1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật & BIỂU TƯỢNG còn hay mất trong dòng LSVH, Bạn hãy kể ra

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Hoailong, 25/12/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    Sự kiện tòa nhà/ biệt thự từ thời Pháp tại số 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, nay thuộc Tổng Công ty Đường sắt, vừa bị sập được báo chí Việt Nam nói đến nhiều từ góc độ bảo tồn kiến trúc đô thị.

    Song đây cũng là một di tích lịch sử quan trọng có 110 năm tuổi bị sụp bất ngờ do xuống cấp vì sử dụng nhiều năm tại Hà Nội.
    "Kết quả điều tra ban đầu của Công an TP Hà Nội cho thấy, tòa biệt thự Pháp ở số 107 Trần Hưng Đạo - Hà Nội bị sập trưa 22/9 được xây dựng từ năm 1905, qua sử dụng nhiều năm (110 năm), qua cải tạo tu sửa vào những năm 1990; đã xuống cấp. Thời tiết mưa liên tục những ngày vừa qua dẫn tới tòa nhà bị thấm nước, giảm khả năng chịu lực."

    Tuy nhiên theo tài liệu mới đây của tiến sỹ Trần Thu Dung từ Paris đăng trên một số trang mạng tiếng Việt như Hội ngộ Văn chương, & cùa nhà sử học Dương Trung Quốc tòa nhà này vốn là trụ sở của HỘI TAM ĐIỂM VN thời kỳ Pháp thuộc, chi nhánh «Tình Huynh Đệ Bắc kỳ» thuộc Đại Đông Pháp)
    [​IMG]
    [​IMG]

    Sau đây là đoạn Clip nói về tòa biệt thự Pháp bị đổ sập (Trụ sở sinh hoạt của hội Tam Điểm chi nhánh «Tình Huynh Đệ Bắc kỳ» thuộc Đại Đông Pháp) ,

    ~ bí ẩn của chi nhánh Hội Tam Điểm Đông Dương & ~Vật & BIỂU TƯỢNG còn hay mất trong dòng LSVH VN. Vậy HỘI TAM ĐIỂM cùng ~Vật & BIỂU TƯỢNG gồm có CHI ? Bạn biết CHI về chúng ?
    Lần cập nhật cuối: 25/12/2015
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    Trước hết phải hiểu "BIỂU TƯỢNG là gi?". Là một yếu tố đại diện cho cá nhân, tổ chức, 1 nhóm tập thể.... Nói đến BIỂU TƯỢNG của quốc gia nghĩa là nhắc tới nó người ta nghĩ ngay tới quốc gia đó vì nó là đại diện hình ảnh cho quốc gia.

    Không giống như Logo, không phải nước nào cũng có BIỂU TƯỢNG vì để tìm đặc trưng cho một dân tộc, một đất nước qua mỗi thời kì lại thay đổi, lại khác nhau. Ví dụ như BIỂU TƯỢNG của nước Nga là gì? Cây bạch dương, quảng trường đỏ, Матрёшка (matretxca), Nhà thờ Thánh Vaxili, Đàn Balalaika ...? Hay như Nhật: núi Phú Sĩ, samurai, hoa anh đào...? Italia : tháp nghiêng Pissa, đấu trường La Mã ...? Hay như khi người ta nhắc đến Mỹ, ngoài tượng thần tự do còn có Tháp Đôi (đã bị phá hủy), nhà trắng, Las Vegas...
    Việt nam cũng vậy, có thể là mặt trống đồng, chim lạc, hoa sen, áo dài ...

    Biểu tượng văn hóa và văn hóa BIỂU TƯỢNG theo báo QĐND 27/11/2015

    - Ký hiệu học đang được coi là hướng nghiên cứu chủ yếu của văn hóa học đương đại. Nó có nhiệm vụ tìm hiểu, cắt nghĩa các BIỂU TƯỢNG (symbol), vì xét đến cùng thế giới văn hóa là thế giới của biểu tượng.
    Giải mã văn hóa là giải mã các BIỂU TƯỢNG, do vậy phải hiểu BIỂU TƯỢNG, phải đẩy vấn đề theo hướng triết học, tức đi tìm cội nguồn phát sinh, bản chất, ảnh hưởng trong đời sống hôm qua và hôm nay… BIỂU TƯỢNG luôn là những hình ảnh (ký hiệu) được ký gửi vào đó những hàm nghĩa kín đáo của một cộng đồng.
    Có biểu tượng phổ quát mang tính nhân loại, như hoa hồng BIỂU TƯỢNG của tình yêu, chim bồ câu BIỂU TƯỢNG của hòa bình… Có rất nhiều BIỂU TƯỢNG mang tính đơn lẻ, hạn hẹp...

    Con người luôn sống trong thế giới BIỂU TƯỢNG. Từ góc nhìn này có một định nghĩa được nhiều nhà văn hóa đồng tình: Văn hóa là tập hợp các hệ thống BIỂU TƯỢNG, quy định sự ứng xử của con người và làm cho một số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt. Đi ra ngoài phố, ta bắt gặp tín hiệu đèn đỏ, đèn xanh… rồi các bảng chỉ dẫn trường học, bệnh viện… Đi ra nước ngoài nghe thấy giọng nói tiếng mẹ đẻ ta biết đấy là đồng hương, thậm chí biết người ấy vùng miền nào… Như vậy, cuộc sống có văn hóa luôn là sự giải mã để hiểu và tuân theo ý nghĩa BIỂU TƯỢNG
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    Theo bài viết mới đây của tiến sỹ Trần Thu Dung từ Paris đăng trên một số trang mạng tiếng Việt như Hội ngộ Văn chương & Theo nhà sử học DƯƠNG Trung Quốc, Tòa nhà này vốn là trụ sở của Hội_Tam Điểm VN thời kỳ Pháp thuộc.

    Theo nhà sử học DƯƠNG Trung Quốc, ngôi nhà có kiến trúc rất đẹp. Sau đó nó bị chia năm xẻ bảy, sai chức năng. “Rất đáng tiếc. Một ngôi nhà gắn với một tổ chức rất nổi tiếng ngày xưa ở Hà Nội”, ông Quốc tiếc nuối.

    “Bây giờ ngồi quy trách nhiệm là rất khó”, ông Quốc nói, và cho rằng, “lâu nay chúng ta rất coi thường việc quản lý di sản. Chúng ta sử dụng rất vô trách nhiệm, trao cho một cơ quan là xong. Trong khi đó người Pháp rất có trách nhiệm bằng lưu trữ. Nhất là những công trình lớn, họ có thông báo khi công trình hết niên hạn. Phải có sự đầu tư hoặc phá bỏ tôn tạo”.

    Vê Hội_Tam Điểm, Ông DƯƠNG Trung Quốc cho biết, hội này ra đời cùng thời với Cách mạng Pháp. Nó mang ý nghĩa tập hợp những người chống lại chế độ quân chủ.

    Truy tìm nguồn gốc các BIỂU TƯỢNG HỘI KÍN Hội_Tam Điểm (FREEMASON/Franc-Maçonnery)

    Nếu Ai từng đọc qua “BIỂU TƯỢNG Thất truyền” (The lost symbol) của Dan Brown, chắc hẳn yi cũng biết con mắt Thông huyền và con số 13 là những thứ tượng trưng hay BIỂU TƯỢNG cho hội kín Hội_Tam Điểm với những câu chuyện kỳ bí & bí ẩn được khám phá thêm.

    1. Lịch sử Hội_Tam Điểm

    [​IMG]
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    1. Lịch sử Hội_Tam Điểm
    Hội_Tam Điểm (Freemasonry) là một một hội kín & tổ chức huynh đệ có nguồn gốc lịch sử huyền bí khá lâu đời, từ thời Trung Cổ tuy nhiên hiện vẫn chưa có ý kiến thống nhất về lịch sử ra đời của hội này. Có một trường phái khá phổ biến cho rằng hội này có nguồn gốc và chính thức ra đời ở thị trấn nhỏ Scotland (Scotish Rite) Warrington, Anh năm 1646, sau đó lan sang Anh và các nước khác. Một số tài liệu khác “truy ngược” nguồn gốc và cho rằng Hội này ra đời từ trước Công nguyên trong thời kỳ xây dựng Ngôi đền Vua Solomon (King Solomon’s Temple).

    Hội này kết nạp các hội viên thông thái và bác ái để huấn luyện nhau bằng BIỂU TƯỢNG và các nghi lễ một cách bí truyền, phi giáo điều nhằm tiến tới sự hoàn thiện của nhân loại. Trong những ngày đầu thành lập, Hội_Tam Điểm thường tham gia vào các hoạt động từ thiện, phát triển tình huynh đệ và tôn trọng những giá trị đạo đức, mong muốn chia sẻ công việc và đóng góp lợi ích cho xã hội.

    Từ gốc của Hội_Tam Điểm (Franc - Maçonnerie do tiếng Anh: Freemasonry) bắt nguồn từ chữ MASON có nghĩa là thợ nề, tất nhiên không như những người thợ nề mà ta biết bây giờ. Thời kỳ xa xưa, thợ nề xây dựng các công trình bằng cách đẽo gọt, ghép những khối đá nặng vài ba tấn mà không dùng đến vôi vữa. Ghép giữa Free và Mason thành FREEMASON/Franc-Maçon (tiếng Anh/Pháp)(Thành viên Hội_Tam Điểm) còn có nghĩa là nền tảng TỰ DO, theo đuổi sự TỰ DO.

    Xuất hiện ban đầu ở Anh vào thế kỷ 17 như một nhóm nghề nghiệp (thợ nề, thợ chẻ đá), Hội_Tam Điểm nguyên là một hội đoàn giáo dục, nhắm truyền bá cho hội viên một triết lý sống có đạo đức. Về sau nhóm trở thành một hội đoàn hướng đến lý tưởng cao cả như TỰ DO (liberty), bác ái (fraternity), bình đẳng (equality) và hoà bình (peace). Dần dần hội cho gia nhập cả những người giàu có hoặc có địa vị trong xã hội. Lý tưởng chấp nhận TỰ DO tín ngưỡng và bình đẳng giữa mọi người của Hội_Tam Điểm đi đôi với chủ nghĩa TỰ DO thời thế kỷ 18. Hội_Tam Điểm phổ biến ở các nước nói tiếng Anh, bị Giáo hội Ky-Tô giáo La Mã chống đối, vì Giáo hội cho rằng Hội_Tam Điểm tranh quyền với Giáo hội. Do đó, Hội_Tam Điểm không được chấp nhận ở các quốc gia theo Ky-Tô giáo La Mã. Dầu vậy, dần dần Hội_Tam Điểm phát triển khắp nơi. Hiện nay, trên thế giới, Hội_Tam Điểm đông nhất là hội Hoa Kỳ, chiếm khoảng 75% hội viên toàn cầu. Có nơi Hội_Tam Điểm chia ra thành nhiều phái và có khi chống đối nhau.(1)

    Từ “Tam Điểm” du nhập vào Việt Nam từ tiếng Pháp và người Pháp: Các Sư huynh (Frère) hay Sư phụ (Maître) khi viết cho nhau thường viết tắt là F và M với ba dấu chấm hình tam giác phía sau và người Việt ta quen Hội_Tam Điểm là vì vậy.

    Theo sử sách, Hội_Tam Điểm không phải là một dạng “dị giáo”, thành viên là những người thông tuệ trong các lĩnh vực chính trị, khoa học, nghệ thuật, theo đuổi tôn chỉ mục đích vì sự tiến bộ của xã hội và nhân loại và được kết nạp vào Hội theo các nguyên tắc và nghi thức thần bí. Hội_Tam Điểm sử dụng các yếu tố khoa học, tâm linh, tôn giáo như lựa chọn các số tự nhiên “đẹp”, các BIỂU TƯỢNG tự nhiên, yếu tố thần bí của tôn giáo, tính trang nghiêm của các nghi thức hành lễ cổ xưa để… thực hiện sứ mạng “Khai sáng” (tiếng ANH/LATIN: Enlighten/ILLUMINATI) nhân loại của mình.
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    Theo sử sách, Hội_Tam Điểm không phải là một dạng “dị giáo”, thành viên là những người thông tuệ trong các lĩnh vực chính trị, khoa học, nghệ thuật, theo đuổi tôn chỉ mục đích vì sự tiến bộ của xã hội và nhân loại và được kết nạp vào Hội theo các nguyên tắc và nghi thức thần bí. Hội_Tam Điểm sử dụng các yếu tố khoa học, tâm linh, tôn giáo như lựa chọn các số tự nhiên “đẹp”, các BIỂU TƯỢNG tự nhiên, yếu tố thần bí của tôn giáo, tính trang nghiêm của các nghi thức hành lễ cổ xưa để… thực hiện sứ mạng “Khai sáng” (Enlighten) nhân loại của mình.

    Là một hội gốc tại Âu Châu, Hội_Tam Điểm lan tràn ra khắp hoàn cầu, từ thời cổ xưa. Thực sự về tôn chỉ hoạt động, tuyển mộ hội viên, và mọi hoạt động của hội là những bí mật của hội.
    Không riêng gì tại Pháp, mà tại khắp nơi, nhiều người vì muốn tiến thân, thường phải gia nhập hội này. Thế nên, đối với VN, trong danh sách hội viên tại Pháp, hồi đầu thế kỷ XX có tên nhiều nhân vật hàng đầu trên chính trường VN như Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu, Hồ Chí Minh, Trần Trọng Kim v.v... Nhiều người khác như Trịnh Đình Thảo là những hội viên leo lên những cấp bậc cao trong hội.

    Sách vở & những tài liệu viết về Hội_Tam Điểm rất nhiều: có những công trình nghiên cứu nghiêm túc tại các đại học danh tiếng, có những bài báo trình bày nhiều điểm nóng bỏng, có rất nhiều tiểu thuyết dựa theo những tài liệu về hoạt động của những hội này điển hình là: “BIỂU TƯỢNG Thất truyền” (The lost symbol) của Dan Brown, kể cả những băng hình, hoạt họa.

    Tóm lại LS Hội_Tam Điểm, và nói chung những hội kín liên quan NHư HỘI_ILLUMINATI(Khởi Sáng), HỘI_BILDERBERG vv..., là những tổ chức thường gợi trí tò mò của người đọc.

Chia sẻ trang này