1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật chất không khối luợng

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi binh000, 16/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Vật chất không khối luợng

    Tôi có một ý kiến như vầy, các bác xem có hợp lý không?
    Năng luợng có 2 loại , loại nghỉ thì tồn tại duới dạng vật chất và có thể cân đo đong đếm đuợc còn loại trong hoạt động thì không có khối luợng vì vậy khi các hạt proton và neủton kết hơp để cho ra các hạt nhân lớn hơn thì khối luơng sẽ giảm đi.
    Các loại hạt như photon, graviton, boson đều đuơc xem như có khối luợng bằng 0.
    Và sự truơng nở của vũ trụ hẳn nhiên phải do một loại năng luợng tác động (trong phuơng trình của Einstein gọi là hằng số vũ trụ) năng luợng này chúng ta không thấy sự hiện diện của nó, nhưng khi cân cả vũ trụ thì mới thấy nó xuất hiện do đó nguời ta thắc mắc không biết khối luợng dư đó ở đâu ra.
    Vậy năng luợng trong hoạt động đuợc xem là một loại vật chất không có khối luợng
  2. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Vì photon không có khối luợng nên không thể nói là nó bị các thiên thể hút, làm lệch quĩ đạo, mà phải nói là các thiên thể tạo ra 1 trọng truờng, trọng truờng này làm biến dạng không gian, và ánh sáng (vốn truyền theo đuờng thẳng trong không gian ) sẽ bị lệch huớng so với ban đầu, vì không gian bị méo. Vấn đề không ánh sáng nào thoát ra khỏi lỗ đen đuợc là vì thiên thể đó tạo ra độ cong quá lớn nên ánh sáng lọt vào đó chỉ lòng vòng trong đó mà không thoát ra đuợc.
  3. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Bạn binh000 đề cập một lúc đến cả 2 trường phái cơ học lượng tử và thuyết tương đối nên tớ cũng không dám có nhận xét gì. Tớ cũng không am hiểu về mấy món này cho lắm.
    Tiện đây tớ cũng muốn đưa ra một ý kiến chung cho các vấn đề khác về cơ học lượng tử và thuyết tương đối:
    Cơ học cổ điển của Newton áp dụng cho các sự vật hiện tượng diễn ra chung quanh ta hàng ngày nên chúng ta có thể hiểu một cách trực quan được. VD như khái niệm "khối lượng" có thể hình dung bằng mấy quả cân nặng nhẹ, khái niệm "năng lượng" có thể hình dung bằng việc truyền nhiệt đun nước... Mặc dù nhận thức vấn đề theo kiểu đi từ trực quan sinh động như vậy không phải luôn luôn đưa ta tới đúng chân lý và hiểu thấu đáo vấn đề (có thể bị sai sót và ngộ nhận), ta vẫn luôn luôn có thể kiểm chứng được sự vật hiện tượng là đúng hay sai bởi vì chúng đã và đang xảy ra chung quanh ta. Chính vì vậy mới có sự xuất hiện của các "nhà vật lý" nửa mùa không hiểu rõ bản chất vấn đề vẫn có thể "lý giải" sự vật hiện tượng theo cách riêng của mình.
    Đối với cơ học lượng tử và thuyết tương đối thì tình hình hoàn toàn khác hẳn, bởi vì chúng chỉ phát huy tác dụng cho các thế giới vi mô và vĩ mô, rất xa lạ với đời sống hàng ngày của ta. Rất ít người trong số chúng ta có dịp được trực tiếp kiểm chứng những sự vật hiện tượng xảy ra trong các thế giới đó. Các khái niệm "khối lượng" và "năng lượng" trong các thế giới vi mô và vĩ mô không dễ hình dung như các khái niệm đó trong đời sống quanh ta. Vì vậy phương pháp nhận thức vấn đề bằng đơn thuần quan sát suy luận từ thực tiễn tỏ ra không tác dụng.
    Tôi và đa số các bạn đều được biết tới cơ học lượng tử và thuyết tương đối qua những quyển sách giới thiệu viết bằng ngôn ngữ đại chúng. Vấn đề nằm ở chỗ những người viết ra những quyển sách đó đều là các chuyên gia trong ngành nên họ không thể hình dung được người đọc sẽ tiếp thu nó như thế nào. Nói cách khác, người viết sách hiểu rất rõ vấn đề nhưng rất khó để truyền đạt kiến thức đến cho người đọc sách. Do đó, những quyển sách này không thể nào đưa chúng ta đến chân lý của vấn đề được.
    Trong tình hình như trên, vẫn còn một cách khác để có thể tiếp cận đến những kiến thức vật lý hiện đại: tìm hiểu ngôn ngữ toán học thể hiện các lý thuyết đó. Tuy nhiên, đối với đa số chúng ta thì việc này có thể cần rất nhiều năm tháng.
    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 23:41 ngày 20/10/2006
  4. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Cam ơn bác Werty đã nhắc nhở, Quả thật tôi yếu về toán học , nếu không tôi đã có một lý thuyêt hoàn chỉnh diễn giải bằng các phuơng trình toán học rồi. Tuy nhiên bài viết trên là do tôi nhận thức từ thực tế, từ các bài giảng ở lớp 12. Các bác xem có mâu thuẫn chỗ nào không?
    Còn muốn bổ khuyết kiến thức về toán thì phải học bắt đầu từ chỗ nào? mua sách gì học? mong các bác chỉ bảo thêm.
  5. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Bác nên học các phép toán tích phân vi phân, đạo hàm....
    sau đó học qua các phép toán Tooc xơ và Ten xơ, rồi đến công thức Einstein ......
    Nhớ là phải nắm cho được ý nghĩa hình học và ý nghĩa vật lý của chúng!
    đảm bảo sẽ rất nhức đầu!
    hiiiiiii
  6. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Cũng có giả thuyết rằng vật chất là một khối năng lượng đọng lại nhưng vấn đề cái gì bó năng lượng nằm yên với nhau thành 1 hạt thì không giải thích được.

Chia sẻ trang này