1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật chất và tinh thần, cái nào quan trọng hơn?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi FromtheStars, 10/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Uh, bây giờ thì mình có lẽ đã hiểu được vấn đề bạn muốn đề cập rùi. Hiểu ý bạn nói "vật chất" và "tinh thần" ở đây là cái gì.
    Đoạn bạn viết ở trên rất hay, mình đồng ý hầu hết với những ý kiến đó. Song chỉ thắc mắc chỗ tô vàng.
    "Mỗi cá nhân sẽ chịu sự chi phối của xã hội, nhưng chắc chắn nó chỉ chịu những sự chi phối có lợi cho nó và cho cộng đồng"
    Theo mình thì cái tốt và cái xấu, cái có lợi và cái bất lợi luôn đi cùng với nhau. Vốn dĩ cá nhân đã chịu sự chi phối của xã hội thì nó phải chịu cả cái có lợi lẫn cái bất lợi. Làm sao nó có thể "chọn lựa" chỉ chịu sự chi phối có lợi được (mặc dù ai cũng mún thế ^^) ? Đó là chưa nói đến sự mâu thuẫn về mặt lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Có những cái là có lợi cho cá nhân nhưng lại bất lợi cho cộng đồng và ngược lại. Nếu bạn nói "có lợi cho nó và cho cộng đồng" thì có vẻ hơi thiếu toàn diện và chưa đề cập đến vấn đề này :)
    Còn chỗ tô vàng thứ 2: phải chăng như vậy có nghĩa là bạn khẳng định "hạnh phúc" hoàn toàn chỉ là mặt tinh thần?
    Mong được bạn chỉ giáo thêm. Rất vui được thảo luận cùng bạn về một chủ đề thú vị thế này ^^
  2. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Mình đồng ý với bạn. Bạn đã giải thích rõ ràng về tầm quan trọng của vật chất và tinh thần trong những hoàn cảnh nhất định.
    Tinh thần là rất quan trọng, song vật chất cũng là một điều kiện cần để có thể có được sự toàn vẹn. Đôi khi phải có một số điều kiện nhất định cơ bản về vật chất thì con người mới có thể toàn tâm toàn ý nghĩ đến việc làm giàu lên tinh thần của mình. Như ông cha ta đã nói "Có thực mới vực được đạo" chẳng hạn
    Tuy nhiên nếu chỉ có vật chất mà nghèo nàn về tinh thần thì vật chất ấy đâu có ý nghĩa.
    Theo mình quan điểm toàn diện là một điều cần thiết để giải quyết vấn đề này. Tuỳ vào từng điều kiện, hoàn cảnh, tính chất,... cụ thể mà ta mới có thể trả lời được một cách xác đáng khi nào, ở đâu hay hoàn cảnh nào thì tinh thần quan trọng hơn vật chất và ngược lại.
    Đó là ý kiến của mình, xin góp vào để thảo luận cùng các bạn.
    Mến! :)
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bạn nói cũng có lý.
    Nói cho cùng nói đến một con người là nói đến cái tinh thần của mỗi cá nhân, là những cái đặc trưng, bản chất của cá nhân đó. Nó thể hiện qua việc tương tác với môi trường bên ngoài và rõ nhất là với xã hội. Nó phải được thể hiện ở cái tôi, và cái chung trong tổng thể. Trong cái tổng thể nó phải được nhận dạng. Đó là cái tự do của mỗi cá nhân.
    Sự phát triển của tinh thần mỗi cá nhân được xác định như thế nào? Thế nào là có chiều hướng tốt? Thế nào là có chiều hướng tiêu cực? Suy cho cùng cái gọi là cái tôi sẽ không tồn tại nếu nó không có một xã hội của những cá thể. Sự phát triển của mỗi cá nhân cũng là sự phát triển của xã hội. Sự phát triển phải khẳng định được cái tồn tại, cái bản chất của cá nhân đó, song phải phù hợp và có ích cho cộng đồng. Như thế mới gọi là phát triển tinh thần một cách tích cực. Vậy sự phát triển của mỗi cá nhân là tiến tới cái chân, thiện, mỹ. Đó là cái mà bất cứ xã hội nào cũng phải hướng tới, bởi nó luôn có lợi cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân sẽ chịu sự chi phối của xã hội, nhưng chắc chắn nó chỉ chịu những sự chi phối có lợi cho nó và cho cộng đồng. Ấy là cái tinh thần. Có thế nó mới tồn tại và phát triển được.
    Vật chất thì sao? Vật chất chỉ là phương tiện của con người, được sử dụng bởi con người trong quá trình phát triển tinh thần. Do đó nó là không đủ để có thể đảm bảo yếu tố tinh thần nêu trên. Trong thời kỳ vật chất khó khăn, không thể nói là tinh thần không phát triển. Nó vẫn luôn phát triển cho dù nó sử dụng bằng phương tiện lạc hậu như thế nào. Nó vẫn cứ hỏi *Ta từ đâu tới, ta đi về đâu?*
    Trong thời nay, người ta có thể bị loá mắt trước những tham vọng vật chất, mà làm lu mờ đi cái tinh thần của mình. Một cách vô thức, họ vẫn hiểu được cái tinh thần đó. Song chỉ đến khi họ có thời gian và tâm trí tĩnh lại, họ mới nhận ra rằng họ không hạnh phúc.
    Vâng đây là ngu ý của tôi. Mong các cao nhân chỉ giáo.
    Chỗ vàng vàng trên là câu trả lời cho câu hỏi 1 của bạn. Mọi cái đi ngược lại cái *chân, thiện, mỹ* theo hướng tiêu cực về bản năng đều không có lợi cho cá nhân và xã hội. Ông cha ta đã từng có câu *Quan nhất thời, dân vạn đại*. Một xã hội chấp nhận và dung túng cho cái tiêu cực sẽ nảy sinh ra mâu thuẫn và đấu tranh. Đó là cái giải thích cho câu hỏi 1 của bạn.
    Câu trả lời 1 bổ sung cho câu hỏi 2 của bạn. Trong bản năng con người, nó phải làm gì để có lợi cho nó. Tôi đã phân tích tính tích cực và tiêu cực ở phần trên. Không thể nói một người chỉ quan tâm cái vật chất mà xem thường tinh thần (cái chân, thiện, mỹ) gây ra một cái tiêu cực mà cảm thấy hạnh phúc được. Chẳng nhẽ anh ta lại không có *lòng trắc ẩn* hay *nhân tính*. Cái mà cần thiết để duy trì một cộng đồng để trong đó cái cá nhân anh ta được tồn tại? Chưa nói đến chuyện anh ta gây ra cái mâu thuẫn, đấu tranh trong xã hội và đắm chìm trong cái vòng đó. Thế hạnh phúc sao được. Ngược lại một người làm điều thiện có thể đạt được hạnh phúc đấy. Đó là họ có cái lý tưởng, có một cái đạo - Nhân đạo. Và cái lý tưởng đó phù hợp với cái tinh thần của họ. Họ cảm thấy được thoả mãn ==> Hạnh phúc. Đấy là những cái khát vọng, ước ao ta có thể tìm thấy trong kho tàng văn học dân gian.
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Mình đồng ý với bạn. Bạn đã giải thích rõ ràng về tầm quan trọng của vật chất và tinh thần trong những hoàn cảnh nhất định.
    Tinh thần là rất quan trọng, song vật chất cũng là một điều kiện cần để có thể có được sự toàn vẹn. Đôi khi phải có một số điều kiện nhất định cơ bản về vật chất thì con người mới có thể toàn tâm toàn ý nghĩ đến việc làm giàu lên tinh thần của mình. Như ông cha ta đã nói "Có thực mới vực được đạo" chẳng hạn
    Tuy nhiên nếu chỉ có vật chất mà nghèo nàn về tinh thần thì vật chất ấy đâu có ý nghĩa.
    Theo mình quan điểm toàn diện là một điều cần thiết để giải quyết vấn đề này. Tuỳ vào từng điều kiện, hoàn cảnh, tính chất,... cụ thể mà ta mới có thể trả lời được một cách xác đáng khi nào, ở đâu hay hoàn cảnh nào thì tinh thần quan trọng hơn vật chất và ngược lại.
    Đó là ý kiến của mình, xin góp vào để thảo luận cùng các bạn.
    Mến! :)
    [/quote]
    Đương nhiên để tiếp tục tồn tại, chúng ta phải có những nhu cầu tối thiểu! Cái đó là cái bản năng, đến con chim còn biết bắt sâu để sống nữa là con người. Nhưng nếu có sự không công bằng, thì cái nhu cầu cơ bản đó cũng không chắc được đảm bảo cho một bộ phận. Các cụ có câu *Trọng nghĩa, khinh tài* thể hiện cái tinh thần, cái đạo mà chúng ta nên nghiên cứu. Hạnh phúc hay không là do bởi chúng ta, nó là sự nhận thức của chúng ta về bản thân và xã hội. Các cụ ngày xưa có khi còn chối bỏ cuộc sống giàu sang mà trở về ở cùng với thiên nhiên ấy chứ lị.
  5. muabongmay2207

    muabongmay2207 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    0
    _____________________________
    mình biết thế nào takts cũng trả lời kiểu thế này (
    ngôn từ quá gò bó ,eo hẹp,bủn xỉn
    nó không đủ trình để diễn tả đc thế nào là hạnh phúc đâu bạn ah
    mà ta phải dùng đến tất thảy các giác quan, cảm nhận , tâm linh, lý trí
    toàn thể cái thuộc về ta
    may ra mới có thể diễn tả đc
    bởi ngay đến bản thân ta, ta còn chưa nắm đc bao nhiêu về ta cơ mà
    "chung quy lại những gì bạn thu được sẽ đều củng cố cho kiến thức sẵn có của bạn, thay vì đem đến cho bạn những điều mới mẻ,khách quan, thông thiên,toàn thể"
    câu này nôm na là đâm lao theo lao.
    khi bạn mê tín dị đoan thì nhìn cái gì cũng là ma hết vậy
    hay bạn theo biện chứng thì cái gì cũng giải thích theo kiểu đấy vậy.
    chỉ biết đến một mặt
    chỉ biết đên 0 và 1 mà không hiểu rằng giữa 0 và 1 là vạn ngàn số.
    chỉ biết 0 và 1 thì .......
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Về vật chất, tiện nghi, tôi nghĩ nó chỉ là phương tiện để con người chống chọi lại với thiên nhiên, bảo tồn sự tồn tại của con người và cộng đồng. Nó mang ý nghĩa hoàn toàn khác. Nó là động lực để con người tiếp tục lao động, không ngừng. Nhưng để khắc phục hoàn toàn thiên nhiên không phải là điều mang đến hạnh phúc cho con người. Mà hạnh phúc con người là nó phải ngay cạnh bên con người, mọi lúc, mọi nơi trong mối quan hệ với cộng đồng.
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tính logic là cái của tự nhiên, đồng hành với cái ta đang tồn tại.
    Khi không còn logic nữa thì ta không tồn tại nữa.
    Ta sử dụng logic để giải thích cho sự tồn tại của ta, chứ không phải giải thích cho cái không tồn tại.
  8. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Lại cái chỗ tô vàng ấy, cái đó là minh chứng cho việc khi có những điều kiện vật chất nhất định thì người ta mới có thể toàn tâm toàn ý nghĩ về tinh thần. Khi "Các cụ ngày xưa có khi còn chối bỏ cuộc sống giàu sang mà trở về ở cùng với thiên nhiên" tức là các cụ đã có cái "giàu sang" rồi thì mới từ bỏ nó được chứ. Nghĩa là khi các cụ giàu sang rồi thì các cụ lại thấu hiểu rằng tinh thần mới là điều quan trọng ^^. Có khi những lúc nghèo khổ thì người ta chưa hiểu hết sự quan trọng của tinh thần, mà lúc đó họ lại chỉ tìm mọi cách để giàu lên.
    @ Muabongmay:
    Được black_tulip sửa chữa / chuyển vào 00:53 ngày 13/09/2007
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Thế Bác Hồ thì sao? Bác Hồ có ước nguyện là khi giải phóng nước nhà xong, muốn về nơi nào đó ở núi, sống cùng thiên nhiên, trò truyện với các cụ già và trẻ trâu thì sao? Còn biết bao nhiêu người nữa. Tôi chỉ sai nhầm là thêm cái từ giàu sang vào mà thôi.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đói kém là do đâu? Không đủ ăn là do vì sao vậy? Càng ngày của cải vật chất càng nhiều mà ở đâu đó vẫn có người đói vậy? Không phải là họ không chăm lao động đâu nhé!

Chia sẻ trang này