1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn học Xô viết và Nga ở Việt Nam - Tác giả, tác phẩm

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi hastalavista, 29/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ynytrieu

    ynytrieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2003
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Nhiều tác phẩm thật đấy. Thế mà em đi tìm quanh bờ hồ thấy có vài tác phẩm, chắc tại các vị nghĩ bây giờ ít ai thích văn học Nga. Chả biết mua ở đâu
  2. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Ban co the tim mua o cac hang sach via he Nguyen Xi (re gan nua tien) hoac toi nha sach Dong Tay (Ba Trieu hoac Nguyen Chi Thanh) mua sach van hoc Nga. O Nha sach Dong Tay cua ong Doan Tu Huyen nhieu sach Nga lam. Dac biet la o do mua sach cung duoc giam gia. Lan truoc, toi cung mua duoc vai cuon o do.
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Truyện Pháo đài cổ dành cho lứa tuổi học sinh trung học.
    ("ля с,а?^его ^колOного воз?ас,а)
    Tác giả: Vladimir Beliaev ('ладими? Yавлови? 'еляев)
    "С,а?ая к?епос,O". sн. пе?вая и в,о?ая
    ~зда,елOс,во "Юна?,ва", oинск, 1986
    ' пе?вой и в,о?ой книга. ?омана извес,ного сове,ского писа,еля, лаf?еа,а "осfда?с,венной п?емии СССР и п?емии имени Т.Шев?енко, ?ассказ<вае,ся о жизни ?ебя, маленOкого пог?ани?ного го?одка -ападной
    Ук?аин< в год< г?ажданской войн<. Юн<е ге?ои с,ановя,ся свиде,елями, а по?ой и f?ас,никами ?еволZ?ионн<. боев за Сове,скfZ влас,O.
    sН~"А Y.Р'АЯ - СТАРАЯ sР.YzСТЬ
    (Tập 1: Pháo đài cổ)
    http://lib.ru/PROZA/BELYAEW_W/fort1.txt
    sН~"А 'ТzРАЯ- "zo С YР~'~".Н~Яo~
    (Tập 2: Nhà có ma)
    http://lib.ru/PROZA/BELYAEW_W/fort2.txt
  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Nikolai Ostrovsky
    Ngày thứ Bảy, 25.09.04, tại Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm trọng thể ngày sinh lần thứ 100 của nhà văn Nikolai Ostrovsky (1904 - 1936).
    Tới dự lễ kỷ niệm tại trung tâm văn hoá Đông - Tây có các nhà văn, đại diện các nhà xuất bản cùng các độc giả hâm mộ văn học Nga.
    Nikolai Ostrovsky sinh ra trong một gia đình công nhân ở Ukraine. Lớn lên ông sớm đi theo cách mạng và tham gia chiến đấu ngoài mặt trận, lao động trên công trường thanh niên cộng sản.
    Năm 23 tuổi, ông mắc bệnh bại liệt rồi mù hẳn cùng nhiều thứ bệnh hiểm nghèo khác. Không chịu khuất phục trước số phận, ông tự học thêm và viết văn. Tiểu thuyết "Thép đã tôi thế đấy" ra đời năm 1932, từng được tái bản hơn 40 lần và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
    Ở Việt Nam, cuộc sống và sự nghiệp của Ostrovsky từ lâu cũng đã không xa lạ với nhiều thế hệ bạn đọc. Gần 50 năm trước kể từ ngày được NXB Thanh Niên ấn hành qua bản dịch của nhà báo, nhà văn Thép Mới và dịch giả Huy Vân, tác phẩm Thép Đã Tôi Thế Đấy của ông đã được tái bản nhiều lần.
    Tiểu thuyết "Ra đời trong bão táp" (tập 1) được viết trước khi ông qua đời ở tuổi 32, phản ánh các sự kiện cách mạng ở Ukraine và cuộc nội chiến chống bọn quý tộc địa chủ Ba Lan.
    Tác phẩm này đã được xuất bản ở Việt Nam năm 2003.
    Bộ phim Thép đã tôi thế đấy do điện ảnh Trung Quốc thực hiện cùng các diễn viên và những cảnh quay từ Ukraina cũng đã ra mắt khán giả truyền hình Việt Nam.
    (Tham khảo Ria-Novosti:http://www.rian.ru/rian/intro.cfm?nws_id=690861)
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 07:37 ngày 28/09/2004
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    87 năm Cách mạng Tháng Mười Nga​
    "Thép đã tôi" vẫn sống mạnh mẽ​

    Nhân vật Paven (trái) trong bộ phim "Thép đã tôi thế đấy" do Trung Quốc sản xuất
    TT - Ngay từ nhiều tháng trước, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Xô viết Nicolai Ostrovski (1904 - 2004), tác giả hai cuốn tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy và Ra đời trong bão tố, nhiều đề mục đã được triển khai trên toàn nước Nga.
    Sau hơn 10 năm vắng bóng, các nhà xuất bản ở Nga đang in lại toàn bộ tác phẩm của Nicolai Ostrovski. Riêng Nhà xuất bản Cận Vệ Thanh Niên in lại trọn bộ tuyển tập Nicolai Ostrovski dày ba tập.
    Nhiều trường học ở Matxcơva đồng loạt tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp - tác phẩm của Nicolai Ostrovski - nhà văn biểu tượng anh hùng phục vụ tổ quốc. Các bảo tàng về Nicolai Ostrovski ở Nga và Ukraine, nhất là TP Shepetovk - quê hương nhà văn - mở cửa đón các đoàn du khảo.
    Một cuộc hội thảo về Nicolai Ostrovski cũng đã mở ra trong tháng chín. Các đài truyền hình, truyền thanh, báo chí cũng đã lên kế hoạch chương trình kỷ niệm về Nicolai Ostrovski với những thế hệ độc giả vẫn coi tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy là sách gối đầu giường.
    Theo một số sử gia Nga, "không còn nghi ngờ gì nữa, những cuốn sách mang tính giáo dục một thế hệ trẻ ở Nga như tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy luôn có những giá trị không thể phủ nhận, đã trở thành niềm tự hào dân tộc của người Nga Xô viết nói chung và người Nga hôm nay nói riêng".
    Tại Viện Bảo tàng quốc gia Nga - Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn mang tên Nicolai Ostrovski ở Matxcơva đã triển lãm ?oNgười anh hùng của tất cả thời đại?. Trước đó một tuần, một hội thảo quốc tế cũng diễn ra tại đây với chủ đề ?oNicolai Ostrovski - hôm qua, hôm nay và ngày mai? với sự tham gia của nhiều học giả, nhà văn, nhà hoạt động nghệ thuật văn hóa.
    Cũng tại ngôi nhà phố 14 đường Tviôscaia, nơi tác giả Thép đã tôi thế đấy đã sống những ngày cuối cùng, các nhà phê bình, nhà văn, nhà báo... đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Cuba... đã từng viết bài về Nicolai Ostrovski đã đến họp mặt.
    Trong những cuộc gặp gỡ này, nghệ sĩ nhân dân Liên Xô (trước đây) Vadiamia Lanôvôi - người thủ vai Paven Coocsaghin trong bộ phim Thép đã tôi thế đấy - cũng có mặt và nói lên niềm tự hào đã theo ông - người được chọn để tái hiện nhân vật - đến nay vẫn là người thanh niên Nga lý tưởng nhất.
    Cùng với quyết định của ban chấp hành Trung ương Đảng CS Liên bang Nga, chính quyền Matxcơva đã ra nghị quyết về lễ tổ chức trọng thể kỷ niệm nhân 100 năm ngày sinh của nhà văn Nicolai Ostrovski. Tháng 9-2004 được Matxcơva đặt tên là tháng Nicolai Ostrovski.
    Nhưng có lẽ sự kiện nổi bật nhất trong lần kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Nicolai Ostrovski là quyết định của Ủy ban Giáo dục Matxcơva: cho khôi phục việc giảng dạy tác phẩm Thép đã tôi thế đấy tại các trường phổ thông trong hệ thống giáo dục liên bang Nga.
    Trong chương trình giảng dạy văn học bắt buộc sẽ có hẳn một chương với tiêu đề ?oPaven Coósaghin - biểu tượng về khí phách anh hùng, lòng dũng cảm và hy sinh vì tổ quốc?. Thư viện của tất cả trường phổ thông sẽ được phát tặng ít nhất một quyển Thép đã tôi thế đấy tái bản. Bộ Giáo dục Liên bang Nga cũng đã có kế hoạch xuất bản một loạt sách mang tiêu đề ?oSức mạnh tinh thần của các nhân vật có số phận như Paven Coocsaghin?.
    Ông Vadimia Môixencô, người đứng đầu Ủy ban Giáo dục Matxcơva, cho biết ngay trong năm học 2004 - 2005 tác phẩm văn học Thép đã tôi thế đấy sẽ được đưa vào chương trình học tự nguyện, sau đó sẽ dần trở thành chương trình bắt buộc trong sách giáo khoa môn văn ở các trường phổ thông Nga.
    Biến động, thăng trầm, thời cuộc... Thế nhưng Thép đã tôi thế đấy vẫn sống với giá trị lịch sử như chính giá trị thật của Nicolai Ostrovski.
    (Báo Tuổi Trẻ)
  6. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    PGS.TS Nguyễn Trường Lịch: Lev Tônxtôi không bao giờ cổ cả

    Theo PGS.TS Nguyễn Trường Lịch, Lev Tônxtôi là một đỉnh cao chưa thể vươn tới. Là khởi nguồn của những thành công và sự đổi thay to lớn trong văn học thế giới cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX, cho đến tận hôm nay và còn cả sau này nữa.

    Có thể nói, PGS.TS Nguyễn Trường Lịch đã dành phần lớn cuộc đời mình để nghiên cứu, truyền thụ cho hàng ngàn sinh viên và các nhà nghiên cứu trẻ về một thiên tài bậc nhất của nhân loại, đó là văn hào L.Tônxtôi. Mới đây, ông cho ra mắt cuốn chuyên luận thứ hai mang tên "Tiểu thuyết Lev Tônxtôi".



    Cuốn chuyên luận này có nhiều điểm mới, nhuần nhuyễn và hấp dẫn, bổ ích cho những ai muốn có một cái nhìn sâu sắc, toàn diện và chính xác về nghệ thuật tiểu thuyết của L.Tônxtôi.



    Dưới đây là cuộc trò chuyện của PV với ông, nhân dịp cuốn sách vừa được xuất bản.
    [​IMG]
    Bìa cuốn chuyên luận “Tiểu thuyết Lev Tônxtôi” của PGS.TS Nguyễn Trường Lịch.

    Phóng viên (PV): Thưa PGS.TS Nguyễn Trường Lịch, tất cả những ai đã từng học ở Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, đều nhớ đến các thầy đã truyền thụ những kiến thức vô giá về nền văn học Nga vĩ đại, mà trong đó, chuyên đề về L.Tônxtôi thật là hấp dẫn và bổ ích. Tuy nhiên, lịch sử văn học thế giới thì rộng lớn và có nhiều văn hào độc đáo, có thể trở thành những bài học lớn. Tại sao ông không đi vào các đề tài hiện đại hơn mà vẫn trung thành với đề tài tiểu thuyết L.Tônxtôi gần như suốt cả cuộc đời mình?

    PGS.TS Nguyễn Trường Lịch: Cần phải hiểu rằng, đối với giới văn học, L.Tônxtôi không bao giờ cổ cả. Ông là một đỉnh cao chưa thể vươn tới. Là khởi nguồn của những thành công và sự đổi thay to lớn trong văn học thế giới cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX, cho đến tận hôm nay và còn cả sau này nữa. Tấm gương lao động nghệ thuật quên mình của ông, và những tác phẩm vĩ đại như Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenia, Phục sinh… để lại một kho tàng những kinh nghiệm vô giá cho các nhà văn.


    Đương thời, chính Đốttôiépxki đã có lần gọi L.Tônxtôi là "vị thần nghệ thuật". Và sau này, ông được coi là "viện hàn lâm của các nhà văn", "là một dòng suối mát mà nhân loại mãi mãi đến uống". Nghiên cứu và truyền thụ lại cho lớp trẻ những kiến thức về một nhà văn như thế, đối với tôi là một niềm hạnh phúc. Mà đã nghiên cứu, thì phải đến nơi đến chốn, phải nói được những gì là tinh túy của con người và tác phẩm của ông. Đó là lý do vì sao, tôi đã luôn say mê và dành gần như tất cả cuộc đời mình cho thiên tài L.Tônxtôi.

    PV: Từ những nghiên cứu của ông, thì điều gì khiến L.Tônxtôi trở thành đại văn hào được cả nhân loại ngưỡng mộ?

    PGS.TS Nguyễn Trường Lịch: Trước hết, L.Tônxtôi là một thiên tài bẩm sinh. Nói gì thì nói, là một thiên tài, ngay từ khi sinh ra anh ta phải có một tố chất riêng, một năng khiếu thiên bẩm. Đối với một nhà văn, đó là tình yêu thương vô tận đối với con người, là khả năng cảm xúc và tưởng tượng, là sự hình dung về những vấn đề đang thay đổi, đang hình thành. Anh ta, từ khởi thủy phải có một cái gì khác và hơn người bình thường.
    Với tư chất bẩm sinh, với khả năng tự đào luyện mình, L.Tônxtôi trở thành một người vô cùng uyên bác. Chúng ta biết rằng, ông là một bá tước, ông có điều kiện học hành. Nhưng trường đại học không làm ông thỏa mãn, vì thế ông bỏ dở chương trình đại học và lên kế hoạch tự đào tạo cho chính mình. Ông đã thu nhận được một vốn kiến thức vô cùng lớn về tâm lý, tôn giáo, âm nhạc, mỹ học, lịch sử, khoa học… Ông thành thạo hai mươi ngoại ngữ, đọc hàng vạn cuốn sách có ghi chép cẩn thận.


    L.Tônxtôi cũng là một người lao động nghệ thuật vô cùng nghiêm túc. Phương châm của ông là: "Hãy đồng hóa những người đi trước và đi xa hơn nữa". Và ông tâm niệm: "Cả cuộc đời tôi đi tìm cái đẹp", "Viết mà không có mục đích thì chắc chắn tôi không viết". Bao giờ ông cũng suy nghĩ kỹ càng trước khi viết, ông nghiên cứu đến tận cùng vấn đề để có những hiểu biết sâu sắc. Và khi đã bắt tay vào viết, ông luôn trăn trở, chọn lựa chi tiết hết sức kỹ càng, nghĩ ra vô vàn yếu tố, vô vàn mối liên hệ, và sau đó chọn lấy những gì là hợp lý nhất. Bản thảo của ông được viết đi, viết lại hàng chục lần. Thậm chí, khi đã xuất bản, ông vẫn tiếp tục sửa chữa để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.
    Và điều đáng nói nữa, dù đọc sách và học tập rất nhiều, nhưng ông không phải là nhà văn chôn thân mình trong tháp ngà nghệ thuật. Khi còn là một chàng trai trẻ, ông đã xin ra chiến trường, viết những truyện ngắn đầu tiên ở chiến hào. Sau này ông đã đi rất nhiều nơi trong và ngoài nước, đã thâm nhập vào nhiều cảnh đời, đã thấu hiểu sâu sắc muôn mặt của đời sống…

    PV: Vậy theo ông, nét đặc sắc nhất về nghệ thuật mà L.Tônxtôi cống hiến cho văn học Nga và thế giới là gì?

    PGS.TS Nguyễn Trường Lịch: L.Tônxtôi có đóng góp cho văn học Nga và thế giới vô cùng to lớn và chúng ta có thể nói bao nhiêu cũng không hết. Song, có thể nói, cống hiến mới mẻ nhất của ông là ở chỗ, ông là người đầu tiên đã kết hợp được yếu tố tự sự song song với yếu tố tâm lý trong anh hùng ca Chiến tranh và hòa bình, mà trước đây, từ thời Homer cổ đại, qua thời trung cổ đến thế kỷ XVIII đều chưa đạt được. Ngay cả nhà Mỹ học Heghen ở thế kỷ XVIII đến Biêlinxky đầu thế kỷ XIX đều xếp yếu tố tâm lý xuống vị trí thứ hai sau yếu tố sử thi. Chính Heghen từng viết: "Trong anh hùng ca, khi diễn ra sự thực hiện mục đích thì phương diện đời sống bên trong tụt xuống vị trí thứ hai, và sự diễn ra những biến cố bên ngoài nói chung được dành cho một môi trường hành động rộng hơn".


    L.Tônxtôi đặc biệt nhấn mạnh đến sự thể hiện "sự thật về tâm hồn con người" như là mục đích chính yếu nhất của nghệ thuật. Ông viết: "Nghệ thuật chính là cái kính hiển vi hướng nhà nghệ sỹ soi rọi vào những bí ẩn của tâm hồn mình và biểu hiện những bí ẩn chung đó cho tất cả mọi người". Với suy nghĩ ấy, ông đã tìm ra tính lưu chuyển của tâm lý con người, đến những quy luật của nó hay nói một cách khác, cống hiến vĩ đại của L.Tônxtôi chính là tính biện chứng tâm hồn. Ông nói: "Thật là hay nếu viết được một tác phẩm trình bày tính lưu chuyển của con người, phô bày cũng vẫn một con người ấy thôi, nhưng khi thì là một tên vô lại, khi là một thiên thần, khi thì là người sáng suốt, khi là một thằng ngốc, khi là lực sỹ, lúc lại là một kẻ bất lực nhất".

    PV: Hiện nay, có những người chỉ nhấn mạnh đến tính hình thức của tác phẩm, tôi thì nghĩ rằng như thế là không toàn diện và không chính xác, có thể đẩy nền văn học trở thành một cái gì thiếu thực chất và trống rỗng. Xin hỏi ông một câu hỏi cuối, L.Tônxtôi quan niệm về cái đẹp như thế nào? Và mối quan hệ giữa hình thức với nội dung tác phẩm ra sao?

    PGS.TS Nguyễn Trường Lịch: Là một nhà văn thì anh ta phải có lý tưởng thẩm mỹ của mình. L.Tônxtôi đã nói, ông "cố gắng viết lịch sử của nhân dân". Ông cố gắng phản ánh sự thật, một sự thật trên cơ sở nhân đạo gắn liền với vận mệnh dân tộc, với những xu thế chính yếu của thời đại. Ông tâm sự: "Nhân vật chính trong truyện của tôi, nhân vật mà tôi yêu mến với tất cả sức mạnh tâm hồn, cố gắng tái hiện với tất cả vẻ đẹp của nó, nhân vật đã đẹp, đang đẹp và mãi mãi đẹp, đó là sự thật". Chính vì thế sau này, Lênin đã coi L.Tônxtôi là tấm gương phản chiếu cách mạng Nga: "L.Tônxtôi vĩ đại là ở chỗ ông đã nói lên được những tư tưởng, những tâm trạng của hàng triệu nông dân Nga khi bắt đầu cuộc cách mạng tư sản Nga 1905".
    Tôi nghĩ rằng, những người đi vào chủ nghĩa hình thức sớm muộn gì cũng gặp khó khăn. Cũng như vậy, tất cả những ai chỉ chú trọng đến khía cạnh nội dung của tác phẩm mà không tìm ra một hình thức sinh động tương xứng thì cũng chỉ dừng lại ở sự đơn giản. Chính L.Tônxtôi đã nói: "Tôi nghĩ, mỗi nhà nghệ sỹ lớn phải sáng tạo được hình thức cho riêng mình. Nếu nội dung các tác phẩm có trăm ngàn vẻ khác nhau, thì hình thức của chúng cũng phải như vậy". Nội dung và hình thức bao giờ cũng hòa quyện vào nhau và tạo nên vẻ đẹp, sức sống của tác phẩm.

    PV: Xin cảm ơn ông!


    (CAND Online)
  7. Blueyes1

    Blueyes1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2016
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Rất ấn tượng.
    mình đang tìm lại 1 truyện ngắn đã đọc thời thơ ấu mà không thể nhớ được tên tác phẩm và tác giả. Nội dung về 2 người đàn ông đi lạc trên Bắc cực. Trong đó nhân vật chính cùng bầy chó kéo xe phải mang theo 1 anh chàng tham lam, ích kỷ và không biết làm gì cả.

Chia sẻ trang này