1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật chất và tinh thần, cái nào quan trọng hơn?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi FromtheStars, 10/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Uh, mình hiểu ý của bạn. Vấn đề ở đây chính là sự "tương đối", ko phải tất cảmọi người đều như vậy.
    Mình cũng hiểu và đồng ý hoàn toàn với bạn cái chỗ vàng vàng ấy. Nhưng mình vẫn muốn tranh luận thêm cái phần sau của chỗ vàng vàng ấy.
    Sự hướng tới chân, thiện, mỹ mới gọi là sự phát triển "tích cực". Nhưng khi bị xã hội chi phối thì cá nhân vẫn chịu sự ảnh hưởng tiêu cực, chứ ko phải chỉ có tích cực. Và tất nhiên sự "bị" chi phối bởi những cái tiêu cực ấy ko hướng tới sự phát triển theo hướng tích cực, mà cũng là tiêu cực.
    Vấn đề ở đây là dù muốn hay ko cá nhân vẫn phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội dù nó ko hướng đến sự phát triển "tích cực".
    Còn bạn nói: "Một xã hội chấp nhận và dung túng cho cái tiêu cực sẽ nảy sinh ra mâu thuẫn và đấu tranh. "
    Đó là một thực tế và vấn đề ko phải là xã hội có dung túng hay ko mà là nó thực sự tồn tại như vậy. Nhưng bạn đã phớt lờ một điều quan trọng: Xã hội nhờ có những mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn thì mới có thể phát triển được.
    Mâu thuẫn là động lực của sự phát triển.
    Tức là thực tế cái tiêu cực vẫn luôn tồn tại cùng với cái tích cực, chính nó đã tạo ra mâu thuẫn và nhờ mâu thuẫn mà xã hội phát triển.
    :)
    Được black_tulip sửa chữa / chuyển vào 01:23 ngày 13/09/2007
    Được black_tulip sửa chữa / chuyển vào 01:26 ngày 13/09/2007
  2. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    À, còn về vấn đề quan niệm về hạnh phúc, mình rất tâm đắc câu nói này:
    "Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau"
    Hic, ko bít tác giả là ai nhưng mình thích câu này lắm.
    Theo mình hạnh phúc hay ko là ở chính mình, tức là chủ yếu do tinh thần của mình quyết định.
    Không thể có ai là ko có khổ đau, song biết cách vượt qua nó thì chính đã tìm được hạnh phúc của mình. Hạnh phúc ko phải tách biệt với khổ đau, mà nó chính ở trong khổ đau. Nếu chúng ta biết cách vượt qua được khổ đau thì ấy chính là đã tìm thấy hạnh phúc rồi...
  3. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195

    [/quote]
    Mình cũng hiểu và đồng ý hoàn toàn với bạn cái chỗ vàng vàng ấy. Nhưng mình vẫn muốn tranh luận thêm cái phần sau của chỗ vàng vàng ấy.
    Sự hướng tới chân, thiện, mỹ mới gọi là sự phát triển "tích cực". Nhưng khi bị xã hội chi phối thì cá nhân vẫn chịu sự ảnh hưởng tiêu cực, chứ ko phải chỉ có tích cực. Và tất nhiên sự "bị" chi phối bởi những cái tiêu cực ấy ko hướng tới sự phát triển theo hướng tích cực, mà cũng là tiêu cực.Vấn đề ở đây là dù muốn hay ko cá nhân vẫn phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội dù nó ko hướng đến sự phát triển "tích cực".
    Còn bạn nói: "Một xã hội chấp nhận và dung túng cho cái tiêu cực sẽ nảy sinh ra mâu thuẫn và đấu tranh. "
    Đó là một thực tế và vấn đề ko phải là xã hội có dung túng hay ko mà là nó thực sự tồn tại như vậy. Nhưng bạn đã phớt lờ một điều quan trọng: Xã hội nhờ có những mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn thì mới có thể phát triển được.
    Mâu thuẫn là động lực của sự phát triển.
    Tức là thực tế cái tiêu cực vẫn luôn tồn tại cùng với cái tích cực, chính nó đã tạo ra mâu thuẫn và nhờ mâu thuẫn mà xã hội phát triển.
    :)
    /quote]
    Bạn hiểu từ *Cách mạng* rồi chứ? Nhân dân ta có tinh thần rất cách mạng. Nó là như vậy? Hướng tới chân thiện mỹ! Thay đổi cái tiêu cực, tạo ra tính tích cực. Đó là tinh thần đó. Làm sao mà chịu ảnh hưởng được. Nó là - cam chịu. Dân tộc ta không muốn cam chịu. Dường như nó là tinh thần dân tộc. Nó là bản năng, phản ứng tức thì, cho dù chưa nói ra hoặc ko thể diễn tả ra. Có chăng là chỉ chịu ảnh hưởng tiêu cực về vật chất mà thôi.
    Cần phải xem lại mâu thuẫn xuất phát từ đâu. Phải hiểu tiện nghi, vật chất tầm thường là những cái có giá trị đối với con người trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Dùng nó để *xử lý* thiên nhiên phục vụ cho sự tồn tại của mình. Nó không phải là cái để phục vụ cho con người dùng để cải hoá con người. Cái mâu thuẫn chỉ tồn tại trong xã hội khi xã hội chưa phát triển, con người vẫn còn u mê. Nếu ai cũng hiểu thì đâu còn mâu thuẫn nữa. Con người sẽ cảm thấy hạnh phúc với bản thân. Lúc đó chỉ còn đấu tranh giữa con người và thiên nhiên thôi. Việc đi tìm hạnh phúc cho nhân loại là việc của các nhà khoa học, trên cơ sở lý luận. Tức là nó là tri thức. Chúng ta cần cái đó.
    Hiện nay người ta đổ biết bao nhiêu tiền của vào chiến tranh, thật lãng phí quá.
    Chính vì cái đó, tôi đang hướng tới một chủ đề mới: *Văn minh* *nền văn minh*.
  4. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    cũng như mọi cuộc tranh luận,trao đổi trên đời này, chúng ta đều có 1 trọng tâm,trung tâm điểm để hướng tới, đó là cuộc sống này, nơi hạnh phúc ấy, nơi tốt đẹp toàn vẹn ấy, nơi chân thiện mĩ ấy.... và các bạn ngồi đây cũng không là ngoại lệ.
    bạn hiểu cuộc sống ra sao? tôi hiểu ra sao? ông bà hiểu ra sao? chủ tịch hiểu ra sao? tổng thống Mĩ hiểu ra sao, tổng thống CuBa hiểu ra sao,bác thợ mộc hiểu thế nào....về cuộc sống ấy? hẳn là họ có những nhận định,quan điểm khác nhau, rồi cùng từ trung tâm toả ra, họ sẽ có những cách nhận thức về vật chất, tinh thần, đạo đức, tâm linh, thẩm mĩ....khác nhau.
    ở đây liệu có kẻ đúng,người sai? liệu cuộc sống ấy, cái trọng tâm ấy lại là nhiều cái khác nhau đến thế? liệu khi ta nói về cuôc sống, về miền hạnh phúc, ta có nói về cùng một thứ?
    câu trả lời là không!? ta mang trong mình những thông tin, kiến thức khác nhau về mọi chuyện, lượng tri thức này được nạp vào đầu ta từ thuở ban đầu đến tận bây giờ,và như thường lệ, ta vẫn luôn tự thôi thúc rằng cần phải thêm, thêm nữa mới hiểu được cuộc sống,hạnh phúc. có thật thế chăng? nếu là thế thì hẳn phải có rất nhiều người lớn tuổi đã hiểu rõ cuộc sống, hạnh phúc là gì, khi họ có đủ thông tin trên thế giới này. ai vậy? những ai vậy?
    liệu bằng cách không ngừng nạp thêm thông tin, ta sẽ nắm được cuộc sống này?
    hay ta sẽ tạo ra hàng tỉ cuộc sống khác nhau,tuỳ vào khối lượng thông tin trong mỗi người, và rồi từ đó sẽ tạo ra hàng tỉ tỉ cuộc tranh luận về chân lí, đúng sai?,xa hơn nữa là những cuộc xung đột bảo vệ chân lí,những cuộc thánh chiến,sắc tộc,chiến tranh?
    bạn không thấy, chưa bao giờ thế giới lại đầy rẫy hiểm hoạ như bây giờ sao?
    bằng cách này,sự hữu hạn đã hiện rõ ở mỗi người, phải chăng có 1 cái gì đó không ổn, không ổn 1 cách tổng thể khuynh hướng? ta cùng thử tĩnh tại sâu sắc để cảm nhận nhé!
    ngay từ đầu ta đã đi cùng 1 cách,1 phương pháp mà không hề lựa chọn,hoặc ta được dậy là chỉ có 1 cách đi. đó là cách đi của lí trí, của não bộ, của logic, của so sánh,phán xét....... và rồi ta đi sâu dần sâu lắm, đến mức, cuộc sống được đồng hoá thành những tạo vật của não bộ,cũng như pháp duy nhất để hiểu cuộc sống là đi qua não bộ.
    ta nhìn sự vật hiện tượng bằng hàng tỉ con mắt khác nhau thay vì nhìn sự vật như nó là,chỉ bởi ta chỉ có 1 phương tiện để chỉ huy cuộc sống này, đó là bộ óc. đây chính là lí do tại sao mọi vấn đề không bao giờ hiện hữu toàn thể,tươi mới trong các cuộc tranh luận.
    hãy bình tâm cảm nhận thật toàn triệt nơi này,ngay bây giờ
  5. bin9

    bin9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2006
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    như nhau hết
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Câu trả lời hay đấy! Qua mỗi thời kì của cá nhân chúng ta hoặc nhân loại; thì quan điểm về vật chất và tinh thần lại thay đổi !
    Như nhà kinh doanh cổ phiếu vĩ đại Livermore; ông được tôn là "Thiên tài ẩn dật"
    Nhưng cả đời ông vẫn không thoát khỏi các vấn đề cá nhân (gia đình ; tâm lý....) và đã tự tử bằng một phát súng sau khi viết 1 cuốn sách
    Người ngoài vẫn đánh giá ông là một trong những nhà chứng khoán vĩ đại nhất
    Được mrking_hoang sửa chữa / chuyển vào 15:07 ngày 14/09/2007
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Các bạn tiếp tục đóng góp ý kiến!
  8. garanngon

    garanngon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Bài viết:
    1.855
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ loài người đang tiến gần tới việc xoá bỏ ranh giới giữa 2 thứ được gọi là "vật chất" và "tinh thần". Cuối cùng thì TINH THẦN hay VẬT CHẤT cũng chỉ là NĂNG LƯỢNG. Tinh thần chính là năng lượng dưới dạng năng động, mỏng manh, cũng chính là tư duy, suy nghĩ. Vật chất hữu hình chính là năng lượng dưới dạng cô đặc, tập trung.
    Chúng ta biết rằng càng đi sâu vào thế giới vi mô, vào thế giới nguyên tử và hạ nguyên tử, chúng ta càng tiến gần đến bản chất của vật chất, và ở tầng sâu nhất cấu thành nên vật chất (tầng sâu nhất này hiện nay ta cứ tạm coi là các dây năng lượng - thứ tạo nên electron và các hạt cơ bản khác - các bác có thể tham khảo thêm cuốn "giai điệu dây - bản giao hưởng vũ trụ").
    Tôi cho rằng, tinh thần hay vật chất chỉ là sự biểu hiện các trang thái của năng lượng - "linh hoạt mỏng manh" hay "cô đặc tập trung".
    Suy nghĩ, tư duy cũng là năng lượng - linh hoạt và mỏng manh.
    Cái bàn cái ghế cũng là năng lượng - cô đặc và tập trung.
    Đó là ý kiến cá nhận, mong được trao đổi thêm với các bác.
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Ah; thế tức là theo ý pác là dần dần khoa học sẽ xóa bỏ ranh giới giữa "vật chất" và "tinh thần" chứ gì; tức là cách chia tách "vật chất" và "tinh thần" của chủ topic sẽ khiến cho câu hỏi không có câu trả lời là "cái này quan trọng hơn hay cái kia quan trọng hơn" ^^
    Theo em thì chủ đề nên sang hướng ; khi nào thì vật chất quan trọng hơn; khi nào thì tinh thần quan trọng hơn
  10. garanngon

    garanngon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Bài viết:
    1.855
    Đã được thích:
    0
    Ý tôi là vậy, trong tương lai sự hợp nhất này sẽ xảy ra (đừng hỏi tôi bao giờ, tôi chịu).

Chia sẻ trang này