1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn xuôi của những người nổi tiếng không phải vì văn xuôi

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Julian, 02/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Ý Nhi
    Có Gió Chuông Sẽ Reo (II)​
    - Không, gần đó thôi. Ở Ðại Từ.
    Anh bật cười thành tiếng.
    - Có chuyện chi vậy anh?
    - Tôi chợt nhớ câu "Lử khử lừ khừ, chẳng Ðại Từ cũng Võ Nhai".
    - Vâng, sốt rét rừng. Bây giờ thì khá rồi. Các chàng các nàng tươi tắn, nhanh nhẩu lắm.
    - Tôi cũng đã thấy vậy.
    Chị nhướng cao chân mày, nhìn anh. Anh nhìn lại và bắt gặp trong đôi mắt ấy một vẻ gì vừa như thách thức vừa như dàn hòa. Một đôi mắt nâu. Mai. Ðôi mắt của Mai. Cái ngày anh bỏ xứ ra đi, Mai cũng nhìn anh như thế. Nhiều khi anh đã quên hẳn Mai, quên hẳn mọi chuyện ngày đó. Chỉ đôi khi trong những lúc buồn bã, anh lại nhớ cô, lại tự hỏi, điều gì là nguyên cớ sâu xa của chuyến ra đi.
    Anh nghe thấy tiếng ho khẽ. Tiếng ho anh đã nghe qua máy điện thoại. Anh chợt đỏ mặt:
    - Xin lỗi chị. Tôi vô ý quá.
    - Tôi mới vô ý. Mải chuyện, quên cả việc trao quà cho anh.
    - Chị cúi xuống chiếc túi da mầu đen, khoe một đường ngôi ngay ngắn. Khi chị ngẩng lên, anh tưởng vừa nhìn thấy một khuôn mặt khác. Nụ cười khiến khuôn mặt chị bừng sáng. Chị chìa cho anh một gói vuông nhỏ:
    - Ðây, quà của anh.
    - Cám ơn chị. Mà của ai vậy?
    - Anh đoán xem.
    - Tôi thua. Mọi điều có vẻ bí mật quá.
    - Ồ không. Rồi anh sẽ thấy mọi điều thật giản dị. Bây giờ tôi xin phép. Tôi còn chuyển vài món quà nữa, không bí mật nhưng cũng quan trọng.
    - Cám ơn chị nhiều lắm.
    Anh vừa nói vừa mở cửa đợi chị. Chị bước qua nhẹ nhàng như một đứa trẻ. Mái tóc rất đen.
    *
    * *
    Vắt áo lên thành ghế, Liêm đưa mắt nhìn gói quà. Một gói quà như mọi gói quà, mầu giấy xanh anh ánh những sọc trắng bạc. Nó có vẻ lạc lõng bên chiếc khay trà sơn mầu nâu đen, chiếc ấm đất nâu và ống đựng bút bằng tre. Tự nhiên anh thấy ngần ngại. Chẳng có ai gửi quà cho anh theo cái kiểu gói ghém kỹ càng như vậy. Người thường mua quà cho anh là Linh, em gái anh. Thỉnh thoảng cô lại đem cho anh chiếc áo, đôi giầy, chiếc mũ... Chủ nhật nào anh cũng ăn cơm đàng nhà cô ấy. Chốc chốc Linh lại từ bếp ra tay cầm đôi đũa, tựa cửa nhìn anh đùa giỡn với hai đứa cháu, rồi khẽ lắc đầu. Anh nhìn thấy tất cả nhưng cứ lờ đi. Chuyền bóng cho thằng cu Tin, hai bác cháu cười lăn trên sàn nhà gạch nâu. Cô ấy có cái vẻ lo âu của mẹ anh, cái lắc đầu của mẹ anh. Mẹ anh mất ở quê từ ba năm trước. Từ đó cô ấy như có trách nhiệm bao học, che chở anh, anh chàng kỹ sư ba lăm tuổi, có căn hộ hai lăm mét vuông ở một hẻm vắng.
    Ban đầu, trong các bữa cơm chủ nhật, lúc thì có một cô kế toán ở công ty nọ, khi thì có cô nhân viên nhập liệu của một hãng kia, lúc khác lại là một nữ kiến trúc sư mới ra trường... Tất thảy đều xinh xắn lanh lợi. Dĩ nhiên rồi. Anh chào hỏi, trò chuyện với họ dưới ánh nhìn chờ đợi của Linh. Nhưng khi họ đi rồi, anh chẳng bao giờ hỏi cô về họ. Linh có vẻ chán nản. Bữa cơm gia đình lại chỉ còn năm người. Liêm ngồi giữa hai đứa cháu, trên gương mặt anh thoáng một nụ cười. Tưởng như Linh đã quên việc mai mối. Tự nhiên chủ nhật vừa rồi trong lúc anh đang hí húi sửa máy điện thoại cho bé An, cô lại hỏi:
    - Thế anh định thế nào?
    - Anh định thế nào cái gì - Anh trợn mắt hỏi lại.
    - Cái chuyện vợ con chứ cái gì, chị Mai đã con bồng con bế, anh còn chờ đến bao giờ.
    - Ô hay cô lạ quá. Nào tôi có đợi chờ gì.
    Anh bực với em, ra về sớm, đi loanh quanh ngoài phố tới khuya, lại thấy mình vô lý. Anh gọi điện thoại cho Linh, cô ấy vẫn buồn. Anh định xin lỗi em, rồi lại thôi. Anh không muốn cô ấy có cơ hội trở lại chuyện cũ.
    Liêm chợt nhìn thấy một sợi len được thắt rất khéo, buộc ngoài gói quà, thay cho mấy chiếc nơ, mấy bông hoa nylon. Sợi len hai mầu nâu và trắng. Mầu áo len của Mai. Anh nén lại một tiếng kêu. Anh kéo ghế ngồi xuống. Rồi đứng lên, kéo ghế ngay ngắn, nhìn chăm chăm vào sợi len.
    Lần đầu gặp Mai, cô mặc chiếc áo len hai mầu ấy. Cô bảo cô tập đan. Mẹ cô đan khéo lắm. Còn cô thì vụng. Anh nhìn những mối chỉ đều đặn, tinh xảo và cười bảo cô: "Vâng, cũng chỉ có thể vụng đến vậy". Anh nhận thấy ánh mắt trách cứ của em gái. Còn Mai thì nhìn anh mỉm cười. Anh thường nghĩ Linh tốt bụng mà nông nổi. ấy vậy mà cô ấy hiểu những gì anh đã dành cho Mai. Cô thường mua cho anh những chiếc áo nền nâu sọc trắng, nền trắng kẻ nâu, ca-rô nâu trắng... Cô cũng chưa bứt khỏi những kỷ niệm cũ. Họ đã từng là một bộ ba tuyệt vời. Nhiều khi anh nhớ Mai như nhớ một đứa em gái nhỏ hiền ngoan. Anh không còn bận lòng vì cô. Nhưng anh cũng không cố ý tìm một người bạn gái mới. Rồi anh bận hàng đống công việc ở sở, thì giờ còn lại là của sách, của cờ tướng, của bóng đá... Cuốn Ba-ri-e do người bạn cùng sở cho mượn còn nằm trên giường, bên chiếc gối xanh. Anh định tối nay sẽ đọc. Rồi có khách, có quà. Anh bật cười. Anh nghe thấy tiếng cười của mình. Nó có vẻ vớ vẩn trong sự vắng lặng của căn phòng. Anh tháo sợi len, đặt cẩn thận lên tờ Văn hóa - Thể thao chưa đọc. Anh mở lớp giấy mầu. Bên trong là một chiếc hộp giấy mầu nâu nhạt. Một tấm danh thiếp rơi xuống đất. Anh cúi nhặt. Anh nhìn thấy mấy dòng chữ nhỏ: "Em gửi quà đến anh Cô đồng nghiệp đáng quý của em rất tuyệt diệu Có gió chuông sẽ reo Mai". Không có chấm phẩy, chỉ có mấy chữ viết hoa làm dấu cho việc ngắt câu. Mai, cố nhiên là Mai. Các trò đùa hiền hậu của Mai.
    Anh nhấc mấy thanh kim loại mỏng, vàng óng, ra khỏi hộp. Mấy thanh kim loại được móc vào một miếng gỗ tròn. Một sợi chỉ đỏ xuyên qua tâm miếng gỗ. Anh đi tìm chỗ treo thứ đồ chơi lạ lùng mà Mai gọi là chuông ấy. Chắc chắn phải là chỗ thật nhiều gió, chỗ ô cửa tròn trên đầu giường anh.
    Có gió chuông sẽ reo. Có gió chuông sẽ reo... Nghe như mấy thanh kim loại vàng óng kia đang ngân nga câu nói bí ẩn của Mai.
    Anh cầm tấm danh thiếp, đọc lại câu thần chú của Mai, chợt đập tay vào trán kêu lên: Ô trời. Tên cô gái đưa quà mình cũng chẳng hỏi. Rõ chán thật.
    Hết
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phạm Thị Ngọc Liên
    Biển Hôm Nay Nhiều Nắng ​
    Còn lại một mình cô!
    Uống cạn hớp bia cuối cùng, Tường lười biếng thả chiếc ly rơi xuống cát. Cô đưa mắt nhìn xuống thân mình. Chiếc áo trở nên chói quá dưới nắng. Màu đỏ làm Tường thốt nheo mắt lại. Cô vói tay lấy chiếc kiếng mát đeo vào. Duỗi dài người trên ghế, Tường mơ màng nhìn biển.
    Biển hôm nay xanh biếc. ờ, trước sau cũng phải nói một lần cho xong. Kể ra thì cũng hơi ác, nhưng mà thà vậy, chớ tiếp tục hoài như hồi đó, chắc mình phát điên. Mà cũng lạ, không hiểu tại sao mình lại có thể chịu đựng được trong bấy nhiêu năm? Hơn một ngàn ngày, mỗi ngày hăm bốn tiếng. Sợ thiệt! Cũng không hiểu tại sao hôm nay mình lại nói ra được tất cả những điều đó? Có lẽ nhờ bia. Tiếc quá, hết bia rồi, chớ mình còn muốn uống nữa. Sao mà nắng dữ quá. Càng nắng biển càng xanh, gió vừa mát vừa nóng, buồn ngủ lạ lùng...
    Mình với ổng, ai thương ai hơn? Chắc là mình rồi. Mình lại còn sợ ổng nữa, bất cứ một thái độ, cử chỉ gì của ổng cũng dễ làm cho mình lo sợ. Cái cảm giác nô lệ đó cứ tăng trưởng, tăng trưởng mãi. Mình vừa yêu, vừa sợ, vừa thán phục, vừa chán ghét, vừa cần thiết, vừa chán nản... lẫn lộn lung tung. Có lẽ cái vòng ma thuật này còn ám mình suốt đời nếu như ngày đó ổng không phát ngôn ra câu nói kinh tởm làm mình choáng váng đến buồn nôn, đến phát bịnh ấy.
    Tường quờ tay lấy bao thuốc lá. Cô nhìn vào lòng bao, khẽ tặc lưỡi, còn khá nhiều, đủ để hút tới chiều. Cô châm lửa, rít một hơi dài ngốn ngấu rồi chậm rãi nhả khói. Mình sinh tật hút thuốc từ hồi đó, lâu dần thành thói quen, chẳng ngon lành gì nhưng không hút không chịu nổi, nhất là những lúc suy nghĩ một mình. Sau đó, ổng ôm mình dỗ dành - Em sao ngu quá, không biết nói chơi, nói giỡn gì hết, đó là anh cưng lắm mới nói vậy... Cũng lạ, ngay lúc đó mình vẫn răm rắp tin lời, và nguôi đi. Chỉ những lúc vắng ổng, càng nghĩ mình càng thấm hết chủ ý của ổng. Vậy mà mình vẫn hèn nhát, vẫn im lặng cho đến hôm nay...
    Nắng ghê, mở mắt không muốn nổi, chắc là nước mát lắm, sóng trắng như tuyết thế kia, và biển thì xanh, xanh ngắt. ổng nhắc mình - Lần đầu ra biển với anh, em như con nít, giỡn sóng, giỡn cát, phơi nắng đến dộp cả lưng, suốt đêm rên rỉ như con mèo nhúng nước. Cần gì phải nhắc? Mình không phải là đồ dễ quên, nhưng kỷ niệm không quên được thì tì vết càng in đậm hơn. Lúc đó mình đã làm gì? Mình cười phá lên, nói vào mũi ổng - Hồi đó là con mèo, còn bây giờ là con điếm! ổng tái mặt liền. ổng quát mình - Tường, em điên hả? Vợ chồng ông Năm Dũng giả đò ngó lơ chỗ khác. Còn thằng Bảy tài xế với ông Thành hoảng hồn lảng đi. Mình cầm ly bia cười hì hì, chưa uống được miếng nào thì ổng đã hất đổ đi. Thôi đừng uống nữa, uống say nói tầm bậy tầm bạ gì đâu không à. ổng đòi đưa mình về khách sạn nghỉ cho tỉnh táo rồi sau sẽ đi ăn cơm. Bà Năm Dũng phụ họa - Phải đó cô Ba lên nghỉ đi chớ nắng gắt dữ rồi. Thằng Bảy thì lăng xăng cầm khăn áo, túi xách. Ai cũng cho rằng mình đã say. Say cái gì? Mình nói với vợ chồng ông Năm Dũng - Dạ, chú thím về trước, cả ông Thành nữa, cháu ngồi thêm chút xíu sẽ về sau. Liếc qua ổng, mình nhìn bộ mặt cau có, bất bình của ổng mà mắc cười. Bộ mặt rất ư... rất ư - là gì nhỉ? ờ... rất là ông chủ đó làm mình càng thấy cần phải quyết định. Mình cười với ổng. Anh ngồi lại với em một chút thôi, em có chuyện cần bàn.
    Mọi người lục tục đi khỏi, Tường châm một điếu thuốc, ngả người ra ghế, nhìn sững mặt biển. Bãi cát trắng xóa, lấp lóa nắng. Những tia nắng bỏng rát của buổi trưa đã xua gần hết khách tắm biển lên bờ. Gần cây dù chỗ Tường ngồi, chỉ còn một cặp vợ chồng hay nhân ngãi gì đó, không còn trẻ nữa, cũng đang chuẩn bị ra về - Sao? Nói gì thì nói đi. Đĩnh cau có. Tường giật mình nhìn sang, thoáng chốc cô đã quên có anh ngồi bên. Cô nhìn bộ mặt đỏ au bóng nhẫy, đôi mắt húp híp sau chiếc kiếng cận, cái bụng béo phệ, mái tóc lơ thơ dán sát vào da đầu... của anh. Lặng lẽ rít một hơi khói thuốc, cô nghĩ - Con người như vậy mà đã một thời mình yêu mê say đắm. Đĩnh chưa hết cau có. Anh thở một cách nặng nhọc. Bỗng anh quay phắt lại, giật điếu thuốc trên tay Tường quăng đi - Thôi đủ rồi, bà làm tôi mất mặt với khách khứa, bạn bè hết sức. Đàn bà gì mà nói năng tệ hại!
    Tường nhếch miệng cười. Con mèo trong cô bắt đầu xù lông, chiếc vuốt đầu tiên bật ra - Điếm thì phải nói năng như thế! Đĩnh chồm dậy - Nữa, lại bài ca đó - anh nhìn gương mặt bừng đỏ của Tường đấu dịu - thôi em nghe lời anh, về nghỉ. Muốn gì tới nhà hãy nói, đừng để mất vui. Đưa tay vuốt ve bờ vai trần của cô, Đĩnh dỗ - đi em, cho thằng Bảy nó ngủ một chút, chiều còn lái xe nữa chớ. Tường im lặng, cô hơi rụt vai lại như muốn tránh bàn tay của anh, nghĩ sao, cô lại để yên.
    Biển xanh ngắt, chấp chóa những lượn sóng bạc đuổi nhau chạy về phía bờ. Tường rút một điếu thuốc lá, châm lửa. Quay lưng về phía Đĩnh, cô nói, không nhìn anh - Dĩ nhiên là sẽ về, nhưng mười lăm phút nữa, bây giờ em cần phải nói với anh, và anh không cần trả lời. Đĩnh ngao ngán - ờ, vậy nói lẹ đi. Nắng loang loáng, loang loáng, điếu thuốc trên tay Tường run run, cô nuốt nước bọt, cổ họng tự nhiên khô ngang. Tường xoay người, nhìn Đĩnh. Anh nằm dựa ngửa trên chiếc ghế hai tay đặt lên bụng, đôi mắt lim dim như sắp ngủ, anh có vẻ chẳng biết gì đến sự hồi hộp của cô, anh đang lơ đãng nhìn ra biển.
    Tường nhìn sững Đĩnh, chút e dè cuối cùng trong cô biến mất. Tường bỗng nói, rành rọt, giọng không một chút tình cảm - Anh Đĩnh, anh có nhớ ngày đó không, ngày mà anh gọi em là con điếm nhỏ của anh? Đừng chặn lời em. Tất nhiên là sau đó anh đã nói cả ngàn lần là anh giỡn, anh cưng. Anh mua cho em những chiếc áo đắt tiền, những chai dầu thơm, những thỏi son mà em rất thích, để chuộc lỗi. Em cũng đã nhận những thứ đó, và tưởng là mình sẽ quên đi... Nhưng em không quên được, em bị giày vò đến khốn khổ vì cái từ ác nghiệt đó. Em theo dõi anh từng chút một, những thái độ, cử chỉ, lời nói của anh mà trước đó em vẫn tôn xưng và thần phục đến độ mê tín, thì nay lại chứa đựng bao nhiêu hàm ý, bao nhiêu phản nghĩa. Em nhìn ra những thái độ kẻ cả, những cử chỉ chấp nhận rất bề trên của bạn bè xung quanh anh, những người đã từng chống đối rồi sau lại cỗ võ cho mối tình của anh và em.
    Ngoại trừ gia đình anh mà em đã kiêng dè như một thứ húy kỵ, một thứ tình cảm thiêng liêng không thể dứt bỏ, còn thì em đã bất chấp tất cả: bạn bè, dư luận xã hội... để lao tới với anh. Em chấp nhận làm một-thứ-vợ-bé của anh, đồng thời chấp nhận mất hết những cảm tình gần xa của mọi người đã dành cho mình. Em chỉ còn duy nhất có anh.
    Tất nhiên em không thể phủ nhận là anh có yêu em, anh yêu vẻ thơ ngây, dại dột của em, anh yêu vẻ chịu đựng cam phận của em. ở em, anh tìm thấy tất cả những gì mà anh đã ước ao ở những người khác. Anh gọi em là người đàn bà thần thánh, người thay đổi vận mệnh cuộc đời anh! Anh săn đuổi, bao vây, quấy rầy cho đến lúc em không thể nào từ chối anh được nữa.
    Em đã tin cậy anh biết bao. Tình yêu của em hiến dâng cho anh cũng đồng nghĩa như vậy. Em không hề mặc cảm, không hề tự ái trước con mắt phê phán của mọi người. Em chỉ biết tôn sùng anh, hoan hô anh, hãnh diện vì anh, hãnh diện làm một con thú nhỏ trong chiếc chuồng bao bọc của anh!
    Đừng ngắt lời em, trước sau cũng phải nói một lần. cứ bỏ những năm tháng gọi là hạnh phúc đi, chỉ kể từ ngày anh nói lên câu nói đáng nhớ đó, em cũng đã phải chịu đựng ba năm rồi. Em không nín lặng được nữa đâu. Em nổ mất...
    Không biết từ bao giờ anh thấy em đơn điệu và vô dụng? Em có phải là thứ vô dụng đâu? Chính anh đã biến em thành một thứ hoa cắm trong bình đó chứ. Hoa trong bình muốn tươi ngày này sang ngày khác thì chỉ có hoa ni lông thôi. Anh thích hoa thật, thay đổi từng ngày. Tiếc rằng em nhận biết điều này quá chậm ...
    Cũng không biết từ bao giờ em tập cho mình thói quen đánh giá mọi sự việc? Có lẽ từ ngày đó. ờ, nếu như ngày đó anh không gọi em là... thì có lẽ tới bây giờ em vẫn y sì một thứ con rối cho anh giựt dây. Em sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy mặt trái của vấn đề. Tất cả những quà cáp vật chất, những dỗ dành ve vuốt của anh, sẽ áp đặt cuộc đời em theo ý anh không biết đến bao giờ nữa.
    Đừng quát lên như thế, dĩ nhiên lòng chân thành của anh, em cũng nhận ra, nhưng đó là thời xa xưa kia, khi anh còn kém thế, danh vọng chưa có mà tiền bạc cũng không. Làm sao em quên được từng gói xôi, từng chén cơm chiên anh đã chia sẻ cùng em? Phải nhắc lại chớ, cái thời chiếc áo anh mặc đính năm cái nút khác nhau, cái thời còn ngồi uống nước mía vỉa hè, ăn cơm tập thể ấy, anh muốn quên còn em thì xót xa tiếc nhớ. Cái thời ấy vĩnh viễn đã qua rồi.
    Em không phải là thần thánh, em chỉ là đàn bà, đồng nghĩa với trẻ con. Em sung sướng khi anh thành đạt, em hưởng thụ những thứ thiếu thốn mà anh đã bù đắp cho em, em biết ơn anh... Không, chưa đủ, em yêu anh, trên tất cả những điều em nhận được và sẽ phải trả giá sau này.
    Cái tia mắt giễu cợt thậm chí khinh bỉ ấy đã có từ lúc nào? Mỗi lần đi xa về, cộng với quà cáp, tiền bạc, anh còn trao cho em cả một khối nặng trĩu trong tia mắt kẻ cả, ban ơn ấy. Anh đùa bỡn, cợt nhã, gọi em bằng trăm thứ tên gọi trên đời, để rồi cuối cùng anh nói bật ra câu nói chính, anh đã định sẵn từ lâu!
    Cả một thời tuổi xuân của em đã trôi đi, đã vô ích trôi đi cùng với thứ tình yêu kích kỷ của anh. Không, anh chưa hề yêu em. Anh chinh phục em, chiếm đoạt, cưu mang, sở hữu em... chỉ để thỏa mãn tự ái của anh. Anh muốn chứng tỏ với mọi người rằng anh muốn là được. Còn em, ngây thơ và hồn nhiên, em rung động đến cùng, tin cậy đến tận cùng, em yêu anh hơn cả bản thân em nữa. Đó cũng là điều đã cản ngăn không cho em nói ra những nhận định của mình suốt ba năm nay. Anh thử đặt mình vào vị trí của em xem: Em vẫn lo lắng chăm sóc anh, vẫn tiệc tùng du lịch cùng anh, vẫn làm một cái bóng lẽo đẽo bên anh, chỉ vì một mong ước duy nhất là thấy mình lầm, mình nghĩ sai cho chồng! Nhưng, anh thử nhận xét khách quan đi: khi em làm nghĩa vụ người vợ với anh lúc sau này, em có giống như trước không? Không, thật đáng sợ, lúc đó em vô cùng tỉnh táo, em lắng nghe, dò xét, xem thử anh đến với em bằng tư cách nào - người chồng? hay là một thứ ông chủ và con điếm nhỏ mà anh đã phát ngôn?
    Việc gì mà anh phải làm nhục em như vậy? Việc gì mà anh phải hành hạ em bằng cách đó? Anh sợ rằng sẽ mang tiếng khi ruồng bỏ em, bởi em hoàn toàn không có lỗi gì với anh chăng? Anh sợ em sẽ phá quấy, hất đổ cái vị trí anh hiện có nếu anh tuyên bố chia tay với em chớ gì? Hay anh sợ em sẽ đòi hỏi, chia chác tài sản công khai, điều mà anh vô cùng tránh né?
    Lúc thì anh âu yếm vồ vập em, lúc thì anh nói nặng, nói nhẹ, lúc đập phá chửi bới, lúc thì òn ỉ xin lỗi... Anh quay em như chong chóng, em sống dở, chết dở, em không biết phải đối phó với anh bằng cách nào nữa, em phát điên lên mất, em chịu thua, em đầu hàng, anh hãy tha thứ cho em...
    Anh đừng hỏi em còn yêu anh không? Hỏi câu đó là thừa, là xúc phạm em thêm lần nữa. Em có thể chịu đựng được tất cả, kể cả việc anh có một người khác, nhưng đó là khi anh còn coi em là vợ - dù là vợ bé... Còn bây giờ...
    Em xin anh, em nói chưa hết đâu, nhưng anh thừa thông minh để hiểu. Em sắp mất bình tĩnh đây, em không còn đủ dũng cảm để nói tiếp nữa, anh cho em được ngồi đây một mình. Em không làm chuyện dại dột đâu, anh cứ yên tâm về nghỉ. Tất nhiên em sẽ giữ gìn danh dự cho cả anh và em, cho đến phút cuối cùng... Không, em không nghe anh nói đâu, anh cứ đi đi, cho em được ở lại một mình...
    Đĩnh chập chạp leo lên dốc đá, anh lựng khựng đứng lại nhìn Tường. Cô nằm yên trên ghế, nhỏ nhoi và bất động trước mênh mông biển xanh và cát trắng. Đĩnh khẽ lắc đầu, anh chau màu nghĩ ngợi rồi há miệng định gọi Tường nhưng lại tần ngần quay đi. Nắng hất chiếc bóng anh xiêu đổ trên đường. Đến cạnh chiếc xe, anh gọi Bảy - Mày chịu khó ở đây dòm chừng bả, lát tao ra. Chậm chạp anh đi ngược biển, trở về khách sạn.
    Tường đăm đăm nhìn biển. Xanh ghê, xanh muốn khóc luôn. Ôi trời, chưa có hôm nào biển nhiều nắng như hôm nay. Sóng muốn nói gì với mình mà vật vã hoài như thế? Mình cảm thấy nhẹ nhõm, nhưng sao đau quá, đau đến rã rời. Đừng khóc nghe Tường, phải can đảm lên, can đảm lên... Nắng quá. Em như con nít, giỡn sóng, giỡn cát... đến dộp cả lưng... không cứ khóc đi, khóc đi... giấu giếm làm gì...
    Điếu thuốc rời khỏi tay Tường, cô thẫn thờ rời khỏi chỗ ngồi, đi xuống biển. Nằm xoãi người mấp mé mặt nước, Tường nhắm mắt, im lặng nghe sóng và cát vỗ về quanh người. Sóng ơi, hãy hát ru tôi đi, cho hồn tôi tĩnh lại...
    Chiếc áo đỏ như một mặt trời nhỏ giữa chập chờn sóng xanh và cát trắng. Nắng vẫn rực rỡ, rực rỡ đến mê người...
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Phạm Thị Ngọc Liên ​
    Hoa Cải Hương ​
    Còn mười tám ngày nữa là đám cưới của anh. Thế rồi, bỗng nhiên anh gặp lại cộ Đã 3 năm kể từ ngày anh tiễn cô ra sân baî Mọi người gọi điện thoại cho anh trước buổi trưa và cho anh địa chỉ. Mười lăm phút sau, anh đã đứng trước căn phòng khách sạn nơi cô ở. Cô đi đâu vắng, dòng phấn viết trên cánh cửa vắn tắt -"Tám giờ về".
    Tám giờ ba mươi, anh trở lạị Cửa phòng cô đã mở rộng, cô đang có khách. Anh hơi ngập ngừng vì chưa biết nên vào hay ngừng lại thì như có linh tính mách bảo, cô quay đầu nhìn ra phía cửạ
    Cô kêu lên một tiếng, bật đứng dậy, ánh mắt ngạc nhiên và mừng rỡ, cô chạy xô ra cửa phòng. -Sao anh biết em ở đây ? Anh mỉm cười, cô lúc nào cũng rối rít như thế, vui vẻ như thế, hồn nhiên và trẻ trung. Lòng anh ấm áp kỳ lạ, anh choàng tay qua vai cộ Cô giới thiệu anh với bạn bè, họ chào hỏi anh một vài câu rồi ý tứ rút luị
    Đã 3 năm. Cô chẳng còn như xưa nữa, sự vui vẻ, hồn nhiên của cô vẫn ở đó, trong cách cư xử thân mật và nũng nịu, nhưng cái thoáng ưu tư trong đôi mắt ấy thì anh mới thấy lần đầu, và cả nét mặt nhìn xuống, giọt nước mắt lặng lẽ trên gương mặt cười kia cũng làm anh đau nhói cho cộ Anh rủ "Đi tìm gì nong nóng ăn đi, anh đói quá". Cô chớp mắt một cái rồi mỉm cười "Ừ đi".
    Anh chở cô đi lung tung qua các phố, quên mất dự địng đi ăn, anh muốn đưa cô đi và nghe lại giọng nói của cô, cái giọng nói ngọt ngào, trong trẻo, lúc nào cũng có vẻ ngạc nhiên và ngây thơ ngộ nghĩnh, đã làm anh quý mến cô từ khi cô còn là...
    Gần nửa đêm, anh mới đưa cô về khách sạn. Cô đứng trước cửa phòng, ngước mắt nhìn anh "Anh nhớ đến chỗ` em nhiều một chút nhé". Cô nhìn bâng quơ qua vai anh rồi khẽ cúi đầu, giọng cô như nghẹn lại "Em ở đây chỉ có 1 mình.."
    Anh vỗ nhẹ vào đôi gò má lạnh ngắt của cô, cố vui vẻ "Tất nhiên, anh sẽ đến bất cứ lúc nào rảnh, chỉ sợ em đi vắng". Cô cười:" Không, buổi tối, em luôn có ở nhà". Anh cầm bàn tay nhỏ nhắn của cô "Được rồi, tối mai anh lại đến. Ngủ ngon nhé".
    Cô đóng cửa phòng lại và anh quay đị
    Tối hôm sau anh đến muộn.
    Anh đưa cô tới 1 quán cà phê tuyệt đẹp với cây cối, hòn non bộ và nhà sàn kiểu Tây Nguyên. Cô bước lên sàn nứa, đôi mắt hiếu kỳ của cô nhìn khắp mọi nơi, ngón tay cô nghịch ngợm chiếc rèm trúc chỗ hai người ngồi làm bật ra những tiếng lách tách. Cô kêu lên, khoan khoái "Chỗ này hay thật đấî Anh nhấp một ngụm cà phê, mỉm cười nhìn cô rồi chợt buột miệng "Anh tưởng Nguyễn đã từng đưa em đến đâỷ" Bàn tay cầm ly sữa của cô bỗng khựng lại nửa chừng. Cô ngưng cười, bậm môi nhìn xuống, giọng cô cứng lại "Chưạ."
    Anh có vẻ ân hận, anh chạm vào vai cô:
    - Xin lỗi, anh không cố tình...Cô ngửa đầu hít một hơi thật mạnh, cô nói, không nhìn anh - "Không sao, em quên rồị.."
    Im lặng. Khoảng không gian nặng nề làm anh hối tiếc.
    Anh đến với cô đều đặn mỗi ngàî
    Một buổi tối trong khi chờ cô sửa soạn để đi ra phố, anh ngồi đọc một vài trang trong cuốn truyện cô để trên bàn. Tựa đề một truyện ngắn trong đó là "Quà cưới". Bỗng nhiên, anh buột miệng -"Này, anh cũng sắp cưới đấy" cô đang chải tóc, cô vẫn tưởng anh đùa như mọi lần, cô vừa chải tóc vừa cười - "Thế à! Bao giờ?" "Mười ngày nữa". Cô lại cườị Cô quay lưng về phía anh, vừa mở tủ lấy áo vừa nói "Sao gấp gáp thế?
    Anh không biết phải nói với cô như thế nào, cô vẫn đối với anh thân thiết như cũ, càng có vẻ thân hơn sau buổi tối ở quán cà phệ Hình như cô không nhớ là đã có khoảng cách ba năm giữa cô và anh.
    Bốn ngày nữa là cô lên đường. Trái tim cô nhộn nhịp một điều gì khó tả. Cô gần như bình thản trước những kỷ niệm cũ, những dấu tích tình yêu của ngày xưa giữa cô và Nguyễn. Một lần cô tình cờ gặp lại Nguyễn ở nhà một người bạn cũ, và người bối rối hụt hẫng không phải là cô, mà là Nguyễn. Cô đã giữ được sự tự chủ của mình. Nhưng lúc Nguyễn ra về, cô vẫn bị 1 cảm giác trống trải, lòng man mác buồn. Anh đến và hai người lại cùng đi ra phố. Ngồi sau lưng anh, cô lại thấy lòng mình yên tĩnh, êm ái đến lạ kỳ. Cô áp mặt vào lưng anh, khép mắt lại...
    Suốt 1 tiếng đồn hồ trong quán cà phê, cô chỉ chăm chú nhìn anh rồi chăm chú nhìn ly nước. Vẻ mặt của cô làm trái tim anh đập mạnh. Anh hút thuốc liên tục cố che giấu nhữ`ng cảm giác đang dồn dập trong lòng. Trước kia cô là người yêu của bạn anh. Cô được cả nhóm bạn hữu yêu mến, họ xem cô như đứa em gái bé bỏng cần chở che, một vài người cũng âm thầm yêu cô nhưng họ đã giữ kín trong lòng vì quan hệ giữa cô và Nguyễn, trong số đó có anh. Cô không biết được điều nàî Ngay cả khi Nguyễn phản bội và cô gục khóc trong vòng tay anh. Anh đã dỗ dành, an ủi và chăm sóc cho đến lúc đưa cô ra sân bay, mắt cô sưng đỏ và không nói với anh dù 1 lời giã từ. Cô bay đi và mất hút như 1 cánh chim vô định. Thế rồi bỗng nhiên cô trở lại, đằm thắm, dịu dàng ngoan ngoãn...như xưạ Nhưng, đã 3 năm trôi qua và anh sắp lập gia đình. Không thể nào thay đổi được...
    Cô dựa lưng vào ghế ngồi, dịu dàng nói với anh điều gì đó. Mái tóc thơm ngát của cô xoà trên vai anh nhột nhạt. Anh nghiêng sát lại cô thêm chút nữa, bất thần cô áp gương mặt mát rượi của cô vào gương mặt nóng bừng của anh. Cô hôn anh, bẽn lẽn, dịu dàng...
    Anh nhắm mắt lại, ghì chặt cô trong tay, trái tim anh đau nhói, anh không nói được 1 câu nào, anh đang rơi, rơi, rơi mãi...
    Cô cũng không nói được 1 câu nào, cô dựa vào vai anh, tin cậî Cảm giác hạnh phúc đầy ứ trong trái tim cộ Cô vịn vào cánh tay anh, họ đi như hai người đang bồng bềnh trong cơn say trên đường từ bãi đậu xe của khách sạn trở về phòng. Trái tim anh thắt lại, anh không thể thốt ra 1 câu nào, bất chợt anh đưa tay vuốt ve mái tóc cộ
    Cô sà vào lòng anh như 1 con chim vừa tìm được tổ. Cánh tay cô quấn quanh cổ anh thơm ngát. Anh cúi xuống và không cưỡng nổi cái hôn khao khát mà anh cố nén bao ngàî Cô áp mặt vào ngực anh, thì thào :"Đừng về nữa, ở lại đây với em...". Anh ghì chặt cô vào lòng...
    Anh đi từ sớm. Tờ giấy anh để rơi trên gối, viết: "Em ngủ ngon, anh phải đi công tác cách đây 100 cây số. Em ở nhà, ngoan, chờ anh. Anh sẽ cố để ngày mai trở về. Hôn em". Cầm chiếc bao thuốc lá rỗng của anh cất vào túi xách. Cô nhảy từng bậc cầu thang trên đôi giầy nhỏ gõ lách cách vui vẻ. Cô nhìn mọi ngươì xung quanh bằng ánh mắt tươi tỉnh ngọt ngàọ
    Ngồi trên xích lô, cô lục tìm vỏ bao thuốc của anh rồi đưa lên mũi hít mạnh. Dường như hơi ấm của anh vẫn còn tồn đọng đâu đâî Cô cắn chặt đôi môi, cố nén để khỏi bật kêu lên nỗi sung sướng như đang oà vỡ trong lòng. Cô đọc lại không biết bao nhiêu lần lá thư ngắn ngủi của anh, rồi cô thì thào một mình "Em sẽ chờ, hãy mau về với em".
    Cô đến nhà 1 người bạn khác của Nguyễn, cũng là bạn học của anh và cộ Cô muốn thổ lộ, muốn được chia xẻ, muốn được nhìn thấy những ánh mắt hoặt ngạc nhiên, hoặc đồng tình của mọi ngườị
    Người thanh niên đang hý hoáy gói một gói lớn bọc giấy xanh đỏ. Trông thấy cô, anh reo lên "Hay quá, giúp anh 1 tay". Cô buông túi xách, ngo&`i thụp xuống, bàn tay nhỏ nhắn của cô gói nhanh thoăn thoắt, cô cột chiếc nơ hồng ở giữa, ngắm nghía với nụ cười tươi tỉnh, xong cô đẩy về phía anh "Quà tặng cho ai mà gói kỹ vậy anh?". Người thanh niên thản nhiên trả lời, nhưng cô nghe như tiếng sấm nổ, cô sững sờ, cô tưởng mình nghe lầm. Cô hỏi lại và được xác nhận 1 lần nữạ Cô ngồi lặng đi...
    "Ngày cưới của anh ấy cũng phải có em chứ?"
    Người bạn trai vô tư hỏi, không để ý nhiều đến gương mặt trắng nhợt của cộ Cô cắn môi, nhìn lơ đãng ra ngoài đường "Vâng, tất nhiên rồị..". Cô cầm lấy túi xách, viện 1 lý do nhỏ rồi bước ra khỏi nhà anh.
    Cô đi lang thang qua nhiều con đường, cúi đầu nhìn bóng đổ dài dưới nắng. Cô nhớ những lời anh đã nói, những cử chỉ kiềm chế của anh mà cô đã không hiểu rõ. Cô nhớ lại sự bối rối của anh, nhịp tim đập gấp, cô nhớ ánh mắt âu yếm và nụ hôn cháy bỏng của anh đêm quạ Chỉ vừa mới đêm qua thôi, số phận nào mà khắc nghiệt ...?
    Nước mắt cô chảy dài, nhiều người qua đường ngoái lại nhìn, nhưng cô chẳng buồn để ý, cũng chẳng buồn lau nước mắt, cô cứ đi và đi, rồi bỗng nhiên cô thấy mình đang đứng trước cửa hàng bán vé máy bay từ lúc nào...
    Anh đến chỗ cô sau giờ ăn sáng một chút. Quần áo anh còn đầy bụi bặm của chuyến hành trình xạ Suốt 1 ngày xa cô, anh đã không làm được việc gì cho ra hồn. Ban đêm anh mất ngủ, anh nằm suy nghĩ về anh, về cô, về mối tình bất ngờ nóng bỏng của hai người, anh lại nghĩ đến người vợ sắp cưới của anh, anh bị dày vò, cắn rứt ghê gớm. Anh tự nguyền rủa mình. Vô ích. Trước mắt anh vẫn hiển hiện gương mặt dịu dàng ngọt ngào của cô, ánh mắt say đắm và tin cậy và nụ cười chứa chan hạnh phúc. Anh như thấy được cùng tiếng pháo đám cưới của anh, là đôi mắt sưng đỏ, nỗi đau đớn chết người mà cô phải trả. Đến sáng anh tìm ra được 1 giải pháp. Anh yêu cô và sẵng sàng đánh đổi tất cả để được sống bên cô suốt đờị Sẽ không 1 đám cưới nào hết, ngoài cộ Đời người nhiều khi cũng cần có 1 lần liều lĩnh đúng lúc. Tất nhiên anh sẽ gặp không ít rắc rối, không ít lời chửi bới, nhưng chuyện đó có nghĩa gì khi anh có được cổ Ngừng xe ở bãi đậu của khách sạn, anh như chạy suốt dãy hành lang, anh tưởng tượng ra khuôn mặt rạng rỡ và vòng tay quấn chặt của cộ Môi anh nở ra 1 nụ cườị
    Cửa phòng cô mở rộng. Một vài người tạp vụ đang quét dọn lau chùị Anh đứng ở cửa phòng hơi ngỡ` ngàng. Không còn 1 dấu vết gì chứng tỏ cô đang ở đây . Chiếc va li, những đôi giày, mấy thỏi son và chai nước hoa cô vẫn để trên bàn, cũng không còn chỗ cũ nữạ Anh chưng hửng, không hiểu điều gì đã xảy rạ
    Người tạp vụ ngửng đầu nhìn anh. Chị ta nhíu mày nhìn bộ quần áo bụi bậm, vẻ ngơ ngẩn trong đôi mắt anh "Xin lỗi, có phải anh tên là ...?" "Vâng" Anh hơi giật mình, Người đàn bà vui vẻ hẳn lên "À, ra anh đấy, cô ấy gửi tôi cái này, bảo giao lại cho anh".
    -"Cô ấy đi dâu"
    - "Đi máy bay sáng nay rồi, cô ấy về gấp, chỉ mới lấy vé hôm quạ Đây này cô ấy gửi cho anh".
    Bàn tay anh run lẩy bẩy khi anh cầm lấy từ tay cô tạp vụ những món mà cô để lạị Anh đi những bước lảo đảo ra phía ngoài khách sạn, ngồi phịch xuống chiếc ghế đá gần nhất, anh mở chiếc phong bì.
    Lá thư của cô chỉ có 1 dòng. Dòng chữ viết run rẩy:"Anh không có lỗi trong tất cả mọi điềụ Mong anh hạnh phúc. Em yêu Anh".
    Anh nhắm mắt, chết lặng...
    Từ từ, anh đưa bó hoa lên ngang tầm mắt, sững sờ nhìn. Hoa cúc dại cải hương. Cô vẫn thường ví mình là loài hoa ấy, bé nhỏ, dịu dàng và hay lỡ làng duyên. Cô gửi nó cho anh như 1 lời giã từ nghẹn ngào làm trái tim anh đau nhóị..Ôi, em làm như thế đúng hay saỉ Anh bỗng nhìn đồng hồ tay và bật dậy Anh chạy ra bãi để xe, mở công tắc và chạy như điên trên quãng đường ra sân bay Anh vừa chạy xe vừa thầm cầu nguyện cho anh gặp được cô, dù chỉ là lần cuối cùng.
    Hoa cải hương toả hương thơm sau lần áo đầy bụi của anh...
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Phạm Thị Ngọc Liên ​
    Nhân Cách (I)​
    I
    Kim đồng hồ chỉ 12 giờ đêm như thường lệ, tôi đi quanh nhà lần cuối cùng, tháo xích cho con Minô, kiểm tra lại cánh cổng, bật ngọn đèn ngoài hành lang, vào phòng, đóng cửa lại. Thế giới riêng tư của tôi đang đón chào tôi. Một thế giới muôn màu muôn vẻ. Một thế giới giải thoát mà tôi luôn hồi hộp náo nức khi bước vào.
    Đầu tiên, tôi đi tắm, những giọt nước nửa đêm bao giờ cũng cho tôi cảm giác được tẩy rửa thật trong sạch những nhơ bợn ban ngày. Bước ra khỏi bồn tắm, tôi giữ nguyên cảm giác dợn mình ấy và chuồi và trong chăn nệm êm ái, hai hàng mi khép chặt, tôi đợi...
    Thường thường, chúng đều rất nhanh. Chúng nhảy múa trong đầu tôi một cách hỗn loạn và rồi đột nhiên chúng tách ra thành từng cụm, uốn éo như khuyến khích tôi lựa chọn. Khi tôi chạm tay vào một trong bọn chúng thì bọn còn lại biến đi ngay. Lúc đó, tôi ung dung bơi lội trong cảm giác của mình cho đến khi ngủ thiếp đi.
    Trong giấc ngủ không cần đến thuốc ngủ này tôi trở nên một nhân vật - ồ không - nhiều nhân vật, mà mỗi nhân vật đều tiềm ẩn một sức sống kỳ lạ, đều chứng tỏ bản năng sống còn bằng cách riêng của người ấy. Đôi khi một vài bản năng quá mạnh đã đánh thức tôi nửa chừng giấc ngủ để thấy mình đang thổn thức khóc, đang toát mồ hôi giận dữ, thậm chí đang nghiến răng kèn kẹt vì nỗi gì đấy mà vừa mở mắt ra tôi đã quên hết sạch.
    Bao giờ cũng vậy, tôi lồm cồm bò dậy, chui ra khỏi giường để uống cạn ly nước đặt sẵn trên đầu tủ. Tôi đi loanh quanh trong phòng bằng những bước chân không định nghĩa được là vô định, mệt mỏi, băn khoăn, lo sợ.... hay bất cứ một trạng thái nào. Dường như tôi tỉnh dậy vẫn còn mơ ngủ. Có khi tôi mở đèn nhìn một cách vô tri gương mặt mình trong gương. Có khi tôi thay áo. Và sau đó, tôi leo lên giường tiếp tục giấc ngủ một cách bình yên, lặng lẽ. Những nhân vật của tôi không trở lại với giấc ngủ thứ hai này.
    Một đêm, nhân vật trong mơ của tôi lại chính là tôi. Nhưng tôi đẹp hơn lúc bình thường. Tôi sang trọng quyến rũ, và quan trọng hơn hết là tôi giàu có một cách khủng khiếp. Tôi có một cái ví thần kỳ mà mỗi lần mở nó ra, vàng và đô la tuôn chảy không kềm lại được. Tôi trả ơn những người đã từng lo lắng, cưu mang tôi một cách hậu hỉ. Lạ thay, những người hắt hủi, dè bỉu tôi trước kia trong cơn hoạn nạn, bây giờ còn hoạn nạn hơn tôi lúc đó. Tôi nhìn vẻ khốn khổ của họ một cách bao dung. Cái ví của tôi cứ mở ra liên tục. Cho đến khi một người tàn ác nhất với tôi trước đây ngã quy vì không ôm nổi số tiền vàng mà tôi cho họ thì tôi bật cười. Tôi cười một cách thỏa thuê, no đủ. Và tôi tỉnh dậy.
    Không như những lần trước, lần này tôi tỉnh mà y nguyên gương mặt bẽn lẽn, ngây ngô của người ngã quỵ vì tiền vẫn còn in hằn trong trí nhớ. Tôi nhận ra y ngay. Giọng nói ngọt ngào, những cử chỉ, thái độ quan tâm chăm sóc chỉ có y mới có. Một cái vẻ thông cảm tột cùng chỉ có y mới biểu lộ được. Không ai có thể trách phiền gì y. Một bề nổi hoàn hảo. Thế nhưng, không ai không biết bề chìm của y. Một bề chìm tinh ranh, thủ đoạn và hoàn hảo không kém gì bề nổi. Y là một thứ vừa đánh trống vừa ăn cướp, một thứ mèo khóc chuột. Y sống nhởn nhơ với bề nổi tốt đẹp và bề chìm kinh tởm ấy trước mắt mọi người mà chẳng ai dám có một ý kiến gì. Họ sợ y, nịnh nọt y, đồng thời nguyền rủa cho y sớm bị trời trừng phạt. Đúng thế, chỉ có trời mới trừng phạt nổi y chứ người ta thì đầu hàng.
    Vậy mà trong giấc mơ tôi đã trừng phạt y đấy. Tôi trừng phạt y bằng cái "ngã từ bi" trong kinh nhà Phật. Bật đèn lên, tôi nhìn mặt mình trong gương. Nó vẫn còn phảng phất nụ cười mãn nguyện của kẻ được trả thù. Bất giác, tôi lén nhìn lên bàn thờ Phật và bắt gặp ánh mắt vừa nghiêm nghị vừa buồn rầu của đức Quan Thế Âm. Mồ hôi tôi đổ ra như suối. Tôi không dám thắp cây nhang bởi cảm giác nhớp nháp của đôi bàn tay cầm tiền đang làm tôi bứt rứt, nhột nhạt. Lao vào phòng tắm, tôi đứng kỳ cọ đôi bàn tay một lúc lâu. Vừa kỳ cọ, tôi vừa suy nghĩ, tôi có hỏi nếu trong thực tế, tôi có nhiều tiền như thế, tôi có hành động như trong giấc mơ không ? Hai con mắt tôi trong gương là hai con mắt của một người hạnh phúc. Tôi hạnh phúc vì đã giải thoát được mọi ức chế thù hận theo cách của tôi. Không thể dối lòng là thâm tâm tôi ao ước được trở lại giấc mơ, sống lại những cảm giác mà trong thực tế sẽ không bao giờ tôi có được. Bên cạnh đó, một mặc cảm phạm tội cũng đang dày vò tôi. Tôi thờ Phật, mà Phật dạy oán thù nên cởi không nên buộc. Tại sao tôi lại buộc cả tiềm thức tôi phi trả thù.
    Đứng ì trong buồng tắm, tôi miên man nghĩ ngợi về những khả năng trả thù của tiềm thức. Tôi thấy hành vi "ngã từ bi" trong mơ của tôi chẳng khác gì một hình thức giết người. Cảm giác mãn nguyện của tôi là cảm giác mãn nguyện của kẻ sát nhân. Nhưng làm thế nào để ra khỏi cảm giác đó thì tôi không làm được. tôi chưa làm được. Dù sao, tôi vẫn thích trở lại những giấc mơ như thế một vài lần, nhiều lần hơn nữa. Tôi biết, nói theo sách Phật thì tôi sẽ phi sa vào địa ngục. Nhưng đó là chuyện sau này. Chuyện của thế giới thứ ba.
    II
    Trang điểm xong, tôi mặc vào người chiếc áo tím ưa thích để đi đến chỗ hẹn. Soi gương, tôi thấy mình còn mặn mòi nhan sắc, không đến nổi héo hon, tàn tạ như có lần người yêu tôi dè bỉu. Thật lòng, tôi chẳng hiểu tại sao mình vẫn tiếp tục yêu anh ta sau khi chịu đựng bao nhiêu thái độ, ngôn ngữ cư xử bất tình bất nghĩa. Phi chăng vì tôi cũng có máu điên giống hệt như anh ?
    Ngẫm lại, tình yêu của chúng tôi là cả một thế giới mộng tưởng, hoang tưởng và hoảng loạn. Mộng tưởng vì chẳng có đôi tình nhân nào yêu nhau say đắm như chúng tôi, hạnh phúc tuyệt vời như chúng tôi. Hoang tưởng vì tình yêu của chúng tôi không thể đạt được đến bến bờ cuối cùng là hôn nhân vì nhiều lý do cấm đoán. Hoảng loạn là vì muôn ngàn ức chế đã khiến chúng tôi có những giờ phút cận kề cái chết, cận kề sự rã tan. Đã nhiều lần chúng tôi nói đến sự chia tay nhưng chẳng bao giờ thực hiện được. Đến nỗi sau này, mỗi lần người này nói chia tay thì người kia lại bỉu môi cười khỉnh.
    Chúng tôi là một lứa đôi thông minh để hiểu rằng chỉ một lời nói của mình cũng đủ làm tổn thương người kia một cách sâu sắc. Chúng tôi đã áp dụng kiểu cách đả thương này để đạt được mục đích là xa rời người kia nhưng lần nào cũng thất bại. Dù rằng có đôi khi, những cú đả thương ấy không phải là không trúng đích. Hoặc anh ấy gầm lên như hổ đói. Hoặc tôi gào thét, đấm ngực thùm thụp như lũ tinh tinh. Nhưng rốt cuộc, cả cọp lẫn tinh tinh đều xẹp lép cơn tức giận để ngẩn ra nhìn nhau tội nghiệp. Cuối cùng, chúng tôi thỏa hiệp rằng hãy cứ để tình yêu được bơi lội trong các thế giới của nó, cứ thụ hưởng nến còn hạnh phúc và cứ dày vò nhau nếu còn chịu đựng nổi sự dày vò. Tình yêu của chúng tôi đã sống bên nhau như thế. ít nhất là trong những giờ phút chúng tôi ở bên nhau, chúng tôi hoàn toàn hạnh phúc. Và những ngày tháng chúng tôi xa cách chúng tôi luôn nghĩ về nhau.
    Sự nghĩ ngợi thì muôn hình vạn trạng. Tôi biết sau những lần vận dụng đủ mọi thủ đoạn để ép tôi tiến đến vạch mức chia tay mà tôi vẫn đứng ì một chỗ, anh ấy đã từng nghĩ cách làm thế nào để giết tôi chết một cách êm thắm. Ví dụ như một cơn đau tim, một tai nạn chẳng hạn. Bởi vì theo anh, tôi quá khổ sở trong tình yêu này. Chia tay với anh là giải pháp tốt nhất cho tôi, và nếu như sau cuộc chia tay ấy, tôi lại tìm được một tình yêu khác. Bằng không thì tôi chết quách đi cho rồi. Chết để chấm dứt mọi sự. Chết để giải thoát. Anh ấy nghĩ như vậy. Vừa ngao ngán, vừa buồn cười, tôi đã hỏi anh tại sao không chủ động bỏ rơi tôi đi ? Như thế có phải đơn giản không ? Anh ấy lắc đầu - Anh không bao giờ bỏ rơi em được. Thà là em bỏ rơi anh.
    Tôi biết, khi anh nói : Người anh ghét nhất là em và người anh yêu thương nhất cũng là em, ấy là lúc anh ấy chân thành nhất. Tội nghiệp, anh đã giấu anh dưới một lớp vỏ quá mỏng để một người đàn bà mù quáng như tôi vẫn có thể nhận ra được. Ban đêm, tôi thường dỗ mình ngủ bằng cách bóc ra từ từ lớp vỏ ấy, thổn thức vì tình yêu sâu đậm của anh cho. Và rồi một lúc nào đó, tôi chợt nhận ra mình cũng đang nghĩ ngợi. Mỗi đêm, tôi nghĩ một cách khác. Lúc thì tôi cho anh hạnh phúc. Lúc thì tôi đay nghiến, dày vò anh. óc tưởng tượng của tôi thêu dệt nên muôn ngàn tình huống. Thường thì các tình huống đó tùy thuộc vào thái độ gặp gỡ của anh trong ngày. Hễ anh độc ác, thủ đoạn thì tôi sắp sẵn một tình huống trừng phạt. Hễ anh đáng yêu, đáng quý thì tôi dọn ra một thế giới mộng tưởng. Luôn luôn khi tình huống sôi nổi nhất thì tôi đã thiếp ngủ đi rồi.
    Hôm nay, với chiếc áo tím, tôi lại đến chỗ hẹn cùng anh, lại chìm đắm trong sự yêu chiều, lại co cụm trước mọi ngôn ngữ. Từ lâu, tôi đã chấp nhận mình như vậy. - Trở thành người đàn bà không bình thường, yêu một người đàn ông không bình thường, bo vệ một tình huống không bình thường. Sự không bình thường ấy là hạnh phúc của chúng tôi.
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Phạm Thị Ngọc Liên ​
    Nhân Cách (II)​
    III
    Khi cô ta lìa bỏ tôi sau gần hai mươi năm già nhân ngãi, non vợ chồng, cảm giác đầu tiên của tôi là sự nhẹ nhỏm. Tôi không còn phải bận tâm đến bất cứ điều gì thuộc về cô ta nữa. Gần hai mươi năm qua, tôi đã phải xé nhỏ ra từng phần. Một cho người vợ đã ly dị và hai đứa con gái khá lớn của tôi. Một cho cô ta. Phần còn lại là cho những người phụ nữ đi qua đời tôi một cách bất ngờ. Sự chia xẻ ấy, lạ thay không làm tôi mệt mỏi mà càng có thêm hưng phấn trong cuộc sống. Rất tiếc, những người đàn bà hiện diện trong đời tôi lại không có cảm nhận như tôi. Họ ghen tuông, tức giận và buồn rầu vì tôi không phải là sở hữu riêng của họ. Họ yêu sách, ra điều kiện và rồi dày vò tôi bằng đủ mọi hình thức. Tôi đã vất vả khốn khổ bao tháng ngày mới khám phá ra một biện pháp tối ưu : hễ ai căng thẳng quá thì tôi đánh bài lờ. Tôi không liên lạc, không ghé thăm, thậm chí không trả lời điện thoại cho đến khi đối phương chịu không nổi phi đầu hàng và trở lại quỳ lụy tôi như trước. Biện pháp này cũng chắt lọc được tình cảm của những người đàn bà, cho tôi nhận ra được người nào yêu tôi và người nào chỉ yêu chính họ.
    Cô ta là người yêu thương tôi nhất. Khi mối quan hệ vợ chồng của tôi trở nên xấu đi và cuối cùng chúng tôi chấp nhận chia tay trong vui vẻ, người mà tôi định cưới làm vợ kế chính là cô ta. Thế nhưng, dự định ấy đã kéo dài ngày này sang ngày khác. Vì tôi không muốn đánh mất sự tự do mà mình vất vả lắm mới tìm lại được. Vì vợ chồng tôi tuy đã ly dị nhưng trong cách cư xử vẫn không khác xưa mấy. Tôi vẫn ngày hai buổi về ăn cơm, quần áo tôi vẫn được giặt ủi cẩn thận. Và đôi khi trong tuần, mềm lòng vì thái độ vui vẻ của vợ cũ, tôi còn ngủ đêm với cô ấy một cách nồng nàn. Như vậy, cưới vợ mới để làm gì ?
    Tất nhiên, tôi giấu kín những suy nghĩ của tôi không cho bất cứ người phụ nữ nào biết được. Nhất là cô ta. Phi trung thực để nói rằng tôi yêu cô ta thật lòng. Ngoài vấn đề giới tính, cô ta còn là người phụ nữ đồng cảm với tôi nhất. Điều quan trọng là cô ta yêu tôi một cách mù quáng, sẵn sàng hy sinh cho tôi tất cả, sẵn sàng nuốt những giọt nước mắt vào lòng để mỉm cười trước mặt tôi, ngay cả khi bắt gặp tôi đi với người phụ nữ khác. Như mọi phụ nữ biết tự trọng, cô ta sẵn sàng tin rằng người phụ nữ kia là mối quan hệ hết sức đúng đắn và trong sáng của tôi. Hoặc giả, dù có nghi ngờ hay biết chắc là mối quan hệ đó hoàn toàn u tối và phức tạp, cô ta cũng tự lừa dối bản thân là chẳng có gì.
    Nhiều lần tôi đã bắt gặp cô ta ôm chiếc áo cưới không được mặc và khóc thầm. Trong đôi mắt sũng ướt ấy, tôi đọc được sự tuyệt vọng ão nề của cái gọi là chờ đợi. Tôi cũng đọc được sự buông xuôi. Những lúc ấy, tôi hiểu nếu mình không làm một điều gì đó thì vĩnh viễn cô ta sẽ biến mất.
    Tôi làm.
    Và cô ta ở lại. Suốt gần hai mươi năm.
    Nhu cầu làm vợ của cô ta trở nên mòn mỏi. Hơn thế nữa, nhu cầu làm mẹ của cô ta vĩnh viễn lụi tàn. Vì tôi hay vì cô ta ? Tôi không biết chắc. Chỉ biết sau một lần đi bệnh viện về, cô ta khóa kín cửa phòng và khóc cho đến sáng hôm sau. Ra khỏi phòng với đôi mắt sưng tấy, cô ta báo tin cho tôi một cách bình tĩnh dửng dưng - "Em không bao giờ có con được nữa". Và xua tay không cho tôi hỏi một câu nào.
    Thật tồi tệ khi cô ta có thể có thai, tôi luôn lo ngại phải gánh lấy trách nhiệm nhưng chẳng bao giờ kiềm chế được ham muốn. Thế nhưng khi cô ta trở thành "người không còn nguy hiểm", tôi cũng phần nào mất đi sự ham muốn xác thịt. Tôi có cảm giác cô ta không khác tôi là mấy, giống như một thằng đàn ông vậy, và mặc dù nữ tính của cô vẫn còn đấy ắp, tôi tự cho phép mình lãng quên điều đó, tôi đi tìm những món nữ tính khác để bồi đắp sự mất mát. Và để cứu chuộc những mặc cảm tội lỗi có thể phát sinh, thỉnh thoảng tôi vẫn yêu đương cô bằng tất cả nhiệt tình.
    Nhưng, cô ta hiểu điều đó. Tệ hơn nữa là một trong những mối quan hệ sau này của tôi lại kết tinh một cái bào thai. Đó là một cô gái trẻ. Cô ta dùng áp lực này để bắt tôi chịu trách nhiệm, bắt tôi tiến đến hôn nhân. Người vợ cũ tôi ***g lên khi biết được điều này. Còn cô ta ? Đầu tiên cô ta ngồi chết lặng. Rồi cô chợt hỏi tôi - Anh yêu người ta lắm phải không ? tôi lúng túng một chút rồi lắc đầu chống chế - Chỉ một chút thôi, cô ấy yêu anh nhiều hơn. Cô ta lại hỏi - Anh thương đứa nhỏ chứ ? Tôi bần thần - Anh không biết, nhưng đó là trách nhiệm. Giống như trách nhiệm với hai đứa con lớn của anh vậy. Nhìn tôi bằng cặp mắt soi mói và im lặng một lúc lâu, cô ta bậm môi rồi bỗng bật cười ròn rã, cô cười đến khi nước mắt nước mũi ràn rụa. Lau mặt bằng chiếc khăn giấy nhỏ, cô ta hỏi mà không nhìn tôi - Anh có cần em gỡ giúp không ?
    Chẳng biết cô ta gỡ bằng cách nào, nhưng cô gái trẻ không còn bắt tôi làm đám cưới nữa. Cô chấp nhận một cuộc sống giống y người vợ cũ của tôi và chẳng đòi hỏi gì hơn việc tôi ổn định một chỗ ở cho hai mẹ con cô và tới lui chăm sóc mỗi ngày.
    Khi tôi trở lại căn phòng mà cô ta và tôi chung sống, chiếc ổ khóa to đùng ở ngoài cửa chưa nói đến được điều gì. Tôi lấy chiếc chìa khóa riêng để mở cửa vào rồi ngẩn người trước khung cảnh trống rỗng của căn phòng. Cô ta đã bỏ đi.
    Đầu tiên, tôi hơi bị hẫng. Lòng đầy tự ái, tôi nhún vai và thấy nhẹ nhõm như vừa trút bỏ một gánh nặng. Tôi có lỗi gì kia chứ ? Tôi không bỏ rơi cô ta. Tự cô ta cắt đứt mối quan hệ này, việc gì tôi phi cắn dứt lương tâm ?
    Ngồi dựa cửa sổ, tôi đốt một điếu thuốc và hút một cách ngon lành trong bóng chiều chập choạng. tôi đo lường sự nhẹ nhõm lẫn cảm giác mất mát của mình khi không còn cô trong đời. Lần đầu tiên tôi cảm thấy buồn rũ rượi. Đây đó khắp phòng vẫn những mẫu giấy nhỏ ghi tin nhắn của cô - "Em đi tập. anh ghé đón em lúc 7 giờ được không ?" "Em đi họp, chiều mới về. Phần cơm anh ở trong tủ lạnh. Chịu khó hâm lại giúp em". "Tối nay em về sớm. Chờ em nghe..."... Những câu nhắn vụn vặt, chu đáo, đầy tình nghĩa dù chỉ là việc nhỏ. Vậy mà lần này, khi cô quyết định làm một việc lớn, cô lại chẳng viết cho tôi một chữ nào. Tôi nhìn đám khói thuốc tỏa ra trên đầu mũi và chợt nhận ra mình không nhẹ nhõm như mình tưởng. Uể oải đứng dậy, tôi ném mẩu thuốc cuối cùng vào sọt rác, chuẩn bị bước ra ngoài. Lúc đó, mới nhìn thấy mảnh giấy bị vò nhàu quăng gần ngạch cửa. Dòng chữ viết ngoằn ngoèo, lem luốc, có dấu vết những giọt nước mắt đã khô. Tôi đọc. Giống như một vết chém, cô ta gửi cho tôi câu hỏi nát lòng - "Những đứa con của em trong hai mươi năm ấy, bây giờ chúng ở nơi đâu ?". Tôi hiểu. Cô ta có thể bỏ qua mọi điều dối trá cũng như những mối quan hệ lang chạ của tôi. Nhưng, trừ người đàn bà trước - người vợ cũ, cô ta không chấp nhận nổi việc một người đàn bà sau cô lại có con với tôi trong khi cô không thể ? Cô không tha thứ.
    IV
    Chồng tôi là một người đàn ông đẹp trai. Y lại còn trẻ hơn tôi nhiều tuổi nữa. Điều đó khiến mọi người, nhất là những người đàn bà ở đủ mọi lứa tuổi phải phát điên lên vì ghen tị. Một người đàn bà không nề hà gì, trước cả đám đông, nói vào mặt tôi - "Lấy được một người đàn ông đẹp trai, trẻ hơn mình và không hề yêu mình là quá sức tài giỏi ! Chỉ cho tớ vài chiêu đi !". Tôi biết y thị muốn đề cập đến những thủ đoạn mà tôi sử dụng để lấy được đối tượng của mình. Gan tôi bầm tím vì giận nhưng tôi vẫn mỉm cười đầy vẻ khiêm nhường và hạnh phúc. Tôi phi chứng tỏ mình hạnh phúc, "chúng tôi" hạnh phúc dù bằng bất cứ giá nào. Người ta nói đâm lao phi theo lao, đã và vai diễn của mình, tôi phi diễn tới cùng. Dù thực tế, chồng tôi đã bật ra ngoài quỹ đạo của tôi. Dù thực tế, cuộc sống của chúng tôi chỉ là một góc nhỏ của địa ngục.
    Tôi chẳng yêu gì chồng tôi. Y, chẳng qua chỉ là một con cờ mà tôi cần sử dụng trong thời điểm đó. Người tôi yêu người tôi sắp sửa lấy làm chồng đã bỏ rơi tôi và lúc tôi không ngờ nhất. Trong cơn đau điếng người vì tự ái, tôi vẫn còn đủ bình tỉnh và tư duy để xoay sự bỏ rơi này về phía tôi. Phải có một hình nhân thế mạng cho kẻ kia ngay lập tức. Y phi trẻ hơn người tôi yêu, đẹp hơn, trong sáng hơn, nhất là phải ngây thơ hơn để sẵn sàng rơi vào chiếc bẫy êm ái mà tôi sẽ giăng ra. Trong cuộc sống, tôi không bao giờ chấp nhận mình thua cuộc. Tôi sẽ chứng tỏ với mọi người, nhất là kẻ đã bỏ rơi tôi thấy được tôi là người đàn bà như thế nào.
    Chồng tôi, sau những ngày tháng ngây thơ, đã dần hiểu được mọi vấn đề. có thể y đã từng yêu thưng tôi, cần thiết tôi như hàng triệu người đàn ông mới nếm mùi chồng vợ. Nhưng, vì y chỉ là hình nhân thế mạng mà tôi tin trong lúc gấp gáp, nên tính cách y khác hẳn tôi. Mọi xung đột bắt đầu nảy sinh. Y không thích hiện diện bên cạnh tôi nữa. Y đi sớm, về tối bằng mọi lý do có thể. Và dù tôi có áp dụng đủ mọi thủ thuật của một bà vợ, khi nanh nọc, lúc dịu dàng, khi dữ dằn, lúc cam phận.... thì y vẫn từ từ vuột khỏi quỹ đạo mà tôi đã giăng ra. Có chăng, cái móc xích cuối cùng còn kéo y trở lại mái nhà hàng đêm là vì sĩ diện. Y sợ mọi người biết y khờ khạo. Y sợ sự chê cười. Tôi là người như thế nào ý biết rõ nhất. Y sợ già néo đứt dây, tôi sẵn sàng vì quyền lợi của tôi mà làm y thân bại danh liệt. ít nhất trong những ngày tháng sống với tôi, y cũng học được vài thủ đoạn tự bảo vệ mình.
    Giống như một cuộc so găng, tôi và y luôn luôn giữ thế thủ nhưng sẵn sàng chờ kẽ hở của người kia để đánh đòn chí mạng. Nói một cácg công bằng, chồng tôi là một người an phận và như nhược. Y chỉ muốn bình yên trong cái thế giới riêng tư mà y tự tạo ra sau khi lọt vào bẫy của tôi. Còn tôi, ngược lại, y đã là chồng tôi thì dù có là hình nhân thế mạng cho bất cứ ai, y cũng phi thuộc về tôi, chịu cho tôi điều khiển cả hồn lẫn xác. Đã nói, trong cuộc sống tôi không bao giờ chấp nhận sự thua cuộc. dù mái gia đình của tôi đã là một góc nhỏ của địa ngục thì góc nhỏ ấy cũng phải do tôi làm chủ, do tôi trang trí và cụ bị mọi hình thức tra tấn cho y và cả chính tôi, Mỗi ngày, cuộc sống của chúng tôi trôi đi như thế và thật lạ lùng, giống như thói quen, cả tôi lẫn y điều đóng rất đạt vai diễn của mình. Chúng tôi cười nói, xuất hiện bên nhau rất hạnh phúc trước mắt mọi người. Còn sau đó, trong sự căm giận tím bầm tim óc, tôi miên man tìm mọi phưng cách để sở hữu tâm hồn và thể xác của y. Và y, với chút thủ đoạn học được, y cũng đang tìm cách đốt cháy mọi bẫy rập để thoát khỏi tôi, thậm chí dù có phải đốt cháy ngay bản thân y.
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Phạm Thị Ngọc Liên ​
    Nhân Cách (III)​
    V
    Hầu hết mọi người đều bị choáng khi thấy cô ta vác cái bầu nghễu nghện đi khắp nơi với thái độ vui sướng và đầy kiêu hãnh. Không ai biết cha của đứa nhỏ là người nào trong số những người đã từng lui tới cùng cô. Người này nhìn ngó người kia bằng ánh mắt lấm lét, nghi kỵ và đổ vấy trách nhiệm. Những câu chuyện đầy hình tượng được dựng lên chung quanh cô và cái bầu tròn trĩnh ngày càng tròn trĩnh và ngạo nghễ hơn. Dẫm đạp trên tất cả dư luận, cô ta thản nhiên sống, thản nhiên chờ đợi ngày đứa nhỏ chào đời, thản nhiên đặt cần cổ tôi trên tấm thớt.
    Bởi tôi chính là nhân vật mà mọi người đang đi tìm. Tôi đến với cô thật đơn gin. Nhiều khi chẳng cần lý do nào cả. Đàn ông vốn tôn thờ dấu cộng. Dù có chán vợ nhà như chán cơm nếp nát, dù con vợ ở nhà dữ như một con quỷ và có đầy đủ mọi sai trái thì vì nhiều lẽ, chúng tôi cũng không ruổng bỏ. Chúng tôi chỉ đi tìm những người phụ nữ khác, cộng thêm để làm giàu cuộc sống của mình. Chấp nhận hay không chấp nhận, tùy thuộc vào chính họ. Tất nhiên chúng tôi phi có nhiều lời hoa mỹ, những cái mốc hứa hẹn đặc sắc mà ngay khi thốt ra, chúng tôi đều thốt rất chân thành. Tin hay không cũng thuộc vào sự nhạy cảm của người nghe.
    Cô ta đã nghe tôi rất chăm chú. Trong lúc đó tôi cười thầm. Nói gì thì nói, đàn bà cũng chỉ là một sinh vật yếu đuối và hết sức cả tin. Cô ta đã tin tôi, đã trao trọn tình cảm, con người và cuộc sống cô ta cho tôi một cách hoàn toàn tự nguyện. Tất nhiên, tôi đón nhận chúng như đón nhận một cái gì hiển nhiên. Tôi thích luận bầy đàn.
    Vợ tôi thừa biết tính cách của tôi và thừa biết cản ngăn tôi là vô vọng. Dằn vặt, giận hờn mãi đâm chán, cô ta chúi mũi vào công việc kinh doanh, tìm an ủi ở những món lợi nhuận thực tế giá trị. Kiếm ra nhiều tiền, cô ta chưng diện hơn, cũng đi sớm về tối y như tôi. Gởi con cho nhà ngoại, cô trở nên thảnh thơi nhẹ nhàng, nay cô đi nơi này ký hợp đồng, mai cô đi nơi khác nghỉ mát với các mối làm ăn. Bổn phận làm vợ của cô đối với tôi chỉ còn tóm gọn ở chỗ một tuần cô ghé tiệm giặt ủi hai lần để bỏ và lấy quần áo cho cả cô lẫn tôi. Thay vì cơm nước đàng hoàng, cô ta đặt cơm hộp và tuyên bố nếu tôi không thích thì có quyền đi ăn "ở bên ngoại". Quá sức thoải mái. Thật lạ, khi vợ tôi không đếm xỉa gì tới tôi nữa thì tôi bỗng thấy cô ta có giá trị và muốn "Pơ-luya" lại hạnh phúc gia đình. Lơi lỏng người phụ nữ kia, ngày hai buổi tôi về rất chỉn chu, rất trách nhiệm.
    Tại sao tôi lại không nghĩ đến việc gieo và gặt nhỉ ? Có lẽ tôi chủ quan cho rằng một người phụ nữ chưa từng có gia đình, chưa từng có cưới hỏi, sẽ không bao giờ dám để có con. Rồi còn cha mẹ, họ hàng, bạn bè và dư luận xã hội, phi đối phó cách nào ? Vì thế khi cô ta báo với tôi qua điện thoại rằng cô có thai và muốn gặp tôi gấp, tôi chỉ nghĩ đó là một mánh lới của đàn bà. Tôi hứa xuề xòa và sau đó lại quên đi. Đã nói tôi đang bận ổn định gia đình, củng cố vị trí làm chồng làm cha. Cô ta phải biết chờ đợi mới phi. Cảm giác của tôi khi nghe cô gọi điện thoại đòi gặp lúc đó là cảm giác bị quấy rầy. Là người đến sau mà cô ta chẳng biết điều gì cả. Cô hay nhắc nhở đến những lời hứa hẹn của tôi. Để làm gì vậy ? Cô thật sai lầm. Tôi rất bực khi phi nghe ai nhắc lại những gì tôi đã cố tình quên. Tôi ở gần vợ tôi mà cô lại khó chịu à ? Cứ phi nghe cô lải nhải mãi những câu than oán, tôi đâm ra khinh ghét cô quá. Ai bắt cô tin những lời hứa hẹn ? Cô phi biết người đàn ông nào cũng có khả năng nói dối chứ. Cô lớn rồi, đâu phi trẻ con mà đổ vạ cho người khác về sự ngộ nhận của mình. Mặc kệ những lời nhắn qua bạn bè, những hồi chuông điện thoại réo ngằn ngặt, tôi không trả lời cô nữa. Tôi phi trừng phạt cô một thời gian để cô hiểu ra điều đó. Nếu cô hiểu và chịu đựng được quy luật của tôi, cô sẽ không bị tôi ruồng bỏ.
    Ba tháng sau, khi vị trí người chồng, người cha trong gia đình của tôi đã được củng cố vững chắc, tôi lại nhớ đến sự ngọt dịu "ở bên ngoại". Tôi gọi điện cho cô ta và tin chắc cô sẽ mừng rỡ đón nhận sự tái hồi của tôi như một ân sủng của thượng đế. Qua điện thoại, người chủ nhà cho tôi biết cô ta đã dọn đi từ lâu lắm rồi. Lại một đòn phép gì đây. Cô ta chuyên gây cho tôi những bất ngờ nhưng vì tôi đang muốn gặp lại cô nên tôi quyết định đi tìm. Rồi sẽ như những lần trước, sau khi khóc lóc giận hờn, cô ta sẽ lăn vào vòng tay dỗ dành của tôi và tất cả sẽ lại đâu vào đó, không thay đổi.
    Cuộc tìm kiếm kéo dài thêm gần hai tháng nữa. Khi tôi gần thối chí và chuẩn bị có một dấu cộng khác thì cô ta xuất hiện. Cô xuất hiện với cái bầu tròn trĩnh và gưng mặt vui sướng, nhởn nhơ một cách kiêu hãnh. Vì mối quan hệ của chúng tôi đã gián đoạn gần năm tháng nên chẳng ai có thể nghi ngờ tác giả bào thai ấy là tôi : Và vì cô đi qua tôi như đi qua một cái cột nhà nên người ta nghĩ cô đã có một ai khác. Người ta hỏi xa gần về chồng cô và cô cười dòn dã. Chồng nào ? Em đã lấy chồng đâu !
    Mấy hôm sau, cô ta tiếp tôi trong căn nhà cũ với dịu dàng thản nhiên chưa bao giờ cô có được. Cô nói trước kia cô là người cực đoán và bồng bột, vừa mơ mộng lãng mạn lại vừa đầy tham vọng. Cô quen biết, yêu đương nhiều lần nhưng chẳng lần nào lâu bền. Hình như cô chưa yêu ai thực sự cho đến khi cô gặp tôi, cho đến khi cô có thai ngoài dự định. Cô nhắm tôi lúc đó bởi vì giữa tình yêu và tham vọng cuộc sống, cô chưa xác định được phần nào nặng nhẹ. Cô vừa muốn giữ bào thai, vừa muốn vất bỏ nó. Qua tôi, cô sẽ dễ dàng quyết định. Quả thật, qua thái độ của tôi bấy giờ, cô đã quyết định. Thay vì vất bỏ bào thai để bảo vệ danh dự, cô đã bất chấp dư luận, bất chấp sự nhục nhã của gia đình để giữ nó lại. Cô muốn gây chiến với cuộc sống, với những kẻ dối trà, giả đạo đức bằng các vác cái bụng tròn trĩnh ấy như vác vòng nguyệt quế của riêng mình. Hết sức dịu dàng cô nói với tôi - Giỏ nhà ai, quai nhà nấy, mọi người có thể nghi ngờ nhưng riêng anh thì không. Tuy anh đã ruồng bỏ đứa nhỏ này ngay từ lúc nó mới hình thành, khi em sinh nó ra, em vẫn sẽ cho phép anh nhìn mặt nó. Nhìn mặt chứ không phi nhìn nhận. Nó là tài sản của riêng em. Khi anh sống, nó sẽ không bao giờ biết cha của nó, vì vậy khi anh chết, nó sẽ không được tới để tang. Nếu những quan hệ loạn luân có thể xảy ra sau này vì những đứa trẻ hôm nay không biết nhau, đó là số phận....
    Bước ra khỏi căn nhà, tôi đi chuệnh choạng trên hè phố, tưởng như mình đã bị đấm một đấm chí tử. Tôi không thể không tưởng tượng đến cái mà cô ta gọi là số phận. Thật kinh khủng cho lòng căm hận. Thậ kinh khủng cho sự trả thù. Không cần tôi gánh lấy trách nhiệm, cũng không cần làm bất cứ điều gì gây tổn hại danh dự và cuộc sống của tôi trong lúc này, nhưng cô ấy đã dùng đứa nhỏ để trừng phạt tôi suốt quãng đời còn lại.
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Du Tử Lê ​
    Con dế buồn tự tử giữa đêm sương​
    Nhiều năm qua, mỗi lần kéo valise ra xe, đi phi trường, tôi thường tự hỏi: Di chuyển, phải đó là định mệnh mới, chính và, cuối, đời mình? Lần nào tôi cũng nghe được câu trả lời dứt khoát, mạnh mẽ, không. Tôi không hề có chung mơ ước với tác giả Vang Bóng Một Thời; khi ông cho thấy, ông rất tâm đắc với câu nói của một nhà văn tây phương, rằng, lúc chết, ông muốn người ta lột da ông, làm valise, cho ông được đi tiếp.
    Tôi vẫn nghĩ, nếu được lựa, chọn, tôi chọn ở bền chặt, ở dài lâu một nơi chốn. Nếu được lựa, chọn, một ngày nào, tôi muốn báo, đền quê hương tôi, phần thịt, xương mục, nát của mình. Ngay nhúm da vô nghĩa, nếu không thành phân bón cho cây, cỏ; tôi cũng mong, chí ít, nó sẽ là thực phẩm cho côn trùng...
    Mấy lúc gần đây, tôi chợt hiểu, tôi không chỉ nợ con người, đất nước, (mà,) tôi còn nợ rất nhiều côn trùng... Tôi biết, có người sẽ khó nhịn cười, khi nghe tôi, khẳng định: Côn trùng, (thú vật nữa,) là những người bạn thân thiết nhất của tôi, suốt thời thơ ấu!
    Nhiều năm qua, mỗi lần kéo valise ra xe, đi phi trường, tôi thường tự hỏi: Di chuyển, phải đó là định mới, chính và, cuối đời mình? Lần nào, tôi cũng nghe được câu trả lời dứt khoát, mạnh mẽ, không...
    Tôi vẫn nghĩ, nếu được lựa, chọn, tôi chọn ở bền chặt, ở dài lâu, một nơi chốn...
    Như vừa qua, khi kéo chiếc valise lên xe của N., ra phi trường John Waynes, chờ chuyến bay đi Hoa Thịnh Đốn, tôi trực nhớ, cách đây đúng một tuần, chuyến bay từ Sydney mới thả tôi xuống phi trường LAX. Khả năng tự điều chỉnh giờ giấc, điều chỉnh thân, tâm với mỗi nơi chốn, trong tôi, chưa thích ứng; tôi lại giam, nhốt tôi trong một chuyến bay đằng đẵng, khác.
    Lúc được mời lên lên sân khấu, phát biểu, đầu óc, máu huyết tôi còn bồng bềnh, nhập nhoạng Sydney, Blue Mountain, Melbourne, Yra, Garden Grove, Westminster, Cleveland, Falls Church...
    Tôi tự hỏi, phải xu hướng định cư, xu hướng bền chặt...(nên,) trước mấy trăm thân hữu, cuộc họp mặt ở Hoa Thịnh Đốn, tôi nói: Nơi chốn, tự nó không có một giá trị, một ý nghĩa nào, nếu không có con người. Chính con người cho nơi chốn một linh hồn, một trái tim, và từ đó, nơi chốn mang ít, nhiều ý nghĩa..."
    Tôi nói, chính những người có mặt ở đấy, đêm đó, đã cho Hoa Thịnh Đốn, một linh hồn, một trái tim.
    Và, một trong những nơi chốn, tôi mơ ước trở lại, khao khát được sống với, là Hoa Thịnh Đốn...
    Nửa đêm, tôi mang niềm mơ ước được sống với một số nơi chốn, cùng tôi, lên xe Phó Ngọc Văn. Nửa đêm, mơ ước về một nơi chốn, cùng tôi, trôi trong biển sương mùa, Virginia, mùa đông.
    Trôi cùng tôi, còn là hình ảnh những pho tượng trắng co ro, ké né cạnh những gốc phong cổ thụ, trơ xương, và, con suối đóng băng, chẻ đôi cánh rừng, sau lưng ngôi nhà Nguyễn Mạnh Hùng, đường Wynford.
    Trôi cùng tôi, còn là những bờ, luống kỷ niệm Victoria, tươm, nóng lênh đênh. Trôi cùng tôi, còn là ngọn đèn, tiếng hát, căn phòng Melbourne, lỗ mỗ thương yêu, loang lổ ký ức.
    Trôi cùng tôi, còn là những ngọn nến, đêm, sông Hương, rằm tháng Bảy, (với Hạnh, xưa,) khi ngược chiều xa lộ 95, là những đôi mắt xe, bập bềnh, trôi, chậm. Trôi cùng tôi, còn là câu thơ mới của Phó Ngọc Văn: Chẻ đôi xa lộ, bỗng sầu tự nhiên...
    Tôi không nghĩ Phó Ngọc Văn chỉ muốn đọc tôi nghe, câu thơ kia, như một bộc bạch tâm sự Văn, những năm, tháng gần đây. Tôi nghĩ, có thể, Văn muốn chia sẻ với tôi, những chia cắt, đứt lìa tự nhiên, tựa đó mới chính là khuôn mặt đích thực đời sống. Tôi nghĩ, bạn tôi, có thể, muốn nhắc nhở, dẫu cho chúng tôi có gánh, vác trên vai, mối sầu muộn nào, (thì,) cũng là lẽ đương nhiên, thường hằng của mỗi con người. Mối sầu, (sự phiền muộn) dường không còn là loại xa xí phẩm, đồ trang sức cần thiết cho tâm hồn, thuộc riêng một giới nào nữa. Nó không còn thuộc về một chiếc linh hồn nhỏ / mang mang thiên cổ sầu, như hế hệ đàn anh của chúng tôi. Thế hệ Huy Cận.
    Bất hạnh, (khuyết tật,) tôi nghĩ, đã là tấm thẻ nhận dạng của thế hệ chúng tôi, cùng nhiều thế hệ kế tiếp.
    Bất hạnh, (khuyết tật,) như tình yêu, giúp chúng ta trưởng thành; đồng thời giúp thế hệ sau, sống được, sống cùng, lớp trước.
    Tôi biết, tôi đã mang câu thơ bạn tôi, đi xa, quá xa chiếc bóng nó. Bởi vì khi bạn tôi viết chẻ đôi xa lộ, bỗng sầu tự nhiên, có dễ, nó chỉ có nghĩa: chẻ đôi xa lộ, bỗng sầu tự nhiên thôi. Chính tôi, đúng vậy, chính tôi phá hỏng chữ tự nhiên (mà,) tôi thích.
    Tôi cho là đáng kể nhất trong câu thơ đó.
    Nhưng, tôi cũng tin, bạn tôi đủ rộng lòng, xóa bỏ lỗi tôi; như Hoa Thịnh Đốn, đủ bao dung, để tha thứ, cảm thông tôi, một khi Hoa Thịnh Đốn biết, giữa Virginia, (mà,) tôi nhớ biết bao, Melbourne.
    Nhiều năm qua, mỗi lần kéo valise ra xe, đi phi trường, tôi thường tự hỏi: Di chuyển, phải đó là định mệnh mới, chính và, cuối, đời mình? Lần nào tôi cũng nghe được câu trả lời dứt khoát, mạnh mẽ, không...
    Nếu được lựa, chọn, tôi chọn ở bền chặt, ở dài lâu, một nơi chốn. Thí dụ, Melbourne.
    Tôi trở lại Melbourne, sau mười hai năm.
    Mùa hè, Melbourne, thành phố vẫn nhận được những cơn mưa bụi vào sớm mai, buổi chiều, hay cuối khuya kia, nhưng chẳng nhờ thế (mà,) nó không khô, cháy cuống họng vì mùa hè, chói gắt đường phố.
    Mùa hè, Melbourne, mười hai năm gặp lại, đã mở lớn cánh cửa tình yêu thứ nhất, dành cho tôi, như sự dang rộng đôi tay nhung lụa của người mẹ (thay vì cha) mừng đón đứa con hoang đàng trở về.
    Melbourne, mười hai năm gặp lại, đã mở hết cánh cửa tình yêu, mùa hè, cho tôi, sớm hôm, đời khác. Ngay cả mùa hè, có như ai đó, (phải chăng, Phạm Duy,) cho rằng, chúng ta chỉ có một mùa hè thôi..., (thì,) nó cũng đã là một ân sủng, một tặng phẩm lớn lao, tôi không hề mơ tưởng, nhận được từ Thượng Đế.
    Melbourne, mùa hè, mở cho tôi cánh cửa mang tên Hà Công Phúc, Lê Văn Thanh, Hồ Công Lộ, Nguyễn Thuyên...những con người quá mức thiết tha với Việt Nam; những trái tim qúa mức mẫn cảm với tổ quốc.
    Melbourne, mùa hè, mở cho tôi cánh cửa, bước vào ngôi nhà Lê Thanh Cảnh. Nơi tôi không chờ đợi được thấy dáng ngồi rất Serenata, được nghe tiếng đàn (hay nỗi lòng) rất Serenade, từ những ngón tay mười chín, hai mươi, chạy trên phiếm dương cầm của một giáo sư piano, là chị Cảnh. Cùng với mưa (như bụi,) rơi bên ngoài tòa lâu đài, tôi cũng cũng không chờ đợi được nghe Giáo sư Nguyễn Xuân Định, nói về ngữ pháp, và, nhất là, tiếng hát rất Anh Ngọc, của ông.

Chia sẻ trang này