1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vasily Grossman - Nhà văn chiến tranh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi maseo, 20/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Topic này đúng ko bác:
    http://www10.ttvnol.com/quansu/483451.ttvn
    Tuy nhiên khẩu Dora mà chị Vietkedoclap giới thiệu chỉ bắn đúng 48 phát vào Sevastopol rồi đắp chiếu, sau đó bị chính người Đức tháo rời định để làm việc khác chứ ko có đến Stalingrad. Ở Stalingrad theo cuốn sách gã Tiêu đang dịch thì có thộp được 1 khẩu nhưng cỡ nòng chỉ độ bằng nửa cây Dora, tức là khoảng 400mm, chi tiết xem tại đây:
    http://www10.ttvnol.com/forum/quansu/967531/trang-8.ttvn#11416628
    Ko biết nó là khẩu gì trong mớ này:
    http://www10.ttvnol.com/forum/quansu/728267.ttvn
    Nhà em đã cố mò tìm nhưng ko thấy tài liệu nào nói về số phận tiếp theo của chững khẩu siêu pháo Đức rơi vào tay Nga kể cả mấy khẩu tự hành 600mm. Tài liệu tiếng Mẽo chỉ nói Nga túm được 1 vài khẩu ở Juteborg, sau đó thế nào ko rõ, thậm chí cụ tỷ bao nhiêu khẩu bị tóm ở Juteborg cũng ko rõ nốt, tiếng Nga thì em mù chữ, hic.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  2. laviola123

    laviola123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Đúng tôpic đấy rồi , nghĩa là pháo Dora k0 bị bắt . Xem lại topic thì ảnh mất tiêu rùi
    Ở trong 1 tài liệu nào của Đ đọc lâu rồi tớ k0 nhớ có thấy đề cập đến 1 đơn vị pháo hạng nặng bị bắt tại Staling , nó nói đơn vị này trc đó đã bị chia ra 1 số lên Lening 1 số ở Staling , không nhớ là số lượng có bao nhiêu khẩu , có các cỡ nòng ntn .
    Để về nhà tớ tra cứu tài liệu vậy
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Mùa bùn lầy (rasputitsa - diễn ra 2 lần 1 năm ở Nga và Ukraina) đã qua, đã thấy có bụi, điều đó có nghĩa là mặt đất đã đủ chắc cho mọi loại xe, nhưng vẫn chưa có gì xảy ra.
    Grossman phỏng vấn tướng Belov.(*)

    Khu vực trách nhiệm của 1 sư đoàn Đức có chiều sâu 8km. Vì vậy nếu chúng tôi thọc sâu được 8km vào chiều sâu phòng ngự địch, chúng tôi sẽ làm náo loạn 30km chiều sâu mặt trận. Nếu chúng tôi thọc sâu được 30km, chúng tôi sẽ gây chấn động 100km. Nếu chúng tôi thọc sâu được 100km, hệ thống chỉ huy trên toàn mặt trận sẽ rối loạn.
    "Chúng tôi mắc phải 1 sai lầm ở sông Đông: Tôi đã nói rằng quân ta đã mệt, tôi mất 2h để cho họ nghỉ, và Luftwaffe đã có cơ hội tấn công còn quân Đức dưới đất thì có thời gian tập trung lực lượng dự bị. Nếu ko có quãng thời gian nghỉ đó quân ta đã có thể chọc thủng chiến tuyến Đức, đáng lẽ ra nên đánh bài liều. Nhưng nếu cứ chất chứa những sai lầm đó lên vai mình thì bạn sẽ bị đè bẹp mất.
    "Có những viên chỉ huy khoác lác thế này: "Tôi đang phải đối mặt với hoả lực địch, tôi đã lùi lại và đang cho trinh sát." Thật hết nói! Anh có thể đối mặt với cái gì khác nữa chứ? Đương nhiên là địch sẽ sử dụng hoả lực rồi, ko nhẽ chúng nhặt táo ném anh, hay thứ gì đó tương tự? Anh phải thọc sâu hơn nữa và làm câm họng hoả lực địch, càng thọc sâu thì quân địch sẽ càng yếu và rối loạn hơn ... Trong trận đánh này cũng như trong cả chiến dịch chưa có lúc nào tôi dám nghĩ mọi thứ đã qua, dù là khi đang xung phong ào ạt, ném mọi lực lượng dự bị vào trận chiến, hoặc ngược lại khi dừng lại. Các chỉ huy của tôi thường chỉ thích ra lệnh: "Tiến lên, tiến lên!"
    "Có lúc buộc phải tạm ngừng các hoạt động, sau khoảng 5 ngày, khi bạn đã hết sạch đạn, các đơn vị hậu tuyến còn ở tít sau, các binh sĩ đã quá mệt mỏi và ko thể thực hiện nhiệm vụ được nữa. Họ ngã lăn ra tuyết và ngủ ngay lập tức. Tôi đã từng thấy 1 lính pháo binh buồn ngủ tới mức ra khỏi hoả điểm đúng 2 bước là lăn ra ngủ, tôi đã dẫm lên người mà anh ta cũng ko tỉnh dậy. Họ cần nghỉ, 24h, hay 8h thôi cũng tốt rồi. Để đại đội trinh sát tiến lên thôi.
    "Có 1 đại đội mà lính tráng đã buồn ngủ tới mức bọn Đức chọc lưỡi lê vào người cũng ko buồn dậy. Đại đội trưởng vẫn còn thức và đã đánh đuổi được bọn Đức với khẩu tiểu liên của anh ta. Đó là lý do khi sự việc đã qua ko ai dám bắt những người lính phải cố gắng gì thêm, sẽ chẳng có điều gì tốt đẹp nếu làm vậy.
    "Ai cũng phải xác định rõ ràng, nghiêm túc việc cần làm với kẻ địch: đánh bại chúng, hoặc chí ít là đẩy lùi chúng. Đừng có nói bạn đã đánh bại quân thù, chúng mới chỉ lùi bước 1 chút và sẽ nện giữa mặt bạn ngay sau đó thôi.
    "Tôi có thể thấy rằng quân địch còn mạnh, các đơn vị hậu tuyến đã tụt lại sau thế mà bộ chỉ huy tiền phương vẫn nói với tôi: "Tiến lên! Tiến lên!" Thật là 1 sai lầm nghiêm trọng. Điều đó đã từng xảy ra với Popov." (**)
    (*) Có ít nhất 11 viên tướng tên là Belov trong Hồng quân thời WW2, vì thế thật khó biết người được phỏng vấn chính xác là ai, nhưng có lẽ Grossman đang nhắc tới tướng (sau này lên tới chức Đại tướng) P. A. Belov vừa trở thành chỉ huy Tập đoàn quân 61.
    (**) "Binh đoàn cơ động mũi nhọn" của tướng M. M. Popov đã được lệnh của tướng Vatutin tiếp tục tiến công về hướng Stalino và Mariupol dù đã mất hầu hết số xe tăng và thiếu nhiên liệu. Trong khi đó Quân đoàn 25 Xe tăng, cũng đang cạn nhiên liệu, vẫn còn cách Zaporozhe 50 mile vào ngày 19/2, ngay sau khi Hitler rời sở chỉ huy của Manstein đặt tại đó. Chính trong cuộc gặp này những điểm chính của kế hoạch Citadel, chiến dịch tấn công vòng cung Kursk, đã hình thành.
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    "Chúng tôi ko thực sự biết rõ về đối phương, và thỉnh thoảng trinh sát còn đưa ra nhận định sai lạc. (*) Địch đang ở đâu, làm gì, bố trí lực lượng dự bị thế nào, định đi tới đâu. Chúng tôi phải chiến đấu như người mù vì chẳng có chút thông tin nào.
    "Rắc rối chính với các chỉ huy cao cấp là họ thường nghĩ đối phương yếu hơn thực tế, trong khi đó thì tôi, chính tôi biết rõ sức mạnh thực sự của chúng. Có lần quân của tôi đang phải đối mặt với 15 khẩu súng máy nhưng bị người ta quát: "Tiến lên!" Tôi biết có 15 khẩu súng máy ở đó và vì vậy tôi buộc phải dừng lệnh đó. Nhưng cũng có trường hợp 1 chỉ huy hét: "Tôi đang phải chống lại tới 30 chiếc tăng," trong khi thực ra có mỗi 1 chiếc. Đó là lý do tôi luôn phải nghi ngờ.
    "Có những chỉ huy trẻ chưa từng biết điều gì khác ngoài tấn công, (**) vì thế khi họ phải thiết lập các vị trí phòng ngự, họ ko biết là phải đào hào như thế nào hay thậm chí là tại sao phải đào hào hay thiết lập các hoả điểm, v.v... Chúng tôi cũng gặp phải 1 kiểu chỉ huy khác - những người lúc nào cũng chỉ nhăm nhăm phòng thủ và rất sợ tiến lên.
    "1 điều tồi tệ trong các trận đánh phòng ngự là người ta mất dần niềm tin vào sức mạnh của bản thân và trở nên nản lòng. Khi phòng thủ, niềm tin vào thắng lợi sẽ giảm đi cũng như niềm tin vào sức mạnh của mình. Trong phòng thủ, binh sĩ cần được tăng cường sức mạnh tinh thần, trong khi đó lúc tiến công cần nhiều sức mạnh thể chất hơn còn tinh thần tự nó cao rồi ...
    "Việc đầu tiên là đào hào, quân ta đã quen với việc bị xe tăng Đức tấn công. Anh biết đấy, khi ngồi trong hào nếu có lúc nào đó tôi cảm thấy muốn bỏ chạy thì cũng ko có chỗ nào để chạy đi cả. Mỗi đoạn hào có 3 hoặc 4 người cùng canh, những người nghỉ ngơi thì ở trong zemlyanka, tiếng lóng là "lều cỏ của Lenin". (***) Nếu quân địch tới quấy rối, tôi sẽ báo động và mọi người sẽ nhảy ra."
    Sự cần thiết phải chống lại cảm giác sợ xe tăng là vấn đề sống còn tại Mặt trận Phía đông. Người Đức thậm chí còn đặt tên riêng cho hiện tượng tâm lý này là Panzerschreck. Trước khi những người lính Sibêri vượt sông Volga để bảo vệ các khu công nghiệp tại Stalingrad, tướng Gurtyev đã bắt họ tập đào hào trên bờ tây và ngồi dưới đó, sau đó lệnh cho xe tăng chạy qua. Xe tăng chạy qua hào được gọi là "là ủi". Bài học sống còn ở đây là phải đào cho sâu, như thế hào sẽ ko bị sập đổ, và những người lính qua đó giữ được tinh thần. Có rất nhiều câu chuyện liên quan tới việc này.
    1 chiếc xe tăng địch ủi qua đoạn hào của xạ thủ súng máy Turiev nhưng anh ta lập tức bắn tiếp vào những kẽ hở của chiếc tăng và sau đó là vào bọn bộ binh tùng thiết, buộc chúng phải nằm dán xuống đất. Khi bọn lính lái tăng phát hiện ra điều đó chúng đã lái chiếc tăng quay lại, trườn qua hào của Turiev lần nữa. Người lính dũng cảm ôm khẩu súng máy bò theo đằng sau chiếc tăng, đặt súng bên 1 đống cỏ khô và lại tiếp tục bắn hạ bọn Đức như phát cỏ. Người anh hùng Turiev đã chiến đấu như thế cho đến chết, bị chiếc xe tăng nghiền nát.
    Grossman cũng đã nói chuyện với 1 chỉ huy cấp dưới của Belov tên là Martinyuk
    1 lần tôi tí nữa bắn Zorkin khi trung đoàn của anh ta bắt đầu bỏ chạy và anh ta mất kiểm soát, mất cả tư duy và ko có biện pháp gì để xử lý tình huống đang diễn ra cả. Zorkin bị thiên chuyển vào tháng 12. Giờ người ta gọi anh ta là "giáo sư", anh ta chỉ toàn ngồi bên bản đồ suy nghĩ trong khi xe tăng Đức đang xông tới. Hiện sau trận tấn công phần lớn các chỉ huy từ cấp trung trở xuống đều là lính trơn và hạ sĩ quan đôn lên.
    "Các chỉ huy trưởng giờ có thể gạt sang 1 bên các nhiệm vụ Ctrị, đã có chỉ huy phó (tức chính uỷ) chăm lo toàn bộ việc đó."
    (*) Hồng quân sử dụng thuật ngữ "reconnaissance" (trinh sát) gộp chung cho trinh sát và tình báo, 2 bộ phận tách rời trong quân đội các nước phương Tây.
    (**) Ý Belov nói tới những người xuất hiện kể từ ngày 19/11/1942 trở đi, khi Chiến dịch Sao Thổ đã giúp Hồng quân giành lại ưu thế trước quân Đức.
    (***) Zemlyanka có nghĩa là hầm đào xuống đất, thường được gia cố bằng những thanh xà gỗ và đắp đất phía trên. Nó cũng đồng thời là tên 1 trong những bài hát được ưa thích nhất thời chiến, bài hát kể về 1 người lính ngồi trong zemlyanka phủ ngập tuyết nhớ về người yêu.
  5. mariacallas

    mariacallas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Trong quãng time phòng ngự khó khăn ở Stalingrad Hồng Quân đã chính thức bỏ chế độ chính uỷ , áp dụng hình thức chỉ huy Tư lệnh toàn quyền . Người đứng đầu các phòng , ban ctrị của PDQ , TDQ chỉ lo chuyên môn là ctrị , hầu như k0 có quyền can thiệp vào chuyện đánh đấm nữa . Sức mạnh đc tăng lên đáng kể
  6. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Đây là 1 cách nói khác về các vấn đề được nêu trong Mệnh lệnh số 307 của Stalin ban hành ngày 9/10/1942, Mệnh lệnh này tái lập chế độ 1 thủ trưởng và giảm quyền lực của các Ctrị viên xuống vai trò cố vấn và ?ogiáo dục tư tưởng?. Cánh Ctrị viên đã rúng động khi nhận ra trong nhiều trường hợp vô số sĩ quan Hồng quân đã tỏ ra ghê tởm và khinh bỉ họ. Ví dụ Cục Ctrị Phương diện quân Stalingrad đã phải chua chát phàn nàn với Aleksandr Shcherbakov, người đứng đầu GLAVPURRKA, Tổng Cục Ctrị của Hồng quân, về tình trạng ?othái độ hoàn toàn sai lầm? đang trở nên phổ biến.
    ?oĐang có sự thiếu quan tâm săn sóc đối với các binh sĩ Hồng quân; mặt khác, các chỉ huy của chúng ta ko bị buộc phải làm việc đó 1 cách thích đáng. Điều này phát sinh từ việc thiếu văn hóa. Tại sao các binh sĩ Hồng quân yêu mến trung úy Kuznetsov? Vì anh ta chăm lo cho họ; anh ta sống cùng với họ. Họ đến với anh cùng những bức thư nhà cả xấu lẫn tốt, anh khích lệ mọi người, anh viết về những người lính của mình rồi gửi đăng báo. Anh chưa bao giờ trừng phạt binh lính 1 cách cẩu thả, ko bao giờ bỏ sót 1 dấu hiệu của sự lơ đễnh dù là nhỏ nhặt nhất: 1 chiếc cúc đứt, 1 người ho khi đi trinh sát. Quan tâm cũng có nghĩa là kiểm tra: đồng chí đã có đủ các băng đạn chưa, đã có xà cạp khô chưa? Đó là những thiếu sót thường xảy ra có thể dẫn tới giảm hiệu quả công việc thậm chí là mất người và ko hoàn thành nhiệm vụ.
    ?oNhững binh lính được thăng lên sĩ quan hoàn thành nhiệm vụ rất tốt và rất ân cần với thuộc cấp của mình. Họ quan tâm đến cuộc sống binh sĩ từng ngày, các sĩ quan trưởng thành từ lính chiến bao giờ cũng là điển hình về sự chính trực. Tại các đơn vị hậu tuyến, các hạ sĩ quan, sĩ quan liên lạc của các trung đoàn trưởng, sĩ quan hậu cần cấp trung và tiểu đoàn ?" đó là những người dễ bị thoái hóa về mặt đạo đức nhất.
    ?oKiểu ra lệnh ?" ?oNếu các anh ko tiến lên ngay, **, tôi bắn? ?" phát sinh từ sự thiếu ý chí. Cách ra lệnh này chẳng thuyết phục được ai, nó chỉ thể hiện sự yếu đuối. Chúng ta đang cố gắng giảm thiểu lối ra lệnh này và nó đang ngày 1 ít đi. Tuy nhiên nó rất rất dễ dàng tăng trở lại.
    ?oVấn đề dân tộc là rất tốt. Trong 1 số trường hợp đơn lẻ có biểu hiện thiếu tốt đẹp trong quan hệ giữa các dân tộc nhưng đó chỉ là cá biệt.?
    Đây là 1 cái nhìn quá lạc quan về các vấn đề dân tộc, nói theo cách nhẹ nhàng nhất. Đôi khi việc tỏ thái độ khinh thường các dân tộc thiểu số đã xuất hiện trong Hồng quân, đặc biệt là với những người lính gốc Trung Á, khiến cho khái niệm "tình anh em Soviet" nghe có vẻ rất sai lầm. Mặc dù ko có số liệu nào có thể chứng minh nhưng tỷ lệ đào ngũ và tự gây thương tích trong lính Trung Á là cao hơn mức chung rất nhiều. Giải pháp duy nhất của các Ctrị viên là: "Tuyên truyền giáo dục cho các binh lính và sĩ quan ngoài dân tộc Nga về mục tiêu cao cả nhất của mọi người dân Liên Xô, giảng giải cho họ về lời thề quân đội và quy định trừng phạt bất kỳ hành vi phản bội Tổ quốc nào."
    "Có rất nhiều người đến với chúng tôi từ các vùng tạm chiếm; họ tin vào sức mạnh của Hồng quân và Hồng quân đã dùng họ làm nhân chứng hoặc đưa vào những trung đoàn đồn trú."
    Mỗi khi quân Đức rút lui, nhiều kẻ tụt lại sau và thường dân từ các vùng tạm chiếm đã hỗ trợ Hồng quân. Họ thực sự có ích cho các Ctrị viên khi xuất hiện trong các buổi tuyên truyền được gọi là để trả thù cho những kẻ gây tội ác với Tổ quốc, nhưng nhiều người đã bị NKVD hoặc SMERSh bắt vì đào ngũ hoặc nghi ngờ phản bội.
    Được maseo sửa chữa / chuyển vào 16:47 ngày 12/11/2008
  7. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Cuộc họp mặt của các tay bắn tỉa tại sở chỉ huy quân đoàn.
    Solodkikh: "Thực tế tôi đến từ Voroshilovgrad. Tôi đã trở thành 1 lính bắn tỉa thay vì 1 nông dân nông trang tập thể."
    Belugin: "Tôi đến từ vùng tạm chiếm, trước đây tôi chẳng là gì nhưng giờ đây, trong trận phòng thủ này tôi ko còn như vậy nữa. Tôi đang ngồi và quan sát thì Strizhik nói với tôi: "Ko nói nhiều, đúng chứ?" Trung đoàn trưởng, 1 người tài giỏi, bảo: "Tóm lấy 1 cái lưỡi. (*) Sẽ ko tốt đẹp gì khi phải báo cáo lên ban chỉ huy sư đoàn mà ko có 1 cái lưỡi." Cho dù có cả trăm tên Đức chống lại 1 mình tôi, tôi vẫn sẽ chiến đấu theo cùng 1 kiểu, tức là giết chúng đến mức nhiều nhất. Tôi đã từng sống dở chết dở trong trại tù binh suốt 10 tháng, tôi nhảy khỏi tàu khi nó đang chạy hết tốc lực để mong trở về với người của ta. Con trai tôi đã bị giết chỉ vì tên nó là Vladimir Ilich." (**)
    Khalikov: "Tôi đã giết 67 mạng người. Tôi đến với mặt trận khi còn chưa nói được từ tiếng Nga nào. Bạn tôi, Burov, đã dạy tôi tiếng Nga còn tôi dạy lại anh ta tiếng Uzbek. Có 1 lần, ko ai muốn đi diệt 1 ổ súng máy, tôi bèn bảo tôi sẽ hạ nó. Tôi nhận thấy có tất cả 12 tên quanh ụ súng, tất cả đều là "Đức thuần chủng". Tôi nguỵ trang kỹ và tim tôi đập bình thường. Tôi đã hạ tất cả 12 tên Đức đó. Tôi ko bao giờ vội vã, nếu tim tôi đập nhanh như 1 cái chân vịt tàu thuỷ, tôi sẽ ko bắn. Chỉ khi nào tôi trấn tĩnh được tôi mới bắn. Nếu tôi bắn trượt chúng sẽ bắn hạ tôi ngay. Tôi đã lấy 1 cái ống nhòm từ cổ 1 tên sĩ quan Đức bị hạ và báo cáo với politruk (Ctrị viên): "Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ mà đồng chí giao và tôi mang về cho đồng chí 1 món quà.""
    "Bulatov: "Tôi thích săn bọn gà gô đen. Tôi thường nằm mơ thấy vẻ luýnh quýnh của chúng cả ngày lẫn đêm." (Khi quân đoàn trưởng giới thiệu Bulatov và khẩu súng bắn tỉa của anh ta, Bulatov đã vã mồ hôi như tắm và trở nên cáu bẩn.)
    Dmitry Yakovlevich Ivanov đến từ Yaroslavl: "Tôi đã bị lạc đội hình 18 ngày trong vòng vây quân địch. 5 ngày ko có thức ăn và 3 ngày ko có nước uống. Chúng tôi đã bơi qua sông Đông, tìm gặp được quân ta và họ giao cho chúng tôi đi trinh sát. (Anh ta nháy mắt với quân đoàn trưởng và cười.)
    Romanov người nhỏ thó, miệng rộng: "Tôi đã hạ 135 tên. Xin hãy đặt bản ghi thành tích của tôi lên bàn, tôi sẽ kể cho các bạn về từng trường hợp."
    Sư 50 Bộ binh Cận vệ. (***) Phỏng vấn các binh sĩ về việc phòng thủ. "Chỉ huy bảo chúng tôi: "Sẵn sàng nào, chúng ta chuẩn bị tiến lên!" Thế mà chúng tôi đã định trồng vài cây thuốc lá ở đây cơ đấy."
    Lính Hồng quân Dmitry Yakovlevich Ostapenko. Anh đã từng bị bắt ở Caucasus, sau đó vượt ngục và đi bộ về làng của cha mình gần Voroshilovgrad. Đột nhiên anh đọc được trên báo là mình đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì thành tích diệt xe tăng Đức, nhưng anh ko choáng váng lắm với bài báo. Bố anh ngay sau khi xem bài báo đã đến gặp trung đoàn trưởng: "Anh biết ko, các đồng chí ấy đã lấy sạch lúa mạch của tôi, thật là tai hoạ." Trung đoàn trưởng Petukhov trả lời: "Ôi, *** thật, đừng nói với ai là chúng tôi đã lấy lúa mạch đấy. Tôi sẽ trả ông 10 xe."
    (*) "1 cái lưỡi" là tiếng lóng chỉ 1 lính địch bị bắt để thẩm vấn.
    (**) Vladimir Ilich đương nhiên là họ và tên lót của Lenin, chúng thường chỉ được viết tắt rồi đến tên ví dụ như Lemar, Lenin hay Marx. Đặt cho con cái tên mang hơi hướm Ctrị rõ ràng như vậy là dấu hiệu bày tỏ sự trung thành với ĐCS nhưng do đó cũng trở thành mục tiêu của bọn phát xít nhiệt tình chống Bolshevik.
    (***) Sư 50 Bộ binh Cận vệ đã sát cánh cùng Tập đoàn quân 5 Xe tăng trong Chiến dịch Sao Thổ bao bây Tập đoàn quân 6 Đức tại Stalingrad. Từ tháng 12/1942 đến tháng 4/1943 sư đoàn nằm trong đội hình Tập đoàn quân 3 Cận vệ tân lập.
  8. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Buổi mít tinh của các binh sĩ trung đoàn. Đề tài: "Hồng quân - đội quân của những người báo thù." Khi lính Hồng quân Prokhin kể về những cô gái bị bắt đưa sang Đức ở ga Millerovo và tiếng kêu khóc của các cô khi cửa toa bị khoá: "Mẹ ơi, mẹ ơi, cứu con!", các binh sĩ bắt đầu khóc. "Chúng ta phải xoá sổ bọn Hitler ra khỏi Trái Đất này." (*)
    Grossman tới Krasnodon, 1 thị trấn mỏ lớn của bể than Donets vùng cực đông Ukraina.
    Điều kiện làm việc của các công nhân mỏ dưới sự chiếm đóng của quân Đức. Những người làm việc dưới hầm mỏ được nhận 600g bánh mì thứ phẩm, người làm việc trên mặt đất được 300g. Người nào ko thấy xuất hiện tại nơi làm việc có nghĩa là đã bị tống vào trại tập trung. "Dưới ách chiếm đóng của bọn Đức, chỉ có 1 căng tin, nơi ai cũng có thể nhìn thấy Berlin dưới đáy mỗi đĩa súp." (Nghĩa là đĩa súp trong vắt ko có 1 tí mỡ nào cả.) Chúng đánh mọi người bằng roi khi họ làm việc.
    1 thợ mỏ được phỏng vấn nói: "Khi bọn Đức tiến vào thành phố, chúng tôi rời khỏi mỏ. Tôi chạy về nhà, lấy 1 cái bánh mì, từ bỏ gia đình ra đi." Ai mà ko lo lắng về gia đình mình được cơ chứ? Nhưng chúng tôi còn nỗi lo về mỏ nữa. Nếu mỏ còn thì chúng tôi còn."
    1 phụ nữ kể cho anh hay là bọn Đức đóng ngay trong nhà anh. Anh nhận được 1 bức thư và khóc. Vợ và các con anh đã chết vì bom. Những người khác lấy harmonica ra chơi bản: "Volga, Volga, người mẹ hiền của tôi."
    "Tôi đã gặp được 8 người lính. "Cởi quần áo ra, tắm đi!" 1 trong số họ đưa tôi đồ lót sạch của anh ta. Họ nói với tôi: "Chúng tôi đến cứu anh cũng như đến cứu cha mẹ chúng tôi vậy.""
    Grossman đi tiếp tới Voroshilovgrad, nay được gọi là Lugansk, cách đó 100km về phía tây bắc.
    Trung đội trưởng Vasilenko đã hi sinh. Công việc của chi bộ Đảng được giao lại cho các Đảng viên khác ngay trong quá trình hành tiến. Vasilenko đã được kết nạp Đảng ngay tại trận địa pháo trong 1 trận đánh gần Stolskoe.
    Grossman đã rất ấn tượng vì sự thay đổi tinh thần binh sĩ trong giai đoạn vài tháng sau chiến thắng Stalingrad.
    1 sĩ quan pháo binh kể lại kinh nghiệm của anh: "Quân địch tấn công chúng tôi 2 - 3 lần mỗi ngày với khoảng 10 - 15 xe tăng. Chúng tôi đảm nhiệm việc phòng thủ chung. Chúng tôi có 20 khẩu dã pháo. Chúng tôi luôn bình tĩnh và có tinh thần tốt." (Cứ tưởng tượng những gì đã diễn ra hồi năm 1941 rồi so sánh thì biết.)
    "Các pháo đội toàn đặt ngay trên mặt tuyết. Chẳng có rừng, cũng ko có thời gian đào hầm. Băng giá, gió rét, chúng tôi vượt qua hết. Điều duy nhất những chiến sĩ của tôi muốn là: Tiến lên!"
    Những người hi sinh. Lính thông tin Tupitsin hi sinh. Anh thường kéo cáp chạy tới các vị trí quan sát tiền tiêu vốn thay đổi liên tục theo bước chân những người lính bộ binh. 1 tay anh cầm cuộn cáp còn tay kia cầm lựu đạn. Anh thường nói: "Mặc dù tôi hơi già nhưng đôi chân này còn đủ sức mang tôi tới Voroshilovgrad." Vậy mà anh đã ko bao giờ tới được đó.
    Tiến quân xuyên qua bùn lầy, điều đó có ưu nhược điểm của nó. Bọn Đức viết: "Người Nga chưa khởi sự tấn công vì thời tiết vẫn còn tốt." (**)
    Tuy nhiên, bọn Đức ko được chuẩn bị tốt cho các hoạt động cần nhiều sức mạnh thể chất, chúng trở nên "trần truồng" khi phải đối mặt với tự nhiên. Người Nga được nuôi dưỡng trong môi trường gian khổ và giành chiến thắng 1 cách khó khăn. Người Đức, ngược lại, được giáo dục về những chiến thắng dễ dàng nhờ sự vượt trội về mặt công nghệ, vậy mà chúng lại bị đưa vào nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Đại tướng Bùn lầy và Đại tướng Giá rét đã giúp đỡ phe Nga. (Nhưng thực ra chỉ những người mạnh mẽ mới có thể khiến tự nhiên làm việc cho mình còn những kẻ yếu đuối thì phó mặc cho tự nhiên.)
    Grossman phát nản vì thiếu các hoạt động quân sự ở vùng Donbass và vì Tổng biên tập ko chịu cho ông có thời gian để viết lách. Ông kể lại điều đó trong bức thư gửi cha ngày 20/3.
    Người ta vẫn giữ lời hứa cho con thời gian để viết 1 cuốn tiểu thuyết, nhưng đó vẫn mới chỉ là lời nói suốt từ 3 tháng nay. Con vẫn khoẻ. Thực ra là con có chút vấn đề về tim nhưng giờ thì ổn rồi.
    Con mơ thấy mẹ trong 1 đêm đi trên đường. Mẹ trông có vẻ ổn và đầy sức sống. Cả ngày hôm sau con thấy trong người rất kỳ lạ. Ko, con ko tin là mẹ còn sống. Con đã đi khắp các vùng mới giải phóng, và con đã thấy rõ bọn quỷ dữ đáng nguyền rủa đã làm gì với trẻ em và người già. Mà mẹ lại còn là người Do Thái nữa chứ. Càng ngày con càng muốn đổi cây bút này lấy 1 khẩu súng.
    Grossman viết lần nữa cho Ortenberg.
    Đồng chí Tổng biên tập ... Trong giai đoạn này, tôi thiết nghĩ việc tiếp tục ở trong nhóm của Bukovskoi là ko cần thiết và ko thích hợp. Do đó tôi rất mong được đồng chí triệu hồi.
    Lời yêu cầu của Grossman khiến tình hình còn tệ hơn. Ông bị giao 1 nhiệm vụ khác vào tháng 4 khiến ông tức điên lên như ông kể cho cha thế này:
    Đúng như con nghĩ, chuyến đi của con thật vô dụng. Chiến sự hoàn toàn yên tĩnh vì đang mùa xuân tuyết tan, sông ngòi gây ngập lụt khắp vùng, thế là chẳng thể đi đâu được nữa. Con vẫn chẳng thu thập được gì để viết báo. Thật khó khăn khi viết về những vấn đề hàng ngày sau trận Stalingrad ... Cha hãy mang thư đến chỗ Đại uý Tikhomirov ở tờ Krasnaya Zvezda để anh ta nhờ ai đó chuyển giúp khi đến chỗ con hay tốt hơn là chuyển qua đường thư mật.
    (*) Những cô gái bất hạnh này tuy thế đã tỏ ra ko vui vẻ gì trước sự thương cảm của những người lính Hồng quân dành cho họ khi quân đội Soviet tiến vào nước Đức. Nhiều người trong số họ đã bị hãm hiếp như chính Grossman đã nhận thấy vào năm 1945.
    (**) Lính tiền tuyến Đức trên Mặt trận phía Đông tin chắc rằng Hồng quân bao giờ cũng chờ đến lúc thời tiết xấu mới tấn công. Như đã nói, chúng gọi đó là "thời tiết dành cho người Nga".
    Được maseo sửa chữa / chuyển vào 12:27 ngày 14/11/2008
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Hình như là "Tiếng kêu khóc của các cô gái" chứ không phải "bé gái", bác Cả Sẹo ạ.
  10. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hức, đúng thế đúng thế, sửa ngay sửa ngay. Mình già thật rồi, ngày xưa gọi là các em gái giờ thành bé gái, cháu gái hết cả huhu
    Chào thân ái và quyết thắng!

Chia sẻ trang này