1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VÀNG ANH VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dadt4k7, 24/01/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dadt4k7

    dadt4k7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2007
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    VÀNG ANH VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC

    bài viết này tôi thấy rất ý nghĩa của "Một Danna " bàn về một sự kiện gây chân dộng thời gian qua.
    (nguồn của bài viêt được lấy từ đây:http://blog.360.yahoo.com/blog-hjT7racnbq4Je9xTkSI8IslW?p=316)
    sau đây là bài viết:

    NGHĨ VỀ ĐẠO ĐỨC HỌC TỪ SỰ KIỆN VÀNG ANH

    .

    1. Chuyện nữ diễn viên đóng vai Vàng Anh nết na dễ mến trên truyền hình VTV3 bị đưa cảnh video ******** với bạn trai cũ lên internet gây xôn xao trong dư luận gần đây dẫn đến việc chuyên mục ?oNhật kí Vàng Anh? phải chấm dứt, đồng thời cô diễn viên kia được khán giả Việt Nam mọi nơi trên thế giới bàn tán rất hào hứng sôi nổi. Kẻ thì báng bổ tấn công, người thì thông cảm bảo vệ. Đúng hay sai, tốt hay xấu khi Thùy Linh làm như vậy và xã hội đối xử vối cô như vậy? Thật sự là không thể có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này, nhưng quan trọng hơn là một thần tượng của giới nữ sinh Việt Nam bị sụp đổ, kéo theo sự ảnh hưởng không tốt đến tâm lí của thanh thiếu niên. Nhiều người biện hộ cho Thùy Linh bảo rằng cô ta là nạn nhân của việc xâm hại đời tư cá nhân, rằng phải chia sẻ cảm thông với cô ta trong lúc khó khăn này. Tất nhiên đó là những lời bào chữa ngây thơ ngu dại! Bởi vì con người ta chỉ được gọi là sống khi hít thở trong mối quan hệ với xã hội, vì thế mới có chia sẻ và bới móc. Xâm hại đời tư cá nhân là hiện tượng tất yếu của mọi xã hội, cúng như là hiện tượng giúp đỡ nhân đạo vậy. Vì thế, nguồn gốc của ?ohiện tượng Vàng Anh? không hề đơn giản như những lời bảo vệ ngu ngơ giả tạo kia!


    Khi ta đặt câu hỏi rằng:

    - Tại sao hai ngôi sao điện ảnh Sharon Stones và Thư Kì lại được nhiều người yêu thích khi hai cô này xuất thân từ diễn viên phim cấp 3 ?

    - Tại sao người ta lại tán thưởng những trò ăn chơi trác táng của Paris Hilton ?

    - Tại sao người ta vẫn yêu thích Bill Clinton sau những bê bối tình ái, thậm chí các bà các chị còn bảo rằng: ?oÔng ấy đẹp trai và giỏi thế thì gái nào chả chết? ?


    Câu trả lời có thể là:

    - Những nhân vật kia là người nước ngoài, ở trong văn hóa khác, không liên can gì đến sinh hoạt của người Việt Nam. Nói như vậy thì tức là tách Việt Nam ra khỏi trào lưu lối sống của thế giới. Cô Thùy Linh có lỗi chỉ vì cô ấy nằm trong nền văn hóa Việt Nam. Có người sẽ càn cổ bảo rằng : ?ohòa nhập nhưng không hòa tan?. Vậy lấy cái gì để xác định ranh giới giữa ?ohòa nhập? và ?ohòa tan?? Cơ sở đạo đức nào để xác định một hành động cần phải ?ohòa nhập? hoặc ?ohòa tan? ? Sẽ có những qui tắc đạo đức mà Ủy ban khoa học xã hội nhân văn nhà nước soạn thảo và được quốc hội thông qua để làm nền tảng? Nếu vậy thì những qui tắc đạo đức của một số tri thức sẽ làm hình mẫu cứng nhắc cho toàn thể xã hội? Tất nhiên sẽ chẳng có một nhà nước dân chủ nào làm như vậy, điều đó có chăng trong tôn giáo mà thôi.

    - Cách lí giải thứ hai liên quan đến nhận thức luận. Người ta yêu mến Thư Kì vì cô ta biết vươn lên trong nghệ thuật, từ diễn viên phim cấp 3 hèn kém lên thành ngôi sao điện ảnh, còn Thùy Linh thì từ ngôi sao truyền hình chuyển thành đóng phim cấp 3. Như vậy là người ta đặt sẵn một nấc thang không rõ nguyên nhân tạo thành ra cái nấc thang đấy để đánh giá trình độ và nhân phẩm con người. Thật buồn cười! Sự đánh giá tốt xấu một con người chỉ dựa trên các so sánh tương đối tốt xấu khác?

    - Còn nếu giải thích kiểu Nữ quyền luận thì đàn bà bị thiệt thòi trong vấn đề tự do ******** khi so với đàn ông. Nếu một nam diễn viên bị bạn gái tung phim *** lên mạng thì phản ứng của xã hội không đến mức gay gắt như vậy. Tất nhiên sự bất bình đẳng trong mối quan hệ nam nữ là không thể nào tránh khỏi, nó là sự bất toàn tự nhiên, vì vậy việc phán xét cô Vàng Anh không thể tuyệt đối xác đáng.


    2. Không có gì đảm bảo chắc chắn để qui kết tính chất hành động con người.

    Đạo đức là tương đối. Tất cả do sự lệch lạc của khái niệm ngôn ngữ tạo ra mà tôi đã nói trong Kí hiệu học so sánh. Nếu nói theo các nhà hủy cấu trúc luận thì Đạo đức học chính là Hủy đạo đức học, khái niệm ?ođạo đức? bản thân nó đã bị phá vỡ rồi, không thể nào xác đinh được. Nếu theo Thiền luận thì làm gì có đạo đức hay qui tắc nào đâu, toàn vọng tưởng cả.


    3. Trong tác phẩm Eichmann in Jerusalem: A Report on the Banality of Evil Hannah Arendt cho rằng cái ác vốn không hề xa vời và khó hiểu gì cả, và bản thân mỗi con người đều có thể trở thành tên sát nhân vì lí tưởng của anh ta. Còn sự xác định ác và thiện là do đạo đức xã hội mà được cụ thể hóa trong ngôn ngữ qui định. Bà vốn là người Do Thái và đã nghiên cứu rất kĩ về tên Adolf Eichmann - một trong những kẻ phải chịu trách nhiệm chính cho thảm họa Holocaust của người Do Thái ở châu Âu. Kết quả bà nhận thấy hành động của Eichmann không phải do bẩm tính độc ác, cũng không phải do sự cuồng tín vào lý tưởng Quốc xã hay chủ nghĩa bài Do Thái, thậm chí ông ta còn có một số bạn bè là người Do Thái. Khi các chuyên gia tâm lý tìm hiểu về Eichmann họ đều không tìm thấy bất cứ một trục trặc tâm lý nào, dù là nhỏ nhất, ở kẻ được mệnh danh là ?otên đồ tể của châu Âu? này. Ông ta làm những việc tàn bạo hoàn toàn là một sự lựa chọn để có việc làm chứ không phải do lý tưởng Quốc xã. Ông ta không hề cảm thấy cắn rứt lương tâm khi làm điều ác vì cho rằng chỉ làm đúng và làm tốt những gì mà cấp trên giao phó và luật pháp cho phép. Eichmann cho rằng ông ta không phải chịu trách nhiệm gì vì không những đã tuân thủ mệnh lệnh cấp trên mà còn làm đúng theo tinh thần luật pháp nước Đức lúc đó. Nói tóm lại, kẻ giết sáu triệu người Do Thái tỏ ra là một công dân Đức bình thường, một người nếu trong hoàn cảnh khác rất có thể sẽ là một công chức mẫn cán, một người chồng giỏi giang, một người cha tốt, một người hàng xóm thân thiện.

    Liệu có thể đổ lỗi cho tuyệt đại đa số công dân Đức đã ủng hộ Hitler, những công dân của một đất nước đã từng sản sinh ra Bach, Beethoven, Kant, Marx, Goethe??

    Và không ít những triết gia lừng danh đã ít nhiều dính líu đến phát xít như Heiddeger, Paul de Man?

    Trong khi đó Stalin, đã từng là một anh hùng chống phát xít diệt chủng, lại tạo ra chính sách hà khắc giết chết hơn 40 triệu người Liên Xô (gấp đôi số người thiệt mạng của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II). Là thiện hay ác, là anh hùng hay tội nhân? Đạo đức nào có thể phán xét chính xác đây?


    4. Lại nói về người Pháp ngày xưa bảo rằng họ đến khai hóa cho người An Nam ngu muội, mang Tự do, Bình đẳng, Bác ái đến xứ xở xa xôi này. Quả thật người Việt Nam được tiếp xúc với văn hóa phương tây, mở mang kiến thức khoa học kĩ thuật từ đấy. Nhưng cũng chính người Pháp đã chà đạp lên quyền con người của dân tộc khác, họ đã cướp bóc, đánh đập, giết chết không biết bao nhiêu người An Nam. Họ bắt buộc phải làm vậy để duy trì quyền lực và kiếm lợi nhuận. Cũng y như vậy đối với người Mĩ và những cuộc viễn chinh xâm lược tàn bạo của họ. Khái niệm ?otự do? chỉ là một trò chơi ngôn ngữ, một công cụ của tiền bạc và quyền lực. ?oTự do? tức là ?otự do của ai?, ?otự do ở mức độ nào?, ?otự do theo vùng văn hóa nào?? Bản thân khái niệm tự do đã mù mờ và tương đối như vậy thì lấy cơ sở đạo đức nào để đảm bảo tự do? Người ta có sai khi xâm phạm đời tư cá nhân, đưa video *** của người khác cho toàn xã hội biết, trong khi lại luôn hoan nghênh những bài viết ca ngợi đời tư của một số người khác? Chả lẽ sự xâm hại tự do cá nhân được xác định trên cơ sở mơ hồ về sự hay dở, tốt xấu của các dữ liệu khác?


    5. Cuộc sống có thể nói là những lựa chọn trên cơ sỏ dữ liệu hết sức thiếu sót và tương đối. Vì vậy cô Vàng Anh kia chịu tránh nhiệm cho sự lựa chọn của bản thân (cô đã cố tình quay phim bản thân ********). Đó là một chuỗi nhân quả của sự việc chứ không hề có ai trừng phạt cô ở đây. Đối với sự việc cô ta làm, không hề có tốt hay xấu gì cả, ******** và quay phim là hai hành động không hề mang tình tốt xấu. Cô ta có tiếp tục quay phim hay ******** nhiều lần nữa cũng chẳng sao, vì đó đơn giản là nhu cầu sống của cô. Tính chất tốt xấu là do đạo đức nhất thời và tương đối của xã hội tạo ra. Đối với bản thân Vàng Anh thì sự mất mát là danh tiếng, mà cái khái niệm ?odanh tiếng? này đến lượt nó cũng là bất toàn và tương đối. Nếu nó chỉ là ảo tưởng thì việc gì phải tiếc nuối? Còn những người khác, nếu bản thân họ đã từng ******** và quay phim và không cảm thấy bản thân có tội lỗi gì thì đừng có nói xấu kẻ khác. Còn những người chưa bao giờ ******** và quay phim thì càng không được lên tiếng vì còn chưa biết nó ra sao để mà khẳng định tốt hay xấu.

    Còn nếu nói cô Vàng Anh kia có lỗi vì làm sụp đổ một thần tượng trong khán giả thì cũng là ngụy biện bởi ?othần tượng? kia là tự ý thức khán giả tạo ra. Bởi vì có những người không ấn tượng với nhân vật Vàng Anh (như tôi chẳng hạn) chẳng hề thấy bị phản bội tí nào.


    6. Rốt cục, con người ta khổ chẳng qua vì chưa hiểu ra bản chất ngôn ngữ mà ra. Đạo với chả đức, trò bịp!
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    He he; đạo với chả đức ; trò bịp!
    Nhận thức được tính giả dối của đời cũng là một nhận thức cần thiết cho sự trưởng thành của mỗi người
    Trò bịp cả
  3. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Đọc mr_hoang làm mình nhớ đến nhân vật trietgia trong box này, vì xưa kia mình không hoạt động trong box nên không rõ mr_hoang va trietgia có gì liên quan với nhau không?
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Là 1!
  5. AohayThuc

    AohayThuc Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2008
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Đạo Đức không phải trò lừa bịp, không phải tri thức nhị nguyên phân biệt đen -trắng , phải - trái ., xấu - tốt , đúng - sai .
    Đạo đức trên quan điểm của Tôi là gốc là rễ của cây , gốc có chắc , rễ ăn sâu cây mới phát triển tốt .
    Đạo đức là nội tâm bên trong không nhìn thấy được không nghe thấy được nhưng lại nhìn thấy được nghe thấy được bằng hành vi và lời nói bên ngoài trong suốt cả cuộc đời mỗi con người chứ không phải trong một thời điểm .
    Nhưng đạo đức vẫn luôn là gốc rễ là văn hoá là ánh sáng là tấm gương , là lương tâm để mỗi chúng ta tự soi mình và là chân lý để con người hướng tới và hoàn thiện bản thân .
    Xét một con người phải xét trên nhiều mặt không chỉ riêng có đạo đức mà trên cả là Tình người .
    Chúng ta cũng đã từng biết "Chữ Trinh đáng giá ngàn vàng "
    Nhưng đại thi hào Nguyễn Du cũng đã để cho chính Kinh Trọng nói Thuý Kiều một câu Tôi thấy ý nghĩa nhất tác phẩm .
    Như nàng lấy Hiếu làm Trinh
    Bụi nào cho đục được mình ấy vay ​
    Vậy xét thay ý nghĩa đạo đức nằm ở nhân Tâm của con người cái chúng ta không thể nhìn thấy được .
    Riêng chủ đề này bàn luận về Vàng Anh ( Thuỳ Linh )
    Dưới mắt Tôi ai cũng có lý lẽ để bảo vệ cho bản thân mình đó là bản năng bảo vệ của mỗi con người , đến thằng kẻ trộm kẻ cướp cũng có lý lẽ để cãi về lý do ăn trộm ăn cướp của mình vì lý do nọ , lý do kia .
    Đến tên Sở Khanh hay cường hào ác bá cũng có thể biện minh cho mình .
    Chính vì vậy mới phải dựa trên nền tảng của đạo đức xã hội , của nhân sinh quan con người mới khiến Khẩu phải phục , nhưng muốn Tâm phục người đánh giá phải dựa trên Tình người và cả Tình đời .
    Vì yêu một người con gái lỡ làng dang dở để bia miệng thế gian như Thị Màu vẫn có cái để thương để muốn trách cũng thấy chỉ thấy thương mà thôi .
    Vì yêu một người con gái như nàng Mị Châu cũng đã phụ cha bán nước , trên đường chạy chốn ra bãi biển vứt lại sau mình những sợi lông ngỗng làm dấu làm tin cô ấy đáng thương hay đáng trách .(Để một cô bé con là Tôi năm học đó cũng đã đứng giữa lớp nói rằng em thấy Mị Châu không chỉ đáng trách mà còn đáng thương ?Cô giáo dạy Văn ngày đó ngạc nhiên hỏi Tôi .Tại sao em lại nói vậy ? Mị Châu đáng thương ở điều gì ,thực lòng tôi chỉ cảm nhận riêng vậy thôi không biết giải thích ra sao cảm nhận của mình cho cô và các bạn được biết )
    Chính vì điều đó xét một con người một vấn đề không chỉ có thể dựa trên nền tảng của đạo đức xã hội , phải dựa trên cả tình thương và tình người những thứ vượt chính là Đức để thành Đạo .
    Hãy đánh giá một con người bằng ánh sáng của tri thức của bạn nhưng hãy lắng nghe lời trái tim bạn nữa .
    Vàng Anh dưới con mắt Tôi cô bé cũng thật đáng thương và đáng trách .
  6. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
    XH này xuống cấp đạo đức thảm hại
    Do hoàn cảnh xã hội hay là do cách giáo dục con người của chế độ đây ?
  7. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Bác có thể khẳng định lại không? Em vẫn nghi ngờ chính mình
  8. ktsnguyenngoctung

    ktsnguyenngoctung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    ặ hặĂ . Nỏu là giỏÊ dỏằ'i thơ cĂc bĂc cỏĐn gơ phỏÊi có 'ỏĂo 'ỏằâc làm gơ . Còn em , em xin vỏôn giỏằ lỏƠy cĂi gỏằi là 'ỏĂo 'ỏằâc cho riêng mơnh . Hỏằc nhiỏằu , nghâ nhiỏằu rỏằ"i tỏằ mơnh trói mơnh trong cĂi mỏằ> hỏằ-n 'ỏằTn nhỏằng triỏt lẵ sĂch vỏằY 'ỏằf làm gơ . Nói nhặ cĂc anh thơ xÊ hỏằTi này 'ặỏằÊc nhặ ngày hôm nay ko hỏằ có sỏằ 'óng góp cỏằĐa cĂi gỏằi là 'ỏĂo 'ỏằâc . Em không biỏt nhiỏằu câng chỏng nghâ 'ặỏằÊc nhiỏằu nhặ cĂc anh , nhặng vỏằ nhà em vỏôn phỏÊi chào bỏằ' mỏạ , chào ông bà em 'Ê . Em xin nói là em chào rỏƠt thỏưt lòng ỏĂ vơ em yêu quư và tôn trỏằng nhỏằng ngặỏằi trong gia 'ơnh em nhỏƠt trên 'ỏằi này ỏĂ .
    P/s : Mà cĂc bĂc 'Ê nói 'ỏĂo 'ỏằâc là tặặĂng 'ỏằ'i thơ câng chỏằ> nên 'óng cĂi 'inh " ĐỏĂo vỏằ>i chỏÊ 'ỏằâc, trò bỏằ<p! " Em nghe nhiỏằu mÂu thuỏôn lỏm
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
  10. ktsnguyenngoctung

    ktsnguyenngoctung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Vậy bác cho em hỏi 1 XH như thế nào được gọi là vô đạo

Chia sẻ trang này