1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vàng ảnh vàng anh - Truyện ngắn Trương Thái Du

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Ledung18, 31/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Vàng ảnh vàng anh - Truyện ngắn Trương Thái Du

    Vàng anh là nạn nhân chứ không phải tội đồ giữa một xã hội giáo dục xuống cấp, đầy rẫy kịch cỡm dối trá, các giá trị mới cũ hổ lốn luôn xung đột và bất định?

    Vàng ảnh vàng anh

    Trương Thái Du

    1. Nàng yêu thơ tôi chứ không yêu tôi, và đặc biệt không thể yêu nổi căn hộ tập thể chật chội của tôi trên tầng 8 một tòa cao ốc cũ kỹ giữa thành phố. Nàng chỉ nên sống với thơ. Sống với nhà thơ là sai lầm, dẫu chưa dính hệ lụy bầu bì hay hôn thú. Tôi biết nàng ra đi thanh thản, như cất một bản thảo cổ điển vào đáy rương ký ức. Mỗi lần nhớ tới nàng tôi lại bật cười với bao nhiêu càm ràm thường nhật từ đôi môi cong cớn chực làm nũng: nước yếu, thang máy hỏng vĩnh cửu, nhà cầu tầng trên thấm dột, trẻ nít chung dãy hành lang ồn ào?

    Bàn viết của tôi nhìn ra vòm dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Mỗi khi tắc tịt thi hứng tôi thường ước giá như có thể dựng một căn chòi giữa chạc ba chót vót kia. Người thơ gốc khỉ sẽ ngồi trên đầu thiên hạ nườm nượp phía dưới. Thơ tôi vút lên trời xanh, kinh thiên động địa. Thơ tôi rùng rùng chuyển động cuộc cách mạng ngôn từ, quét sạch bọn hủ lậu cứ nhìn thấy nhà thơ là cười nửa miệng, phơi gốc rễ cỏ rác bọn cô hồn giấu mặt gọi nhà thơ là lũ chập cheng, đồng bóng, tâm thần?

    Ngày đẹp trời nọ, tư lự nhìn vòm cây tôi phát hiện một tổ chim. Chim mẹ lông vàng pha ánh xanh. Hai chú chim non còn đỏ hỏn nhưng đã biết to mồm chí chóe nhau giành mẹ mớm sâu bọ. Xác định rõ đây là giống Vàng anh quí hóa, tôi đi tìm tốp thợ leo trèo của Công ty Công viên Cây xanh ngày ngày vẫn lang thang mé nhánh cây mục khắp thành phố. Họ gỡ tổ chim bỏ vào chiếc ***g rộng rãi. Sợi dây thừng gắn ròng rọc treo ***g chim căng từ chạc cây vào cửa sổ phòng tôi. Ngày hai ba bận tôi kéo thừng, cung cấp cho chim nước uống và một đĩa nhỏ ấu trùng kiến càng béo ngậy. Chim mẹ thành ra thừa thãi. Nó bỏ đi mất dạng, sau cả tuần vờn quanh ***g chim, kêu lên những tiếng xa xót rời rạc. Hai đứa con nó mang nặng đẻ đau, ấp ôm cực nhọc không thèm ăn sâu bọ nữa.

    2. Mải chăm sóc chim, tôi quên khuấy mối tình ?osống thử? vừa qua lúc nào không rõ. ***g chim hài hòa trống mái. Con trống trội hơn, mỏ đỏ, thân vàng, cánh đen mạnh mẽ. Tôi luôn huýt sáo gọi chim trước bữa ăn chính của chúng trong ngày. Là nhà thơ, tất nhiên tôi hát thơ: ?oVàng ảnh vàng anh. Có phải vợ anh. Chui vào tay áo?. Tôi mong lắm một ngày, những tiếng líu lo vô tổ chức giữa ***g chim sẽ được xếp đặt lại, trong trẻo hóa và gợi lên ngữ điệu vần thơ cổ tích.

    Không biết tự bao giờ tôi thích kể câu chuyện về đôi chim Vàng anh hơn là đọc thơ, bình thơ, tán thơ với bạn bè hội nhóm bên các quán cà phê vỉa hè. Và blog nữa chứ, kênh thông tin kỳ diệu của thế kỷ 21 sẽ mất vui biết chừng nào nếu không có Vàng anh. Chu choa, thiên hạ rỗi việc thật. Chỉ cần mớm mào (blast message) ?oTin mới về Vàng anh? là đáp từ (reply) tới tới. Có cả truy cập của những kẻ lạ hoắc, chắc vào blog tôi qua công cụ tìm kiếm bằng từ khóa ?oVàng anh?. Rất nhiều người xin phim Vàng anh. Tôi dùng chiếc điện thoại di động đã mấy lần rơi xuống nước của mình quay cảnh hai chú Vàng anh đang rỉa lông cho nhau. Chắc hình ảnh đưa lên blog nhòe nhoẹt nên ai cũng rủa tôi là kẻ lừa đảo. Thế mới khổ! Một trong những người thất vọng sáng tác luôn đồng dao xiên xỏ tôi:

    Em có lỗi,
    nhưng em không có tội
    Đừng chửi em,
    đừng bảo em giống cuội
    Em không giữ bản quyền nói dối
    Em chỉ là mầm non xã hội.


    Nhà khảo cứu nghiệp dư nọ còn gửi cho tôi một chuỗi tư liệu nặng hàng mấy Mb, dẫn liên hệ từ Vàng anh đến Tấm Cám: ?oMô típ Tấm Cám xa xưa nhất được ghi chép bởi Strabo, một sử gia Hy Lạp vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên: Nàng hầu Rhodopis vì bị ép làm nhiệm vụ (giặt đồ bên suối) của người hầu khác nên không thể đến dự lễ hội do nhà vua Ai Cập tổ chức. Một chú chim đã đánh cắp chiếc hài của Rhodopis tội nghiệp và thả xuống bên vua. Ngài ngự lập tức yêu cầu phụ nữ trong vương quốc mình thử hài nhằm tìm kiếm người đẹp. Đó là cơ hội cho Rhodopis rực rỡ kiêu sa bước ra khỏi bóng tối. Sau đó sáu trăm năm, vào thời Đường, nhà Nho Đoạn Thành Thức đã ghi lại truyện Diệp Hạn qua lời kể của gia nhân Lý Sĩ Nguyên, người Ung Châu, Quảng Tây ngày nay. Họ Lý cho biết đây là truyện dân gian quê ông, có muộn nhất từ thế kỷ thứ ba sau Công nguyên: ?oCha mẹ Diệp Hạn mất. Nàng phải hầu hạ phục dịch mẹ kế và em gái cùng cha rất khổ cực. Niềm vui duy nhất của Diệp Hạn gửi gắm nơi chú cá nhỏ dưới ao, vốn là mẹ ruột cô đầu thai vào. Mẹ ghẻ bèn giết cá ăn thịt. Diệp Hạn nhặt nhạnh xương cá cất trong những chiếc lọ nhỏ, chôn dưới chân giường ngủ của mình. Dù bị cấm, nhưng với sự giúp đỡ của linh hồn mẹ, những lọ xương cá biến thành ngựa xe và xiêm y lộng lẫy đưa Diệp Hạn đến vũ hội mùa xuân. Sợ mẹ ghẻ phát hiện, giữa cuộc vui Diệp Hạn luống cuống bỏ trốn về nhà nên làm rơi một chiếc hài vàng. Vua đi khắp nơi ướm hài và gặp lại Diệp Hạn. Mẹ ghẻ cùng đứa em độc ác của cô bị cấm vào hoàng cung, sau đó chết vì mưa đá?. Văn bản còn dẫn tràng giang đại hải hàng chục dị bản của Tấm Cám: truyện con cá vàng (Thái Lan), truyện con rùa (Myanmar), truyện Neang Kantóc (Campuchia), truyện Kajong và Haloek (Chăm)?

    Tóm lại nhà ?okhảo kíu? nhận định: Chim Vàng anh trong Tấm Cám không thể có nguồn gốc từ xứ sở của Kim tự tháp được. Nó thuần Việt. Là hồn Việt. Những tương giao văn hóa dù tiểu vùng (Đông Nam Á) hay đại vùng ( Á Đông, Á ?" Phi ?" Âu) đều đa chiều. Có những hình ảnh (trong trường hợp này là chim Vàng anh) thoạt nhìn tưởng như Ai Cập hóa, Hán hóa, Âu hóa, Mỹ hóa? nhưng thực ra nó là sự phát triển tự thân, độc lập và tất yếu; hệ quả của con đường chuyển tiến hình thái xã hội. Các yếu tố ngoại lai ở đây có vẻ "cần" nhưng chưa "đủ". Do đó, về mặt xã hội học, rất nên tiên lượng đúng cũng như xác định đúng bản chất xung đột giữa cái mới tốt đẹp và thói tật cổ lậu, giữa cái mới quái thai và truyền thống cần gìn giữ.

    3. Ngọn gió dữ thổi, hôm nay người vợ hụt bỏ công trèo một trăm sáu mươi tám bậc thang đến thăm tôi. Chưa bước qua ngạch cửa nàng đã vặn miệng: ?oBóng tôi chưa khuất, anh đã dẫn con quỉ cái nào về lôi lên giường vậy??. Tôi chết trân. Nàng trợn mắt: ?oLũ con nít ngoài kia đang í ới gọi nhau đến phòng anh xem Vàng anh kìa. Chúng còn bảo nhìn qua lỗ khóa không nét bằng công kênh nhau chỗ ô kiếng lấy sáng?.

    Phân trần chỉ tổ phí lời, tôi đến cửa sổ kéo dây ròng rọc lôi ***g chim vào. Nhìn thấy ?onàng thơ? của tôi, hai chú Vàng anh ré lên như lợn sắp bị chọc tiết.

    ?oEm yêu thơ mà không có can đảm sống với nhà thơ? ?" Tôi đỡ lời cho chim.
    ?oAnh khéo ngộ nhận. Em nào hiểu, nào cảm được thơ anh. Mỗi khi anh gân cổ hoặc dặt dẹo diễn thơ, em hình dung ra bộ cánh sặc sỡ của con công trống. Càng gần anh em càng thấy trò đó vừa dị hợm, vừa mất vệ sinh. Nước bọt anh cứ bay lã chã như mạt gia cầm mùa dịch!?.

    Bó tay chấm net. Tôi vờ như chẳng nghe, chẳng thấy. Tôi dọn chuồng, châm nước, thay thức ăn mới cho chim. ?oNàng thơ? chướng mắt giằng lấy chiếc ***g và mở chốt cửa. Hai chú chim bất ngờ được tự do ngơ ngác tập tễnh bước trên sàn gạch hoa bằng phẳng.

    Tôi bất lực gào lên: ?oEm điên à. Hai con chim từ bé đến lớn chưa đi khỏi chiếc ***g. Có ai dạy nó bay nhảy đâu. Có ai hướng dẫn nó vạch lá bắt sâu tìm bọ đâu. Nó ở trên sàn nhà thì chưa việc gì. Khi đứng cheo leo bên cửa sổ làm sao nó biết dưới chân là vực sâu bằng tám tầng lầu. Nó không ngã vỡ đầu nơi hè đường xi măng thì cũng đói rã họng trên vòm lá ngoài kia?.

    Tôi nhanh chân nhanh tay đi đóng mọi cánh cửa xung quanh. Đôi chim thấy động chạy nhảy lung tung, lên giường, lên giá sách và sau rốt nhót lên cửa chớp thông gió. Chúng kề vai, say sưa ngắm cảnh lạ. Vẫn khung trời ấy thôi, nhưng chắc chắn trong ***g và ngoài ***g mọi thứ rất khác nhau. Điều làm nên khác biệt ở đây là tự do và bất trắc. Không vì bất trắc mà chúng bỏ qua giá trị của tự do. Không gian yên ắng lạ thường. Đôi chim rỉa lông làm dáng như kịch sĩ rồi bắt đầu hót.

    Vàng ảnh vàng anh
    Có phải vợ anh
    Chui vào tay áo

    Tôi căm thù bài học thuộc lòng hoàn hảo của chúng, dù chính mình là người thầy đã tận tụy nhồi nhét giai điệu kia vào những bộ lông vàng ánh ma mị. Tôi bỏ đi để khỏi phải chứng kiến kết cục buồn. Tôi sợ người con gái nọ dụi đầu vào vai tôi, nức nở lời tạ lỗi khó từ chối. Hai sinh linh bé bỏng sẽ rời cao ốc. Cầu trời bản năng sớm dạy chúng tránh dây phơi, băng rôn, cáp điện? trên đường bay, để cuối cùng không dát xác dưới những bánh cao su quay tròn như mắc cửi giờ tan tầm.

    Sân thượng hoàng hôn. Sợi nắng nào cũng vướng vất chút âm u của màn đêm đang đợi. Có lẽ từ nay tôi trốn cả thơ. Nhà thơ lớn là người thấu cảm những thân phận bé bỏng nhất, những nỗi đau vi tế nhất. Khải ngộ, người ta vứt bỏ ngôn ngữ. Bám vào gấu chữ, có chăng là lũ ngợm, mong vẽ tô chiếc vương miện lòe đời.

    Thảo Điền
    31.10.2007
    http://blog.360.yahoo.com/truongthaidu
  2. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Trích một truyện ngắn mới nhất:
    ?oThằng khốn ?" Mày tới đây làm gì nữa? ?" Một tay Nguyễn túm cổ áo, một tay vung lên dấm dứ vào mặt Phan. Thoáng chút bối rối rất khó thấy gợn qua mắt Phan, sau đó là nụ cười: ?oĐánh đi. Tặng thêm tao một vết sẹo ở đuôi mắt trái nữa cho cân xứng. Đấm cho chuẩn vào.?
    Nguyễn thở hắt ra rồi đẩy Phan đổ bật vào vách tường. Không cần nhìn, Nguyễn vẫn biết đuôi mắt phải Phan đang giật. Cái sẹo ấy thật sự gần gũi với Nguyễn hơn cả nốt ruồi son trên ngực Lâm, người vợ cũ của hắn. Năm thứ hai đại học Luật, chỉ vì lời chọc ghẹo ?oquá thân mật và suồng sã?, Nguyễn đã nhẩy từ tầng trên xuống tầng dưới chiếc giường sắt ọp ẹp của hai đứa và trấn cho Phan một cùi chõ. Không may Phan va đầu vào song sắt.
    Cách đấy nhiều tuần, biết Nguyễn chống chếnh vì vợ ngoại tình, Phan cố kéo Nguyễn đi nhậu ?ogà móng đỏ?. Hắn luôn miệng quảng cáo ả buôn trôn vừa qua tuổi vị thành niên và rất ?ongon lành, sạch sẽ?. Xe honda dừng trước căn phòng trọ nhỏ giữa xóm lao động nhập cư. Trước mắt Phan và Nguyễn là mâm cơm ba khẩu dang dở. Người đàn ông hom hem dù chỉ cỡ bốn mươi vội đứng dậy dọn góc chiếu mời Phan và Nguyễn ngồi. Hai bát cơm vơi gần nửa, cùng rau dưa đạm bạc bị gom lại cất vào trong. Bát còn lại là của bé trai còi xương cỡ hơn mười tuổi. Cậu nhanh tay ém một thìa cơm to, gắp thêm chiếc đầu cá biển bằng ngón chân cái, rồi lủi ra sân như chú chuột nhắt tinh khôn. Giọng thuốc rê cố làm ra vẻ tự nhiên: ?oBa qua chú Sáu đây. Hồi chiều chủ nhà thưởng cả nhóm thợ hồ mấy chục mua rượu đế??.
    Cửa đóng, rèm kéo. Để xua đi không khí nặng nề, Phan pha trò: ?oBé Hai vô đánh răng nghen. Tụi anh bị bệnh tiểu đường, xong việc cũng phải xài PS ngừa sâu răng đó?. Phan nhường Nguyễn vào trước. Chiếc ri đô trơn tuột phong tỏa tấm nệm xẹp lép đặt cạnh khoang nhà tắm không gắn cửa. Chăn gối cáu bẩn tương phản hoàn toàn với mảnh dra ố trắng hình như vừa được thay. Cô gái gầy gò, mặt non choẹt, ánh mắt vô hồn. Người Nguyễn lạnh toát.
    Thấy Nguyễn bước ra Phan lắc đầu: ?oGia vị không đủ thơm hả??. Chẳng buồn trả lời, Nguyễn lẳng lặng lách cửa cái đi bộ đến đầu hẻm. Có vẻ cuộc mây mưa hơi lâu. Khi Phan trờ xe máy đến, Nguyễn đã nôn xong. Hoa mắt, chóng mặt, Nguyễn chống tay vào hàng rào. Hắn như kẻ hoang tưởng, chăm chăm nhìn xuống mương nước thải khám nghiệm tim gan phèo phổi của mình vừa phóng xuất khỏi miệng.
    Trương Thái Du
    ------------------------------------------------
    Tác giả cần nhượng quyền hoặc liên kết xuất bản một tập truyện ngắn 33.672 từ, 19 truyện, trong đó có 7 truyện đã được sử dụng trên báo in Văn Nghệ HNV, Văn Nghệ TP HCM, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong.
    Xin ai đó quan tâm liên lạc qua blog:
  3. quatnan1000

    quatnan1000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    499
    Đã được thích:
    0
    Truyện này thì có liên quan gì đến NKVA đâu nhỉ mà bác lại đề tựa thế kia!
  4. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã chú chìa khóa ở đầu truyện: Vàng anh là nạn nhân chứ không phải tội đồ giữa một xã hội giáo dục xuống cấp, đầy rẫy kịch cỡm dối trá, các giá trị mới cũ hổ lốn luôn xung đột và bất định?
    Thế mà bạn quatnan1000 vẫn còn thắc mắc đấy.
    Hơn nữa câu thơ Vàng ảnh vàng anh đâu phải độc quyền của NKVA hả bạn.
  5. cutun81

    cutun81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2007
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    1
    buồn cười nhờ, thế mà vẫn có người bênh
    giống chữ ký của mình thế
  6. littlerock

    littlerock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Con chim Vàng Anh ngoài đời không phải là một con chim khờ dại , bị nhốt trong ***g và bị người ta lợi dụng . Đó là một con chim biết chọn hạt thóc to và mẩy nhất trong số những hạt thóc quanh nó , và nó đã ngậm trong mỏ tới 3 hạt mẩy một lúc cơ .
    Vì sao nó biết chọn hạt ? Vì chim bố mẹ , các con chim khác quanh nó cũng làm thế . Chẳng nên trách vì sao chim biết chọn hạt vì chim ở đâu cũng thế cả thôi .
  7. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Cái ***g mà con chim vàng anh ngoài đời bị nhốt là cái ***g rất lớn, nó mang tên xã hội như câu đồng dao có dẫn:
    Em có lỗi,
    nhưng em không có tội
    Đừng chửi em,
    đừng bảo em giống cuội
    Em không giữ bản quyền nói dối
    Em chỉ là mầm non xã hội.
  8. littlerock

    littlerock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn đồng ý với bạn . Có điều , trong cái ***g nào cũng có những con chim như vậy thôi , kể cả trong những cái ***g to và đẹp nhất . Tốt nhất là chim bố mẹ nên kèm cặp chim con kĩ hơn khi tập bay .
  9. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Lời giới thiệu của tác giả: Nguyên tác truyện có tên là "Phan và Nguyễn" nhưng sợ phạm húy nên đã được báo Văn Nghệ số tết Tây (1/2008) biên tập thành "Phan và Chương". Tôi viết truyện này trên nguyên mẫu đời thực một blogger đã bị remove khỏi friendlist chưa lâu. Với tất cả những gì đã biết về blogger này từ thuở sinh viên, tôi dè dặt cho rằng anh ta đang đầu cơ chính trị... Tôi sợ những gào thét "dân chủ, dân quyền, pháp quyền..." của những người như thế. ​
    Phan và Nguyễn
    ?oThằng khốn ?" Mày tới đây làm gì nữa? ?" Một tay Nguyễn túm cổ áo, một tay vung lên dấm dứ vào mặt Phan. Thoáng chút bối rối rất khó thấy gợn qua mắt Phan, sau đó là nụ cười: ?oĐánh đi. Tặng thêm tao một vết sẹo ở đuôi mắt trái nữa cho cân xứng. Đấm cho chuẩn vào.?
    Nguyễn thở hắt ra rồi đẩy Phan đổ bật vào vách tường. Không cần nhìn, Nguyễn vẫn biết đuôi mắt phải Phan đang giật. Cái sẹo ấy thật sự gần gũi với Nguyễn hơn cả nốt ruồi son trên ngực Lâm, vợ cũ của Nguyễn. Năm thứ hai đại học Luật, chỉ vì lời chọc ghẹo ?oquá thân mật và suồng sã?, Nguyễn đã nhẩy từ tầng trên xuống tầng dưới chiếc giường sắt ọp ẹp của hai đứa và trấn cho Phan một cùi chõ. Không may Phan va đầu vào song sắt.
    Cách đấy nhiều tuần, biết Nguyễn chống chếnh vì vợ ngoại tình, Phan cố kéo Nguyễn đi nhậu ?ogà móng đỏ?. Hắn luôn miệng quảng cáo ả buôn trôn vừa qua tuổi vị thành niên và rất ?ongon lành, sạch sẽ?. Xe honda dừng trước căn phòng trọ nhỏ giữa xóm lao động nhập cư. Trước mắt Phan và Nguyễn là mâm cơm ba khẩu dang dở. Người đàn ông hom hem dù chỉ cỡ bốn mươi vội đứng dậy dọn góc chiếu mời Phan và Nguyễn ngồi. Hai bát cơm vơi gần nửa, cùng rau dưa đạm bạc bị gom lại cất vào trong. Bát còn lại là của bé trai còi xương cỡ hơn mười tuổi. Cậu nhanh tay ém một thìa cơm to, gắp thêm chiếc đầu cá biển bằng ngón chân cái, rồi lủi ra sân như chú chuột nhắt tinh khôn. Giọng thuốc rê cố làm ra vẻ tự nhiên: ?oBa qua chú Sáu đây. Hồi chiều chủ nhà thưởng cả nhóm thợ hồ mấy chục mua rượu đế??.
    Cửa đóng, rèm kéo. Để xua đi không khí nặng nề, Phan pha trò: ?oBé Hai vô đánh răng nghen. Tụi anh bị bệnh tiểu đường, xong việc cũng phải xài PS ngừa sâu răng đó?. Phan nhường Nguyễn vào trước. Chiếc ri đô trơn tuột phong tỏa tấm nệm xẹp lép đặt cạnh khoang nhà tắm không gắn cửa. Chăn gối cáu bẩn tương phản hoàn toàn với mảnh dra ố trắng hình như vừa được thay. Cô gái gầy gò, mặt non choẹt, ánh mắt vô hồn. Người Nguyễn lạnh toát.
    Thấy Nguyễn bước ra Phan lắc đầu: ?oGia vị không đủ thơm hả??. Chẳng buồn trả lời, Nguyễn lẳng lặng lách cửa cái đi bộ đến đầu hẻm. Có vẻ cuộc mây mưa hơi lâu. Khi Phan trờ xe máy đến, Nguyễn đã nôn xong. Hoa mắt, chóng mặt, Nguyễn chống tay vào hàng rào. Hắn như kẻ hoang tưởng, chăm chăm nhìn xuống mương nước thải khám nghiệm tim gan phèo phổi của mình vừa phóng xuất khỏi miệng.
    ***
    Bạn đọc đừng lý tưởng hóa Nguyễn là người tốt với thông tin ít ỏi ở trên. Nguyễn từng bảo những thứ xấu xa nhất thuộc về con người không hề lạ lẫm với hắn. Do đó hắn không xem chuyện ăn bánh trả tiền dính dáng đến phạm trù đạo đức. Nguyễn biết ở Nhật hay Hà Lan gì đó, mại dâm là ngành nghề có môn bài, có trợ cấp xã hội.
    Tuy thế, hình ảnh bẽ bàng kia làm Nguyễn choáng mất mấy tháng, cạch hẳn chợ người, dù hắn đã ly thân vài quý và ly dị sắp xong. Sự cố cũng chưa đủ trầm trọng để chia rẽ tình bằng hữu giữa Nguyễn và Phan. Hay hớm hơn, nó còn tình cờ trở thành dấu mốc ghi nhận hướng lối không song song của hai con người bắt đầu bước vào tuổi nhi lập. Ngay sau đó, chẳng hẹn nhưng Phan và Nguyễn cùng chấm dứt kiếp làm thuê. Họ tích cóp chưa nhiều nhưng tạm đủ vốn liếng và kinh nghiệm để độc lập vào đời, tự trả lương thưởng cho mình.
    Phan mạnh mẽ dấn thân cùng thời cuộc. Hắn mở công ty riêng, sẵn sàng đối đầu với mọi thử thách. Lên voi, xuống chó. Bạc mặt vẫn dính lọc lừa. Trắng mắt chưa hết sa chân cạm bẫy. Hú vía, dăm năm sau hắn đã có xe hơi và hơn chục nhân viên dưới quyền. Công ty Luật tuy ọp ẹp, nay đứt hợp đồng, mai chậm lương khất thưởng song Phan luôn lạc quan trào lộng như Kim Thánh Thán: Vận hoạn may nhiều rủi ít, gia đình ghen tuông hạnh phúc, tự hào kiến thức, tư tưởng cả cao, lắm thay thỏa chí.
    Nguyễn chọn con đường khác Phan. Hắn mưu sinh bằng công thức riêng: ?oKhông kể cục bộ, chu trình tăng giá bất động sản khởi sinh từ trung tâm và kết thúc ở ngoại vi?. Khi trung tâm đạt cực đại, Nguyễn không run tay dùng nhà mình làm vốn lưu động. Hắn đổi được ít nhất 3 mái tôn ngoại thành, lấy tiền cho thuê trả tiền thuê nhà. Trung tâm đóng băng kết hợp với đô thị hóa lan ra ngoại thành, Nguyễn dồn nửa tiền quay về trung tâm. Sau hai đợt sốt Nguyễn ung dung sở hữu một tòa lầu bề thế gần nội thành và dăm ba cơ sở vùng ven và tỉnh ven. Nguyễn thành ra an nhàn hơn Phan rất nhiều. Hắn tự cho mình quyền độc thân cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, đứng bên lề dòng chảy của đời sống quan sát và tìm hiểu quy luật. Hắn cười vào mũi đám nhà báo và các loại chuyên gia cứ thấy nhà đất chuẩn bị cất cánh là cảnh báo ảo này ảo nọ. Nguyễn bảo không có gì thật hơn vì chưa bao giờ giá cả đi xuống. Nói chính xác đấy là quá trình phân hóa xã hội tất yếu?
    Thỉnh thoảng Nguyễn và Phan cũng gặp nhau tại một bàn tiệc đông đúc nào đó. Vào thời điểm Nguyễn sở hữu nửa triệu Mỹ kim, còn Phan ít hơn số đó không nhiều, Phan mời Nguyễn ăn trưa. ?oDạo này có đọc gì không mày?? ?" Nguyễn mớm mào câu chuyện nghiêm túc. Hắn cố gắng làm chủ tình thế bên bàn nhậu lổm ngổm bia rượu, chỉ hứa hẹn những câu chuyện phù phiếm, ồn ào và vô bổ. ?oNói về tự do, dân chủ, nhân quyền nhé.? ?" Phan thẳng vào vấn đề. Phan nói nhiều, nói dông dài và hùng hồn hơn Nguyễn. Là tác giả truyện ngắn, là người quan sát cuộc trao đổi sặc mùi cồn nọ, tôi không muốn tốn chữ thuật lời Phan. Bạn đọc chỉ cần nghe Nguyễn thôi, trong ấy chắc chắn có phản chiếu nội dung tràng giang của Phan.
    Phan: ?
    Nguyễn: ?oDân chủ là trái ngọt không hạt của xã hội văn minh. Lấy trái ấy chôn xuống đất, bón phân vọng ngoại và tưới bằng nước bọt văng ra từ cái miệng rủa xả thói tật bản địa, mong nó mọc lên một xã hội văn minh là trò hề mị dân rất rẻ tiền nhưng cực kỳ nguy hiểm?.
    Phan: ?
    Nguyễn: ?oCác cuộc cách mạng không tạo nên bất ổn trường kỳ, không có chém giết, không đổ máu, không trả giá bằng những hy sinh đắt đỏ đến vô lý đã đang và sẽ diễn ra trong những xã hội vừa bước qua ba bậc thang: Dân sinh, dân trí, dân chủ. Tạm gọi là Tân tam dân.?
    Phan: ?
    Nguyễn: ?oPhan Chu Trinh với Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Tôn Trung Sơn thì chủ trương Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Dân trí cao là đặc điểm của văn minh công nghiệp, văn minh tri thức?.
    Phan: ?
    Nguyễn: ?oĐời sống của mày hết ý nghĩa, hết nơi dấn thân rồi sao? Tự huyễn với những giá trị ngoại lai, ngộ nhận sứ mệnh cao cả? Mày tưởng mình sẽ rất bảnh trai nếu được diện chiếc áo rộng thùng thình của lão hàng xóm xa nhưng giàu xụ ư??.
    Phan: ?
    Nguyễn: ?oMày còn nhớ cái lần tao chở mày đến Viện điều dưỡng Bưu điện xông hơi không? Trước tấm bảng Xuống xe dắt bộ tao tắt máy. Mày hỏi sao không bon đại. Tao bảo tự do nào chẳng gánh vác trách nhiệm, ở đây là trách nhiệm hạn chế tiếng ồn cho bệnh nhân. Tao nghĩ mày chữa ngượng nên mắng tao đồng bóng. Như thế là tao rất tôn trọng mày. Mày có xứng đáng không??.
    Phan: ?
    Nguyễn: ?oNgôn ngữ của mày đến rất gần chợ cá có khuyến mãi phim hành động Mỹ rồi đấy. Bạo lực thể hiện sự bế tắc??.
    ***
    Cả hai đều ngà ngà. Phan lái xe bốn bánh vòng qua xa lộ Đại Hàn để thả Nguyễn xuống một căn nhà nào đấy của hắn ở quận Chín.
    Tắc đường. Đình công. Phan nhói lòng. Lơi chân ga, hắn chạy chầm chậm qua cổng một nhà máy liên doanh gia công. Là một ông chủ nho nhỏ, từng học kinh tế chính trị Marx ?" Angel, Phan thông thuộc khái niệm giá trị thặng dư, hắn thừa hiểu nguyên nhân cuộc đình công kia xưa như trái đất. Nhưng lần nào đọc báo thấy đình công hoặc vô tình một cuộc đình công nổ ra chắn đường đi làm, Phan đều hiếu kỳ tự hỏi bản chất thật của hiện tượng ấy là gì. Một lần Phan đã tự phong mình là Nhà báo tự do, trực tiếp tìm hiểu vấn đề và đưa lên blog. Vẫn là lương thấp, tăng ca triền miên, chế độ kỷ luật lao động khắc nghiệt, đời sống và sinh hoạt tù túng, tạm bợ, thiếu thốn, chỗ ở tồi tàn, công đoàn bảo vệ quyền lợi của công nhân bị vô hiệu hóa .v.v.. và .v.v.. Có điều Phan sơ sót hay cố tránh né: trên cương vị tư bản tại công ty mình, hắn đã áp dụng văn hóa kinh doanh chưa? Hắn thấy thoải mái khi trả tháng lương mười ba cho người lao động, hay từng lách luật và thu nhỏ nó lại thành chiếc phong bì lì xì hai ba trăm ngàn. Lý do hết sức khách quan và vô cảm: luật thuế loại khoản chi này trong hạch toán giá thành sản phẩm ?" dịch vụ.
    Còn Nguyễn, hắn nhìn đám đông màu xanh trước kính xe trong tâm trạng hoang mang. Kí ức bày ra thật trơ trẽn: không xa lắm đâu, chỉ năm năm về trước hắn và Phan đã bao lần lùng sục vào các quán cà phê đèm mờ xung quanh vài khu công nghiệp. Yêu cầu được nhắc đi nhắc lại với hết chủ chứa này đến chủ chứa nọ: ?ohàng? phải đúng chất công nhân mới đổ nợ, sạch sẽ, hiếm vi trùng hoa liễu! Nguyễn, thậm chí đã thực hành lời truyền giáo của một kẻ đi trước: ?oTán công nhân để chơi bời thì bề ngoài phải bình dân, kị mang giày tây bóng loáng, đừng bỏ áo trong quần. Bảnh bao quá các em sợ, sẽ trốn như trốn Sở Khanh?.
    Khuya. Giã men, Phan viết blog: Mặt trái của toàn cầu hóa tại xứ sở này là những cuộc đình công, hay đơn giản là hệ quả của phát triển nội tại? Các học giả đoạt giải Nobel kinh tế từng khuyên những quốc gia đang phát triển hạn chế xuất khẩu nguyên liệu, hạn chế nhập thành phẩm. Nhà máy gia công chẳng xuất thành phẩm đó ư? Sự nham hiểm là: Thành phẩm tẩm đẫm mồ hôi rẻ mạt từ thế giới thứ ba sẽ được đóng gói bán lẻ tại các nước G8, dưới thương hiệu xuyên lục địa có cầu chứng. Chưa kể tỉ lệ phí gia công trong giá thành luôn bị nén ép bởi các khâu độc quyền của kinh tế tri thức như tạo mẫu, tạo dáng, thiết kế?
    Rút tơ lòng xong, Phan sướng quá móc di động gọi Nguyễn. Hắn nóng ruột muốn khoe lý luận rất nét của mình. Nhìn màn hình điện thoại nhấp nháy, Nguyễn phân vân có nên tiếp chuyện Phan không, có nên tiếp tục giao bôi đầy mâu thuẫn gần hai mươi năm nay không.
    ?oGì vậy? Vợ tra xét hôm nay đi với ai hả?? ?" Nguyễn hỏi Phan.
    ?oĐọc blog tao nhé. Nhớ hồi đáp cho xôm tụ?.
    Nguyễn tiêng tiếc cho mình vì vẫn phải xem Phan là một trong những người bạn thân. Chục năm nữa thôi, họ sẽ đóng bộ làm những phụ huynh gương mẫu đến dự đám cưới con cái của nhau rồi. Sau đó là gì nhỉ? Tuổi già nhàn cư cũng cần vài kẻ bằng vai phải lứa để hoài niệm thanh xuân với ít chi tiết hài hước bị bỏ quên nhất. Sau nữa là những đám tang. Cuộc đời chẳng dài lắm đâu.
    Thảo Điền,
    07.11.2007
  10. khongcomat

    khongcomat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Bác này chịu khó tiếp thị tác phẩm của mình nhỉ, nhưng vào blog thì có vẻ kén người, kiệm tiếp xúc

Chia sẻ trang này