1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vành đai tiểu hành tinh (Asteroid Belt)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 27/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Vành đai tiểu hành tinh (Asteroid Belt)

    Vành đai tiểu hành tinh (Asteroid Belt)​

    Tiểu hành tinh (asteroid, minor planet) là các thiên thể nhỏ, với thành phần chủ yếu là đá và kim loại chuyển động xung quanh Mặt Trời. Vành đai tiểu hành tinh là vùng không gian trong hệ Mặt Trời, nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, nơi tập trung quỹ đạo của hơn 98.5% tiểu hành tinh.

    Các tiểu hành tinh được hình thành từ đám tinh vân nguyên thủy tạo nên hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành hệ Mặt Trời, lực hấp dẫn từ Sao Mộc đã tác động mạnh lên các thiên thể trong khu vực này, ngăn không cho chúng tập trung lại để hòa nhập thành các thiên thể có kích thước lớn hơn, đồng thời gây ra các va chạm dữ dội giữa các thiên thể (sự va chạm này không giúp cho các thiên thể hòa nhập với nhau mà khiến chúng cùng bị vỡ ra thành các vật thể nhỏ hơn).

    Thiên thể đầu tiên được phát hiện trong vành đai tiểu hành tinh là hành tinh lùn Ceres (1801). Tính đến tháng 3 năm 2007, đã có tổng cộng 368650 tiểu hành tinh được công bố phát hiện, trong đó có 152544 tiểu hành tinh đã được tính toán quỹ đạo.

    [​IMG]

    Ảnh: Vành đai tiểu hành tinh​
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Năm 1801, nhà văn Italia Giuseppe Piazzi phát hiện ra Ceres, sau 24 lần quan sát, Piazzi bị ốm, khi ông khỏi bệnh thì Ceres gần Mặt Trời quá nên không thể tiếp tục quan sát được. C.Gauss đã tính toán quỹ đạo Ceres dựa trên những quan sát của Piazzi. Ngày 31/12/1801 (có tài liệu ghi là 01/01/1802), bá tước von Zach (người Hungary) và nhà thiên văn Đức Heinrich W. M. Olbers (độc lập với nhau) đã công bố tìm lại được vị trí của Ceres.
    Ngày 28/03/1802, Olbers đã phát hiện thêm 1 thiên thể khác cũng chuyển động tương tự Ceres. C.Gauss tiếp nhận các quan trắc của Olbers và tính toán được quỹ đạo của thiên thể mới này cũng nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Olbers đặt tên thiên thể này là Pallas (tên của nữ thần trí tuệ trong thần thoại La Mã, tương ứng với thần Athena trong thần thoại Hy Lạp)
    Ngày 01/09/1804, nhà thiên văn người Đức K.L.Harding phát hiện ra thiên thể thứ 3 nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Thiên thể này được đặt tên là Juno (vợ thần Jupiter trong thần thoại La Mã, tương ứng với thần Hera trong thần thoại Hy Lạp)
    Ngày 29/03/1807, Olbers lại tiếp tục phát hiện thêm 1 thiên thể khác, cũng nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Gauss đã đề nghị đặt tên thiên thể mới này là Vesta (nữ thần gia đình và sức khỏe trong thần thoại La Mã, tương ứng với thần Hestia trong thần thoại Hy Lạp)
    W.Herchel đã đề nghị gọi cac thiên thể mới là "asteroid", theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là "giống ngôi sao". Ông chỉ ra rằng xét đến cùng ngay cả trong kính viễn vọng, chúng cũng xuất hiện giống như ngôi sao và chỉ là các điểm sáng, do kích thước nhỏ bé của chúng. Piazzi đã phản đối ý kiến trên, đề nghị gọi là các "planetoid" (có nghĩa là "giống hành tinh"). Cả hai tên đó đều được sử dụng. Ngày nay, các tài liệu tiếng Anh hay gọi chúng là các "minor planet". Còn trong các tài liệu tiếng Việt, các thiên thể kiểu này được gọi là các "tiểu hành tinh".
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Năm 1801, nhà văn Italia Giuseppe Piazzi phát hiện ra Ceres, sau 24 lần quan sát, Piazzi bị ốm, khi ông khỏi bệnh thì Ceres gần Mặt Trời quá nên không thể tiếp tục quan sát được. C.Gauss đã tính toán quỹ đạo Ceres dựa trên những quan sát của Piazzi. Ngày 31/12/1801 (có tài liệu ghi là 01/01/1802), bá tước von Zach (người Hungary) và nhà thiên văn Đức Heinrich W. M. Olbers (độc lập với nhau) đã công bố tìm lại được vị trí của Ceres.
    Ngày 28/03/1802, Olbers đã phát hiện thêm 1 thiên thể khác cũng chuyển động tương tự Ceres. C.Gauss tiếp nhận các quan trắc của Olbers và tính toán được quỹ đạo của thiên thể mới này cũng nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Olbers đặt tên thiên thể này là Pallas (tên của nữ thần trí tuệ trong thần thoại La Mã, tương ứng với thần Athena trong thần thoại Hy Lạp)
    Ngày 01/09/1804, nhà thiên văn người Đức K.L.Harding phát hiện ra thiên thể thứ 3 nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Thiên thể này được đặt tên là Juno (vợ thần Jupiter trong thần thoại La Mã, tương ứng với thần Hera trong thần thoại Hy Lạp)
    Ngày 29/03/1807, Olbers lại tiếp tục phát hiện thêm 1 thiên thể khác, cũng nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Gauss đã đề nghị đặt tên thiên thể mới này là Vesta (nữ thần gia đình và sức khỏe trong thần thoại La Mã, tương ứng với thần Hestia trong thần thoại Hy Lạp)
    W.Herchel đã đề nghị gọi cac thiên thể mới là "asteroid", theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là "giống ngôi sao". Ông chỉ ra rằng xét đến cùng ngay cả trong kính viễn vọng, chúng cũng xuất hiện giống như ngôi sao và chỉ là các điểm sáng, do kích thước nhỏ bé của chúng. Piazzi đã phản đối ý kiến trên, đề nghị gọi là các "planetoid" (có nghĩa là "giống hành tinh"). Cả hai tên đó đều được sử dụng. Ngày nay, các tài liệu tiếng Anh hay gọi chúng là các "minor planet". Còn trong các tài liệu tiếng Việt, các thiên thể kiểu này được gọi là các "tiểu hành tinh".
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Năm 1781, William Herschel phát hiện ra Sao Thiên Vương (Uranus). Năm 1789, nhà hóa học người Đức Martin Heinrich Klaproth đã phát hiện ra 1 nguyên tố mới. Xúc động vì khám phá rực rỡ của Herschel, Klaproth đã đặt tên nguyên tố mới được khám phá là Uranium
    Năm 1803, hai nhà thiên văn Thụy Điển Jöns Jakob Berzelius và Wilhelm Hisinger, độc lập với Klaproth đã khám phá ra 1 nguyên tố mới khác, Berzelius đã đề nghị đặt tên nguyên tố này theo tên của thiên thể mới được khám phá ra: Cerium
    Cũng trong năm 1803, William Hyde Wollaston cũng đã phát hiện ra một nguyên tố mới, ông đặt tên nguyên tố này theo tên của tiểu hành tinh thứ 2: Paladium
    Giới khoa học hồi đó cũng đã dự đoán là sẽ tìm ra và đặt tên cho 2 nguyên tố nữa là Vestium và Junonium, tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra
  5. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Kích thước cỡ bao nhiêu thì được gọi là tiểu hành tinh hả anh?
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Thật ra tôi vẫn chưa tìm được một định nghĩa chính xác về tiểu hành tinh. Trong đa số tài liệu tìm được trên Internet thì đều viết: "Tiểu hành tinh là các thiên thể nhỏ, với thành phần chủ yếu là đá và kim loại chuyển động xung quanh Mặt Trời (hoặc các ngôi sao khác). Tiểu hành tinh có kích thước nhỏ hơn các hành tinh, lớn hơn các thiên thạch".
    Có thể thấy rằng, khái niệm về tiểu hành tinh như trên chưa thật sự rõ ràng, vì sẽ gây ra nhập nhằng với một số loại thiên thể khác (vd: các thiên thể thuộc vành đai Kuiper, ...)
    Kích thước của các tiểu hành tinh có sự khác biệt rất lớn, từ hàng trăm km đến vài mét.
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài viết về Ceres các bạn có thể xem tại topic: Các hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/903650/trang-2.ttvn
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Tiểu hành tinh Pallas​
    + Biểu tượng dùng trong Thiên văn học: [​IMG] hoặc [​IMG]
    + Đường kính: 570 x 525 x 500 km
    + Khối lượng: 2.2 x 10^20 kg
    + Nhiệt độ bề mặt: trung bình: 164K, cao nhất: 265K
    + Điểm viễn nhật: 3.412 AU
    + Điểm cận nhật: 2.133 AU
    + Chu kỳ chuyển động quanh Mặt Trời: 4.62 năm Trái Đất
    + Chu kỳ tự quay: 7.81 giờ Trái Đất
    + Độ phản xạ: 0.159
    Tiểu hành tinh Pallas được nhà thiên văn người Đức H.Olbers phát hiện ngày 28/03/1802 và được C.Gauss tính toán quỹ đạo. Đây là thiên thể lớn thứ 3 trong vành đai tiểu hành tinh (sau Ceres và Vesta). Quỹ đạo của Pallas có độ nghiêng rất lớn so với mặt phẳng quỹ đạo chung của các tiểu hành tinh (34.8 độ).
    Năm 2006, Pallas đã có tên trong danh sách các ứng viên của danh hiệu hành tinh. Tuy nhiên, Pallas không được phong danh hiệu hành tinh do không đảm bảo điều kiện « quét sạch vùng không gian xung quanh quỹ đạo ». Hiện nay, Pallas vẫn giữ nguyên danh hiệu tiểu hành tinh, các nhà thiên văn học vẫn chưa có đủ các số liệu về hình dạng của Pallas (để phong danh hiệu hành tinh lùn).
    [​IMG]
    Ảnh: quỹ đạo của Pallas​
    [​IMG]
    Ảnh: quỹ đạo của Pallas có độ nghiêng rất lớn so với mặt phẳng quỹ đạo chung của các tiểu hành tinh​
    Tài liệu tham khảo:
    http://en.wikipedia.org/wiki/2_Pallas
    http://ssd.jpl.nasa.gov/sbdb.cgi?sstr=2
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Tiểu hành tinh Juno​
    + Biểu tượng dùng trong Thiên văn học: [​IMG]
    + Đường kính: 290 x 240 x 190 km
    + Khối lượng: 3.0 x 10^19 kg
    + Nhiệt độ bề mặt: trung bình: 163K, cao nhất: 301K
    + Điểm viễn nhật: 3.358 AU
    + Điểm cận nhật: 1.979 AU
    + Chu kỳ chuyển động quanh Mặt Trời: 4.36 năm Trái Đất
    + Chu kỳ tự quay: 7.2 giờ Trái Đất
    + Độ phản xạ bề mặt: 0.238
    [​IMG]
    Ảnh: Tiểu hành tinh Juno (vẽ lại dựa trên những kết quả quan sát năm 1996)​
    Tiểu hành tinh Juno được nhà thiên văn người Đức K.L.Harding phát hiện ngày 01/09/1804. Đây là thiên thể lớn thứ 10 (về mặt kích thước) trong vành đai tiểu hành tinh. Khối lượng của Juno chiếm khoảng 1% khối lượng của toàn bộ các thiên thể trong vành đai tiểu hành tinh. Các quan sát tại bước sóng hồng ngoại cho thấy trên bề mặt Juno có thể tồn tại một crater rất lớn, đường kính khoảng 100 km. Đây có thể là dấu vết của một vụ va chạm mới xảy ra giữa Juno và 1 tiểu hành tinh hoặc 1 thiên thạch khác.
    Do khối lượng nhỏ cũng như các đặc điểm về kích thước, Juno đã không được đưa vào danh sách đề nghị phong danh hiệu hành tinh lùn trong cuộc họp của IAU tháng 8 năm 2006 (4 tiểu hành tinh được đưa vào danh sách đề nghị là Ceres, Pallas, Vesta và Hygiena. Hiện nay, mới chỉ có Ceres được công nhận danh hiệu hành tinh lùn)
    [​IMG]
    Ảnh: Quỹ đạo của Juno​
    ====
    Tài liệu tham khảo:
    http://en.wikipedia.org/wiki/3_Juno
    http://ssd.jpl.nasa.gov/sbdb.cgi?sstr=3
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 19:59 ngày 13/08/2007
  10. hoanggiao

    hoanggiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Cứ căn vào kích thước đã được qui định của hành tinh lùn mới có và kích thước của meteor thì bạn có thể xác định được kích thước của tiểu hành tinh. Thường các vật thể đường kính trên 10km bắt đầu được gọi là tiểu hành tinh. Vì vành đai tiểu hành tinh lẫn lộn nhiều thành phần nên mới được gọi hết là tiểu hành tinh. Nói lavaimèt đã làm tiểu hành tinh được rồi là sai. Trong hệ Mặt Trời có nhiều vật thể vài trăm đến 1,2 nghìn mét mà vẫn chỉ là meteor thôi

Chia sẻ trang này