1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn mới: cách làm người Việt yêu lại Văn Việt

Chủ đề trong 'Văn học' bởi viet-thang, 28/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viet-thang

    viet-thang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    Văn mới: cách làm người Việt yêu lại Văn Việt

    [​IMG]

    TTO - Một bộ sách dày dặn và đẹp đẽ với kiểu làm bìa đặc trưng mang cái tên chung Văn Mới đang là ?ohàng nóng? trên các sạp sách buổi tối ở Hà nội.

    Tác giả Văn Mới có thể rất mới như Nguyễn Thế Hoàng Linh, có thể rất quen như Bảo Ninh và Nguyễn Huy Thiệp, nhưng sách của Văn Mới thì hấp dẫn đến độ khó có thể không mua nếu đã cầm lên - dù không ít người mua đã có một cuốn nội dung tương tự trên giá sách ở nhà

    Sách cho người chơi sách

    Thứ nhất bởi vì sách ?oVăn Mới? quá đẹp. Người yêu sách năm ngoái đã từng vui mừng xôn xao vì ?ocuộc chơi design? của Vũ Đình Giang và Phan Hồn Nhiên trong tập truyện ngắn in chung. Nhưng đó vẫn chỉ là hiện tượg cá biệt. Bây giờ, Văn Mới quyết tâm làm đẹp luôn một serie.

    Ở cuốn đầu tiên, Văn Mới 2005 tuyển chọn những truyện ngắn mới nhất của những tác giả đang được mến mộ, nhóm biên soạn và trình bày ?obonus? cho người đọc một serie tranh của Nguyễn Công Cừ. Và trước mỗi tác phẩm là một tấm chân dung của tác giả đó. Những bức chân dung mà họa sĩ Trần Đại Thắng - người từ mấy năm nay đã nổi danh trong giới làm sách HN như một họa sỹ trình bày bìa đẹp nhất - cặm cụi đi khắp đất nước để yết kiến ?othân chủ? và xin được ?ochộp? ảnh rồi chọn lấy khoảnh khắc ưng ý nhất.

    Ngoài những người nổi tiếng được ?olàm mới? hình ảnh như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Tô Hoài, Tạ Duy Anh? những chân dung mới và lạ thực sự như Nguyễn Tham Thiện Kế, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Thế Hoàng Linh ? thực sự tạo được sự tò mò háo hức trước khi người ta bắt đầu khám phá thế giới nội tâm của họ qua tác phẩm

    Ở những cuốn tiếp theo: Chuyện của thiên tài (tiểu thuyết - Nguyễn Thế Hoàng Linh), Lan man trong lúc kẹt xe (những truyện ngắn hay nhất và mới nhất của Bảo Ninh), Cánh buồm nâu thưở ấy (tuyển tập tương tự của Nguyễn Huy Thiệp),... vẫn trung thành với cách trình bày ?oduy mỹ?, đồng thời với một bàn tay tuyển lựa tinh tế (trước mắt 2 nhà văn Lê Minh Khuê và Hồ Anh Thái đang nhiệt tình làm công việc này), Văn Mới tạo cho người yêu sách cái thú sưu tập và tự hào?bày lên giá sách như một giai phẩm.

    Năm 2005, dự kiến sau Bảo Ninh sẽ là Tạ Duy Anh, Mạc Can, Nguyễn Ngọc Thuần? và 2006, ?oVăn Mới? vẫn sẽ tiếp tục nhưng với một ?ostyle? khác: ví dụ như bìa đỏ thay cho bìa đen (!?)

    Sách cho người đọc lại và khám phá mới

    Không thiên về duy mỹ như Văn Mới, một lối làm sách khác cũng đang được tìm đọc và ?mua lại: các danh tác VN tái bản kèm thêm lời chú giải và lời phê bình mới. Dẫn đầu về lượng bán ra tại HN của dòng sách này - theo các chủ sạp bán sách đêm trên phố Nguyễn Xí - là Số đỏ và Pháp du hành trình Nhật ký của Phạm Quỳnh.

    Ở mỗi cuốn sách này, ngoài phần nguyên bản tác phẩm như đã từng xuất bản nhiều lần trước đây, người biên tập đã bỏ nhiều công chú giải lại các từ ngữ (Hán, Hán- Việt, Pháp-Việt) từ đầu thế kỷ nay không còn phổ biến hoặc đã bị hiểu sai nghĩa gốc, đặc biệt là đưa vào các bài viết mới, những nghiên cứu, phát hiện mới về tác giả, tác phẩm, nhân vật.

    Trong Số đỏ mới, nhà phê bình Vương Trí Nhàn đưa ra một cách nhìn khác lạ về Xuân tóc đỏ : Không hẳn hoàn toàn là lưu manh, Xuân là một kẻ có thực tài (quần vợt), có chí tiến thủ, biết tranh thủ thời cơ và thực chất, hắn chẳng làm hại ai. Ông Nhàn hy vọng sẽ có người đọc và tranh luận với ông về cách nhìn mới này. Theo ông, đó mới là cách mà văn học sống thực sự trong lòng thời đại: nó phải được những con người của thời đại hôm nay đọc lại, nhìn lại và so sánh, nếu không, tác phẩm, dù là kiệt tác, cũng chỉ có thể nằm cho bụi phủ trên giá sách mà thôi.

    Cũng trên tinh thần đó, nhà văn Phạm Sông Hồng - Phó GĐ NXB Hội Nhà Văn cho biết: ?ochúng tôi sẽ làm tiếp Nguyễn Tuân tiền chiến, Nam Cao tiền chiến, Kỹ nữ trong văn chương? và mỗi tác phẩm cũ được xuất bản chúng tôi đều sẽ cố gắng ?olàm mới? nó để tạo hứng thú cho bạn đọc đương đại. Hy vọng các nhà văn, các nhà phê bình, các nhà sưu tập sẽ nhiệt tình cộng tác với chúng tôi.

    Trong khi còn những người làm sách VN phần đông còn đang loay hoay với việc kiếm đâu ra tiền và có tiền thì mua bản quyền những tác phẩm nào, mua như thế nào các tác phẩm có giá trị của thế giới, việc ?olàm đẹp? và ?olàm mới? sách cũ của những nhóm yêu văn chương khác nhau ở HN ít nhất cũng làm được một công việc quý hóa: làm cho người VN yêu lại, yêu hơn những gì mình đang có: Văn Việt

    THU HÀ
  2. toimongvehanoi

    toimongvehanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì công nhận. Nhớ lúc vào hàng sách, vác về luôn mấy quyển vì thấy ... bìa sách đẹp, va lời tựa khá ấn tượng. Ấn tượng nhất là ở cái tên sách!
    Còn nội dung... Để xem đã. Chưa đọc hết mừ....
  3. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Nội dung rất tầm thường,sáo mòn.Cách viết ko có gì gọi là MỚI.Văn Mới thực ra chỉ mới ở cái bìa.Bìa sách được gọi là "mới" nhưng thực ra chỉ mới ở Việt Nam.
  4. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Công nhận được cái thiết kế bìa đẹp. Mình chỉ đợi mỗi sách của bác Mạc Can mà chưa thấy. Đúng là cái hay thì phải đợi
  5. viet-thang

    viet-thang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn những lời nhận xét và đánh giá của các bạn.
    Mạc Can đã phát hành tại Hà Nội.
  6. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Mạc Can sợ hai chữ nhà văn (TN)
    -
    Tròn tròn, thấp đậm. Chiếc ghi-lê luôn dính ngoài áo sơ mi và chiếc cặp đen thui đeo bên hông là hai vật bất ly thân. Mái đầu húi cua đã lấm tấm những đốm bạc, mắt lồi, khuôn mặt hài hài, khiến cho người thoáng gặp ông cũng đã thấy... muốn cười. Nhưng nếu nhìn sâu vào mắt mỗi khi ông cười, sẽ thấy mắt ông luôn rưng rưng một nỗi buồn ngơ ngác.
    Ít ai nghĩ Mạc Can, một cây hài, nghệ sĩ xuất hiện trong hàng trăm vai diễn trên sân khấu, phim ảnh... lại là người rất sợ đám đông. "Mỗi lần xuất hiện trước đám đông, tôi cảm thấy sợ! Không chỉ thế, tôi còn sợ ngay khi đối diện với mỗi con người. Một nỗi sợ không thể nào lý giải nổi. Như lúc này đây, tôi cũng đang sợ...". - Mạc Can thú nhận. Nỗi sợ vô cớ ấy bắt nguồn từ cuộc đời ông, chặng đời mà 60 năm ông đã nếm trải: "Sinh ra ở một vùng đất nghèo, dân trí thấp, được học ít, rồi trở thành một thằng hề cho người đời cười cợt, trêu chọc. Nhưng mấy ai hiểu rằng trong mỗi tay hề đều có một tâm hồn?".
    Dần dà, sự xa cách khiến ông không còn thân thiện với con người nữa. Môi trường đã tạo ra một Mạc Can nhút nhát trước công chúng. "Mỗi khi ra đường, không ít người thốt lên: Nhìn kìa! Mặt tay Can trông mắc cười quá! Tất cả cười ồ, cả tôi, dĩ nhiên! Nhưng lòng chợt thảng thốt: Sao mình rầu rĩ thế này mà mọi người lại thấy mình buồn cười? Càng nghĩ càng thấy khổ tâm quá mức, chỉ muốn thu mình cho nhỏ lại. Trong con người tôi lúc thì vui vẻ hết mức, lúc lại u sầu, lúc rất sâu sắc, khi lại đần độn, trì trệ vô cùng. Dường như trong tôi có mấy chục con người khác nữa! Mọi cảm giác đều nếm trải đến tận cùng. Vì thế, tôi luôn thấy mình sống nhiều cuộc đời lẫn lộn, quên quên, nhớ nhớ. Tới mức nhiều khi không biết cuộc đời thật của mình ở đâu nữa!".
    Mạc Can đã nói về mình với chất giọng rù rì, nghe đủ thấy... mắc cười. Thâm trầm, dí dỏm hệt như văn chương của ông vậy. Văn là người. Ấy thế nhưng khi gọi ông là nhà văn, ông không chịu, đây đẩy chối từ, vẻ e sợ hiện ra trong ánh mắt: "Hai chữ nhà văn lớn lắm, tôi e mình không xứng tầm!".
    Con người viết thử, viết cho vui ấy đã từng làm chấn động dư luận qua Tấm ván phóng dao, cuốn tiểu thuyết đầu tay. Nhiều ý kiến cho rằng tác phẩm hay quá, viết tài quá, không chỉ đạt tới những giá trị nhân văn mà còn thể hiện nhuần nhuyễn bằng trình độ nghệ thuật cao. Mà ông chỉ là một công dân mới học để đủ đọc được mặt chữ. Cậu bé Cang (tên thật của ông là Lê Trung Cang) xưa kia ham đọc sách lắm. Thường lân la đọc ké ở một tiệm sách gần nhà. Ông chủ tiệm thấy thằng nhỏ ham đọc, bèn bảo: "Ê, hay là mày phụ bán sách với tao đi!". Thế là chú bé có cơ hội để ngốn ngấu "thượng vàng hạ cám", thưởng thức hầu hết các tác phẩm kinh điển được dịch ra tiếng Việt. Mạc Can thú nhận: "Đọc sách, nhất là tiểu thuyết nước ngoài hồi ấy mê lắm, nhưng nhiều khi cũng không tiêu hóa nổi vì trình độ viết cao quá!". Đọc nhiều đến nỗi cậu bé Cang bị ngộ chữ, lẫn lộn giữa thực tại và những cuộc đời trong sách vở, sống trong tiểu thuyết, mơ mơ màng màng, ngơ ngác với cuộc sống ngoài đời. Dẫu sao, nhờ cái nghề phụ bán sách mà cậu bé đã nhập được mớ kiến thức về tiểu thuyết qua những tài năng lớn.
    "Cách đây 30-40 năm, tôi từng suy nghĩ: người ta viết hay như vậy, mình có viết nổi không? Ý tưởng đó lềnh bềnh trong óc tôi, lờ đờ như con cá nước ngọt bị bỏ vào nước mặn: sống không ra sống, chết cũng chẳng ra chết. Nó ám ảnh tôi, day dứt tôi". Và nó làm cháy lên trong ông ý tưởng viết sách từ hồi đó.
    Nhưng, viết thì sẽ viết cái gì? Chính điều này đã gây lúng túng cho ông hàng chục năm trời. Sau này, khi làm nghề diễn viên, có nhiều phóng viên phỏng vấn ông. Các phóng viên nói: "Ông có nhiều chuyện vui quá, hay ông viết thành bài báo đi!". Thế là Mạc Can nghiễm nhiên trở thành cộng tác viên cho vài tờ báo, ngày ngày va chạm với con chữ, giúp phá vỡ bức tường ngăn cản trong con người ông. Ông bắt đầu tập tành viết truyện ngắn, gửi đi các báo. Ban đầu chẳng nơi nào thèm đăng, người ta thường trả lại bản thảo cùng lá thư cám ơn đánh máy hẳn hoi - lá thư nhân bản vô tính và vô cảm. Không ít anh em đồng nghiệp cười tội nghiệp cho một lão già lẩm cẩm. Nhưng rồi viết mãi, gửi hoài thì cũng thành công. Nhờ "kinh nghiệm" trả bản thảo mà ông đã viết được Người nói tiếng chim bồ câu, sau này được in trong một tuyển tập truyện ngắn hay của NXB Hội Nhà văn. Nhân một lần đi công tác ngoài Hà Nội, Mạc Can ghé vào Hội Nhà văn để cảm ơn. Ở đây ông được mọi người khen là có cách viết lạ. Nhà văn Lê Minh Khuê tò mò nhìn vào cái túi đen to đùng của ông: "Thế trong cái túi kia có mang theo truyện nào không?". Ông hấp tấp lôi ra một bản thảo trao cho nữ nhà văn. Ít lâu sau, Lê Minh Khuê gọi điện nói với ông: "Người trong nghề nhận xét là ông viết cảm động quá! Nhưng phần sau đâu rồi?". "Tôi chưa viết" - Mạc Can đáp. "Sao vậy?" "Bởi vì tôi nghĩ rằng sẽ chẳng được đăng nên không có hứng viết tiếp". "Thế thì ông viết đi!". Mạc Can về nhà, hăm hở ngồi trước chiếc máy vi tính cũ kỹ, tay phăm phăm mổ bàn phím... Một tuần sau, ông viết xong cuốn truyện, gửi ra Bắc, với sự hồi hộp, phập phồng hy vọng. Một hôm, đang đi trên đường, Mạc Can nhận được điện thoại của nhà văn Hồ Anh Thái thông báo cuốn sách sẽ được in.
    Kể đến đây, Mạc Can ngừng lại, khuôn mặt ông tràn đầy xúc động và bừng sáng niềm hạnh phúc như sự kiện ấy vừa mới diễn ra hôm qua. "Những lời động viên khen ngợi ấy đã làm cho tất cả những vất vả, cực khổ của cuộc đời tôi trước kia đều tiêu tan hết. Nghe xong cú điện thoại, tôi tấp xe vào lề đường, đứng khóc cho an toàn. Trời ơi, thì ra cuộc đời này vẫn còn nhiều điều đáng để chúng ta sống lắm! Càng khổ tâm, càng cam go, càng gay cấn thì càng đáng sống".
    Đó chính là sự ra đời của Tấm ván phóng dao. Cuốn truyện đã tạo ra một dư luận. Với Mạc Can, điều này thật quá sức tưởng tượng! Ông tâm sự: "Trong cuộc đời, tôi trân trọng nhất là phụ nữ và trẻ em. Với phụ nữ, tôi thấy họ thật mong manh, yếu đuối. Thế mà trò phóng dao (hầu như ở đoàn xiếc nào cũng có) không hiểu tại sao người đứng sau tấm ván không phải thằng hề mà luôn luôn là một phụ nữ? Tôi đã bực tức, bất mãn vô cùng trước trò mua vui độc ác này. Sự trăn trở ấy ám ảnh tôi nên khi đặt bút viết, tôi thấy không khó khăn gì".
    Nhiều người đã ngạc nhiên về kỹ thuật của cuốn truyện, bởi nó được viết ra với một bàn tay biết sắp xếp, bố cục rất chặt chẽ và mới mẻ. Dư luận đã đề cập tới thủ pháp giãn cách, thủ pháp montage... trong cuốn truyện. Đó là những khái niệm xa lạ với Mạc Can. Ông nói: "Với tôi, đọc sách cũng như việc uống thuốc, viên thuốc phải bọc đường, bọc sôcôla mới dễ uống. Người viết phải làm sao tạo ra sự thú vị mới cuốn hút được độc giả. Nghĩ và tôi đã làm thế".
    Bây giờ, trong đầu ông chỉ toàn những cốt truyện. "Với tôi, đam mê văn chương chưa đủ mà nếu không viết nữa tôi sẽ bị chết. Chết thể xác, chết tâm hồn và chết nhiều thứ nữa... Không viết, cuộc đời tôi có niềm vui nào lớn hơn?".
    Nhìn khuôn mặt lo lắng của ông khi mường tượng đến ngày nào đó ông ngừng viết, chợt thấy buồn cười: người mê viết như thế mà lại sợ hai chữ nhà văn! Không dám nhận mình là nhà văn nhưng vẫn coi viết lách như một mục đích tồn tại - ông thừa tiêu chuẩn trở thành một nhà văn thứ thiệt, thưa văn sĩ Mạc Can!
  8. viet-thang

    viet-thang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    http://vietnamnet.tv/thoisu.asp?page=4#mms://www.vietnamnet.tv/vnntv/ngay9_6/bt1_hientuongvanmoi.wmv

Chia sẻ trang này