1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật chất và tinh thần, cái nào quan trọng hơn!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi FromtheStars, 09/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nếu có năng lực *Siêu nhiên* nó sẽ điều khiển bạn bằng *thời gian* hay *Định mệnh*. Bạn suy nghĩ vẫn chưa đầy đủ.
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chủ nghĩa duy tâm có cơ sở là: Mọi sự tồn tại của một thế giới không có *Ý thức* là vô nghĩa.
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bạn nên nhớ mọi sự *nhận thức* phải bắt đầu từ sự *tồn tại bản ngã*. Mọi *niềm tin* phải được *cái tôi* kiểm định. Mà cái *tôi* đó sao lại là *vật chất vô tri* được?
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    *Chúa* không chơi trò xúc xắc, nhưng chúng ta thì chơi đấy.
    Chúng ta chơi xúc xắc bằng sự nông nổi và yếu kém của mình.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực. Ấy nếu như bạn có ...dư 1 ngôi nhà (ví như lòng tham) thì vấn đề là ở chỗ bạn nên dành ngôi nhà đó làm cung thiếu nhi, nhà thể thao hay nên dành cho ...vợ bé ? "Bàn lui" như mrking_hoang thì khác nào ...phá quách cái ngôi nhà ấy cho xong chuyện !?
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Bác Tran_Thang đúng là đầu đất thật; cứ tưởng bác lemd nói đùa
    Em giải thích đây; tham là ham muốn mà vượt quá giới hạn hợp lý. Mà đã quá giới hạn hợp lý thì phải dẹp rồi. Ai chẳng muốn giàu nhưng có người làm giàu chính đáng; nhưng cũng có người tham lam quá mức dẫn đến làm ăn phi pháp; rồi rốt cuộc cũng vào tù.
    Bác phải phân biệt được tham với ham muốn (dục) cái dục có thể là tốt mà cũng có thể là xấu; nếu nó theo hướng tiêu cực thì trở thành tham; và thành nguồn gốc của khổ như nhà Phật dạy.
    Cái dục rộng hơn: tùy vào tính chất người ta có thể:
    +Dưỡng dục
    +Tiết dục
    +Thăng hoa (chuyển ham muốn vào những cái tốt đẹp)
    +Diệt dục
  7. ruacon123

    ruacon123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    103
    Bàn 1 chút về 1 vấn đề không phải trọng tâm topic cái nhỉ . Vua Hoàng giải thích vẫn còn hạn hẹp . Bây giờ giả sử tôi làm ăn phi pháp nhưng chỉ ăn non, cò con thôi, đủ sống thôi; còn anh kia làm ăn chính đáng nhưng đối với anh ta kiếm được hàng tỉ Đô mỗi năm cũng chưa thỏa mãn, lúc nào cũng muốn kiếm thêm thật nhiều thật nhiều nữa (chỉ để làm của riêng, không có chuyện từ thiện gì cả). Vậy thì ai mới gọi là tham đây .
    Nói thế này mới tổng quát này : Người tham là người lúc nào cũng muốn nhiều, nhiều nữa cho riêng mình, không cứ là có phi pháp hay không . Còn làm ăn phi pháp thì đôi khi là do tham, đôi khi chỉ là do lười lao động thôi .
    Muốn nhiều tiền thì ai cũng muốn nhiều tiền . Nhưng 1 anh thì kiếm tiền bằng sự làm ăn chính đáng, đó là do anh ta không lười lao động, không vô trách nhiệm với xã hội; còn 1 anh thì vô trách nhiệm với xã hội, thấy kiếm tiền bằng cách phi pháp thì đỡ mất sức lao động hơn nên anh ta làm, không quan tâm gì tới tác hại của việc đó gây ra cho XH .
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Vâng cảm ơn bác ruacon; em hoàn toàn đồng ý với ý kiến bổ sung đoạn vàng vàng về định nghĩa lòng tham; về trách nhiệm với xã hội và quyền lợi với người khác.
    Tuy nhiên đoạn bôi đậm em muốn nêu ra một quan điểm theo một chiều kích khác tích cực hơn về việc kiếm tiền; cái gì khi trở thành niềm say mê cũng [ít ra là có động lực] dễ dẫn đến thành công; ví dụ như hăng say nghiên cứu khoa học dễ dẫn đến nhiều phát minh; hoặc với một môn học nào đó cũng thế thôi; nếu bằng cách nào đó; do tư chất bẩm sinh bác có năng khiếu môn đó hoặc do nhân duyên mà bác tiếp xúc được với những cái thú vị của môn đó (vật lý thiên văn hay hóa học...v...v) thì bác dễ thành công trong môn học đó
    Việc kiếm tiền cũng vậy; nếu một người hăng say kiếm tiền; trở thành niềm say mê; nó trở thành thước đo năng lực của người ấy; trong thời đại ngày nay; người ta khuyến khích làm giàu; doanh nhân được tôn vinh; nhưng xã hội chẳng khuyến khích làm ăn phi pháp hay buôn lậu cái gì cả; như vậy ở đây nếu một người muốn giàu lại vẫn tiếp tục muốn kiếm thêm tiền có thể là do việc kiếm tiền hay việc lao động đó đã trở nên thành niềm say mê của người ta.
    Tham mang màu sắc tiêu cực khi nó gây khổ cho con người; còn say mê lại là động lực để thành công; nó là nhân tố tích cực mà một khi người đó say mê quá mà trở thành nhân tố dẫn đến bất chấp mọi thủ đoạn để có được tiền từ đó phạm pháp vừa gây khổ cho mình vừa gây thiệt hại cho người khác; như thế từ niềm say mê chuyển thành tham!
    Như vậy; một người rất giàu nhưng say mê kiếm tiền một cách chính đáng rồi giàu hơn nữa; coi đó là 1 trong những thước đo thành công của họ; và họ hạnh phúc với điều đó; lại còn có cơ hội giúp đỡ tài chính cho gia đình họ hàng; tổ chức từ thiện; quỹ tài năng trẻ; đóng thuế ..v..v thì họ vẫn không phải là tham!
    Một người rất nghèo; làm ăn phi pháp mà vẫn chẳng được bao nhiêu; lại còn khổ vì điều đó; dễ bị pháp luật tóm cổ bất cứ lúc nào; nỗi lo bên mình; các khoản thu nhập thì ko đủ để; cho dù nghèo thế; ít tiền thế nhưng vẫn là tham.
    Dĩ nhiên người ta không coi hạnh phúc cao nhất là kiếm tiền mà hạnh phúc cao nhất nằm trong tinh thần; ví dụ gia đình hạnh phúc; con cái lớn khôn khỏe mạnh thành công; phu phụ tương kính như tân... thì quan điểm này em cũng chẳng phản đối mà còn đồng ý là đằng khác; em chỉ muốn nêu cái khía cạnh tích cực của việc làm giàu và say mê làm giàu mà thôi !
    Cái mong muốn; ham muốn đã là tham thì gây khổ mà không gây khổ không phải là tham!
    Còn một quan điểm khá bảo thủ nữa là quan điểm về sự tiết kiệm trong tiêu dùng; họ dùng những đồ rẻ tiền để tiết kiệm; nhưng những người giàu họ dùng đồ đắt tiền vẫn không thể gọi họ là hoang phí; nếu như họ coi việc mua đồ ấy là vì chất lượng là vì trân trọng những giá trị trí tuệ; khoa học và lao động kết tinh trong sản phẩm ấy; và thường là dùng đồ đắt tiền người ta sẽ giữ gìn cẩn thận hơn những đồ rẻ tiền kém chất lượng. Nếu người mua đồ đắt tiền có những quan điểm như trên thì cũng không thể gọi là hoang phí!
    Cảm ơn bác đã đọc bài của em!
    Được mrking_hoang sửa chữa / chuyển vào 14:40 ngày 03/12/2007
  9. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    À có một vấn đề tôi muốn hỏi, thời gian có phải vật chất không?
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chưa một ai gọi thời gian là vật chất cả.

Chia sẻ trang này