuổi.
    Tác phẩm người thứ 41 của ông, Tiến sĩ ngôn ngữ học luri Andreyev, cũng trong cuốn sách nêu trên, đã viết:
    "Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất là Người thứ 41 (1924) nói về nội chiến ở Trung Á. Một nữ hồng quân tên là Marjutca được lệnh giải tên sĩ quan bạch vệ bị bắt làm tù binh về Bộ tham mưu mặt trận bằng đường biển. Trên đường đi họ gặp bão. Một số người bị chết đuối, chỉ còn lại Marjutca và tên tù binh giạt vào một hòn đảo hoang vu.
    Đây là một câu chuyện lãng mạn bình thường, xảy ra giữa một cô gái trẻ và một thanh niên đẹp trai. Họ gắn bó với nhau trong một hoàn cảnh đặc biệt, tương tự như trường hợp của Rôbinxơn Cruxô.

    Tuy nhiên những mãnh lực xảy đến với hai con người này còn mạnh hơn tình cảm cá nhân của họ. Đó là sự bất hoà sâu sắc giữa mục đích giai cấp mà họ đang đấu tranh để giành lấy: một bên là tên quý tộc, còn bên kia là cô gái thuộc tầng lớp nhân dân lao động. Anh ta bị thúc đẩy bởi lòng ham muốn giữa đặc quyền của mình mãi mãi, còn cô gái lại vươn tới cuộc sống tự do chân chính cho tất cả mọi người?
    Boris Lavrenhjoy đã thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tính bi kịch của cuộc nội chiến với nghệ thuật hoàn hảo. Tác phẩm hay nhất trong những tác phẩm của ông đã trở thành một phần của kho tàng văn học Xô viết và kho tàng văn học thế giới"
    Bạn đọc thân mến!
    Khi đọc truyện này, xin các bạn lưu ý đến hoàn cảnh cụ thể nước Nga trong thời kỳ nội chiến, tính chất gay go quyết liệt trong cuộc đấu tranh một mất một còn giữa một bên là Chính quyền Xô viết còn non trẻ về mọi mặt một bên là tất cả các nước đế quốc với toàn bộ sức mạnh lâu đời cả về quân sự lẫn kinh tế của chúng, cấu kết với bọn ********* trong nước Nga núp dưới mọi màu sắc chính trị, đảng phái khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích là tiêu diệt Chính quyền Xô viết, tiêu diệt không gớm tay những người Bônsêvích đang xả thân đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp vô sản Nga và thế giới, cho một nước Nga mới Xã hội Chủ nghĩa.
    Những con người Xô viết cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể, thường là hết sức gay go, quyết liệt, đã hành động đôi khi buộc phải dùng những biện pháp cực đoan, đôi khi họ còn có những nhận thức tuy mới nhưng chưa hoàn thiện bởi vì họ vừa thoát khỏi ách áp bức của Nga hoàng thì lại phải cầm ngay vũ khí để chống thù trong giặc ngoài. Nhưng điều chủ yếu là họ có lòng nhiệt tình, niềm tin tưởng tuyệt đối vào lý tưởng và hơn hết là ý chí cách mạng kiên định.
    Chính là nhờ hàng triệu, triệu những con người như vậy mà nước Nga Xã hội Chủ nghĩa ngày càng hùng mạnh hơn.
    Vui mừng và tự hào về những thành tựu vĩ đại của nhân dân Liên Xô trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã Hội phát triển, chúng ta cũng như nhân dân Liên Xô, không bao giờ quên những chiến sĩ cách mạng đã hy sinh gian khổ đi tiền phong đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng vững chắc cho toà nhà Xô viết tráng lệ.
    Giới thiệu tác phẩm này của nhà văn Xô viết Boris Lavrenhjoy với bạn đọc, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp thêm cho các bạn một số hiểu biết về đất nước Xô viết, con người Xô viết trong thời kỳ trứng nước của cuộc Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

    http://www.golmart.com.vn
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 14:56 ngày 30/06/2004
  6. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Mối Tình Đầu

    Tác giả Ivan Tuôcghêniep
    Nhà XB Văn Học
    Dịch giả Mộng Quỳnh - Lê Văn Viện - Anh Trúc
    Năm XB 2000
    Giá bán: 35.000 VND
    Ivan Tuôcghêniep, nhà văn cổ điển Nga, đã đến với bạn đọc Việt nam qua ba tác phẩm lớn : '''' Cha và con'''', '''' Tổ quý tộc", '''' Bút ký người đi săn" (l). Thế nhưng đó cũng chỉ là một trong ba bức tranh lớn của ông, bức tranh phản ánh thực tại xã hội Nga thế ký thứ XIX.
    Chúng tôi giới thiệu tiếp tuyển tập Tuôcghêniep với tiêu đề "Mối tình đầu". Tập sách được tuyển theo chủ đề phụ nữ với tình yêu, gồm ba câu truyện tình nối tiếng nhất: "Asya", "Mối tình đầu" và "Lũ xuân". Tất cả ba truyện đều viết dưới dạng tự sự. Đó là những mối tình dở dang, những người phụ nữ yêu chân thành và say đắm, luôn luôn vươn tới cái mới, cái thiện nhưng không bao giờ thực hiện được ước mơ vì bản tính của họ mâu thuẫn với thực tại xã hội: Đó là những số phận cay nghiệt ở nước Nga dưới chế độ nông nô và Sa hoàng, đó là những người đàn ông yếu đuối, nhu nhược và ích kỷ, họ yêu, nhưng không dám yêu để rồi về già ngồi than thân trách phận, tàn úa trong cô đơn.
    Đó là kiểu "Người thừa", những con người chỉ nói mà không làm, họ tính toán trong từng hành động, kể cả lấy vợ và đẻ con, họ cam chịu, phó mặc cho "Con tạo xoay vần", nhưng lao vào lạc thú thì như những con thiêu thân để rồi lại che đậy bằng những khuôn phép sáo mòn, vị kỷ, và sẵn sàng bán mình cho những dục vọng xấu xa. Nhưng con người ấy không còn đủ sức mạnh và tư cách để làm bất cứ một việc gì chứ đừng nói là hưởng một niềm hạnh phúc chân chính. Đó là những kẻ đại diện cho tầng lớp quý tộc đang suy tàn.
    Một nét tiêu biểu trong sáng tác của Tuôcghêniep : Phụ nữ bao giờ cũng chiếm một vị trí đặc biệt trong bố cục tác phẩm và bao giờ ông cũng dành cho những nhân vật nữ yêu mến của ông cái quyền nhận xét nam giới, vì bản tính của nữ giới là mãnh liệt, không khoan nhượng, toàn vẹn, nhạy bén và mơ mộng. Nhưng theo ông tình yêu không những là niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà còn là tấn bi kịch của đời người . Cái bi của Tuôcghêniep là cái bi làm tôn cái đẹp, và được ông nâng niu như một "vật kỷ niệm thiêng liêng".
    Văn Tuôcghêniep trong sáng và mượt mà. Đó lại là một khó khăn lớn cho người dịch khi chuyển văn ông sang tiếng Việt. Bản dịch lần này chắc chắn chưa làm bạn đọc thỏa mãn, song không thể cầu toàn nên chúng tôi vẫn mạnh dạn giới thiệu và rất mong bạn đọc góp ý bổ khuyết để có dịp đến gần với yêu cầu của các bạn hơn.
    Những người dịch


    http://www.golmart.com.vn
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 30/06/2004
  7. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    RA ĐỜI TRONG BÃO TÁP

    Tác giả: Nicolai Oxtơrpxki
    Dịch giả: Ngô Đức Thọ
    Nhà XB Lao động
    NZm XB: 2003
    Số trang: 354
    Giá bìa: 35.000 VND


    Tóm tắt
    Ra đời trong bão táp là tác phẩm vZn học thứ hai sau "Thép đã tôi thế đấy" mà Nicolai Oxtơrpxki để lại cho nhân dân Liên Xô và kho tàng vZn học cách mạng thế giới. Từ lâu tên tuổi và cuộc đời của nhà vZn đã trở thành biểu tượng của nghị lực và trung thành, mãi mãi là tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo để rèn luyện phấn đấu vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
    Trung tâm của bộ tiểu thuyết là hình ảnh của nhân dân U-cơ- ren trong cuộc chiến đấu bảo vệ chính quyền Xô- viết sau Cách mạng tháng Mười. "Ra đời trong bão táp" cũng đưa ra những lý giải về nguồn gốc chiến tranh và bản chất của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa đơn cực bá quyền thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì công lý, hoà bình, hạnh phúc của nhân loại.
    (Tiền Phong - VDC)

  8. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    THÉP ĐÃ TÔI THẾ ĐẤY

    Tác giả: Nicolai Ostrovski
    Dịch giả: Thép Mới và Huy Vân
    Nhà XB: Thanh niên
    NZm XB: 2001

    Tóm tắt
    Tiểu thuyết "Thép đã tôi thế đấy" của tác giả Nicolai Ostrovski khi ra đời đã nhanh chóng trở thành người bạn đáng tin cậy của nhiều thế hệ thanh niên Xô Viết. Tiểu thuyết có những nét thuộc về tự thuật, nhưng không thể xem đây là "tiểu sử của đoàn viên TNCS A-xto-rop-xki".
    Hình ảnh nhân vật Pa-ven Ca-ro-sa-ghi được thể hiện đậm nét là tổng hợp những phẩm chất tốt đẹp nhất và điển hình nhất của người thanh niên Xô Viết. Pa-ven đó là tấm gương cho bao thế hệ thanh niên XHCN "vượt qua những điều tưởng chừng như không vượt qua nổi"
    Tiểu thuyết "Thép đã tôi thế đấy" là một trong những cuốn sách vZn học Liên Xô đầu tiên được dịch thẳng từ tiếng Nga ở Việt Nam, đã nhanh chóng chiếm trọn cảm tình của độc giả.
    (Tiền Phong-VDC)

    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 07:49 ngày 30/06/2004
  9. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Quy luật của muôn đời

    Tác giả: Nôdar Đumbatzê
    Dịch giả: Phạm Mạnh Hùng
    Nhà XB: VZn hoá Thông tin
    NZm XB: 2001
    Giá bìa: 39.000 VND
    Tóm tắt
    "Quy luật của muôn đời"'' của Nôdar Đumbatzê từng đoạt giải thưởng cao quý của VZn học Nga, giải thưởng Lênin nZm 1980 và được độc giả trên khắp nước Nga mến mộ. Truyện đã được dịch, giới thiệu bằng tiếng Việt và rất được các bạn đọc Việt Nam ưa chuộng. Truyện đã phơi bày những hiện tượng trên cực của xã hội hiện đại Nga. Bạn đọc sẽ có những giây phút thích thú với những đoạn truyện hài hước nhưng đôi lúc cũng phải cau mày suy nghĩ hay xúc động với những tình cảnh của các nhân vật trong truyện.
    "Quy luật của muôn đời" khơi ngợi suy nghĩ của bạn đọc nhưng không làm cho người đọc bi quan hoặc hiểu lầm bản chất của xã hội Xô Viết.
  10. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Tuyển tập tác phẩm "Anh em nhà Caramazov"
    Tác giả: F.Doxtoevxki
    Dịch giả: Phạm Mạnh Hùng
    Nhà XB: VZn học
    NZm XB: 2000
    Số tập: 5
    Giá bìa: 110.000 VND

    Tóm tắt
    Cuộc đời Alecxei Fiodorovitr có gì đáng để độc giả phải chú ý đến thế? Có lẽ câu trả lời là "Bạn hãy đọc trọn bộ cuốn tiểu thuyết này đi". Sẽ có một số người tìm thấy và cũng có một số không thấy câu trả lời chính xác nhất.
    Tuy nhiên đúng như tác giả đã nói "Tôi lấy làm vui sướng vì tác phẩm của tôi, tự nó tách thành hai truyện nhưng vẫn có sự thống nhất cZn bản của toàn bộ". Và do đó, khi bạn xem xong phần đầu rồi bạn hãy thử xem tiếp phần thứ hai xem nó có Zn nhập gì với nhau không nhé!

Chia sẻ trang này