1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn là Người

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi a4u, 14/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. a4u

    a4u Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Văn là Người

    Một phút ngồi lo đại sự quốc gia, vác tù và hàng tổng. Biết rằng chẳng giải quyết việc gì nhưng cũng làm vơi đi nỗi khó chịu khi liên tiếp được xem, được đọc các bài viết của rất nhiều người trên net và trong đời thường. Đó là được xem những lý luận rối rắm, cao siêu, xem xong chẳng hiểu cái gì. Bài viết sai lỗi chính tả ấu trĩ (không phải lỗi đánh máy). Cách dùng từ cố cho thật "đắt" nhưng không đúng chỗ. Khó chịu vô cùng. Hình như một phần của thế hệ đi sau đang nằm trong tình trạng báo động đỏ về học văn, học về cách sử dụng tiếng Việt. Những rung động, cảm nhận của học sinh với những bài thơ hay, câu văn đẹp là rất ít. Cảm giác hình như mỗi năm trình độ văn chương của các cháu lại kém hơn một chút. Có những lỗi sai không thể chấp nhận được; có những bài thi giám khảo không sao đọc được; có những câu văn của thí sinh, giám khảo ôm bụng cười tới năm phút sau mới chấm tiếp được.

    "Thân thể ông lái đò rất tráng lệ"(!)
    Ở đây không đề cập tới những trường hợp khó viết đúng chính tả, chẳng hạn: truyện ngắn, câu chuyện, xuất sắc... hay các dấu ngoặc kép khi trích dẫn trọn vẹn các câu văn, câu thơ hoặc tên bài văn, bài thơ, chẳng hạn: "Tràng giang" (những lỗi này nhiều vô kể); những lỗi sau đây là không thể tha thứ được:
    - Xuống dòng, chữ đầu dòng không viết hoa
    - Tên riêng của người không viết hoa: VD: huy cận, nguyễn tuân..
    - Cả bài viết không có dấu câu nào.
    - Những từ thông thường, đơn giản không viết đúng chính tả: lo nắng, í tưởng, Việt lam, mùa suân, sắc xảo...

    Ở đây chúng ta không bàn đến chuyện phải dùng từ cho đúng phong cách, những từ thậy hay, thật "đắt", mà chỉ bàn tới chuyện dùng cho đúng nghĩa. các cháu rất hay nhầm lẫn những từ có âm gần giống nhau. Ví dụ:
    - Thân thể ông lái đò rất tráng lệ (phải chăng định viết là cường tráng?).
    - Cách dùng từ của Huy Cận rất thuần tuý (phải viết là tinh tuý).
    - Những cánh đồng được phù sa bồi đắp sẽ trở nên phù du, màu mỡ ( dùng phì nhiêu).
    - Giai đoạn này, ý chí của người dân đang ở mức tuột đỉnh (dùng tột đỉnh).
    - Đoạn thơ thể hiện tâm trạng vui sướng, hí hửng của tác giả (hớn hở).
    - Qua tác phẩm Người lái đò sông Đà, em rất ngưỡng mộ những cuộc giao hữu của ông lái đò với sông Đà (giao chiến chăng?).
    - Nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu có ý nghĩa rất sâu cay (sâu sắc).
    Rất nhiều trường hợp dùng từ sai song cũng không thể hiểu được lúc ấy tác giả muốn diễn đạt cái gì, cần phải thay thế bằng từ gì.
    - Đó là một cụm từ gợi cho ta nỗi buồn, nó bê tha đến nhường nào.
    - Nguyễn Tuân là một nhà văn cổ kính.
    - Ông lão có đôi chân dài quắc thước.
    - Tây Bắc là nơi con tàu cất lên những tiếng hát. Ấy vậy mà bài thơ Tiếng hát con tàu ra đời.

    "Nguyễn Tuân rất hung bạo"
    Có thể kể ra vô vàn những câu văn của học sinh mà người đọc không hiểu nổi tác giả muốn viết gì. Điều này chứng tỏ tác giả rất lơ mơ về kiến thức ngữ pháp tiếng Việt, đồng thời cũng chứng tỏ tư duy của chính tác giả hết sức rối rắm. Có những giáo viên khi chấm bài không thể chịu đựng nổi đã phải phê: "Thần kinh không bình thường". Ví dụ:
    - Hình ảnh ông lái đò sông Đà rất dữ dội và hung bạo qua một thác nước thì phải dữ dội vào tận tấm lòng con người từ lâu đến nay nói tới sông Đà nhớ ngay có Nguyễn Tuấn vì Nguyễn Tuân có lúc rất là hung bạo, một mình ông cũng ngồi trên một chuyến để lái đò và ông cứ xoáy sâu vào hình tượng sông Đà.
    - Nguyễn Tuân là một cây bút rất đa tài, ông là một tác phẩm xuất sắc của văn chương, vì thế trong một con sông thì lúc nào cũng có sự hung bạo, nhưng đây ông đã miêu tả thật tài tình và phấn khởi.
    - Trong nền văn học Việt nam thì có rất nhiều nhà văn mà chúng ta được biết thì chúng ta không thể nói hết về nhà văn nhà thơ được mà Nguyễn Tuân là một nhà văn rất quen thuộc với bao cô cậu học trò cũng đang in rõ sâu trong lòng nhà thơ.
    - Em thấy tuỳ bút của Nguyễn Tuân là một kiệt tác và được trợ giúp vào đó bở ngòi bút của ông làm cho tác phẩm đã táo bạo, rùng rợn ghê gớm và bây giờ lại hơn thế nữa.
    - Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn đã đưa nhân vật ông lái đò ở vào một tình thế vô cùng gian lao khiến ông phải mò mẫm bận rộn hàng ngày với công việc lái đò. Vậy mà Nguyễn Tuân lại miêu tả ông lái đò rất lãng mạn mà không kém phần nguy hiểm vì thế cho nên ông không sợ mà còn phân bố cho nhân vật của mình vào những chỗ nguy hiểm.
    - Bài thơ đưọc ra đời là lúc nằm trong hoàn cảnh đang trên đà tài năng của Chế Lan Viên đang nở rộ đã làm nên Tiếng hát con tàu ngày một rạng rỡ.
    - Chế Lan Viên là một nhà thơ xuyên suốt cuộc đời trong lãnh tụ của Đảng và nhân dân cũng như tất cả các cán bộ...


    Cần phải nhìn thẳng vào thực tế là bây giờ rất ít học sinh biết rung động với những bài thơ hay, câu văn đẹp. Vì vậy, khi viết văn, bình thơ các em toàn diễn xuôi hoặc "thô thiển" hoá văn chương. Bài thơ của người ta hay là thế, sau khi được các em cảm nhận, bình giảng, phân tích bổng trở thành một thứ ngớ ngẩn, không thể nào chấp nhận được, đọc mà nhiều lúc phát tức. Ví dụ một số lời bình sau:

    - Lời bình câu thơ: Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
    Cảnh đông tàn rét mướt làm cho con người không muốn quét tước gì nữa, để rồi khi nắng lên, sau lưng thêm, lá đã rụng đầy như một bãi rác.

    - Lời bình câu thơ: Mùa thu nay khác rồi
    Đấy mới hôm nào quay về thì phong cảnh ở đây đã khác rồi. Không ai đoán trước được chữ ngờ.

    - Lời bình câu thơ: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
    Mở đầu đoạn thơ, tác giả đưa ngay ra một cái cồn nhỏ, Cồn của người khác thì rậm rạp còn cồn của Huy Cận thì lơ thơ vài loại cây. Cây cối của Huy Cận chỉ đủ dùng cho một luồng gió.

    - Lời bình câu thơ: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
    "Bến cô liêu" thì có nghĩa cô liêu là tên của một bến đò. Và: "Cô" ở đây là chỉ cô gái đứng cô đơn một mình.

    Còn đây lại là một cách mở bài rất điệu đàng, rất hoa mỹ, ly kỳ và rùng rợn:
    "Mỗi khi nghe tiếng sóng dữ dội đập vào bờ biển đầy rẫy những hòn đá là em lại chợt rùng mình trong lòng như tê tái có một điều gì đó làm em lo sợ. Đúng rồi, đó là tiếng sóng dữ dội mà ông lái đò từng trải qua mà em đã từng được học trên lớp".

    Nếu nói Văn là Người, liệu có ai trong chúng ta có thể hình dung được một lớp người này như thế nào? Như a4u đây chỉ còn cách đứng xa, nghiêng mình kính cẩn chào, không lên tiếng. Nhỡ đâu sai trái điều gì các cháu lại dâng cho một mớ lý luận hổ lốn, sai chính tả thì làm sao mà hiểu được.
    (nguồn: Báo Tuổi trẻ)
  2. con_cua2005

    con_cua2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    481
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bác xong thực rất buồn cười...cười mãi...có đoạn phải cười mất 5 phút thật..
    Nhưng cái nụ cười ấy,thật chua xót biết bao nhiêu.......Cháu đã từng đọc một bài văn,miêu tả đoạn Chí Phèo gặp Thị Nở như sau: ".... hai người gặp nhau trong một buổi chiều đẹp trời,và CP đã buông lời chòng ghẹo chỉ vì thấy TN quá xấu....đến đêm hôm đó..." thế đấy,mà là học sinh cấp ba rồi...buồn thật.....Tình trạng này không phải mới xuất hiện,mà đã có từ lâu rồi,nhưng càng ngày nó càng phát triển thì phải...nó nư thế nào...chắc cháu chẳng nên nói nữa,vì bác đã nói nhiều rồi...
    Nhưng,cái cần thấy,phải chăng...là nguyên nhân??Tại sao lại như vậy?? Nhiều người cứ nói đến đây,lại đổ lỗi cho nên giáo dục nước nhà không tốt,thế này...thế khác....Biết sao được,chẳng lẽ mọi người chịu thừa nhận con em mình quá...Mà thực sự,Cua thì thấy rằng,cả hai bên đều có một phần lỗi...nền giáo dục của ta,không phải không tốt mà chỉ là chưa tốt,nó vẫn đang được nghiên cứu,được sủa chữa,được cải tiến...đâu thể nào đòi hỏi nó pahỉ tốt ngay,phải hoàn thiện ngay được...Và nhà trường phải được sự kết hợp của gia đình,một ngày,học sinh tới trường 8 tiếng,hoặc 10 tiếng...thế thì sao lại khoán hết trách nhiệm cho nhà trường,cho nền giáo dục thế nọ thế kia..?? Trẻ em học tập từ gia đình là chính...nếu ngay từ đầu,không chú trọng đến việc bồi dưõng tâm hồn trẻ,để trẻ em cứ tự nhìn gia đình mà bắt chước theo,thì thử hỏi sao trẻ không thích đọc sách nhiều chữ,không thích cái gì vừa nhìn đã thấy dài dài....nếu đã thế,còn yêu cầu trẻ yêu văn,yêu thơ sao được nữa?? Đến một độ tuổi nào đó,trẻ thôi không còn muốn nhìn mãi vào gia đình nữa,mà bắt chước theo xã hội,theo những gì xảy ra xung quanh....
    Thì thử hỏi hiện nay,có mấy người giữ được một cái nhìn thoáng,một cái nhìn lãng mạng với thiên nhiên?? Có ai nhìn một cảnh đẹp mà si mê?? Có ai xúc động trước cảnh chiều buông trên đầu ngọn cây..??? Nhìn thấy được còn ít,nói gì đến cảm động trước nó...Mà nếu ta gặp một người như vậy,ta lại sẽ nói...eo ơi,lãng mạng quá thể,hâm mất....
    Nói mãi từ nãy tới giờ,chẳng lẽ lại tồi đến thế ư?? Không đâu,vẫn còn rất nhiều người yêu văn,yêu thơ...vẫn giữ trong lòng mọt tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp,trong sáng và bao dung...những người đó đâu phải đã...hết... Nói văn học là nhân học,quả thật không sai chút nào....nhưng bác ơi,đừng nhìn vào cái xấu mà bi quan quá nhé...ít ra cũng còn cháu bác đây nè ...Bác có biết bài thi môn Văn khối C năm nay,có một bài rất đặc biệt không?? Một học sinh đã làm một bài luận rất hay với tựa đề là : Thực trạng nền văn học nước nhà....cụ thể ra sao cháu không được rõ,vì chỉ nghe một người bạn lớn kể thui...bác sang box Văn học xem xem...hình như có bài đó thì phải...Mà topic này của bác hình như cũng nên nhảy sang đó?? hì hì...
  3. wlncha

    wlncha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
  4. a4u

    a4u Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Đọc văn học trò mà muốn khóc!


    Môn văn là "cực hình" với nhiều học sinh hiện nay.
    Một học sinh ?omiêu tả hình dáng cô giáo em?: ?oCô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ...(?!)?
    Ở bậc học phổ thông, các môn khoa học xã hội, nhất là môn văn đã và đang bị xem nhẹ, thậm chí xem thường. Các môn khác như nhạc, họa, thể dục càng không được coi trọng. Cho nên, số đông học sinh ngày nay còn mơ hồ, ấu trĩ về nhân sinh quan, về lẽ sống, nhiều em rất ngô nghê, ngớ ngẩn về tư duy và kỹ năng sử dụng tiếng Việt.

    Xin nêu một số dẫn chứng về ?okết quả? dạy và học văn hiện nay:

    1. Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao.

    Văn Sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn Sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiếng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Đời thừa" sao được ?
    2. Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.
    ?Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ.?
    3. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.
    Một em học sinh lớp 11, PTTH Cái Bè đã viết:
    ... ?oNguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công ?oVương Thúy Liều? hay còn gọi là ?oĐoạn trường thất thanh?. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta...?(!!).
    4. Trong các tác phẩm em đã học và đã đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh?
    Bài làm của em N.A.T lớp 10, PTTH viết:
    ?o... Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm ?oTắt đèn?. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó...?.
    5. Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích ?oNhững nỗi lòng tê tái?.
    Bài làm của em C.V.T lớp 10, PTTH P.N có đoạn viết:
    ?oNay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng?. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp muốn ngóc đầu lên cũng không nổi?.
    6. Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.
    Một em tên Hoàn Nhân, lớp 9, TPCS viết:
    ?o... Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy (!). Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8-3 làm ngày quốc khánh phụ nữ...?.
    7. Một bạn học sinh lớp 9, PTCS T.A, Huế đã viết:
    ?oThúy Kiều là người con gái tài sách vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Đến nỗi nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng?(!!!).

    8. Em hãy tả con gà trống nhà em:
    "Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái"!?

    9. ?oEm hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu? - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh :
    - Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa? Tính tình cụ già rất là bực bội? Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
    - Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
    - Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
    - Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
    - Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
    - Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.

    ....
    Dạy các môn xã hội, nhất là môn văn là nhằm hình thành nhân cách cho học sinh, giúp các em tích lũy hiểu biết, từng bước làm giàu tình yêu gia đình, quê hương, đất nước và con người. Vậy mà bây giờ có không ít học sinh không thích học văn, thậm chí rất sợ học văn. Lỗi ấy đâu chỉ thuộc về các em?!

    Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có quá nhiều cải biên, cải cách về nội dung và phương pháp giảng dạy môn văn, thay cả sách giáo khoa, cho ra đời hàng loạt sách tham khảo, thực hiện nhiều cuộc hội thảo, tập huấn về thay sách trên phạm vi cả nước, tốn kém bạc tỷ.

    Tuy nhiên, Bộ lại quên rằng: dạy văn là dạy người, dạy cái phần hồn tinh túy, cao đẹp của con người thông qua các hình tượng văn học. Muốn thế, trước hết và rất cơ bản là tâm hồn người thầy phải thật trong sáng, nhạy cảm và giàu tính yêu thương. Nếu cứ xem nhẹ đặc trưng bộ môn văn, quá thiên về cải cách phương pháp dạy và học, e rằng học sinh càng sợ học văn.

    a4u
    "Mua vui cũng được một vài trống canh"
    (Nguồn:http://www.tintucvietnam.com/Du-Hoc/2004)
  5. nhocconbonmat

    nhocconbonmat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2004
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bác a4u mà thấy buồn . Nỗi buồn dai dẳng của những người yêu văn . Nhóc con không dám nhận rằng mình là người giỏi văn , cũng chẳng dám nhận rằng không bao giờ phạm lỗi dùng từ thiếu chính xác . Nhưng đọc những bài văn mà bạn bè cùng trang lứa mình viết , đôi khi nhóc con tự thấy xấu hổ .
    Không biết có nên trách những bạn trẻ đấy không . Có trách , chắc chỉ nên trách cuộc sống quá tất bật đã làm con người rời xa những quyển sách .
    Sách vở bây giờ không còn thu hút các bạn trẻ bằng những hôm sinh nhật , những buổi hát hò . Bác a4u thử nhìn lại xem , bây giờ hiếm còn có ai bỏ ra vài tiếng ra ngồi đọc sách một mình ( đấy là nhóc chỉ nói những người trẻ tuổi thôi ). Thậm chí cũng ít bạn chịu đọc hết tác phẩm trong sách giáo khoa , chỉ ngồi học thuộc bài giảng văn của thầy cô . Chính vì thế nên mới có những bạn nhầm ông lái đò với .... ông lão đánh cá ( trong truyện của Puskin ) .
    Cuộc sống thực tế khác hẳn hoàn toàn với những hình ảnh thơ ca . Hãy thử đọc lại một lần lời bình này với một góc nhìn khác :
    Lời bình câu thơ: Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
    "Cảnh đông tàn rét mướt làm cho con người không muốn quét tước gì nữa, để rồi khi nắng lên, sau lưng thêm, lá đã rụng đầy như một bãi rác."
    Người viết có .... thật thà quá chăng ? Hay phải nói là bạn ấy đã ... liên tưởng cảnh những con đường thành phố với khung cảnh trong thơ ?
    Người ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
    Ôi , hai câu thơ mà nhóc thích nhất , giờ đây ... [r39)
    Một lần bạn của nhóc con hỏi :
    - Thời nay tôi phải học văn để làm gì ?
    Đó là một câu hỏi mà nhóc con không thể trả lời cho bạn ấy được . Bởi lẽ , với một người sống thực tế như bạn ấy , nhóc con không thể trả lời rằng " Văn học là nhân học "

Chia sẻ trang này