1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật chất và tinh thần, cái nào quan trọng hơn!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi FromtheStars, 09/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Triết học phương Đông khác phương Tây; nó trì trệ trong phương thức sản ********* thần; nhưng có thể nó ngộ được những gì phương Tây không ngộ được!
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi không cố gắng chứng minh vật chất "ăn đứt" tinh thần như bạn, bạn cố gắng chứng minh tinh thần bao trùm vật chất. Có lẽ chỉ nên giới hạn trong 1 phạm vi nào đó thôi. Chẳng hạn nên thêm vào câu hỏi trên : ".....cái nào quan trọng hơn ? Lưu ý : Câu hỏi trên chỉ dành cho những người học trên 12 và không có những thiểu năng về tinh thần".
    Tóm lại nếu tôi và bạn đều có cùng 1 điểm xuất phát thì ai (vật chất hay tinh thần) sẽ là những cổ động viên tích cực trong cuộc sống ?
  3. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Không nhìn thấy chữ lòng tham đằng sau động lực vật chất à? Lòng tham là vật chất hay tinh thần? Lưu ý câu hỏi chỉ giành cho người biết đọc hiểu
    Tất cả động lực vật chất đều dựa trên lòng tham cả thôi, chịu khó suy nghĩ một chút
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Tức là lòng tham của con người không phụ thuộc vào các yếu tố sinh học của người đó à bác lemd?
  5. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Bạn hỏi vậy tôi còn có chút hứng thú trả lời, chứ gặp phải đầu đất như Tran_Thang với ruacon thì đúng là đáng sợ
    Lòng tham chính là biểu hiện của các cơ chế sinh học, như cái quan trọng là lòng tham chứ không phải cơ chế sinh học. Khi bạn buồn hoặc vui, cái quan trọng là cảm giác buồn của bạn hay cơ chế sinh lý hoá vật chất quan trọng?
    Tôi xin lấy ví dụ, nhờ ví dụ này người có trí có thể hiểu được Bạn có một đồng xu bằng vàng có hai mặt sấp và ngửa, khi bạn chơi xóc đĩa thì bạn quan tâm đến mặt sấp hoặc ngửa hay bạn quan tâm đến cơ chế cấu tạo vật lý của đồng xu? Cái nào là quan trọng? Dù rằng, này, mặt sấp và ngửa không rời đồng xu vàng tự nó đứng riêng được, nhưng sấp và ngửa không phải là vàng, sấp và ngửa không phải là vật chất.
    Nghĩa thứ hai tôi muốn nói, khi bạn khổ và sướng thì cái gì quan trọng, sự đau khổ và vui sướng đó mới là vấn đề. Vậy thì cơ chế sinh học hay sự nhận thức về nỗi khổ quan trọng, thực ra sự nhận thức về sướng và khổ quan trọng hơn nhiều so với cơ chế sinh học. Sự nhận thức là yếu tố tinh thần. Cũng như bộ môn tâm lý học, rất ít đề cập đến cơ chế sinh lý học, mà quan tâm trên khía cạnh tâm lý nhiều hơn. Sự ích lợi của nó thì đã được chứng minh, dù sự nhận thức cũng có cấu trúc vật chất, nhưng tâm lý học có bao giờ quan tâm đến không? Họ hầu như chỉ quan tâm giải quyết bằng tâm lý thôi nhé. Còn mổ xẻ não hoá chất nào, phần não nào, đó là sinh lý học. Một nhà giải phẫu sinh lý và một nhà tâm lý học, ai hạnh phúc hơn? Chắc nhà tâm lý học có nhiều cơ hội để hạnh phúc hơn
    Trên thực tế mà tôi nhận thấy, sự tác động theo cách thức tinh thần cực kì quan trọng mà sự tác động vật lý không thể đem tới được, dù chúng gắn liền với nhau. Cũng như, này bạn, bạn có một cuộn len bùng nhùng rối tung với nhau, sự quan trọng là bạn gỡ ra từ đầu mối. Dù rằng đầu mối và các đoạn rối tiếp theo có liên quan mật thiết với nhau. Nhưng sự quan trọng vẫn là giải quyết vấn đề ở đầu mối của cuộn len. Bản chất vật chất và tinh thần là liên quan chặt chẽ, nhưng ở đây đặt ra vấn đề quan trọng, và tôi nhận thấy chỉ có tinh thần quan trọng mà thôi. Nói khác đi là noob hết
    Nói ngoài lề một chút về hiểu biết của tôi có liên quan. Phật giáo không đề cập đến vật chất và tinh thần mà đề cập đến danh và sắc. Sắc là tứ đại vật chất đất nước gió lửa theo quan niệm cổ, và tất cả những gì do chúng hợp thành. Những cảm giác của bạn, vui buồn, đều là sắc. Thứ hai là danh, tức là tâm, gồm có thọ tưởng hành thức. Thọ là sự nhận lãnh một cảm giác nào đó, tưởng là tưởng tượng, hành là hành động, thức là nhận thức. Chúng được gọi là danh vì chúng chỉ có tên mà không nhận thấy được. Bình thường bạn nói bạn cảm giác, suy nghĩ, tưởng tượng, hành động, nhận thức, nhưng bạn không thể thấy được chúng. Bạn nói bạn đi đứng, đó là một hành động, nhưng thực ra bạn chỉ thấy được đi vì có sự chuyển động của cơ thể, của sắc, tức là đối tượng, do đó mà biết có hành động. Bạn nhìn thấy các chữ này, nhờ thấy có chữ mà bạn biết có sự nhận biết các chữ đó, bạn biết có sự nhận thức nhờ có đối tượng nhận thức chứ không bao giờ biết được sự nhận thức, nhưng chắc chắn là có sự nhận thức. Hành động, suy nghĩ, tưởng tượng, tư duy,.. các thứ cũng vậy, bạn không bao giờ có thể thấy trực tiếp được chúng. Tôi chỉ muốn giới thiệu một chút về một cách tiếp cận vấn đề theo hướng khác, vậy thôi
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi không quan tâm đến nguồn gốc hay bản chất của lòng tham. Vấn đề chính vẫn là : tham cái gì ?
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Bác Tran_Thang định bẫy bác lemd thế này "tham cái gì" Một người nào đó trả lời: "tôi thấy nhiều người tham tiền tham của"
    Ôi thôi thế là mắc bẫy: Tiền của là cái gì là vật chất chứ còn gì nữa; lòng tham hướng tới vật chất; thế thì vật chất mới là nhân tố quan trọng chứ
    Bác lemd cũng không phải là tay vừa có thể bẻ lại "nhưng nếu tôi gạt được lòng tham đi; thì tôi không còn khổ sở với những cái thiếu và những cái thỏa mãn một cách sa đọa;quá đà việc hưởng thụ vật chất nữa; do đó tránh được đau khổ của lòng tham; mà làm được điều này là do tinh thần; do nhận thức; do đó tinh thần quan trọng hơn!"
    Thế lúc đó bác Tran_Thang bẻ tiếp thế nào?
  8. ruacon123

    ruacon123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    103
    Khổ! Lẽ ra tôi chỉ định theo dõi tiếp xem có cao kiến nào nữa không chứ không định reply nữa vì bài reply trước của bác Lemb làm tôi phát chán. Nhưng lần này bác Lemb đã khẩn cầu một cách tế nhị như vậy thì chẳng lẽ tôi lại nỡ không vào giảng giải thêm cho bác chút ít .
    Cái bài dài ngoằng thứ 2 của bác thì vẫn là sự nhai lại lập luận cũ ở cái bài dài ngoằng thứ nhất, và như tôi đã nói, nó không đến nỗi sai lắm , nhưng vẫn không thoát khỏi phạm vi hẹp, đó là "quan trọng đối với cảm giác của con người (hay động vật nói chung)".
    Còn gốc rễ của vấn đề là gì : tinh thần phản ánh sự vận động của vật chất, nó chỉ là sự biểu hiện của thế giới vật chất, cho nên cái gì fục vụ cho tinh thần thì suy cho cùng chính là fục vụ cho vật chất mà thôi .
    Ở bài trước bác Lemb có nói : "tiền chỉ là phương tiện chứ không phải mục đich" . Để tớ khuyến mãi thêm cho bác Lemb một bài giảng nữa này .
    Trong 1 pham vị hẹp thì TIỀN có thể là phương tiện, là công cụ. Và TIỀN cũng có thể là mục đích, trong 1 phạm vi hẹp khác . (Khổ, các lí luận của bác Lemb mãi mãi ko thể thoát ra khỏi các phạm vi hẹp ) . Còn nhìn 1 cách toàn diện nhất, sâu sắc nhất, thì TIỀN chỉ là 1 loại ĐƠN VỊ ĐO của các giá trị vật chất, tinh thần, còn PHƯƠNG TIỆN hay CÔNG CỤ là gì, chính là sức lao động (bao gồm cả trí tuệ và cơ bắp) .
    Đầu óc suy nghĩ của bác Lemb nhìn chung còn hạn hẹp và nông cạn lắm, có gì thì cứ thắc mắc các tiền bối sẽ giảng giải thêm cho
    Được ruacon123 sửa chữa / chuyển vào 22:55 ngày 01/12/2007
  9. ntvim88

    ntvim88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì nghĩ rằng Vật chất sẽ là cái quan trọng hơn tinh thần. Đừng nghĩ rằng cái gì sờ nắm được mới là vật chất. Bởi Lênin nói "Vật chất là cái tồn tại khách quan được đầu óc của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác" với định nghĩa như thế giá cả, nhà nước, pháp luật... cũng là vật chất chứ không phải là cây bút hay quyển vở.
    Tôi sẽ chứng minh bằng phản biện lập luận của tôi, nếu ai đó cho tinh thần là quan trọng hơn vật chất thì thử hỏi bạn cho rằng bạn có thể quyết định được việc ra hoa sớm của một cây hoa không? Dĩ nhiên là có. Bằng cách nào, không phải là bằng cách đứng đó và nghĩ "Cây ơi ra hoa đi" chứ, dĩ nhiên bạn phải dùng cách thành tựu biến đổi gen của nghành công nghệ sinh học hay sử dụng các "công cụ vật chất" như đèn, thuốc kích thích, nước, ánh nắng... để làm cho cây đó ra hoa sớm hơn. Ngọai trừ một số người có khả năng đặc biệt dùng tinh thần áp đặt ý chí của mình lên vật chất, còn lại đa số chúng ta đều bị vật chất chi phối. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, những người này cũng phải dùng một trường điện từ nào đó để điều chỉnh vật thể, mà trường cũng là một phần của vật chất => ...
    Còn nếu bạn nào nói lòng tham là tinh thần, tinh thần đó quyết định hành động vật chất của chúng ta thì tôi cũng xin hỏi: Bạn tham vì cái gì néu không phải là tham vật chất (xin lưu ý,. vật chất với định nghĩa triết học chứ không phải là cái vật chất mà ta hiểu theo nghĩa hàng ngày). Đấy, vật chât làm bạn tham thì có nghĩa là vật chất quyết định tinh thần, sau đó cái tinh thần ấy tác động đến hành động của bạn.
    Dĩ nhiên, tinh thần cũng có tác động trở lại vào vật chất chứ nó không phải là cái thụ động hoàn toàn. Tiêu biểu ở đây là việc lòng yêu nước của nhân dân ta hay ý chí, lý tưởng của con người. Nhưng về tính quyết đinh thì vật chất luôn quyết định tinh thần.
    Em mới năm thứ 2 ngành hâm thôi nên có gì mong được thông cảm
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bạn giải thích từ *Đau đớn* đi. Nó có ý nghĩa cho thế giới *vật chất vô tri* không?
    Tại sao lại không thể nói *vật chất* là cái *bóng* của *tâm thức*? Tức là nó là sự thể hiện của *thế giới tâm linh* ở thực tại này. Mời phân tích!

Chia sẻ trang này