1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật chất và tinh thần, cái nào quan trọng hơn?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi FromtheStars, 10/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vật chất và tinh thần, cái nào quan trọng hơn?

    Tôi đã lập một Topic bên box học thuật, song ở đấy mọi người không thấy hưởng ứng lắm. Post lại sang bên này để các cao nhân mổ xẻ, phân tích, so sánh v..v..v. Hòng xác định giá trị của con người và tìm cho con người cách nhìn nhận để được cảm thấy hạnh phúc.
  2. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    tại sao bạn lại hỏi như vậy?
    có phải bạn thực sự không biết tí gì về hạnh phúc,viên mãn?
    ....................................................
    hay bạn biết một chút rồi và bạn muốn biết thêm,biết nốt? bằng cách cộng hưởng với những cái biết một chút của người khác?, nếu vậy thì những thông tin bạn sẽ thu thập được từ mọi người hoặc củng cố,hoà điệu,hậu thuẫn cho cái đã biết của bạn, hoặc hậu thuẫn tương tự như vậy cho cái quan điểm đối cực về hạnh phúc rằng như thế đâu phải là HP,rằng có 1 số người chẳng hiểu gì về HP................, chung quy lại những gì bạn thu được sẽ đều củng cố cho kiến thức sẵn có của bạn, thay vì đem đến cho bạn những điều mới mẻ,khách quan, thông thiên,toàn thể.
    phải chăng mọi sự là toàn thể kết nối,không điều gì riêng rẽ 1 mình?và chỉ có thể hiểu được 1 sự việc thông qua cái nhìn toàn thể, không phiến diện, không cá nhân quan điểm?
    ở đây, điều đó chỉ xảy ra khi ta thực sự không biết tí gì về hạnh phúc?
    khi đó ta sẽ thật trọn vẹn với sự thiếu hiểu biết của mình?
  3. muabongmay2207

    muabongmay2207 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    0
    1." chung quy lại những gì bạn thu được sẽ đều củng cố cho kiến thức sẵn có của bạn, thay vì đem đến cho bạn những điều mới mẻ,khách quan, thông thiên,toàn thể."
    nhận xét này của bạn với Fromthe Stars thật X
    2."phải chăng mọi sự là toàn thể kết nối,không điều gì riêng rẽ 1 mình?và chỉ có thể hiểu được 1 sự việc thông qua cái nhìn toàn thể, không phiến diện"
    mình hoàn toàn đồng ý
    câu này làm minh liên tưởng đến 2 câu
    "tôi có thể thông tất cả, bằng cách thông 1 thứ"
    "hãy giải thích cho tôi về hạt cát, tôi sẽ gt cho anh thế nào là cđ"
    nhưng thực tế, người ta cũng muốn nhìn cái tổng thể lắm. chỉ là mỗi người thì có tầm nhìn nhất định.
    3."không cá nhân quan điểm"
    mình hiểu ý của bạn, và minh muốn nói thêm một mặt khác về ý này
    + cá nhân quan điểm_____tập thể quan điểm____cái tôi quan điểm
    chỉ riêng mình ta, ta ko thể là gì cả, cũng giống như ta phải đc ăn, mới nghĩ đc.mới đi, mới tiến đc
    +một quan điểm, nhận định, ranh ngôn.....nó đều có giới hạn: đúng, sai , tầm cao, tầm bao quát, tầm xa, time, đối tượng....
    và việc ta tiếp thu nó, nhập nó vào người, chính là việc tìm đc những giới hạn đó. mà không phải mù quáng chỉ nhận cái đúng của nó ra mà áp dụng vào cách sống, cử chỉ, lời nói...........
    khi đã định hình đc nó rồi, ta lại hỏi: người như nào, hoàn cảnh nào, đk nào mà họ lại đưa ra nhận định như vậy.
    4.có những hp tiềm tàng đau khổ,có những hp trong đau khổ,từ đau khổ
    có những hp chay với time 1 que diêm, 1 điếu thuốc, 1 bữa nhậu, 1 mùa thu, 1 nụ hôn, 1 chớp mắt
    có nhưng hp từ quá khứ bơi lại, từ hiện tại nhả ra, từ người ta đi vào.
    có nhữn hp chỉ tồn tại trong 1 cửa sổ, cửa sổ của tương lai, có những hp đc nhốt trong chai kì bí ù túng sền sệt
    khi người ta không đủ thông tuệ: những cái người ta cần, người ta muốn, ng ta coi là hạnh phúc . lại thường không phải là cái thật sự cần cho họ.
    5.hạnh phúc: không biết nó bao gồm những gì nhỉ, nhưng mình biết
    nhưng chắc chắn nó phải bao gồm sự tự chủ_ tự do_ tự tại gần như tuyệt đối .
    ______________________________________________
    Vật chất và tinh thần, cái nào quan trọng hơn?
    câu hỏi này làm mình liên tưởng đến cái đồng hồ cát .
    một bên là vật chất, thể xác 1 bên là tinh thần
    chẳng cái nào quan trọng hơn, mà quan trọng hay ko cũng co làm gi. bởi "nguyên sinh" đã có như vậy_2 phần
    ta dùng cái này cứu vớt cái kia. để về với trạng thái cân bằng.
    time, quả lắc vẫn quay, cát vẫn chảy, ta thật khó để níu kéo nó (time = môi trường +time)
    nếu có 1 cách, cách đó có thể sẽ là
    tĩnh lặng, cân bằng với sự trênh lệch, chuyển động
    cái này để cứu vớt cái kia với mục đích về với trạng thái cân bằng
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Các bạn hiểu ý tớ lắm! Nhưng vấn đề cần một cách phân tích khoa học, không dựa vào cảm tính. Một vấn đề cần lật đi, lật lại, nhìn từ nhiều góc độ thì mới kết luận tổng quát được. Đấy là lý do tại sao tôi lại lập ra topic đó.
  5. muabongmay2207

    muabongmay2207 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    0
    nếu bạn muốn tìm hiểu theo cách đó, mà thật muốn tìm hiểu thì không khó lắm đâu.
    trong sách triết học nào cũng đề cập đến đấy .
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi biết bạn đã giải thích khá sắc sảo về vấn đề trên. Song chưa nêu bật được cái nào là quan trọng hơn. Cho tôi hỏi: Tại sao Cha Ông ta có thể hy sinh bản thân mình cho nền độc lập của nước nhà? Đó có phải là xuất phát từ *tinh thần* của dân tộc? Mất mát vật chất và mất mát về tinh thần cái nào gây đau đớn hơn???
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Đương nhiên vấn đề giải quyết nghèo đói cơ bản là vấn đề của mỗi nước; vấn đề lao động việc làm; tiền lương thu nhập ...cái ăn cái ở là nhu cầu thiết yếu và chính đáng; và là vấn đề lớn của mỗi nước!
    Thế còn khi đã đủ ăn đủ mặc; đủ vật dụng để dùng; thì cái tinh thần là cái quan trọng nhất; lúc này có kim ngọc mãn đường (vàng bạc đầy nhà) mà tinh thần không sáng suốt và phong phú thì vẫn chỉ là nỗi bất hạnh thôi ; người giàu mà không hạnh phúc thì các vấn đề bất hạnh của người giàu còn ấu trĩ hơn cả của người nghèo; xét về một khía cạnh nào đó là vậy!
    Thời chiến tranh; con người sống trong cảnh ngàn cân treo sợi tóc; tính mạng khá mong manh; có chết cũng phải chết trong vinh quang; chết một cái chết ý nghĩa
    Thời bây giờ hòa bình ; con người không bị rơi vào hoàn cảnh bi đát đó; nhưng tinh thần lại nghèo nàn đi ; tôn trọng chính mình ; tôn trọng những người có công;tập giữ lời hứa để nuôi lòng tự trọng; biết bỏ qua cái cũ nhìn vào cái mới khi cần ... làm được như thế; biết cố gắng thực hiện vài dòng ngắn ngủi đó thì ko cần biết gì nhiều quá về tâm lý nữa cả!
    Nhà kinh tế học O.Young đã từng nói: "Chết chỉ chôn vùi thể xác; sống mới chôn vùi tinh thần" là ông muốn than về một thực trạng con người sống quá kém cỏi về mặt tinh thần; sở dĩ con người bất hạnh về tinh thần là do thiếu tự trọng và tôn trọng người khác.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bạn nói cũng có lý.
    Nói cho cùng nói đến một con người là nói đến cái tinh thần của mỗi cá nhân, là những cái đặc trưng, bản chất của cá nhân đó. Nó thể hiện qua việc tương tác với môi trường bên ngoài và rõ nhất là với xã hội. Nó phải được thể hiện ở cái tôi, và cái chung trong tổng thể. Trong cái tổng thể nó phải được nhận dạng. Đó là cái tự do của mỗi cá nhân.
    Sự phát triển của tinh thần mỗi cá nhân được xác định như thế nào? Thế nào là có chiều hướng tốt? Thế nào là có chiều hướng tiêu cực? Suy cho cùng cái gọi là cái tôi sẽ không tồn tại nếu nó không có một xã hội của những cá thể. Sự phát triển của mỗi cá nhân cũng là sự phát triển của xã hội. Sự phát triển phải khẳng định được cái tồn tại, cái bản chất của cá nhân đó, song phải phù hợp và có ích cho cộng đồng. Như thế mới gọi là phát triển tinh thần một cách tích cực. Vậy sự phát triển của mỗi cá nhân là tiến tới cái chân, thiện, mỹ. Đó là cái mà bất cứ xã hội nào cũng phải hướng tới, bởi nó luôn có lợi cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân sẽ chịu sự chi phối của xã hội, nhưng chắc chắn nó chỉ chịu những sự chi phối có lợi cho nó và cho cộng đồng. Ấy là cái tinh thần. Có thế nó mới tồn tại và phát triển được.
    Vật chất thì sao? Vật chất chỉ là phương tiện của con người, được sử dụng bởi con người trong quá trình phát triển tinh thần. Do đó nó là không đủ để có thể đảm bảo yếu tố tinh thần nêu trên. Trong thời kỳ vật chất khó khăn, không thể nói là tinh thần không phát triển. Nó vẫn luôn phát triển cho dù nó sử dụng bằng phương tiện lạc hậu như thế nào. Nó vẫn cứ hỏi *Ta từ đâu tới, ta đi về đâu?*
    Trong thời nay, người ta có thể bị loá mắt trước những tham vọng vật chất, mà làm lu mờ đi cái tinh thần của mình. Một cách vô thức, họ vẫn hiểu được cái tinh thần đó. Song chỉ đến khi họ có thời gian và tâm trí tĩnh lại, họ mới nhận ra rằng họ không hạnh phúc.
    Vâng đây là ngu ý của tôi. Mong các cao nhân chỉ giáo.
  9. pinkkira

    pinkkira Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Bài viết:
    519
    Đã được thích:
    0
    thật khó nói về chủ đề này nên mình sẽ kể 1 câu chuyện ko đầu ko đuôi
    nếu bạn nào từng đọc truyên " papilon - n tù khổ sai " bạn sẽ thấy vài chi tiết đáng chú ý :
    + papilon định cướp vàng ở 1 mỏ vàng, nơi các bạn tù ngày xưa đang trông coi. nhưng khi biết cuộc sống hạnh phúc, bình yên mà các bạn mình vất vả lắm mới có đc, sẽ bị phá vỡ thì papilon đã thôi ko làm nữa.
    + những n bạn tù của papilon có thể dễ dàng lấy vàng trong kho. nhưng họ đã ko làm, vì cuộc sống của họ tuy nghèo nhưng họ cảm thấy hạnh phúc.. Dù vậy họ vẫn cố gănglao động để sống, đề giàu có .
    .....
  10. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    hẳn là bạn đã có những xác quyết của riêng mình về nhiều điều, thậm trí là những hiểu biết tường tận cùng nếu tôi hiểu không sai về những từ đại loại như "nói cho cùng...,suy cho cùng....,tinh thần là..,vật chất là...". ngoài ra,để có những hiểu biết như vậy bạn hẳn đã tiếp thu,tham khảo nhiều thông tin,kiến thức tạo thành một chuỗi không ngừng học hỏi chau dồi thêm, và bây giờ, ở đây, là cái mắt xích tiếp theo của sợi dây xích kiến thức về những vấn đề đó phải không? tôi cho rằng nếu bạn muốn có thêm thông tin về nó,nếu bạn muốn kéo dài sợi xích kiến thức về điều gì,chắc chắn bạn sẽ có được nó. và bằng cách tương tự, về 1 sự việc tương tự, người khác sẽ có sợi xích cho riêng mình. nhưng phải chăng bạn đã để tuột mất cái nhìn toàn thể về sự việc,nhìn sự việc như nó là, thay vì nhìn sự việc theo quan niệm là, xác quyết là?
    tôi xin ví dụ:
    người ta tin vào khoa học, và sự xác nhận sự thật qua các thí nghiệm, chứng minh khoa học. nhưng hẳn bạn cũng biết, theo thời gian,khoa học đã đem lại không ngừng những phủ nhận về những xác quyết của chính nó trước đây,tiêu biểu như các phát triển vượt bậc gần đây của vật lí học! và cho đến lúc đó người ta vẫn không ngừng nói,quả quyết,khẳng định theo hệ thống cũ kĩ! phải chăng khoa học không thể nhìn sự việc như nó là, mà chỉ 1 góc nào đó thôi?

Chia sẻ trang này