1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật chất tối là gì ?

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi huulong2006, 25/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Hiểu được chết liền !!. Các nhà thiên văn thế giới còn phải tự nhận họ hiểu còn hạn chế về VCT. Nhưng theo những bài báo khoa học có liên quan tới loại vật chất này thì : 1) VCT có có trường hấp dẫn mạnh (hút chứ không phải đẩy) và đó là nguyên nhân chính cho các chuyển động của các thiên hà. 2) Ánh sáng không phát ra từ loại vật chất này, không phản xạ, không truyền qua .. do vậy người ta phải thông qua các ảnh huởng của trường hấp dẫn của chúng lên các thiên thể khác mà chúng ta ''nhìn'' được để nhận biết. 3) VCT chiếm đa số trong vũ trụ và có thể cũng được cấu tạo từ các hạt cơ bản.
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Hiểu được chết liền !!. Các nhà thiên văn thế giới còn phải tự nhận họ hiểu còn hạn chế về VCT. Nhưng theo những bài báo khoa học có liên quan tới loại vật chất này thì : 1) VCT có có trường hấp dẫn mạnh (hút chứ không phải đẩy) và đó là nguyên nhân chính cho các chuyển động của các thiên hà. 2) Ánh sáng không phát ra từ loại vật chất này, không phản xạ, không truyền qua .. do vậy người ta phải thông qua các ảnh huởng của trường hấp dẫn của chúng lên các thiên thể khác mà chúng ta ''nhìn'' được để nhận biết. 3) VCT chiếm đa số trong vũ trụ và có thể cũng được cấu tạo từ các hạt cơ bản.
  3. SeeTrocKD

    SeeTrocKD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2007
    Bài viết:
    2.048
    Đã được thích:
    0
    Đại loại là các nhà khoa học cộng hết trọng lượng các loại vật chất biết được lại với nhau vẫn chỉ ra 30-40% trọng lượng thật của vũ trụ
    Nên suy luận ra trọng lượng còn nằm ở đâu nữa? Một dạng vật chất chưa biết ? Gọi nó là tối
  4. SeeTrocKD

    SeeTrocKD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2007
    Bài viết:
    2.048
    Đã được thích:
    0
    Đại loại là các nhà khoa học cộng hết trọng lượng các loại vật chất biết được lại với nhau vẫn chỉ ra 30-40% trọng lượng thật của vũ trụ
    Nên suy luận ra trọng lượng còn nằm ở đâu nữa? Một dạng vật chất chưa biết ? Gọi nó là tối
  5. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    chẳng phân biệt được trọng lượng và khối lượng rồi bạn ơi!
  6. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    chẳng phân biệt được trọng lượng và khối lượng rồi bạn ơi!
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Vật chất tối là gì hả? Các bác vào: http://thienvanplace.tk/ xem trong mục đọc tài liệu ấy (hoặc down về dưới dạng *.doc tại mục tài liệu)
    Hình như mấy ngày nay Việt Nam mình sữa chữa gì đó nên không vào được http://thienvanplace.tk/. Các bác chịu khó đợi nhá!
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    tệ thật, nhầm lẫn kiến thức hết cả, box này bây giờ không có 1 ai hiểu nổi vật chất tối là cái gì, ... tệ quá
    trích 1 bài của tôi viết về vấn đề định nghĩa này:
    Vật chất tối và năng lượng tối
    Rất nhiều người chưa có nghiên cứu nhiều về vũ trụ học thường nhầm lẫn 2 khái niệm này, coi chúng là một. Thực chất vật chất tối (dark matter) và năng lượng tối (dark energy) là 2 khái niệm hoàn toàn độc lập từ lịch sử đên bản chất.
    Chúng ta sẽ nói trước tiên về vật chất tối (dark matter)
    Năm 1933, Fritz Zwicky phát hiện ra sự xuất hiện của loại vật chất này khi đo vận tốc của các thiên hà trong quần thiên hà Coma.
    Người ta thường đo khối lượng của một thiên hà bằng 2 cách cơ bản. Cách thứ nhất là sự phân tán vận tốc trong quần thiên hà. Thiên hà có khối lương càng lớn sẽ càng có sự phân tán vận tốc rõ nét ra các thiên hà lân cận và nhờ phương pháp đó có thể xác định được tổng khối lượng của quần thiên hà. Cách thứ hai là xác định độ trưng của các thiên hà để rút ra khối lượng của chúng và từ đó tính được tổng khối lượng của quần thiên hà. Điều đáng chú ý là khối lượng của một quần thiên hà tính theo cách thứ nhất luôn lớn hơn rất nhiều khối lượng tính theo cách hai cho dù tính đến sai số rất cao. Như vậy có thể suy đoán rằng có sự tồn tại của một loại vật chất còn chưa biết. Chính sự tồn tại của vật chất này mà khối lượng thật của các thiên hà thực chất lớn hơn rất nhiều khối lượng có thể quan sát được. Hiện vẫn chưa có thực nghiệm nào xác nhận hoàn toàn sự có mặt của các vật chất tối này. Tuy nhiên việc tồn tại của nó hiện nay là rất được tin tưởng do những hiệu ứng đã đo được. Ứng dụng các phương pháp đo nói trên và so sánh kết quả của chúng, người ta nhận ra rằng có một số tỉ lệ nhất định về khối lượng đo được qua 2 phương pháp trên. Tỷ lệ khối lượng đo được bằng cách thứ nhất so với cách thứ hai đôi với một số thiên hà elip đã đưọc xác định là khoảng 7 (7:1), tức là khối lượng thật lớn hơn 7 lần khối lượng đo được dựa vào độ trưng của thiên hà. Các thiên hà xoắn có mật độ vật chất cao hơn thì tỷ lệ chỉ từ 4 đến 5. Và khi áp dụng cách tính này cho qui mô tổng quát của vũ trụ thì tỷ lệ này trong vũ trụ, vốn có không gian hầu hết là trống rỗng lên đến 300, có nghĩa là nó khẳng định cho việc vật chất tối có mặt tại khắp mọi nơi trong vũ trụ.
    Nhiều người coi vật chất tối đóng góp một phần trong nghịch lí Olbers.
    Nghịch lí này là câu hỏi đặt ra tại sao với rất rất nhiều so như thế mà vũ trụ không sáng rực mà lại tối thui như thế này, và tại sao vũ trụ không đạt được trạng thái cân bằng nhiệt với các ngôi sao?
    Khi lí thuyết BigBang ra đời cùng các kiểm chứng thuyết phục cũng như các hệ quả và các suy đoán sau nó, người ta giải thích nghịch lí này như sau: Trong giai đoạn đầu hình thành vũ trụ, vũ trụ trải qua một thời gian giãn nở lạm phát, tự tăng kích thược và khối lượng (qua việc tạo ra các hạt co bản liên tiếp) với tốc độ rát lớn (tăng thêm 1050 lần chỉ trong vòng 10-33 giây). Mặt khác vũ trụ hình thánh cách đây đã 15 tỉ năm, trong khi các ngôi sao sớm nhất ra đời sau đó hơn 1 tỉ năm, sau khi vũ trụ đã trải qua thời kì lạm phát và vẫn đang giãn nở. do đó ánh sáng từ các ngôi sao ở các vùng khác nhau của vũ trụ không bao giờ đủ thời gian truyền đến với nhau, có một chân trời giới hạn đường đi của các tia sáng đó trong không - thời gian. Chính vì thế mà vũ trụ không sáng rự như ban ngày và các ngôi sao không đủ thời gian để truyền toàn bọ nhiệt của chúng cho không gin xung quanh.
    Một phần lí do nữa là có một số người giải thích rằng vật chất tối nói tới ở trên đã "ăn" bớt mất ánh sáng, do đó chúng làm giảm một cách đáng kể mật độ ánh sáng trong vũ trụ. Tuy nhiên hiện nay thì chưa có kiểm chứng nào cho thấy hạt ánh sáng (photon) có thể bị hấp thụ.
    Tuy nhiên, sự tồn tại phổ biến của vật chất tối cũng nói lên một vai trò rát quan trọng nữa của nó. Đó là nó đóng góp vào việc kiềm chế sự nở ra của vũ trụ, tránh cho vũ trụ có một cấu trúc không - thời gian lạm phát hoàn toàn, như thế thì hẳn đã không có chúng ta ở đây.
    Năng lượng tối
    Khác hẳn với vật chất tối, năng lượng tối (dark energy) là loại năng lượng ẩn chứa trong không gian trống rỗng của vũ trụ. Nó được suy ra từ kết quả của phương trình trường Einstein, phương trình nổi tiếng của thuyết tương đối rộng (general theory of relativity). Như chúng ta đều biết, phương trình rường chứa trong nó một hằng số vũ trụ học (cosmological constant) - một trong những hằng số quan trọng nhất của vũ trụ. Tuy nhiên nóp từng bj chính Einstein bác bỏ vì sự có mwtj của nó khiến phương trình trường mô tả một vũ trụ giãn nở vĩnh viễn với khởi đầu là một kì dị. Einstein không tin vào những kì dị và xác xuất của nó, ồng từng nói "Chúa không chơi trò xúc xắc!", tuy nhiên những gì kiểm định từ lí thuyết BB lại cho thấy Chúa có chơi, và hằng số vũ trụ là cần thiết. Và hằng số này cho biết rằng mô hình chuẩn của vũ trụ giãn nở lạm phát đòi hỏi sự có mặt của một loại năng lượng tràn ngập không gian, đủ sức chống lại hấp dẫn của vạt chất trong vũ trụ để làm nó giãn nở vĩnh viễn, và người ta đã gọi loại năng lượng này là "nang lượng tối"
    [​IMG]
    (sự có mặt của năng lượng tối dẫn đến sự giãn nở lạm phát của vũ trụ và hiện nay tiếp tục làm vũ trụ giãn nở mãi mãi)
    Theo các tính toán hiện nay, năng lượng vũ trụ có đến 73% là năng lượng tối, 23% là năng lượng của vật chất tối và chỉ có 4% còn lại là của vật chất thông thường mà chúng ta biết.
    Nếu bạn muốn xem chi tiết và thảo luận thì có thể vào trực tiếp link này: http://thuviencongdong.net/forums/viewtopic.php?t=615&start=15
    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 16:16 ngày 06/06/2007
  9. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    phải có đèn(as) thì mới thấy vật ! ko có đèn(as) thì ko thể xác định có vật hay ko có vật trong ko gian ! trong bóng tối đó có vật chất tối ! vật chất tối đó là vật chất có màu đen ! còn tính chất ntn thì chúng ta chưa rõ ! nếu như nó có lực hút để có thể hút as khiến chúng ta ko thấy dc thì dùng sóng và đo !?????? đại loại như vậy ...........
    Được lanpurge sửa chữa / chuyển vào 19:24 ngày 06/06/2007

Chia sẻ trang này