1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật chất và tinh thần, cái nào quan trọng hơn!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi FromtheStars, 09/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. littlerock

    littlerock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Thế cái sự mong muốn đem lại cho người khác cuộc sống tốt đẹp hơn là gì , nếu không phải là biểu hiện lành mạnh của tinh thần . Còn với những kẻ chỉ bo bo làm giàu bằng mọi thủ đoạn , không bao giờ bố thí cho ăn mày ( dù có giảng bài hay không ), đạp người khác xuống bùn để làm lợi cho mình ( Bằng công sức của chính nó ) thì có nhận được sự đồng tình của xã hội không ? Chắc chắn là không vì đó là biểu hiện của tinh thần thấp kém . Vậy quá đề cao vật chất mà vứt bỏ tinh thần chả khác nào bỏ đi một mặt của đồng tiền cả . Tốt nhất là phải dung hòa cả hai .
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thật ra thì những kẻ như trên thường là những kẻ khôn ngoan, giàu, sống trên thiên hạ.
    Câu hỏi "vật chất và tinh thần..." mặc nhiên lấy tinh thần làm xuất phát điểm. Có thể hiểu như vầy :
    - Tinh thần của bạn nên hướng về vật chất hay hướng về chính nó (tinh thần) ?
  3. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Bác Tran_Thang càng ngày càng khôn ra đấy chứ, cuối cùng cũng hiểu được câu hỏi.
    Câu trả lời cho câu hỏi
    Tinh thần nên hướng về vật chất hay chính nó? Vì mặc nhiên xuất phát ở tinh thần nên phải trở về với tinh thần
    Được lemd sửa chữa / chuyển vào 19:30 ngày 26/11/2007
  4. cyberkey

    cyberkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Tinh thần quan trọng hơn. Chỉ có tinh thần mới đem ta đến những cảnh giới cao đẹp!
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    "Lem nhem" vẫn chưa hiểu vấn đề. Đó là "cái nào quan trọng hơn..." ?. Ta cũng có thể chữa lại câu hỏi như thế này :
    - Về mặt nhận thức thì theo bạn vật chất hay tinh thần quan trọng hơn ?
  6. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Việc đặt câu hỏi và tìm câu trả lời là đã mặc nhiên thừa nhận sự quan trọng của nhận thức. Biết được cái nào quan trọng chính là một nhận thức. Nhận thức chính là tinh thần chứ còn gì nữa.
    Cái ông nói là nên hướng nhận thức vào đâu, chẳng phải đang hướng nhận thức vào câu trả lời sao? (hoặc hướng vào câu hỏi thì cũng thế) Câu trả lời là vấn đề vật chất hay vấn đề tinh thần? Câu trả lời là một vấn đề thuộc về tinh thần. Suy nghĩ, suy luận, hỏi, trả lời, tìm kiếm,.. coi như là vấn đề tinh thần hết.
    Không lẽ hỏi, về mặt vật chất, cái nào quan trọng hơn, vật chất hay tinh thần?
    Có sửa về mặt nhận thức hay tinh thần nên hướng về đâu thì cũng thế. Về mặt tinh thần, cái nào quan trọng hơn, vật chất hay tinh thần? Đây rõ ràng là một vấn đề của tinh thần, tại vì đầu câu hỏi đã xác nhận, về mặt tinh thần (về mặt nhận thức, v.v.. cái gì chả thế). Đã về mặt tinh thần thì vật chất còn quan trọng gì nữa?
    Giả sử nếu câu trả lời là, vật chất quan trọng hơn. Đây có phải là một nhận thức không? Có. Nhận thức đó có phải là thuộc vấn đề tinh thần không? Có. Vật chất quan trọng hơn là một triết lí, triết lí về vật chất hay triết lí về tinh thần đều là triết lí, đã là triết lí thì là tinh thần. Nói chung là tinh thần giải quyết vấn đề của tinh thần.
    Hơn nữa, tất cả những mục đích vật chất thật ra cũng chỉ phục vụ cho mục đích tinh thần thôi. Nếu không có tinh thần thì làm gì có yêu, ghét, phân biệt vật chất tinh thần, chỉ là núi sông nước chảy mây trôi
    Chẳng có một nguồn động lực nào khác ngoài động lực tinh thần. Một người kinh doanh vì động lực vật chất, tham tiền, chính là xuất phát từ động lực tinh thần, lòng tham. Một người làm việc vì danh dự, danh tiếng, đương nhiên là vì tinh thần.
    Tham vật chất hay tham tinh thần cũng chỉ là vỏ bọc của tinh thần. Tất nhiên có thể tạm nói là vật chất, nhưng bản chất sâu xa của nó vẫn là tinh thần. Cũng như về vật chất và tinh thần, cả hai đều chỉ là khái niệm trong suy tưởng, tức là tinh thần. Khái niệm vật chất chỉ là khoác cái vỏ bọc vật chất, còn đích thực nó là một khái niệm, thuộc tinh thần.
    Những lòng tham tiền, vật chất, bản chất của nó là để đạt đến cảm giác tinh thần, sung sướng, thoả mãn, thoải mái, hạnh phúc, vui vẻ, thích thú,.. tức là tinh thần mà thôi. Hiểu được điều đó cũng như hiểu được rằng, tiền, là phương tiện chứ không phải là mục đích. Tiền ở đây, đại diện cho vật chất, mục đích đại diện cho tinh thần. Cho rằng vật chất là quan trọng hơn tinh thần cũng như cho rằng, tiền là mục đích. Nếu tiền là mục đích thì cứ kiếm thật nhiều tiền để thờ à? Mà có kiếm tiền để thờ thì cũng vẫn là phục vụ mục đích tinh thần. Kể cả kiếm tiền để gió cuốn đi, hoặc chẳng để làm gì cả, thì cũng là phục vụ mục đích tinh thần. Chẳng có bao giờ tiền là mục đích cả, cũng vậy vật chất chẳng bao giờ quan trọng hơn tinh thần cả. Chỉ có tưởng là thế mà thật ra không phải thế thôi ông nhiều lí sự cùn Tran_Thang ạ.
    Mà không ai nói vật chất không quan trọng đâu đấy
  7. ruacon123

    ruacon123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    103
    Phân tích như bác Lemd là đúng trong phạm vi hẹp của khái niệm "vật chất" và "tinh thần" . Nhưng trong phạm vi có tính "toàn cục" hơn thì "tinh thần" cũng chỉ là 1 bộ phận của "vật chất", có vật chất thì sẽ có tất cả, còn không có vật chất thì sẽ không có gì cả (ngoại trừ "chân không" )
    Câu trả lời cho câu hỏi "vật chất và tinh thần cái nào quan trọng hơn?" chỉ có thể được xác định nếu chỉ rõ ra là QUAN TRỌNG HƠN với ĐỐI TƯỢNG nào . Đối với động vật (trong đó bao gồm cả con người - 1 đv bậc cao) thì đúng là tinh thần quan trọng hơn, như bác Lemd đã phân tích. Động vật là đối tượng vật chất duy nhất có chứa "tinh thần". Vậy nên nếu nói chính xác và tỉ mỉ hơn thì phải là : "Tinh thần là quan trọng hơn đối với "đối tượng tinh thần" tồn tại trong đối tượng vật chất "động vật"
    Vâng! Và bây giờ là lúc chúng ta quay trở lại với cái nhìn toàn cục hơn . Theo tôi vật chất là quan trọng nhất . Vì như đã nói ở trên, không có vật chất thì chả có gì cả, ngoại trừ chân không. Mà "chân không" tồn tại 1 mình trên đời để làm cái quái gì , chết đi cho rảnh .
    Vật chất tạo nên thế giới, tạo nên tất cả . "Tinh thần" là cái anh nào? Anh ta được tạo ra từ vật chất, và anh ta vẫn thường to mồm mà nói rằng : "Tôi là quan trọng nhất đối với ... chính tôi" , trong khi vật chất - nhân vật quan trọng nhất, đối với tất cả - thì vẫn âm thầm cống hiến mà không bao giờ tự nhận mình là quan trọng . Ngay như cái lập luận tôi đang nói đây thì cũng chỉ là một trong số rất ít những anh ''tinh thần" khiêm tốn và biết điều đang công nhận tầm quan trọng của vật chất .
    Để hình dung rõ hơn về sự "quan trọng nhất" của vật chất, chúng ta hãy thử tưởng tượng một chút nhé. Chúng ta vẫn biết từ rất lâu nay vật chất và chân không tồn tại song song . Bây giờ giả sử chỉ có toàn chân không mà không có tí vật chất nào thì rõ ràng là sẽ chả có gì cả. Còn trong trường hợp chỉ có toàn vật chất mà không có tí chân không nào cả, thì anh vật chất chỉ cẩn vận động một chút là có thể tạo ra "tinh thần", rồi khi anh ta tự làm thủng một chỗ nào đó của mình, hoặc tự tách đôi, tách ba ... thì sẽ có "chân không"
    Rõ ràng nhìn một cách toàn cục nhất, thì vật chất là quan trọng nhất !
  8. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Bạn hiểu nhầm ý tôi
    Theo tôi thì vật chất và tinh thần là hai mặt của một đồng xu. Cái chính là ở đây đặt ra vấn đề quan trọng. Khi nói quan trọng thì cái quan trọng là tinh thần, mặc dù tinh thần cũng chỉ là biểu hiện của vật chất, các cảm giác tức là các phản ứng hoá học trong não.
    Ý chính tôi muốn nói là bản chất con người hướng về các cảm giác chủ quan chứ không gì khác. Hướng sự quan tâm vào đâu, hướng vào các cảm giác tâm lý chủ quan. Đó mới là cái mà tất cả mọi người đều hướng tới, dù họ có ý thức được điều đó hay không, chỉ vậy thôi.
    Hiểu như bạn thì tinh thần là phi vật chất à? Theo quan điểm của tôi thì tinh thần và vật chất là hai mặt của một đồng xu. Kể cả chân không cũng là vật chất.
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Lý luận của bạn đầy mâu thuẫn.
    Thế "động lực tinh thần"của bạn dựa trên cái gì ?
    Được Tran_Thang sửa chữa / chuyển vào 20:30 ngày 29/11/2007
  10. Mussolini18

    Mussolini18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Vật chất :Theo Marx thì Vật chất, đó là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào ý thức con người
    Cái này thì Marx đã nói rất rõ rồi còn gì .
    Theo Marx quan hệ sản xuất trong một nền kinh tế là hạ tầng cơ sở cho cuộc sống tinh thần và văn hóa của một xã hội .
    Vật chất quyết định tinh thần.

Chia sẻ trang này