1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vành đai tiểu hành tinh (Asteroid Belt)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 27/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Trong quá trình tìm định nghĩa về "tiểu hành tinh", tôi đã tham khảo một số tài liệu trên mạng Internet (nhưng, như đã nói, tôi chưa tìm được định nghĩa chính xác về tiểu hành tinh)
    Còn về kích thước của tiểu hành tinh, trong các tài liệu tôi tìm được đều nói rằng chúng thay đổi từ vài mét đến vài trăm km. Dĩ nhiên là tìm tài liệu trên mạng thì cũng phải chú ý đến nguồn và độ tin cậy, vì vậy tôi sẽ trích dẫn nội dung trong một tài liệu của NASA:
    Worldbook@NASA, Asteroid, http://www.nasa.gov/worldbook/asteroid_worldbook.html
    "Size
    Asteroids vary greatly in size. The largest and first known asteroid, Ceres, was discovered in 1801. It is 580 miles (933 kilometers) in diameter. Ceres is believed to contain about 1/3 the total mass of all the asteroids. One of the smallest, discovered in 1991 and named 1991 BA, is only about 20 feet (6 meters) across."
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 17:51 ngày 07/08/2007
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    meteor nào đến 1,2 nghìn m vậy bạn.
    theo định nghĩa (nhiều tổ chức) thì 50m là hết.
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Tiểu hành tinh Vesta​
    + Biểu tượng dùng trong Thiên văn học: [​IMG]
    + Đường kính: 578 x 560 x 458 km
    + Khối lượng: 2.7 x 10^20 kg
    + Nhiệt độ bề mặt: trung bình: 85K, cao nhất: 255K
    + Điểm viễn nhật: 2.572 AU
    + Điểm cận nhật: 2.151 AU
    + Chu kỳ chuyển động quanh Mặt Trời: 3.63 năm Trái Đất
    + Chu kỳ tự quay: 5.34 giờ Trái Đất
    + Độ phản xạ bề mặt: 0.423
    [​IMG]
    Ảnh: Tiểu hành tinh Vesta (vẽ lại dựa trên những kết quả quan sát của kính Hubble)​
    Tiểu hành tinh Vesta được nhà thiên văn người Đức H.Olbers phát hiện ngày 29/03/1807 (có tài liệu ghi là 28/03/1807). Đây là thiên thể lớn thứ 2 về mặt khối lượng trong vành đai tiểu hành tinh (khối lượng của Vesta chiếm khoảng 7% khối lượng của toàn bộ các thiên thể trong vành đai). Với độ phản xạ bề mặt 0.423, Vesta là tiểu hành tinh sáng nhất, thậm chí có thể quan sát bằng mắt thường khi thiên thể này ở gần Trái Đất. Những kết quả quan sát của kính Hubble và kính Keck cho thấy Vesta có bề mặt rất phức tạp, tương tự như Trái Đất và Sao Hỏa.
    Năm 2006, Vesta đã có tên trong danh sách các ứng viên của danh hiệu hành tinh. Tuy nhiên, Vesta không được phong danh hiệu hành tinh do không đảm bảo điều kiện « quét sạch vùng không gian xung quanh quỹ đạo ».
    Hiện nay, Vesta vẫn giữ nguyên danh hiệu tiểu hành tinh. Tháng 9 năm nay (2007), NASA dự định sẽ phóng tàu vũ trụ Dawn thăm dò một số tiểu hành tinh, trong đó có Vesta. Với những kết quả của Dawn, các nhà thiên văn sẽ có thêm các số liệu về hình dạng của Vesta, từ đó sẽ quyết định xem Vesta có thể được phong danh hiệu hành tinh lùn hay không.
    [​IMG]
    Ảnh: Quỹ đạo của Vesta​
    ====
    Tài liệu tham khảo:
    http://en.wikipedia.org/wiki/4_Vesta
    http://ssd.jpl.nasa.gov/sbdb.cgi?sstr=4
  4. doremi15

    doremi15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này hay thật. Em thích nhất là nhìn hình ảnh của mấy cái hành tinh. Nhất là hình của mí hành tinh có vành đai. Nhìn thích thật. Nhưng em lại hem hiểu lắm về mí tiểu hành tinh và vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hoả và Mộc tại thông tin về chúng ít hơn các hành tinh lớn.
    Hihi, em cũng muốn hỏi 1 tí:
    [​IMG]
    Hix hix, hem biết phần màu xanh dương này gọi là gì nhỉ? Chắc là độ dày vành đai hay sao í. Cho em hỏi khoảng cách từ Mặt Trời đến vành đai tiểu hành tinh là bao nhiêu (phần màu xanh lá cây) và phần màu xanh dương (hem biết gọi là gì đây ) là bao nhiêu? Thanx mọi ngưòi nhìu nhìu.
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    @Doremi15 : anh vẫn chưa tìm được các số liệu chính xác để trả lời cho câu hỏi của em, đành tạm trả lời dựa trên 2 biểu đồ trên wikipedia vậy:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Asteroid_belt
    [​IMG]
    Phía trên là biểu đồ biểu diễn tương quan giữa 2 số liệu : bán trục lớn (semi-major axis, a) và tâm sai (eccentricity, e) của các tiểu hành tinh trong vùng không gian bán kính 6 AU quanh Mặt Trời. Có thể thấy rằng, phần « chính » của vành đai tiểu hành tinh (chứa khoảng 93.4% tổng số lượng tiểu hành tinh) sẽ nằm cách Mặt Trời khoảng từ 2.1 đến 3.25 AU
    Chi tiết hơn 1 chút về phần « chính » của vành đai tiểu hành tinh có thể xem trong biểu đồ dưới đây. Trục tung là số lượng tiểu hành tinh (đã chia cho 200), trục hoành là bán trục lớn.
    [​IMG]
    Vì vậy, anh nghĩ có thể trả lời câu hỏi của em như sau:
    + Khoảng cách từ Mặt Trời đến rìa bên trong của phần « chính » vành đai tiểu hành tinh (phần màu xanh lá cây): ~ 2.1 AU
    + Độ dày phần « chính » vành đai tiểu hành tinh (phần màu xanh dương): ~ 1.15 AU
  6. doremi15

    doremi15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    @Hero_Zeratul: Hix hix, đúng như anh nói, phần mà em hỏi em đã tìm thử nhưng chưa thấy số liệu chính xác. 1 số trang web thì đưa ra số gần của anh, như 3 trang này. Nhưng cũng nhờ vậy, em mới biết là để đưa ra 1 số liệu chính xác là khó đến mức nào. (^^)
    ? the Asteroid Belt sits between Mars and Jupiter, 1.5 and 5.2 AU from the Sun
    ( http://www.space.com/scienceastronomy/astronomy/aas_solarsystems_010604.html )
    Main Belt: located between Mars and Jupiter roughly 2 - 4 AU from the Sun
    ( http://www.nineplanets.org/asteroids.html )
    ? the asteroid belt between Mars and Jupiter at distances ranging from 2.0 to 3.3 AU from the Sun
    ( http://milan.milanovic.org/math/english/titius/titius0.html )
    Em đã so sánh cả 3 số liệu khác nhau với số liệu của anh. Đây, hình này em đã vẽ để đối chiếu cho dễ.
    [​IMG]
    Khoảng cách 2.1 AU đến 3.25 AU mà anh nói em chính là phần màu đỏ trong biểu đồ đầu tiên, cũng là cái (3) của trang web kia. Họ tính dưa trên số lượng tiểu hành tinh, như cái (1) là gần như chính xác khoảng cách của vành đai tiểu hành tinh, cái (3) và của anh thì chỉ là phần màu đỏ trong biểu đồ đầu tiên.
    Hồi lâu em hỏi vì em cần làm vài hình để dán lên tường, nhưng nếu số liệu chính xác tuyệt đối chắc cũng không cần thiết lắm, tương đối là được rồi. Dù sao cũng thanx anh đã trả lời câu hỏi của em.
    Được doremi15 sửa chữa / chuyển vào 09:52 ngày 16/02/2008
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Tiểu hành tinh Astraea​
    + Biểu tượng dùng trong Thiên văn học: [​IMG]
    + Đường kính: 167 x 123 x 82 km
    + Khối lượng: 2.4 x 10^18 kg
    + Nhiệt độ bề mặt: trung bình: 167K, cao nhất: 263K
    + Điểm viễn nhật: 3.070 AU
    + Điểm cận nhật: 2.077 AU
    + Chu kỳ chuyển động quanh Mặt Trời: 4.13 năm Trái Đất
    + Chu kỳ tự quay: 16.801 giờ Trái Đất
    + Độ phản xạ bề mặt: 0.227
    Astraea được nhà thiên văn nghiệp dư K.L.Hencke phát hiện vào ngày 08/12/1845. Hencke là một nhà thiên văn nghiệp dư, vào thời gian đó, ông đang quan sát tiểu hành tinh Vesta và vô tình phát hiện ra một tiểu hành tinh mới. Thiên thể này được đặt theo tên của nữ thần Astraea, hiện thân của sự công bằng, trong thần thoại Hy Lạp.
    Trong 1 thời gian dài kể từ khi Olbers phát hiện ra tiểu hành tinh Vesta, các nhà thiên văn không phát hiện ra 1 tiểu hành tinh nào mới và tưởng rằng khoảng không gian nằm giữa Sao Hoả và Sao Mộc chỉ có 4 thiên thể (Ceres, Pallas, Juno và Vesta). Khám phá của Hencke đã mở ra 1 giai đoạn mới trong quá trình săn tìm các tiểu hành tinh, chỉ 1 thời gian ngắn sau đó, hàng chục tiểu hành tinh mới đã liên tục được phát hiện.
    [​IMG]
    Quỹ đạo Astraea​
    ====
    Tài liệu tham khảo:
    http://en.wikipedia.org/wiki/5_Astraea
    http://ssd.jpl.nasa.gov/sbdb.cgi?sstr=5
  8. NguyenXY

    NguyenXY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến về: Vành đai tiểu hành tinh ffice:office" /><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com

Chia sẻ trang này