1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn Lang, Việt Thường và nước Việt Câu Tiễn........

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Redcrystalheart, 11/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Redcrystalheart

    Redcrystalheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Ok, đồng ý!
    Bây giờ ta lại tiếp tục với Lạc Việt và Văn Lang. Về phần này tôi nghĩ bác có nhiều tư liệu hơn tôi nên nhường bác đi trước vậy!
  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Vắn tắt: nhắc đến Lạc Việt là nhắc đến dân cư sinh sống tại địa bàn Giao Châu/Giao Chỉ còn Văn Lang được coi là quốc hiệu của nhà nước của dân Lạc Việt. Nói cách khác, Lạc dân/hầu/tướng/vương là những thành viên trong của quốc gia Văn Lang và khi nhắc tới họ, người ta phân biệt họ bằng từ Lạc Việt.
    Đúng hay sai ạ?
  3. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Vắn tắt: nhắc đến Lạc Việt là nhắc đến dân cư sinh sống tại địa bàn Giao Châu/Giao Chỉ còn Văn Lang được coi là quốc hiệu của nhà nước của dân Lạc Việt. Nói cách khác, Lạc dân/hầu/tướng/vương là những thành viên trong của quốc gia Văn Lang và khi nhắc tới họ, người ta phân biệt họ bằng từ Lạc Việt.
    Đúng hay sai ạ?
  4. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    OK! Hôm nay sẽ không để RCH phải tiếp tục vất vả tìm các chứng cứ nọ kia nữa. Vấn đề nằm ở trong cách hiểu của RCH về khái niệm, dẫn đến những sai lầm sau đó.
    Thứ nhất: nghiên cứu lịch sử đòi hỏi sự chính xác. Dưới đây là những gì cậu viết, trích lại:
    Văn hoá Âu Lạc là văn hoá Việt hay văn hoá Văn Lang, Hoà Bình.
    Vì câu này nên tôi đã bắt đầu post bài để xem cậu phản ứng thế nào. Lý do là tôi nghi ngờ cậu đã không hiểu đúng khái niệm văn hóa, giữa văn hoá như là một khái niệm về sinh hoạt tinh thần, với văn hoá như là một giai đoạn của lịch sử. Tôi đã nhắc cậu về chuyện này, nhưng cậu không hiểu được thì phải. Thế nên cậu mới viết:
    Văn hoá Việt có được như bây giờ thì cũng phải trải qua mấy nghìn năm phát triển rồi, trong quá trình phát triển thì dĩ nhiên những gì thủ cựu, không còn phù hợp với thực tế cuộc sống nữa thì đương nhiên nó phải bị loại thải để thay thế cho những cái tân tiến hơn, còn cái gì vẫn phù hợp thì người ta vẫn giữ lại cho tới bây giờ ( nấu bánh chưng bánh dày vào ngày tết, ăn trầu .....).
    Bánh chưng hay bánh giày thì chỉ là những tập tục văn hoá, và sẽ chẳng ai dùng nó làm tính đặc trưng của một nền văn minh trong lịch sử các giai đoạn phát triển của dân tộc Việt. Dùng nó như một ví dụ để chứng minh sự liên kết giữa văn hoá Việt với văn hoá Âu lạc, Hoà bình là hoàn toàn sai lầm. Và nó chứng tỏ cậu không hiểu rõ cái mình đang nói tới.
    Khái niệm văn hoá ở đây nên hiểu như là văn minh (nền văn minh), mà đã có đầy rẫy trong các bài viết trích dẫn của cậu. Văn minh Hoà bình, văn minh Đông sơn,....
    Thứ hai: cần phải có sự rõ ràng. Đọc lại câu này:
    Văn hoá Âu Lạc là văn hoá Việt hay văn hoá Văn Lang, Hoà Bình.
    Ở đây rõ ràng là sự đánh đồng giữa các giai đoạn phát triển. Cậu có thể viết rõ rằng văn hoá Việt hiện nay phát triển từ văn hoá Văn lang,...Hoà bình. Nhưng văn hoá Việt hiện nay không thể là văn hoá của thời kỳ đồ đá. Nói rằng người Việt là chủ nhân của Văn hoá Hoà bình chỉ có nghĩa là ở đây người ta tìm thấy những dấu tích đặc sắc nhất của giai đoạn này. Nếu chấp nhận câu nói trên, thì chắc sẽ có vài nước láng giềng cũng nói văn hoá nước tôi là văn hoá Hoà bình, và chúng ta sẽ cãi nhau. Nhưng nếu dùng cụm từ ''phát triển từ văn hoá Hoà bình'' thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều, đúng không. Thêm một ví dụ nữa:
    Nếu tôi nói trong bài post trên rằng "Văn hoá Âu Lạc là văn hoá Việt hay văn hoá Đông Sơn " thì cũng chẳng có gì khác cả, cũng đều nhắc đến văn hoá Hoà Bình mà thôi.
    Chúng ta đang thấy sự đổ lộn lẫn nhau giữa thời kỳ đồ đá, đồ đồng, và đồ...điện tử. Đúng hơn thì là một kiểu nguỵ biện.
    Thứ ba, giả sử ta cứ chấp nhận văn hoá ở đây theo đúng cái nghĩa của từ văn hoá (không phải là văn minh) thì ta cũng không thể chấp nhận cái lý thuyết kế thừa phát triển để đổ đồng văn hóa của các thời kỳ này vào với nhau. Cậu có thể đưa ra bánh chưng bánh giày, và đó là một phong tục. Tôi đố cậu có thể tìm ra một ví dụ về phong tục văn hoá của thời kỳ Hoà bình mà khả dĩ có sức thuyết phục rằng nó liên hệ gì tới nay hay tới giai đoạn Đông Sơn, hay Văn Lang, Âu Lạc.
    Kể ra đố như vậy thì cũng rất củ chuối, nên thôi. Tôi chỉ muốn viết đơn giản rằng tập tục sinh hoạt tinh thần của các giai đoạn có thể có sự kế thừa và phát triển..., nhưng sự khác biệt qua hàng nghìn năm là rất lớn. Ví dụ, thời Văn lang, Âu lạc, hay trước đó, nước Việt ta gồm rất nhiều bộ tộc, và văn hoá thời đó có thể coi là tập hợp các hoạt động văn hoá của các bộ tộc, mà văn hoá của các bộ tộc có thể là không giống nhau. Nhưng bây giờ dù chúng ta có nhiều dân tộc khác nhau nhưng chủ yếu là người Kinh, và người Kinh làm nên đặc trưng văn hoá chính hiện nay, sau rất nhiều sự pha trộn và giao lưu. Thêm nữa, văn hoá Việt ngày nay không chỉ giới hạn ở văn hoá đồng bằng, trung du, và miền núi của Bắc bộ.
    Cuối cùng (vì cũng đã buồn ngủ, nên tôi muốn viết xong cho nhanh), cậu có vấn đề trong cách lý luận.
    Nếu tôi nói trong bài post trên rằng "Văn hoá Âu Lạc là văn hoá Việt hay văn hoá Đông Sơn " thì cũng chẳng có gì khác cả, cũng đều nhắc đến văn hoá Hoà Bình mà thôi.
    Ở trên đây là một ví dụ rõ nhất, mà nó đã dẫn tôi tới cái chuyện nói đến người Việt là nói đến vượn người. Cách biện luận như vậy thì lame quá, tức là nguỵ biện, hay là cùn ý mà. Tôi thì thích dùng từ củ chuối.
    Tóm lại, tôi thấy cậu chưa hiểu khái niệm khi sử dụng nó, cậu có vẻ mất bình tĩnh khi không hiểu được tôi đang muốn nói tới điều gì, và điều đó dẫn tới sự nguỵ biện.
    Mong RCH tiếp nhận những điều này như là một góp ý. Và nếu tôi có sai lầm ở đâu, xin vui lòng chỉ ra dùm.
  5. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    OK! Hôm nay sẽ không để RCH phải tiếp tục vất vả tìm các chứng cứ nọ kia nữa. Vấn đề nằm ở trong cách hiểu của RCH về khái niệm, dẫn đến những sai lầm sau đó.
    Thứ nhất: nghiên cứu lịch sử đòi hỏi sự chính xác. Dưới đây là những gì cậu viết, trích lại:
    Văn hoá Âu Lạc là văn hoá Việt hay văn hoá Văn Lang, Hoà Bình.
    Vì câu này nên tôi đã bắt đầu post bài để xem cậu phản ứng thế nào. Lý do là tôi nghi ngờ cậu đã không hiểu đúng khái niệm văn hóa, giữa văn hoá như là một khái niệm về sinh hoạt tinh thần, với văn hoá như là một giai đoạn của lịch sử. Tôi đã nhắc cậu về chuyện này, nhưng cậu không hiểu được thì phải. Thế nên cậu mới viết:
    Văn hoá Việt có được như bây giờ thì cũng phải trải qua mấy nghìn năm phát triển rồi, trong quá trình phát triển thì dĩ nhiên những gì thủ cựu, không còn phù hợp với thực tế cuộc sống nữa thì đương nhiên nó phải bị loại thải để thay thế cho những cái tân tiến hơn, còn cái gì vẫn phù hợp thì người ta vẫn giữ lại cho tới bây giờ ( nấu bánh chưng bánh dày vào ngày tết, ăn trầu .....).
    Bánh chưng hay bánh giày thì chỉ là những tập tục văn hoá, và sẽ chẳng ai dùng nó làm tính đặc trưng của một nền văn minh trong lịch sử các giai đoạn phát triển của dân tộc Việt. Dùng nó như một ví dụ để chứng minh sự liên kết giữa văn hoá Việt với văn hoá Âu lạc, Hoà bình là hoàn toàn sai lầm. Và nó chứng tỏ cậu không hiểu rõ cái mình đang nói tới.
    Khái niệm văn hoá ở đây nên hiểu như là văn minh (nền văn minh), mà đã có đầy rẫy trong các bài viết trích dẫn của cậu. Văn minh Hoà bình, văn minh Đông sơn,....
    Thứ hai: cần phải có sự rõ ràng. Đọc lại câu này:
    Văn hoá Âu Lạc là văn hoá Việt hay văn hoá Văn Lang, Hoà Bình.
    Ở đây rõ ràng là sự đánh đồng giữa các giai đoạn phát triển. Cậu có thể viết rõ rằng văn hoá Việt hiện nay phát triển từ văn hoá Văn lang,...Hoà bình. Nhưng văn hoá Việt hiện nay không thể là văn hoá của thời kỳ đồ đá. Nói rằng người Việt là chủ nhân của Văn hoá Hoà bình chỉ có nghĩa là ở đây người ta tìm thấy những dấu tích đặc sắc nhất của giai đoạn này. Nếu chấp nhận câu nói trên, thì chắc sẽ có vài nước láng giềng cũng nói văn hoá nước tôi là văn hoá Hoà bình, và chúng ta sẽ cãi nhau. Nhưng nếu dùng cụm từ ''phát triển từ văn hoá Hoà bình'' thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều, đúng không. Thêm một ví dụ nữa:
    Nếu tôi nói trong bài post trên rằng "Văn hoá Âu Lạc là văn hoá Việt hay văn hoá Đông Sơn " thì cũng chẳng có gì khác cả, cũng đều nhắc đến văn hoá Hoà Bình mà thôi.
    Chúng ta đang thấy sự đổ lộn lẫn nhau giữa thời kỳ đồ đá, đồ đồng, và đồ...điện tử. Đúng hơn thì là một kiểu nguỵ biện.
    Thứ ba, giả sử ta cứ chấp nhận văn hoá ở đây theo đúng cái nghĩa của từ văn hoá (không phải là văn minh) thì ta cũng không thể chấp nhận cái lý thuyết kế thừa phát triển để đổ đồng văn hóa của các thời kỳ này vào với nhau. Cậu có thể đưa ra bánh chưng bánh giày, và đó là một phong tục. Tôi đố cậu có thể tìm ra một ví dụ về phong tục văn hoá của thời kỳ Hoà bình mà khả dĩ có sức thuyết phục rằng nó liên hệ gì tới nay hay tới giai đoạn Đông Sơn, hay Văn Lang, Âu Lạc.
    Kể ra đố như vậy thì cũng rất củ chuối, nên thôi. Tôi chỉ muốn viết đơn giản rằng tập tục sinh hoạt tinh thần của các giai đoạn có thể có sự kế thừa và phát triển..., nhưng sự khác biệt qua hàng nghìn năm là rất lớn. Ví dụ, thời Văn lang, Âu lạc, hay trước đó, nước Việt ta gồm rất nhiều bộ tộc, và văn hoá thời đó có thể coi là tập hợp các hoạt động văn hoá của các bộ tộc, mà văn hoá của các bộ tộc có thể là không giống nhau. Nhưng bây giờ dù chúng ta có nhiều dân tộc khác nhau nhưng chủ yếu là người Kinh, và người Kinh làm nên đặc trưng văn hoá chính hiện nay, sau rất nhiều sự pha trộn và giao lưu. Thêm nữa, văn hoá Việt ngày nay không chỉ giới hạn ở văn hoá đồng bằng, trung du, và miền núi của Bắc bộ.
    Cuối cùng (vì cũng đã buồn ngủ, nên tôi muốn viết xong cho nhanh), cậu có vấn đề trong cách lý luận.
    Nếu tôi nói trong bài post trên rằng "Văn hoá Âu Lạc là văn hoá Việt hay văn hoá Đông Sơn " thì cũng chẳng có gì khác cả, cũng đều nhắc đến văn hoá Hoà Bình mà thôi.
    Ở trên đây là một ví dụ rõ nhất, mà nó đã dẫn tôi tới cái chuyện nói đến người Việt là nói đến vượn người. Cách biện luận như vậy thì lame quá, tức là nguỵ biện, hay là cùn ý mà. Tôi thì thích dùng từ củ chuối.
    Tóm lại, tôi thấy cậu chưa hiểu khái niệm khi sử dụng nó, cậu có vẻ mất bình tĩnh khi không hiểu được tôi đang muốn nói tới điều gì, và điều đó dẫn tới sự nguỵ biện.
    Mong RCH tiếp nhận những điều này như là một góp ý. Và nếu tôi có sai lầm ở đâu, xin vui lòng chỉ ra dùm.
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đọc thoáng qua thì thấy các bạn bác cổ thông kim, biết được lịch sử ViệtNam từ hồi còn là một phần của TrungQuốc.
    Đáng buồn thay, không học thì không biết (nhân bất học bất tri lý) nhưng có người càng học thì càng không biết hơn nữa (cánh học cánh bất tri lý). Người ta nhìn nhận một vấn đề gì, cũng không thể nhờ vả cái vốn tri thức tự mình tưởng là cao rộng của mình, mà phải nhờ vào cái tầm mắt, hướng nhìn của mình, cái thái độ của mình. Người có thái độ yêu nước Việt, tự hào về chính giòng giõi mình thì không thể nhận nguỵ biện ViệtNam vốn là Tàu được. Đó là con tim của mình, lòng yêu kính cha mẹ tổ tiên cúa mình. Con tim của mình sẽ dẫn dắt mình nhìn nhận những gì đúng sai, chứ không phải bạ cái gì cũng học.
    Sau đây tôi sẽ nói về những điều đúng, cả loài người đã đang thừa nhận, chứ không nói về những điều nói nhăng nói cuội, dựa vào những sách sử, truyền thuyết đoán mò đoán mẫm, của những nhà viết sử ngày xưa, tầm mắt không qua khỏi trung nguyên (trung tâm đế quốc Trung Hoa ngày xưa), kiến thức khoa học không bằng đứa con nít học lớp 4 lớp 5 bây giờ.
    1- Trước khi có chữ Hán (giả định là 10 nghìn năm trước đây), có nước Trung Hoa, thì châu Á đã có người, và ViệtNam đã có người ở. Những người đó không bị một tai ương, bệnh dịch, hay chiến tranh nào giết hết. Những người đó có đi ra khỏi vùng đất ViệtNam, như tất cả các dân tộc trên thế giới, nhưng không hoàn toàn đi hết, bỏ lại đất không. Vì thế, người ViệtNam ngày nay chính là con cháu của những người Việt cổ này.
    2- Người Trung Quốc ngày nay, còn gọi là người Hoa, hay là dân tộc Hán, vốn là nhiều dân tộc, dần dần đồng hóa lẫn nhau thành dân Hán cách đây khoảng 4 nghìn năm, rồi thành đế quốc, và bành trướng dần ra phía Tây, và phía Nam. Đế quốc này cũng bị dân miền bắc xâm lấn, nhưng chúng ta không bàn ở đây vì ngoài đề. Đọc sách truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa, chúng ta có thể thấy được vùng nam sông Trường Giang (Dương Tử) là vùng Tôn Quyền cai trị. Tuy vậy Tôn Quyền cũng chưa hoàn toàn đồng hoá hết các dân phía nam của mình thành người Hán. Trong sách, ta còn thấy chiến tranh đồng hoá dẹp loạn còn liên miên không dứt.
    3- Từ khi đế quốc Hán bành trướng xuống phía Nam và Tây (ViệtNam, Lào, Miến, Tây Tạng, vân vân) chiến tranh với người bản xứ vẫn tiếp tục cho đến thời người Âu đi thuyền đến chiếm đất làm thuộc địa. Cuộc nổi dậy tuyên ngôn độc lập người Việt không phải là người Hán, và đất người Việt ở là một nước riêng, nổ ra cách đây 2 nghìn năm, do Hai Bà Trưng lãnh đạo, vào thời nhà Hán. Những sử sách viết sau này cho rằng người Việt là con cháu của Thần Nông, Đế Lai (qua truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ) là hoang tưởng bịa đặt, thấy người sang bắt quàng làm họ, mà quên rằng Hai Bà Trưng đã tự xưng dân mình không phải người Hán cách đây đã 2 nghìn năm rồi. Không chỉ người Việt đã cầm vũ khí tuyên ngôn dân tộc và độc lập, nhiều dần khác cũng không phải người Hán cũng đã làm vậy. Thủ lĩnh Nùng Chí Cao người Nùng Tày vùng Vân Nam Quảng Tây là một ví dụ. Thủ lĩnh người Hán Triệu Đà cũng nổi dậy giành độc lập cho vùng người Cantonese Quảng Đông, Quảng Tây là một ví dụ nữa. Ngoài ra, còn nhiều dân tộc khác chưa đủ nhiều để lập nước, nhưng ý thức dân tộc cúa họ vẫn đủ vững để khỏi bị đồng hoá thành người Hán . Cho đến nay trên thế giới, ở Trung Quốc, ở ViệtNam, những dân tộc này đều được coi là những dân tộc không phải gốc Hán. Lẽ nào người ViệtNam không được bằng các dân tộc thiểu số này, mà phải nhận là có gốc Hán hay sao?
    4- Thuyết Bách Việt thật là một mớ hổ lốn không có hiểu biết căn bản. Từ "Bách Việt" là do các nhà viết sử người Hán đặt ra để gọi chung cho những nhóm dân miền cực nam đế quốc Hán thời bấy giờ, những nhóm dân không thuần phục đế quốc Hán. Từ đó gọi chung tất cả các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Dao, Mèo, Hán, Việt, vân vân, vào làm một, nhưng không theo ý nghĩa dân tộc, mà theo ý nghĩa những bộ lạc có tiếng thời đó, ví dụ Lạc Việt, Mân Việt, và các Việt khác, vân vân. Một số người, cũng như vài bạn đã tỏ ý kiến ớ đây, cho rằng "Bách Việt" là một dân tộc. Những người đó nên học lại để hiểu từ ngữ này. Thời Hán, chúng ta có khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đã được ghi chép trong sử Hán, cùng với Mã Viện. Trước đó, chưa có sử sách nào nói về dân Việt cả. Vì vậy, cho rằng dân tộc ViệtNam bao gồm Bách Việt là sai. Phải hiểu là Bách Việt bao gồm ViệtNam mới đúng. Tôi không cần học nhiều biết rộng xem Bách Việt to lớn đến nơi nào của Trung Hoa, mà chỉ cần biết Hai Bà Trưng quê ở Châu Phong là đủ, chỉ cần biết Hai Bà đóng đô ở Mê Linh là đủ. Bách Việt nó rộng đến vùng đất Tôn Quyền, hay tận Bắc kinh, hay bao gồm cả vùng Nội Mông thì cũng không động chạm gì đến tôi. Trong các dân Bách Việt ngày xưa đó, người Cantonese nay đã thành người Hán, và đất họ ở đã thành tỉnh Quảng Đông, người Choang thì là dân tộc thiểu số tỉnh Vân Nam, người Triều Châu thì ở Phúc Kiến, người Khách Gia thì ở rải rác 2 tỉnh Quảng Tây Quảng Đông và ra cả Malayxia. Tôi không muốn vơ vào dân Bách Việt để mình khỏi thành dân tộc Kinh của Trung Quốc, và các quận Giao Chỉ ngày xưa thành một tỉnh Trung Quốc ngày nay, có thể đặt tên như Thuận Nam, hay Quảng Nam chẳng hạn.
    5- Dân Hán từ hàng nghìn năm nay vẫn tiếp tục di cư vào ViệtNam và bị đồng hoá dần thành người Việt chứ không bị giết hết hoặc bị đuổi trở về đất cũ. Những người còn gọi là người Việt gốc Hoa ngày nay là những người mới di cư đến. Con cháu họ sau này sẽ trở thành người Việt đặc.
    Trên đây chỉ vài điều bàn về người Việt cổ, lịch sử dân Hán, lịch sử bành trướng về phía Nam của đế quốc Hán, lịch sử Việt từ thời tuyên ngôn dân tộc và quốc gia, từ ngữ Bách Việt, và dân Hán ở ViệtNam, chứ không bàn rộng. Nếu ai thấy có những bằng chứng chắc chắn và có tính khoa học mà không hợp với những điều tôi bàn trên, xin mời bàn bạc thẳng thắn. Những thuyết dựa vào truyền thuyết kể cho trẻ con nghe lúc đi ngủ, hay những sử sách nói mò của mấy người viết sử thân Hán ngày xưa không có kiến thức, thì không nên bàn vào chuyện đứng đắn ở đây.
  7. simbat1080

    simbat1080 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Đi đâu cũng thấy cái bác CoDep này đọc bài của anh em chẳng đến nơi đến chốn rồi chửi bới ầm cả lên , để em đọc lại giúp bác nhé:
    1) Không ai ở cái topic này bảo rằng người Việt có nguồn gốc Hán.
    Trái lại, anh em đã dẫn chứng một số quan điểm của các sử gia hiện đại: VN nói riêng và ĐNA nói chung xuất hiện loài người trước TQ; không những thế, khu vực này còn là cái nôi của trăn nuôi+trồng chọt của cả nhân loại .
    2) Không hề có ai bảo là dân tộc Việt = Bách Việt
    Bác không thấy anh em nói sùi bọt mép ra à: dân tộc Việt nằm trong nhóm các dân tộc bị người Hán gọi chung là Bách Việt
    Còn nhiều thứ khác nữa bác cứ đọc kỹ đi rồi hãy chỉ trích nhé .
    Em mạn phép phê bình bác chỉ vì không muốn để anh em vào cái topic này, đọc mỗi trang cuối thấy bài của bác thì chán luôn, chẳng ai còn muốn đếm xỉa đến công lao post bài bấy lâu của anh em ở đây!
    Mọi người tiếp tục đi chứ!
    Mai là quốc khánh rồi!
    Ở Hà Nội có diễu binh và bắn pháo hoa đấy!
    Được simbat1080 sửa chữa / chuyển vào 13:50 ngày 01/09/2005
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn bạn Sim Bát Nghìn Lẻ Một Đêm.
    Già nua lẫn cẫn rồi, lại đọc bài dài quá, nên hiểu nhầm.
    Được lời của bạn như cới tấm lòng, không còn lo lắng nữa.
  9. mumiy

    mumiy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2005
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Còn có ai không bảo Việt vương Câu Tiễn không phải người Việt đâu? Nhưng mà ông ta là người Việt nào đấy chứ không phải là người Việt trong nước Văn Lang do Hùng Vương đứng đầu. Lý do: xin đọc lại đoạn cuối bài trên.
    [/QUOTE]
    Lịch sử ghi rằng : "Đế Minh truyền ngôi cho Đế Nghi làm vua phương Bắc, Luc Tục làm vua phương Nam,... " , như vậy nước Việt đã phân chia làm hai : tạm gọi là Bắc Việt (của Đế Nghi), Nam Việt ( của Lộc Tục ). Vậy có ai cho rằng nước Việt Câu Tiễn là thuộc về Bắc Việt không nhỉ
    [​IMG]
    Màu xanh : lãnh thổ người Turco-Mongol, tổ tiên người Han
    Màu đỏ : lãnh thổ người Việt
    Được mumiy sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 16/11/2005
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn nhặt được bản đồ của tay nào vẽ vậy ?
    Cậu ta có biết chữ không ?
    [​IMG]
    Bản đồ này tôi không vẽ, cũng không sửa, vì bạn có thể
    theo linh này mà coi:
    http://www.paulnoll.com/China/Dynasty/dynasty-East-Zhou.html

Chia sẻ trang này