1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn xuôi của những người nổi tiếng không phải vì văn xuôi

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Julian, 02/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Văn xuôi của những người nổi tiếng không phải vì văn xuôi

    Có rất nhiều người đa tài , họ có những thành quả ở nhiều mảng, lĩnh vực khác nhau. Thế nhưng người ta thường chỉ nhắc đến họ với tư cách ở một lĩnh vực thành công nhất. VĂN XUÔI CỦA NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG KHÔNG PHẢI VÌ VĂN XUÔI là nơi đăng tải những tác phẩm văn xuôi của những người như thế - những người rất nổi tiếng không phải ở lĩnh vực văn xuôi cho nên công chúng thường ít biết rằng họ còn là những nhà văn rất tài.








    MỤC LỤC ​







    Trang 1: http://ttvnol.com/tacphamvanhoc/133817/trang-1.ttvn

    Trịnh Công Sơn - Chú Lộ
    Trịnh Công Sơn - Tôi đã mơ thấy chuyến đi của mình
    Hàn Mặc Tử - Chơi giữa mùa trăng
    Lưu Trọng Lư - Em hãy còn thơ
    Nguyễn Ái Quốc - Lời than vãn của bà Trưng Trắc


    Trang 2: http://ttvnol.com/tacphamvanhoc/133817/trang-2.ttvn

    Nguyễn Ái Quốc - Con người biết mùi hun khói
    Nguyễn Bính - Im lặng thẹn
    Quách Tấn - Má tôi
    Lê Đạt - Lầu hạc vàng
    Ý Nhi - Có gió chuông sẽ reo



    Trang3: http://ttvnol.com/tacphamvanhoc/133817/trang-3.ttvn

    Phạm Thị Ngọc Liên - Biển hôm nay nhiều nắng
    Phạm Thị Ngọc Liên - Hoa cải hương
    Phạm Thị Ngọc Liên - Nhân cách








    Được julian sửa chữa / chuyển vào 07:23 ngày 16/08/2004
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0


    Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có tài về âm nhạc, điều này ai cũng công nhận. Ông còn vẽ, viết vài tiểu phẩm. Ông cũng viết một truyện ngắn duy nhất mang tên "Chú Lộ". Julian xin đăng lại tác phẩm này để chúng ta cùng khám phá thêm về người nhạc sỹ tài hoa .
    Trịnh Công Sơn
    Chú Lộ ( I )
    I. Năm 13 tuổi chú Lộ đã có mặt ở dưới hầm rượu của câu lạc bộ thể thao trong thành phố Huế. Dạo ấy, bọn Tây còn làm chủ nhân ông trong ?oThành phố thuộc địa? này và lẽ dĩ nhiên, chủ tịch của câu lạc bộ thời bấy giờ cũng là một thằng mắt xanh mũi lõ.
    Vào đời với cái tuổi 13, chỉ mới biết viết và biết đọc đôi chút, và đối với bất kỳ ai, là một sự phiêu lưu thất thế không lường được. Chú Lộ ra khỏi nhà và đi thẳng đến sân tennis không do dự, không lựa chọn. Chú rời khỏi nhà như một con chim lìa tổ quá sớm hoặc như một chiếc lá lìa cành và phó mặc cho ngọn gió định mệnh thổi đến đâu hay đến đó. Và không cần phải có thì giờ làm quen hoặc một lời giới thiệu nào, chỉ một tuần sau chú Lộ đã trở thành đứa bé lượm banh tình nguyện không công. Tên chú dần dần quen thuộc ở đầu môi những thằng Tây và những người Việt Nam đánh banh mỗi sáng, trưa, chiều. Tây thì gọi chú: ?oÊ, nhỏ Lộ?, người Việt Nam thì gọi ngắn hơn: ?oLộ? và đưa tay lên để đón trái banh được quăng theo hình cầu vồng từ bàn tay nhỏ và đen đũi. Mấy ngày đầu, có khi còn trở về nhà nhưng sau đó thì chú cùng với vài đứa nhỏ lượm banh khác lân la kiếm cơm ở nhà bếp và ngủ hẳn ở dưới hầm câu lạc bộ dùng làm kho chất rượu và chứa đồ phế thải. Ăn thịt và bánh mì thừa của khách đối với chú bé Lộ cũng là những bữa tiệc thịnh soạn mới mẻ. Trong cái đầu đơn giản và thiếu học của đứa bé 13 tuổi, thật sự chú cũng không hề có ý niệm gì về cái thân phận hèn mọn của mình.
    Chú Lộ đã sống và lớn lên như thế từ hầm rượu. Nhờ ở năng khiếu và chút ít thông minh bẩm sinh chú đã nương nhờ vào hoàn cảnh thuận tiện để học hỏi, quan sát và tự biến mình thành một thanh niên thành thạo đủ mọi môn thể thao mà câu lạc bộ sẵn có. Không bao lâu chú đã trở thành người hướng dẫn khéo léo và chịu khó cho những người mới tập đánh tennis, mới tập chèo périssoire, chơi bóng bàn, billard, bơi lội và cả môn trượt nước. Từ một đứa bé lượm banh, cuối tuần nhận những đồng tiền lẻ từ những ông chủ bự, bẩy tám năm sau chú đã ngang nhiên bước vào ô vuông của sân banh để đánh trả những đường banh thật bay **** hoặc rướn mình lên từ phía góc sân gửi đi những cú giao banh khá ngoạn mục. Đối với các hội viên của câu lạc bộ phần đông là những công chức trong tỉnh hoặc những bậc trí thức thượng lưu, chú Lộ là người dễ bảo (serviable), bất cứ họ cần điều gì là chú xoay xở có ngay. Con cái của lớp thượng lưu này dành cho chú một cảm tình đặc biệt bởi chúng tìm được ở chú tất cả sự nhẫn nại, sự chiều chuộng mà khó có một huấn luyện viên nào có được. Với thời gian chú cũng bỏm bẻm được dăm ba tiếng Tây đủ dùng cho công việc hàng ngày. Dĩ nhiên chú nói tiếng Tây theo kiểu của chú và chú cũng chẳng quan tâm gì lắm về những cách nói bóng bẩy mà chú thường nghe những ông Tây lẫn người Việt trao đổi với nhau ở bàn ăn. Vấn đề là chú cần bọn Tây hiểu được chúng muốn, cần gì ở chú. Ban đầu nghe chú nói, bọn Tây, Đầm và con cái chúng ôm bụng cười ngất như bị ai cù vào nách. Chú thản nhiên cười theo và cứ như thế mọi người quen dần đến độ người ta có cảm tưởng cách nói tiếng Tây của chú cũng là một loại mẫu mực trong kiểu ăn nói thường ngày. Tuy thế không phải chú không hãnh diện về vốn tiếng Tây hẩm hiu ấy bởi có lần có những người thợ nào nhờ chú hỏi giùm ý kiến của ông Tây chủ tịch về việc cần quét vôi lại câu lạc bộ hoặc sửa sang cây cảnh trong khu vực này thì chú sẵn sàng biểu diễn rất hùng hồn cái mới chữ nghĩa hỗn độn mà chú đã nhặt được một cách rất vô tổ chức ấy. Mấy đứa con nít Việt Nam thì phục chú quá mức rồi.
    Chú Lộ uống rượu mạnh rất sớm. Không phải thứ uống rượu để tiêu sầu hoặc kiểu bằng hữu tâm đắc mà bởi rượu thừa ở những bàn ăn bao giờ cũng đủ để chú độc ẩm dài dài ở dưới hầm rượu sau mỗi bữa cơm. Dưới hầm có hai cái phòng nhỏ dành cho bếp và người gác cổng. Bây giờ chú đã có đủ uy tín để dành riêng cho chú một phòng. Hầm quá rộng, mấy người kia có thể thu xếp ở một góc nào đó cũng được. Trên tường chú treo cái vợt cũ của ông Chánh án mới cho. Mỗi lần ra sân banh, trông chú cũng đủ bộ sậu như mọi người. Cũng pan-túp trắng, tất dầy có ba sọc mầu cờ tây ở cổ chân, bộ quần áo trắng và cả casket cũng trắng nữa. Trên sân tennis, cách ăn mặc cũng sẽ giống nhau như thế, người xem dễ tưởng rằng không có cái biên giới giai cấp giữa con người bên này và bên kia lưới mà chỉ có nghệ thuật giao banh thôi. Thật ra chú Lộ biết rõ không phải vậy. Những cú banh chú giao qua bao giờ cũng vừa tầm tay của ông Chánh án, ông thẩm phán hoặc ông trưởng ty nào đó. Những cú xì-mách trong tay chú bao giờ cũng chưa hết đà. Và những cú bỏ nhỏ cũng đừng nghịch quá khiến các ông lớn phía bên kia phải trật xương hông hoặc bị sai khớp chân thì bỏ mẹ. Chú hiểu thế nhưng chú cũng thấy mình bị thuyết phục bởi một lẽ đương nhiên nào đó gần như định mệnh. Sự hiếu thắng của tuổi trẻ trong chú đã bỏ đi chơi từ bao giờ không ai biết và chú cũng không băn khoăn gì về điều đó cả. Tóm lại, chú như một kẻ sống an phận từ những ngày máu huyết còn đương độ trong trái tim, trên cánh tay và cặp giò thanh xuân của chú.
    Năm 23 tuổi chú Lộ có người yêu. Trước đó thì chú cũng cua kéo, chọc ghẹo mấy cô bán quán trong thành phố nhưng không đi đến đâu. Lần này thì yêu thật vì chú vốn quá dư thừa tính nhẫn nại, chú là người đàn ông lý tưởng cho cuộc tình. Người yêu chú là một cô gái 18 tuổi, con ông bếp của câu lạc bộ. Cũng là cây nhà lá vườn cả chứ đâu có xa. Cô ở dưới làng thỉnh thoảng mới lên thăm cha và mỗi lần lên đều mang theo một ít trái cây ở vườn như mít, thơm ổi. . .Từ khi hai người yêu nhau, cô gái lên đều hơn và trong rổ trái cây ở vườn nhà, bên cạnh phần dành cho cha, cô gái có phần dành cho chú. Trong đầu chú đang có hình thành một bếp lửa nhỏ cho hai người, chú dự định một, hai năm gì đó dành dụm được một số tiền nhỏ sẽ đề nghị thẳng với ông bếp về chuyện cưới hỏi.

    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có tài về âm nhạc, điều này ai cũng công nhận. Ông còn vẽ, viết vài tiểu phẩm. Ông cũng viết một truyện ngắn duy nhất mang tên "Chú Lộ". Julian xin đăng lại tác phẩm này để chúng ta cùng khám phá thêm về người nhạc sỹ tài hoa .
    Trịnh Công Sơn
    Chú Lộ ( II )
    Một hôm, chú được ông chủ tịch câu lạc bộ giao cho nhiệm vụ đi Sài Gòn mua những dụng cụ thể thao và một số vật dụng thay thế cần thiết. Chú cảm động đến run cả chân tay. Đây là dịp dễ chú du lịch ra khỏi những bờ rào chật hẹp của thành phố này. Việc đầu tiên là chú báo ngay cho ông bếp biết và nhờ nhắn lại với con gái ông. Ngay buổi chiều hôm đó mọi người lân cận với chú đều biết tin này. Đi Sài Gòn dạo ấy cũng như đến một xứ khác mà chú nghe nói văn minh và vui sướng như một thiên đường vậy (mặc dù thiên đường là như thế nào thì không ai biết cả).
    Hôm sau chú lên đường và chỉ ba tiếng đồng hồ là chú có mặt tại phi trường Tân Sơn Nhất. Lần đầu được ngồi trên máy bay và được những cô gái đẹp và lịch sự dọn bữa ăn cho mình, chú Lộ gần như rơi vào trong trạng thái mơ mơ màng màng không thật. Chú không bao giờ mơ được một loại người như chú lại có một ngày được ngồi đàng hoàng để những con người sang trọng như thế mang cơm mang nước đến cho mình. Chú chỉ quen phục vụ người khác hoặc thỉnh thoảng được phục vụ trong những quán hàng ở Huế thì những người phục vụ ấy cũng giống như chú mà thôi. Ở đây có mấy cô nói tiếng Pháp, tiếng Anh như đầm, mặt mày đẹp đẽ như mấy tiểu thư con quan, hai bàn tay mang khay thức ăn đến cho chú thì trắng muốt và ngọc ngà làm sao chú không ngạc nhiên được và nỗi ngạc nhiên đó kéo dài suốt khoảng thời gian chú ở lại Sài Gòn.
    Theo địa chỉ dặn trước, chú đến tiệm bán dụng cụ thể thao ở đường Bonnard. Chú nhìn lên bảng hiệu Sports to tướng. Đọc không được nhưng số nhà thì đúng. Tiệm có tất cả những gì chú cần và có cả những gì chú chưa hề tưởng tượng đến. Phải mất cả ngày chú mới mua xong vật dụng kê khai trong tờ giấy. Những ngày sau thì chú dành tất cả thì giờ để thỏa mãn sự hiếu kỳ bằng cách dán mũi lên ngoài những tủ kính ở các đường phố lớn. Cuối cùng chú quyết định phải mua một món quà cho người yêu của chú trước khi về. Giữa rừng đồ đạc đủ mầu sắc đó chú bối rối không hiểu phải chọn cái gì. Thử nhớ lại xem nào. Đúng rồi chú nhớ người ta hay tặng nước hoa cho người yêu. Thế là khỏe trí.Thấy cái chai hình thù đẹp đẽ là chú chọn và vài phút sau trong tay chú đã có một gói quà xinh xắn buộc dây màu xanh quanh lớp giấy hoa rực rỡ. Gói quà như muốn bay khỏi bàn tay vụng về của chú. Lòng chú nhẹ như một tờ giấy mỏng.
    Máy bay trả lại chú về thành phố cũ. Chú mới từ đầu đến chân. Bộ áo quần và đôi giầy kiểu cách này chú tin là dân chơi trong thành phố phải quay đầu lại nhìn cả. Lòng chú tự dưng sảng khoái một cách kỳ lạ. Chú nghĩ thầm: Mình cũng có quyền kiêu hãnh về mình lắm chứ. Chú mỉm cười và thuê xe về thẳng câu lạc bộ.
    Mọi người trong câu lạc bộ nghe chú về gần như ùa cả ra thềm. Cả ông sếp Tây của chú nữa. Nó vỗ vai và nói bằng tiếng Pháp:
    - Tốt lắm, tốt lắm.
    Trong đám nhân công đứng ở thềm, chú không thấy ông bếp đâu cả. Có lẽ ông bận nấu ăn cũng nên. Bắt tay mọi người xong chú đi thẳng vào nhà bếp. Không thấy cha vợ tương lai của mình đâu cả, chú đi xuống hầm rượu không kịp hỏi mọi người, ông đang nằm nhắm mắt trên ghế bố, một tay gác lên trán như ngủ. Chú lên tiếng và ông mở mắt chào chú, giọng không nồng nhiệt. Chú lộ cụt hứng và linh cảm có điều gì không hay đã xẩy ra. Đứng sững một lúc, nhìn cặp mắt ông bếp đã nhắm lại, chú bực bội quay về phòng để cất cái xách tay. Sau lưng chú bỗng có tiếng nói mệt mỏi:
    - Con Khế chết rồi.
    Người yêu chú chết rồi. Giỡn sao cha nội?
    Ngồi ở mép ghế chú Lộ nghe hết chuyện ông bếp kể. Trước mặt chú là những bậc thềm dẫn xuống bãi đậu périssoire. Qua những cột bêtông, như những cái rễ thẳng đứng của bao lơn câu lạc bộ cắm sâu dưới nước. Chú nhìn thấy nắng trên mặt sông Hương lao xao theo sóng nhô. Cái lao xao đó cũng có trong lòng chú nhưng không âm thanh. Cơn rầu rĩ cứ rập rềnh lên xuống, đập vào cái vỏ nguội lạnh bên trong của suốt cơ thể chú. Chú thấy dờn dợn muốn ói, nhưng không mửa được. Tròng mắt chú ướt đi. Chú nghĩ đến chai nước hoa mà chú chưa ngửi thấy mùi thơm của nó trên tóc của Khế. Khế chết tình cờ quá. Trong lúc lục soát ở làng, commandos chạm nhau với vài cán bộ hoạt động của *********. Khế bị lạc đạn. Ông bếp giấu bặt chuyện này nên mọi người trong câu lạc bộ không ai biết. Ông sợ Tây nó biết thì ông hết chỗ làm ăn. Chú Lộ đứng dậy về phòng nằm, miệng lầm bầm một câu chửi tục.
    Đó là lần đầu tiên trong đời, chú Lộ có vẻ ý thức về chiến tranh. Đêm hôm ấy, trong phòng riêng dưới hầm, chú say khướt với mớ rượu thừa góp nhặt được bấy lâu từ những chai uống dở của các ông lớn trong cái xã hội thượng lưu thu nhỏ ở phía bên kia, ngay trên đầu chú mà giờ đây chú mới chua chát thấy rằng nó xa lạ với những người như chú và ông bếp quá.
    2.
    Sau cái chết của Khế, thế giới sống của chú Lộ được nới rộng ra hơn một chút. Con mắt và lỗ tai chú mở ra xa hơn cái xã hội nhỏ hẹp thu gọn trong câu lạc bộ thể thao này. Tai chú bắt đầu nghe tiếng bom, đạn vọng từ xa về. Chú nghe tiếng xe jeep đi tuần tra ban đêm hoặc giữa khuya. Tiếng qui-lát kêu lắc cắc trong những cuộc bố ráp chú bắt đầu để ý đến những xác chết của bọn ác ôn, bọn tề, điệp bị thanh toán ở những góc đường vắng, thường xuyên nhất là dốc Nam Giao cách đồn Tây không xa lắm. Trên mỗi xác chết đều có một lá cờ đỏ sao vàng nhỏ bằng bàn tay và một bản cáo trạng tội ác. Chú đã bắt đầu lấm lét nhìn về phía nhà lao Thừa Phủ, không xa câu lạc bộ lắm mà suốt bao nhiêu năm trời đối với chú, dường như không hề có mặt. Thỉnh thoảng chú bắt gặp những nhóm người bị còng tay dẫn về phía nhà lao và thật tâm chú không hiểu hết ý nghĩa của hình ảnh đó. Có một điều chắc chắn là trong đám người nhìn đoàn tù lặng lẽ đi qua, chú thường bắt gặp những cái nhìn đầy yêu thương lẫn kính trọng và trong những lời thì thầm của họ chú loáng thoáng nghe thấy hai tiếng: Yêu nước! những người tù kia cũng trẻ như chú nhưng sao họ lại được đồng bào cảm phục họ đến như vậy? Trong đầu óc thô thiển của chú những chữ *********, yêu nước và lá cờ đỏ sao vàng nhỏ bằng bàn tay cứ quay cuồng như cơn lốc. Chú không tài nào cắt nghĩa được cho mình và không ai ở câu lạc bộ đó có thể giúp chú tìm hiểu ý nghĩa của nó. Và tự nhiên chú mơ hồ như mình vừa được truyền qua một điều gì gần như lòng kiêu hãnh. Từ đó, trong việc phục dịch hàng ngày ở câu lạc bộ, chú bắt đầu có một thái độ bớt quỵ lụy hơn, bớt phục tùng hơn đối với ông quan tòa, ông thẩm phán, ông trưởng ty và cả những thằng Tây chủ của chú. Trong đám Tây đến ăn và uống rượu ở câu lạc bộ, có cả thằng xếp của phòng nhì Pháp mà chú nghe nói dưới bàn tay đẫm máu của nó bao nhiêu con người trai trẻ như chú đã hi sinh. Chú tự dặn lòng từ nay không bao giờ nhận được một đồng xu ?obuộc boa? nào từ bàn tay nó nữa.
    Bản chất của chú Lộ là một người an phận, an phận từ tơ răng kẽ tóc đến đầu những ngón chân. Ý thức của chú về quê hương dân tộc bị hạn chế bởi sự ngu dốt và dừng lại ở thái độ thụ động như thế. Và nỗi băn khoăn chợt nhóm lên trong lòng chú như một ngọn lửa yếu ớt. sau cái chết của Khế, đã tắt dần cùng thời gian. Dù sao, chú đã tiến lên được một bước ngắn: cái lưng của thằng nô lệ đã thẳng hơn trước một chút.
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có tài về âm nhạc, điều này ai cũng công nhận. Ông còn vẽ, viết vài tiểu phẩm. Julian xin đăng lại một số tác phẩm văn xuôi của ông để chúng ta cùng khám phá thêm về người nhạc sỹ tài hoa .
    Trịnh Công Sơn
    TÔI ÐÃ MƠ THẤY CHUYẾN ÐI CỦA MÌNH ...

    Càng sống nhiều ta càng thấy cái chết dễ dàng đến với bất cứ một ai. Chết quá dễ mà sống thì quá khó. Hôm qua gặp nhau đấy, ngày mai lại mất nhau. Sống thì có hẹn hò hôm nay hôm mai. Chết thì chẳng bao giờ có một cuộc hẹn hò nào trước. Một buổi sáng cách đây bốn năm, lúc tôi đang ngồi uống rượu với bạn, mẹ tôi bảo: "Mạ đi chơi chút nghe". Thế rồi một giờ sau tôi được điện thoại báo tin mẹ tôi đã mất tại nhà người bạn.
    Nhạc sĩ Xuân Hồng cũng đã từ biệt chúng tôi như thế. Không kịp nói một lời, không kịp đưa tay vẫy chào bạn bè, vẫy chào cuộc sống. Thế kỷ 21 thế mà cũng khó đến được dù chỉ còn mấy năm.
    Càng yêu ta càng thấy: có tình yêu thì khó mà mất tình thì quá dễ. Hôm qua mới yêu nhau đấy, hôm nay đã mất rồi. Mất sạch như người đi buôn mất hết vốn liếng. Cứ tự an ủi mình khi nghĩ rằng mình đau khổ thì có một kẻ khác đang hạnh phúc. Và biết đâu cái thời gian mình được yêu thì một người khác cũng đang đau khổ vô cùng. Nghĩ thế thì thấy cuộc đời bỗng nhẹ nhàng hơn và cũng dễ tha thứ cho nhau. Sống mà giữ mãi trong lòng những hờn oán thì cũng nặng nề.
    Có người bỏ cuộc đời mà đi như một giấc ngủ quên. Có người bỏ cuộc tình mà đi như người đãng trí. Dù sao cũng đã lãng quên một nơi này để đi về một chốn khác. Phụ đời và phụ người hình như cũng vậy mà thôi. Người ở lại bao giờ cũng nhớ thương một hình bóng mình đã mất. Khó mà quên nhanh, khó mà xóa đi trong lòng một nỗi ngậm ngùi.
    Tưởng rằng có thể quên dễ dàng một cuộc tình nhưng hóa ra chẳng bao giờ quên được. Mượn cuộc tình này để xóa cuộc tình kia chỉ là một sự vá víu cho tâm hồn. Những mảnh vá ấy chỉ đủ để làm phẳng lặng bên ngoài mà thôi. Mỗi một con người vì ngại chết mà muốn sống. Mỗi một con người vì sợ mất tình mà giữ mãi một lòng nhớ nhung.
    Cuối cùng thì lòng yêu thương cuộc sống cũng không giữ lại đời người. Cuối cùng thì tình yêu không giữ được người mình yêu...

    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Ai ai cũng biết Hàn Mặc Tử là một trong số những nhà thơ lớn nhất của phong trào Thơ Mới. Thế nhưng bạn đã đọc truyện ngắn nào của ông chưa ? Chúng cũng khá kỳ dị và huyền ảo như thơ của ông vậy.
    Hàn Mặc Tử
    Chơi Giữa Mùa Trăng ( I )

    Trăng là ánh sáng? Nhất là trăng giữa mùa thu, ánh sáng càng thêm kỳ ảo, thơm thơm, và nếu người thơ lắng nghe một cách ung dung, sẽ nhận thấy có nhiều miếng say say gió xé rách lả tả... Và rơi đến đâu, chạm vào thứ gì là chỗ ấy , thứ ấy vang lên tuye chẳng một ai thấy rõ sức rung động. NGhĩa là trăng rằm trung thu: mộ t đêm siêu hình, vô lượng, tượng tru_ng của một mùa ao ước xây bằng châu lệ, làm bằng chia ly, và hơn nữa, hiện hình của một nguồn khóai lạc chê chán... Phải không chàng Ngâu và ả Chúc?
    Sông? Là mộng giải lụa bạch, không, là một đường trăng trải chiếu vàng, hai bên bờ là động cát và rừng xanh và hoang vu và thanh tịnh. Chị tôi và tôi đồng cầm một mái chèo con, nhẹ nhàng lùa những dòng vàng trôi trên mặt nước.
    Chị tôi cười nả nớt, tiếng cười trong như thủy tinh, và thanh khiết lạ thường. Luôn luôn cứ hỏi tôi và đố tôi cho kỳ được: "Này chị đố em nhé, trăng mọc dưới nước hay mọc trên trời, và chúng m`inh đi thuyền trên trời hay dưới nước?" Tôi ngước mắt ngó lên trời rồi ngó xuống nước và cũng cười đáp lại: " Cả hai chị ạ". Sướng quá, chao ôi, hai chị em lại thỉnh thoảng rú lên cười làm náo động luồng tinh khí của hạo nhiên.
    Vây chúng tôi bằng ánh sáng, bằng huyền diệu, chưa đủ, Ngưu lang và Chức nữ, chúng của đêm trung thu còn sai gió thu mang lại gần chúng tôi một thứ mùi gì ngào ngạt như mùi băng phiến; trong ấy biết đâu lại không phảng phất những tiếng kêu trên của thương nhớ xa xưạ.. thuyên đi êm ái quá, chúng tôi cứ ngờ là đi trong vũng chiêm bao, và say sưa và ngây ngất vì ánh sáng, hai chị em như đê mê, không còn biết là có mình và nhận mình là ai nữạ Huyền ảo khởi sự . Mỗi phút trăng lên mỗi cao, khí hậu cũng tăng sức ôn hòa lên mấy độ, và trí tuệ, và mộng, và thơ, và nước, và thuyền dâng lên, đồng dâng lên như khóị..Ở thượng tầng không khí, sông Ngân Hà trinh bạch đương đắm chìm các ngôi sao đi lạc đường. Chị tôi bỗng reo to lên: " Ddã gần tới sông Ngân rồi! Chèo mau lên em! Ta cho thuyền đậu ở bến Hàn Giang!".

    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    DAi ai cũng biết Hàn Mặc Tử là một trong số những nhà thơ lớn nhất của phong trào Thơ Mới. Thế nhưng bạn đã đọc truyện ngắn nào của ông chưa ? Chúng cũng khá kỳ dị và huyền ảo như thơ của ông vậy.
    Hàn Mặc Tử
    Chơi Giữa Mùa Trăng ( I )
    Đi trong thuyền chúng tôi có cái cảm tưởng lý thú là đương chở một thuyền hào quang, một thuyền châu ngọc, vì luôn luôn có những gì tinh tú hình như rơi rụng xuống thuyền...
    Trên kia, pha/i rồi, trên kia, in hình có một vì tiên nữ đang kêu thuyền để qúa giang.
    Thình lình vùng trời mộng của chúgn tôi bớt vẻ sáng lạng. Chị tôi liền chỉ tay về phía bến đò thôn chùa Mo và bảo tôi rằng: " Thôi rồi! Trí ơi! Con trăng nó bị vướng trên cành trúc kia kìa, thấy không? Nó gỡ mãI mà không sao thoát được, biêt' làm thế nào, hở Trí". Tôi cườị "Hày là chị em ta cho thuyền đỗ vào bến này, rồi ta trèo lên động cát với tay gỡ hộ cho trăng thoát nạng?". Hai chị em liền gia6'y thuyền trong một bụi hoa lau bông vàng phơi phới, rồi cùng lạc vào một đường lối rât' lạ, chân giẫm lên cát mà cứ ngỡ là bước trên phiến lụạ Nước suối chảy ở hang đá trắng, tinh khiết như mạch nước ngọc tuyền, chồm lên những vừng lá, hễ trông đến là kinh hãi vì ngó giống con bạch hoa xà như tạc..
    Sao đêm nay kiều diễm như bức tranh linh động thế nàỷ Tôi muốn hỏi xem chị tôi có thấy ngọt ngào trong cổ học như vừa uống xong môt. ngụm nước lạnh, mát đến tê cả lưỡi và hàm răng? Chị tôi làm thinh, -mà từng lá trăng ro_i lên xiêm áo nhu_ những mảnh nhạc vàng. Ddộng là một thứ hòn nonbằng cát, trắng quá, trắng hơn da thịt của người tiên, của lụa bạch, hơn phẩm giá của tiết trinh-một màu trắng mà tôi cứ muốn lăn lộn điên cuồng, muốn kề môi hôn, hay áp má lên để hưởng sức mát rượi dịu dàng của cát...
    Hai chị em đồng dang tay níu áo gượng vào nhau dấn bước lên caọ.. Thỉnh thoảng mỏi hai đầu gối quá, cả chị liền em đồng ngã lăn rạ Lại một dịp cho tiếng cười của chị tôi được nở ra giòn tan trong không khí. Lên tới đỉnh là hao mòn đi một tí. Nhưng mà ngợp quá, sáng quá, hứng trí làm saỏ Ddây có phải là nước Nhược non Bồng, động phủ thần tiên ngàn xưa con` sót lạỉ Nhìn xuốgn cát cố tìm dấu tích gì lưu lại một vết chân của Ddào Nguyên Tiên nữ, nhưng tấm cát phẳng lờ như lụa căng, trinh bạch lam` sao:
    Bất tri thử didạ qui hà xứ
    Tu tựu Dào Nguyên vấn chủ nhân ?
    Bây giờ chúng tôi đang ở giữa mùa trăng, mở mắt cũng không thấy rõ đâu là chín phương trời, mười phương phật nữạ Cả không gian đều chập chờn những màu sắc phiếu diễu đến nỗi đôi đồng tử của chị tôi và tôi lời đi vì chói lóị..Ở chỗ nào cũng có trăng, có ánh sáng cả, tưởng chừng như bầu thế giới chở chúng tôi đây cũng đang ngập lụt trong trăng và đang trôi nổi bình bồng đến một điạ cầu khác.
    Ánh s'ang tràn về, ánh sáng tràn lan, chị tôi và tôi đều nhả vạt áo ra bọc lấy, như bọc lấy đồ châu báụ..
    Tôi bỗng thấy chị tôi có vẻ thanh thoát quá, tinh khôi, tươi tốt và oai nghi như pho tượng Ddức bà Maria là đức tinh truyền chí thánh. Tôi muốn sốt sắng quỳ lạy mong ơn bào chữạ Nhưng trời ơi, sao đêm nay chị tôi đẹp đẽ đến thế nàỵ Nước da của chị tôi đã trắng, mà vận áo quần bằng hàng trắng nữa, trông thanh sạch quá đị
    Tôi nắm tay chị tôi giật lia lịa và hỏi một câu hỏi tứ cười làm sao: "Có phải chị không hải chị?". Tôi run run khi tôi có cái ý nghĩ: Chị tôi là một nàng Ngọc nữ, một hồn ma, hay một yêu tinh. Nhưng tôi lại phì cười và vội reo lên: " A ha, chị Lễ ơi, chị là trăng mà em đây cũng là trăng nữa!".
    Ngó lại chị tôi và tôi, thì quả là trăng thiệt. Chị tôi hí hửng như xuân. Chạy nhảy xênh xang, cơ hồ được dịp phát triển hết cả ngây thơ của người con gái mười lăm tuổi, tôi ngắm mãi chị tôi, và tự vui sướng trong lòng vô hạn. Có lúc tôi đã kiêu ngạo thay cho các sắc đẹp nhu mì ấy, mà chỉ có trời thu đêm nay tôi mới biết thưởng thức. Những phut' sáng láng như hôm nay, soi sáng linh hồn tôi, và giải thoát cái "ta" của tôi ra khỏi nơi giam cầm của xác thịt...Tôi bỗng rú lên một cách điên cuồng, và chực ngữa tya hứng một vì sao đang rụng. Chi tôi đằng xa chạy lại bảo tôi: em la to quá, chị sợ âm thanh rung động đến khí trời, rồi những ánh trăng sẽ tan ra bọt mất...
    - Không, không chị ơi! Rồi ánh sáng đêm nay sẽ tan đi, ta sẽ buồn thương và nhớ tiếc. Em muốn bay thẳng lên trời để tìm ánh sáng muôn năm thôị..
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Lưu Trọng Lư , một chiến tướng của phong trào Thơ Mới, " con nai vàng ngơ ngác" của làng thơ Việt Nam cũng đã từng viết truyện ngắn. Em Hãy Còn Thơ viết vào mùa hè năm 1938 nhẹ nhàng, tươi tắn , và ngây thơ, trong sáng như chính con người tác giả
    Em Hãy Còn Thơ ( I )
    LƯU TRỌNG LƯ
    Thủa ấy, tôi còn học ở trường Quốc học Huế. Năm tôi mới trọ ở nhà bà Vĩnh thì tôi vừa lên năm thứ ba ban Thành - Chung. Bà Vĩnh không phải là một người "nấu cơm" cho học trò. Bà là vợ hầu một ông Phủ đã về hưu. ông Phủ thường ở nhà quê, gần dưới Truồi. Một năm ông chỉ lên Huế một lần vào độ sau ngày đông chí, đến hết mùa đông thì ông lại trở về Truồi với bà vợ cả. Năm nào cũng chừng mực như thế, kể ông còn đứng đắn hơn thời tiết nữa. Nhưng ông ấy, không dính dáng gì đến chuyện tôi kể đây. Mà cả bà ấy cũng vậy. Chỉ có người con gái yêu quí, nhưng...
    Ta hãy trở về khoảng chín, mười năm về trước, khi người viết truyện này còn là một cậu bé học trò. Bấy giờ tôi mới mười bảy tuổi, tôi không đẹp - không bảnh - nhưng mà béo tốt hơn bây giờ nhiều. Hồi đó tôi còn là một kẻ thích thể thao và thích nhất bơi lội. Có một lần tôi đã bơi qua sông Hương và suýt nữa khắp kinh thành sắp nói đến tôi, nếu tôi đã chết đuối. Ngực tôi rất nở, và tôi lấy thế làm kiêu hãnh vô cùng. Tôi thường chỉ vào đấy và nói với nhiều bạn tôi : "Chỉ có tôi mới là người đáng sống và thế giới sẽ thuộc về những người có những bộ ngực nở như tôi" ý tôi còn muốn nói : "Trong ấy có cả những người đàn bà, cũng thuộc về tôi nữa." Nhưng than ôi! Tôi đã lầm một cách cay độc. Thủa ấy, chưa có phong trào thể thao phụ nữ, các bà, các cô chưa quý những bộ ngực nở. Và cái khiếu thẩm mỹ của họ, lúc bấy giờ, cũng chưa được trau dồi, mở mang; họ chỉ thích những cái gì yếu ớt, lả lướt, thướt tha. Nở nang hùng hồn, như cái ngực của tôi, họ không cho là đẹp. Tôi cũng không trách họ, ngay như bọn đàn ông lúc bấy giờ cũng không hơn gì họ, cũng chưa biết quý trọng những cái vế khỏe, những đôi vú nở. Âu là thiên hạ lúc bấy giờ đều chậm trễ cả, duy có tôi là tiến mà thôi, duy có tôi là có óc thẩm mỹ khác người mà thôi. Nhưng truyện tôi kể đây không phải là truyện một bộ ngực, mà là truyện cái vật thiêng liêng, quý hóa, giấu ở trong cái bộ ngực ấy. Truyện một tấm lòng. Một tấm lòng muốn yêu, tha thiết yêu, khao khát yêu. Vâng, tôi đã yêu từ khi tôi mới bắt đầu cái năm thứ mười bảy. Yêu, điều ấy không sao! Nhưng, không nỗi, tôi đã yêu một cách thẳng thắn, trực triệt quá, yêu với một "tinh thần thể thao". Ở đây, các bạn đã bắt đầu thấy sự liên lạc của cái ngực nở của tôi với cái chuyện tâm tình mà tôi sắp kể.
    Tôi xin nhắc lại : bà Phủ Vĩnh, không phải là một người "nấu cơm học trò". Bà nhận cho tôi ở trong nhà, là vì bà thấy tôi học đã khá, bà muốn lấy tôi làm một cái gương sáng luôn luôn ở cạnh những đứa con của bà. Bà không buộc tôi phải dạy thêm cho lũ con bà, nhưng những khi rảnh, tôi cũng xem sét sách vở hộ, và tường thuật cho bà nghe cái học lực, từng tháng, của mỗi người con cho bà biết. Trong lũ con bà, tôi mến nhất là cô Hảo - một cô bé bấy giờ độ mười tuổi, học lớp ba trường Ðồng Khánh. Hảo rất ngoan, những khi đi đâu về, Hảo thường đến ở cạnh tôi, phòng tôi có sai bảo gì. Hảo thích nói chuyện với tôi. Mà tôi cũng vậy, được nói những câu tẩn mẩn với Hảo, tôi cũng lấy làm thú lắm. Rồi cái thú đó cũng thành một sự cần, ngày nào tôi không nói chuyện với Hảo, tôi có cảm tưởng như thiêu thiếu một cái gì. Mà đại loại những câu chuyện của chúng tôi là những câu chuyện vẩn vơ, ngớ ngẩn không đâu vào đâu như những câu chuyện giữa bà với cháu vậy. Tôi thường hỏi Hảo :
    - Sau này, Hảo sẽ làm gì?
    Hảo không ngần ngại đáp:
    - Hảo sẽ cầm máy bay...
    Tôi biết rằng Hảo đã nhiễm lấy cái bệnh "thể thao" của tôi. Nhưng câu đáp ấy tôi không lấy làm ưng ý lắm. Có lúc tẩn mẩn tôi lại hỏi Hảo một câu khác thiết thực hơn, táo bạo hơn :
    - Sau này Hảo có lấy chồng không?
    Hảo cười :
    - Sao lại không cơ chứ?
    - Nhưng lấy ai?
    - Hảo chỉ thích những ông bác sĩ.
    Tôi hiểu Hảo lắm, Hảo thích những ông bác sĩ cũng tại những ông bác sĩ thuở bấy giờ ở trong con mắt Hảo khi mổ xẻ, khi châm chích, trông có vẻ hoạt động, và tuy rằng làm "quan đốc" không lủng thủng, thướt tha như những ông quan Huế ở các bộ. Cái óc ghét quan ấy của Thảo cũng lại chực ảnh hưởng cái tinh thần "thể thao" của tôi nữa.
    Bấy giờ, thật tôi yêu Hảo hơn một người em của tôi nữa. Mỗi khi về quê lên, tôi cũng cho đó là một dịp tốt để cho tôi mua tặng Hảo những đồ chơi hay vật dùng. Có một lần, tôi cho Hảo cả một tập album của tôi : trong ấy, tất cả những kỷ niệm của tôi lúc còn nhỏ cho đến bây giờ. Nào là ảnh các anh chị tôi, ảnh cái nhà mà tôi sinh trưởng, ảnh đình làng, ảnh cái miếu Khổng-Tử, ảnh khi tôi lên tám, đúng cạnh con chó, ảnh tôi vừa chụp lúc nằm chơi trên một bãi cỏ v.v... Bên cạnh những tấm ảnh ấy, tôi có đề những câu thơ mạnh mẽ, mà tôi mới tập làm - hay những ý nghĩ rất "hùng hồn" của tôi.... Thật tôi đã trao gửi cho em bé tôi, tất cả cái đời tôi vậy. Chỉ một việc ấy cũng đủ thấy tôi yêu tin Hảo biết mấy! Nhưng chuyện đến đây không phải là hết, mà là mới bắt đầu... Và chính lúc này một người đàn bà, một thiếu nữ mới đến trong đời của chúng tôi. Thiếu nữ là cháu gọi bà Phủ bằng dì. Nàng học năm thứ hai trường Ðồng-Khánh; và lúc ấy, nàng vào khoảng mười sáu tuổi. Tôi phải nói mau: nàng không khỏe mạnh lắm, cũng như tất cả các cô gái Huế, nàng dịu dàng như sông Hương, và lả lướt như núi Ngự... Cái đẹp bộc lộ ấy không đủ để cám dỗ tôi, tôi là người có tinh thần thể thao. Tôi chỉ yêu nàng bởi đôi mắt... Ðôi mắt của nàng là mùa thu bất tuyệt của Tiên-giới, là cảnh trong ngần của tuyết sương, là niềm ân ái không cùng. Tôi không thể đánh đổi nó, cho tất cả vàng ở thế gian. Tiếc rằng cái kho tàng ấy than ôi! trời đã định rằng : không phải của tôi, dầu sự tình cờ dun rủi cho nàng một ngày gần tôi... Trước kia thỉnh thoảng tôi mới gặp nàng. Vào quãng tháng tư, vì nhà nàng ở mãi Kim-luông xa trường quá, nên buổi trưa nàng phải ở lại nhà dì nàng, đợi đến đầu tháng tám là tháng mưa gió, nàng mới được ở luôn bên nhà dì nàng cho tiện học.


    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Lưu Trọng Lư , một chiến tướng của phong trào Thơ Mới, " con nai vàng ngơ ngác" của làng thơ Việt Nam cũng đã từng viết truyện ngắn. Em Hãy Còn Thơ viết vào mùa hè năm 1938 nhẹ nhàng, tươi tắn , và ngây thơ, trong sáng như chính con người tác giả
    Em Hãy Còn Thơ ( II )
    LƯU TRỌNG LƯ
    Tôi đã được ăn cơm với nàng luôn. Nhưng biết được đôi mắt của nàng, khám phá được cái kho tàng ấy là vào một ngày giờ hơi lành lạnh. Có thể như thế không? Tôi quen nàng gần một năm trời, mà tôi không biết đến đôi mắt sinh đẹp của nàng? Cũng tại không bao giờ tôi dám nhìn thẳng vào mặt nàng cả.
    Một hôm, cả nhà bà Phủ về quê vắng, trong nhà chỉ còn tôi với nàng mà thôi. Một sự không thể nào tránh được : tôi phải ngồi lại ăn cơm với nàng.
    Ngoài hai chúng tôi ra, không còn ai hết. Lần đấu tiên, tôi thấy ngượng nghịu, ngập ngừng trước nàng. Rồi tình cờ, bốn mắt chúng tôi gặp nhau. Nàng cúi mặt, mà tôi cũng cúi mặt... Nhưng tù đấy tôi mới hiểu, thế nào là cặp mắt của một người thiếu nữ đến thì. Tôi thấy tâm hồn rạo rực xao xuyến, tay chân tôi lóng cóng và đôi môi tôi ngập ngừng trước chén rượu mạnh là ái tính của nàng. Ðôi mắt nàng đã biến đổi tôi thành một người khác, và đưa tôi vào một thế giới u huyền và kỳ lạ. Cái nhìn của nàng đã làm phát động, nảy nở ở tôi, một nguồn cảm giác, sáng lạn, mới mẻ... Tôi không dám tự hỏi tình yêu là gì, và chỉ nắm lăn như một cánh hoa lạ trên những đầu cỏ mởn, theo một làn gió dịu... Hôm ấy, tôi không thể nói được gì với nàng. Hôm sau, tôi viết cho nàng một bức thư:
    Cô Tâm,
    Tôi đã yêu cô, yêu với tất cả tâm hồn tôi. Vì cô có đôi mắt đẹp quá, nó là mùa thu của trời đất, và của cõi lòng tôi. Mặt trăng dịu tỏa trong đôi mắt ấy, và trong ấy nở những cánh hoa không bao giờ tàn, không bao giờ rụng. Cô Tâm ơi! Tôi yêu cô. Tôi chỉ có thể nói được như thế mà thôi. Tôi ước sao một ngày kia cô sẽ là người bạn trăm năm của tôi, gần tôi luôn, gần tôi mãi; một ngày kia, tôi có thể thổi vào tóc cô, cái hơi nóng của tuổi trẻ, tôi có thể đặt lên làn da mát của cô, cái hôn nóng của kẻ yêu.
    Tôi chỉ muốn có thế. Tôi chỉ muốn thờ phụng cô, trọn đời, trọn kiếp. Tôi là một người có tinh thần thể thao, lời tôi nói đây mạnh hơn một lời thề...
    Kính thư
    Huỳnh Lê
    Bức thư tôi viết, bẳng một giọng thẳng thắn, cố nhiên là đột ngột và sống sượng. Vì bao giờ tôi cũng là một người có tinh thần thể thao. Tôi không biết có sự bóng bẩy, xa xôi, không biết dùng những tưởng tượng. Tôi chỉ muốn rõ ràng, và tôi quả đã rõ ràng. Tôi đã yêu. Tôi liền viết thư để xin người ta một chút tình yêu. Và tôi sẽ yêu bằng cánh nào, tôi cũng có viết rõ ràng cả. Tôi chỉ có cái tội là quá ngay thực mà thôi.
    Lạ quá! Sau khi tôi bảo Hảo đưa bức thư cho Tâm, hơn hai ngày rồi mà không thấy Tâm trả lời. Tôi nóng ruột quá. Tôi giục Hảo đến hỏi Tâm xem, thì Hảo chỉ bảo tôi là Tâm không nói gì cả. Ngày thứ tư tôi vẫn không thấy thư đáp. Tôi đã quen nhìn Tâm - và Tâm cũng đã quen nhìn tôi. Nàng chỉ cười... Tôi chỉ sợ nàng có ý chế nhạo tôi. Ngày thứ năm, tôi đã bắt đầu đau khổ. Tôi xin phép ở nhà, luôn một ngày, đóng chặt cửa lại, trùm chăn từ đầu đến chân, nằm nghĩ vơ vẩn. Tôi lại giục Hảo, hỏi dò tin tức. Có lẽ Hảo đã biết rõ sự thực, nhưng cô bé ấy vẫn không chịu nói với tôi một điều gì cả. Tôi đã đọc thấy vẻ lo ngại trong đôi mắt của cô bé. Một hôm, trời lạnh quá, tôi lại không đi học, trùm kín chăn lại, thì Hảo ở trường... Hảo đi rất nhẹ, không dám đụng vào bàn ghế, và như nín cả hơi thở nữa. Tôi không mở chăn ra, nhưng cảm thấy Hảo đã ở bên cạnh tôi, và như thế đã gần mười năm phút... Tôi có cảm giác rằng : Hảo muốn nói với tôi một điều gì, chẳng hạn, Hảo muốn cho tôi hay sự thực, tôi hồi hộp cảm động quá, nóng biết quá, dầu tôi đã đoán trước sự thực. Nhưng tôi không muốn nàng nói ra, để tôi còn có một chút hy vọng... Tôi sợ cô bé ngây thơ ấy lại nói toạc ra thì nguy cho tôi quá. Nhưng Hảo vẫn chưa nói gì, có lẽ không bao giờ nói... Tôi nghe như Hảo nhích lại gần tôi. Hình như Hảo đã cúi xuống ở bên tôi... Hơi thở Hảo đã phớt ở trên đầu tóc tôi. Bỗng tôi nghe Hảo nói khe khẽ, tiếng nói như xa xăm tự một giấc mộng, lại.
    - Anh Lê, chị em hứa sẽ trả lời anh, anh hãy hy vọng...
    Cô bé ấy đã đánh lừa tôi, tưởng như thế sẽ làm tôi bớt khổ. Tôi vẫn không trả lời nhưng Hảo đã đưa tay kéo chăn tôi xuống, nhìn thẳng vào đôi mắt còn ướt của tôi và nói :
    - Anh khóc à? Anh đừng khóc nữa, để em bảo chị em trả lời.
    Tôi tưởng như Hảo là người chị cả của tôi vậy
    Tôi nhìn cô bé gượng cười:
    - Em yên lòng; anh sẽ không khóc nữa đâu.
    Rồi tôi đúng dậy, chỉ vào ngực và nói với Hảo:
    - Anh sẽ mạnh và không bao giờ yêu ai nữa...
    Hão cầm lấy tay tôi cười một cách sung sướng. Tôi cũng cười, và kéo Hảo vào lòng, đặt nhẹ một cái hôn trong sạnh trên vừng trán ngây thơ...
    Và từ đấy, tôi xin đi ở chỗ khác.
    Tôi đã xa Hảo dần dần, và khi tôi học tại Hà Nội thì không còn dịp gần Hảo nữa, từ đấy đến nay đã hơn tám, chín năm rồi...
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Lưu Trọng Lư , một chiến tướng của phong trào Thơ Mới, " con nai vàng ngơ ngác" của làng thơ Việt Nam cũng đã từng viết truyện ngắn. Em Hãy Còn Thơ viết vào mùa hè năm 1938 nhẹ nhàng, tươi tắn , và ngây thơ, trong sáng như chính con người tác giả
    Em Hãy Còn Thơ ( III )
    LƯU TRỌNG LƯ
    Tám, chín năm rồi, tôi mới lại trở lại Huế.
    Một hôm, tôi tới thăm một người bạn ở Kim Luông. Ði khỏi chợ, một đoạn, tôi thấy một ngôi hàng sách nhỏ, rất sơ sài nhưng gọn gàng lắm. Tôi vào mua một tờ báo hàng ngày để đọc chuyện Tàu Nhật... Cửa hàng vì là buổi trưa, nên không có người ngồi bán. Tôi gõ cửa và đứng đợi... Từ một cái buồng con, ở bên cạnh, bước ra... một người thiếu nữ, tóc còn buông xõa. Nàng không bước ra vội, nhưng đã nói với:
    - Ông mua gì?
    Tôi không đáp, vì người ấy, là Hảo. Phải! Hảo, cô em ngoan ngoãn của tôi, cô bé đã chứng kiến...
    Tôi không dám nghĩ tới nữa, tôi cũng không dám nhìn nàng nữa. Nàng thì vấn tóc, vừa chạy lại gần, đứng khít bên tôi, nàng toan cầm lấy tay tôi, như xưa; và sung sướng kêu lên: "Anh Lê! Trời ơi! Anh Lê của em!" Nhưng bỗng nàng ngừng nói, và đứng ra xa. Có lẽ nàng nhận ra rằng nàng đã lớn là một cô thiếu nữ đến thì. Nàng, không còn như xưa; nữa, là em gái của tôi, là người em gái ngoan ngoãn ở trong tay tôi.
    Nàng nói bằng một giọng cảm động :
    - Tôi vẫn đọc văn anh luôn. Nhưng làm sao anh lại có thể ở đây? Anh không thay đổi gì hết...
    Tôi mỉm cười:
    - Có, anh không còn khỏe như xưa, ngực anh độ này yếu lắm, và dẹp xuống.
    - Còn em?
    - Em à? Vẫn thế... như xưa!
    Rồi nàng cười, hình như nhớ lại cuộc tình cuồng vọng của tôi mà cười.
    Tôi hỏi:
    - Em cười nhạo tôi đó à?
    - Chết! Anh nói bậy. Sao lại nhạo anh?
    Rồi nàng lại cười, hai mắt nàng trong lên, mặt nàng tươi lên, và như đẹp lên nhiều lắm; như vẫn thoáng thấy một vẻ buồn, một vẻ u hoài. Tôi hỏi nàng :
    - Tại sao em lại mở hàng sách này?
    - Cũng chỉ vì anh...
    - Vì anh?
    Nàng cười và nói tiếp:
    - Phải, chỉ để dọc những bài anh viết, khắp trên các báo. Em không muốn bỏ sót một cái gì của anh cả.
    Tôi nhìn nàng và không nói gì. Nàng cũng lặng im như thế.
    Ðột nhiên tôi hỏi :
    - Tâm bây giờ lấy chồng mãi đâu?
    Nàng không đáp, mỉm cười, ngâm mấy câu thơ của tôi:
    Nàng đã lấy chồng
    ...ở mãi Giang - đông
    Sau làn mây trắng...
    ...Cách mấy con sông...
    - Hảo thuộc nhiều thơ anh thế à?
    Nàng vẫn không đáp, nhìn ra bến sông. Trong đôi mắt nhỏ, một vẻ buồn xa rộng, mênh mông...
    Ðáng lẽ tôi không nên nhắc đến tên Tâm, đáng lẽ tôi không nên yêu người ấy, và đáng lẽ tôi phải gần gũi hơn nữa người thiếu nữ trước mặt tôi, đáng lẽ tôi phải gắn chặt số phận tôi với số phận Hảo.
    Nhưng than ôi! Hảo chỉ là người em gái của tôi, người em gái ngoan ngoãn trong tay tôi.
    Hảo chỉ là một người làm chứng. Làm chứng những phút cuồng vọng của đời tôi.
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    NGUYỄN ÁI QUỐC
    LỜI THAN VÃN CỦA BÀ TRƯNG TRẮC ( I )
    Quốc vương nước Nam sắp làm "khách của nước Pháp". Gọi là có lời chào mừng tí ti, chúng tôi kính dâng ngài giấc mộng này của đồng chí Nguyễn ái Quốc của chúng tôi, người bầy tôi trung thành của ngài.
    Đêm tối quằn quại dưới làn mưa nhỏ hạt dầm dề. Mảnh trăng vàng vọt cố bíu trên những mái lều tranh. Cây đẫm ướt đầm đìa nước mắt tuôn rơi. Gió thổi qua những cụm lá mệt mỏi va nhau thành tiếng kinh rợn. Cành cây vặn vẹo như những cánh tay ma quái, và những đám nước bị từng cơn gió đột ngột quất, cứ nức nở. Cảnh vật nước Nam, ***g trong cây cỏ um tùm, vốn tươi vui và thơ mộng thế dưới ánh trăng, nay buồn thảm lạ lùng. Cơn hấp hối đang chơi vơi khắp. Tai ương lảng vảng đâu đây.
    ánh sáng lừ đừ của những cây nến thơm chấp chới đầu ngọn bấc cong queo, hắt lên những cây cột sơn mài nhẵn bóng trong cung điện những bóng đen lung lay và những con mắt hấp háy. Bọn quan hoạn lim dim uể oải trên chiếc chiếu trải dưới đất ở một góc nhà. Như cảm thấy được có im lặng đang bò lê.
    Trống canh vừa điểm ba tiếng. Tùng, tùng, tùng! Các anh là người phương Tây, các anh chẳng hiểu thế là thế nào cả, hử? Tùng, tùng, tùng! Nhân nó lên năm, thế là ba giờ của các anh đấy! Đây là thời khắc ban đêm lúc lương tri cất cao tiếng. Lúc các đống mả khạc ra những kẻ nằm bên trong, họ lìa khỏi những tấm liệm he hé mở, để ra ngoài đi dò đi dẫm, cất lên tiếng rú hoan lạc. Lúc đầu óc con người đầy rẫy những bóng hình, mộng mị. Tùng tùng, tùng! Nhân nó lên ba, thì ấy là con số chín, con số tận cùng trong những con số chẳng thể chia cũng chẳng thể nhân, mà theo vua Phục Hy thì nó biểu hiện cho sự suy đốn của một sinh linh được coi như cùng tột (dương cửu)1.
    Đó chính là lúc Thiên tử nằm mơ. Ngài mơ thấy những con rồng chạm trên tủ, bàn bỗng biến động, hoá thành những con rắn gớm ghiếc, mở thao láo những con mắt đỏ ngầu tia máu. Còn những con phụng hoàng2, giống chim tượng trưng cho uy quyền của vua chúa, thì vươn chiếc cổ dài ngoẵng tua tủa lông, quệt mỏ xoè cánh, y hệt đám gà trống cáu kỉnh, đáng ghét. Mọi vật bằng ngọc thạch, bằng châu báu, đều xỉn đi, xám xịt lại. Tất cả cứ từ từ quay tròn, và tan dần, tan dần. Rồi một bóng ma trùm khăn, trăng trắng hiện lên. Nhà vua kinh hoàng run lên cầm cập, vì không phải vua chúa nào cũng đều can đảm như Hăm-lét3, và thông mình như thế thì lại càng không. Ngài muốn kéo chiếu che mặt, mà không được.
    Đường bệ và giận dữ, bóng ma nói với vị chủ hoàng cung thế này:
    - Mi có nhận ra ta không, đứa con khốn khổ kia ơi! Ta là một trong những người khai sáng nước Nam tươi đẹp này đây. Ta là Trưng Trắc, năm 391 đã cùng em gái là Trưng Nhị và đồng bào đánh đuổi bọn xâm lăng, trả thù chồng, giải thoát quê hương. Đừng có run lên như thế, con ơi! Mà phải lắng tai nghe lấy lời mẹ bảo! Chẳng hay mi có biết rằng, theo tập tục nghìn năm của nước Nam ta xưa cũ thì Hoàng đế là chịu mệnh trời để trị dân, vì thế mà được coi là con của trời, cha mẹ của dân?
    --------------------------------------------------------------------------------

    1. Nguyên bản viết giương cửu, vì tác giả muốn bạn đọc Pháp đọc được gần âm Việt Nam hơn.
    Dương cửu, một quẻ trong Kinh Dịch, biểu hiện mức cao nhất mà con người hoặc một sự vật có thể tiến tới được và từ điểm này trở đi nó sẽ xuống dốc (khái niệm thuộc vũ trụ quan siêu hình huyền bí Trung Quốc cổ, sau thường gắn với mê tín về tướng số).
    Phục Hi, vua thần thoại Trung Quốc cổ sơ, được coi là thuỷ tổ của vũ trụ quan nói trên
    2. Phụng hoàng được viết bằng tiếng Việt trong nguyên bản tiếng Pháp, với dạng đó (dạng thông thường hơn: phượng hoàng).
    3. Hămlét, nhân vật chính trong vở kịch cùng tên của văn hào Anh Sếchxpia. Trong đoạn đầu của vở kịch, Hămlét, hoàng tử nước Đan Mạch, tiếp xúc với bóng ma vua cha hiện về đòi được con báo thù.
    Những chú thích có đánh dấu * là của tác giả, những chú thích có đánh dấu 1, 2, 3... là của người dịch.
    1. Hai bà Trưng khởi nghĩa năm 40.

    --------------------------------------------------------------------------------

    "Vua muốn xứng với lòng trời và làm tròn nhiệm vụ chí tôn của mình thì phải chịu khổ trước dân và chia sướng sau dân. Vua phải tuân lệnh trời, mà tiếng dân chính là truyền lại ý trời. Bằng không thì ấy là trời đoạn tuyệt, tổ tiên từ bỏ, nhân dân ruồng rẫy.
    "Giở sử đất nước ra mà xem, mi sẽ thấy tổ tiên đã treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn. Lý Bôn (544)2, với một nhúm nghĩa sĩ, đã nổi dậy và bẻ gãy ách đô hộ của Hán tộc. Ngô Quyền (938) đã phá tan đạo quân nước ngoài kéo vào đánh chiếm đất đai Tổ quốc ta.
    "Dân ta sống trong hạnh phúc và thịnh vượng dưới triều nhà Đinh. Năm 9803, Lê Đại Hành đã dũng cảm không chịu khuất phục trước yêu sách của láng giềng hùng mạnh hơn mình gấp bội, ông đã đánh thắng địch, giết chết tướng địch. Do đó đã giải thoát được đồng bào khỏi nạn nô dịch.
    "Quân Mông Cổ đi đến đâu phá sạch đấy, đã bị nhà Trần vẻ vang của chúng ta đánh bại (1225)4. Lê Lợi đã hùng dũng đứng ra lãnh đạo cuộc cách mạng nước Nam đập tan chế độ tàn bạo và hạch sách mà những kẻ tự xưng là bảo hộ ta bắt ta chịu.
    --------------------------------------------------------------------------------

    1. Hai bà Trưng khởi nghĩa năm 40.
    2. Lý Bôn, tức Lý Bí, khởi nghĩa năm 542.
    3. Lê Đại Hành phá giặc năm 981.
    4. Nhà Trần bắt đầu từ năm 1226.

    --------------------------------------------------------------------------------

    ........
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này