1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật chất và tinh thần, cái nào quan trọng hơn?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi FromtheStars, 10/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    " Bây giờ mình sẽ nói đến nguyên nhân đã làm cho bạn thấy cái cảm giác hạnh phúc . Có thể nhiều người sẽ phản đối cái quan niệm này của mình nhưng mình thích diều đó :D ."
    Mình đã vote 5 sao cho bài này của bạn vì tâm đắc câu này nhất đấy. Đúng là một phong cách rất là... ruồi trâu. Hay đó! Nhưng mà cũng lạ, mình vừa thấy cái phong cách ngạo đời của bạn rất hay, đồng thời cũng muốn (và sẽ cố gắng) dập tắt đi cái nụ cười ngạo nghễ đó của bạn, he he...
    "Cái làm cho bạn hạnh phúc chính là sự thoả mãn . Thoả mãn ở đây là tất cả những gì bạn cảm thấy thiếu thốn ."
    Đây cũng là một quan niệm về hạnh phúc, khá là hay và dễ hiểu. Song cấu trúc của câu thứ 2 có thể làm người ta hiểu lầm (tất nhiên chỉ những người kém cỏi đến mức ko hiểu hoặc cố tình ko hiểu để bắt bẻ lỗi ngữ pháp - như mình chẳng hạn, he he) đó là một định nghĩa về "thoả mãn". Vì có cấu trúc "...là..." mà. ---> giờ thì thấy mình nhỏ nhen rùi đó, cho nên hãy cảnh giác nhé, hi`hi`..

    "Xét về vai trò của vật chất thì mình để các bạn tự suy nghĩ , mình chỉ gợi ý 1 câu thôi :
    "Cái gì ko mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền :D ""
    Câu gợi ý nay rất hay, khiến người nghe có thể nghĩ ra được ối chuyện thú vị đấy :D
    "Tinh thần ư, cái này thì mình chịu chẳng biết nói gì , các bạn bổ xung cho mình nhé . "
    Có lẽ vấn đề mấu chốt chính là chỗ này. Nếu mình hiểu ko sai ý bạn thì có lẽ bài này bạn viết về hạnh phúc và vai trò của các yếu tố vật chất, tinh thần, hiểu biết,... đến việc tìm ra hạnh phúc.
    Và mình lại mạo muội đoán tiếp lý do vì sao bạn ko thể nói gì về vấn đề tinh thần khi nói đến vai trò của nó trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc.
    Theo mình (vâng, là ý kiến cá nhân thui), bởi vì 1 lý do rất đơn giản: bản chất thì hạnh phúc là một yếu tố tinh thần. Hạnh phúc hay không là do tinh thần của bạn như thế nào. Nó là một dạng tâm lý, ví dụ như sự thoả mãn mà bạn nói đến chẳng hạn. Khi vui, khi thoả mãn,... thì con người ta ấy chính là đang hạnh phúc đấy.
    Cho nên nếu hạnh phúc là một dạng tâm lý, 1 yếu tố tinh thần thì làm sao bạn đánh giá được vai trò của tinh thần đối với hạnh phúc???
    Khi tinh thần của bạn tốt tức là bạn đang hạnh phúc đấy!
    Đây là ý chính mình muốn đề cập đến. Còn về phần hiểu biết và nhân cách mình sẽ xin nhiều chuyện sau. Mong được bạn Ruồi trâu và các bạn góp ý.
    Thanks!! ^^
    TextText
  2. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Hi` , bạn "ruồi tulip" tuy đã nhìn nhận bài mình khá là tổng quát để đi đến kết luận rằng yếu tố của các vai trò trong việc đi tìm hạnh phúc :D . Nhưng mà các nhìn nhận tổng quát của bạn ruồi tulip vẫn còn "thiếu tổng quát :D "
    Bạn mới nhìn ra được 1 ý của bài , mà bỏ qua cái mấu chốt quan trọng mà mình chứng minh phía trên kia .
    Và vì câu đánh giá của nhà phê bình văn học " kiêu xa " như bạn vẫn chưa làm dập tắt được nụ cười chiến thắng trên môi của mình , nên mình tự thưởng cho mình 1 cốc bia :D . Vì vậy bạn cũng nên tự phạt bạn 1 cốc bia :P .
    Và lời gợi ý của mình dành cho bạn là cái mấu chốt khi phân tích những bài của mình ý . Bạn cần có 1 cái nhìn tổng hợp lại tất cả những gi mình đã viết ra, chứ ko phải đi sâu vào 1 vài chi tiết đơn lẻ . Thiếu xót của bạn cũng chỉ vì bạn nôn nóng muốn dập tắt thói "ngạo đời " của mình :D . Xem ra bạn còn thiếu 1 chút nữa là thành công nhỉ . Cố gắng lên nhé .
    Và mong bạn ngoài việc phê bình ra cũng nên đóng góp cái quan niệm của bạn vào vấn đề này 1 chút ,chứ cứ một mình mình viết ra thế này cũng sẽ nhanh chóng dẫn đến nhàm chán mất . 1 cây làm chẳng nên non mà . Mình đã cố gắng để rất nhiều chi tiết mở trong bài viết để mong sẽ có người vào cùng đóng góp với mình
    Cuối cùng là mình sẽ động lại đến cái yếu tố về mặt tinh thần 1 chút . Hình như vẫn chưa có 1 định nghĩa nào sát thực cho cái yếu tố này . Và mình chẳng thể nào tự kết luận nó là cái gì , nó bao gồm cái gì được . Hiểu nó 1 cách quá chung chung sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng nó như 1 công cụ hữu ích . Xin lắng nghe ý kiến của ban ruồi tulip cũng như các bậc cao nhân khác :D .
  3. v_t_lenga

    v_t_lenga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2007
    Bài viết:
    2.077
    Đã được thích:
    0
    Vật chất và tinh thần cái nào quan trọng hơn. Theo mình thì "tinh thần " quan trọng hơn, con người bắt đầu sinh ra o nói xa xôi cái đầu tiên là cần có "tinh thần" tinh thần trong mọi cái,mọi lĩnh vực.....tinh thần sống. Có tinh thần sống tốt thì sẽ có tất cả.
  4. friendship_forever_8x

    friendship_forever_8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    12.976
    Đã được thích:
    0
    Lại đụng chạm học thuyết
    Vật chất quyết định ý thức hay ý thức quyết định vật chất.........Muôn thuở.....giống như cãi nhau " Trứng có trước hay vịt có trước "
  5. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    ^^ Hi`, bạn chưa đọc kỹ topic này rùi.
    Đây ko phải là topic bàn về cái mà người ta gọi là "vấn đề cơ bản của mọi triết học", tức là giữa vật chất và ý thức cái nào quan trọng hơn, cái nào quyết định cái nào. Mà là bàn về những vấn đề cụ thể hơn, về tinh thần và vật chất, những điều gắn liền với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
    Đọc kỹ bạn sẽ thấy những cái hay khi chúng ta cùng phân tích chúng. Nếu có hứng thú bạn hãy cùng tham gia tranh luận cho vui.
    Good luck! ^^
  6. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    , hi`, vậy là bạn đã tìm ra được nguyên nhân của sự thiếu sót của mình rùi. Đúng là mình đã nôn nóng để dập tắt cái sự ngạo đời của bạn thật.
    Ha, mình đã hơi sa lầy vào cái lối đánh du kích khi thực hiện mục tiêu "công phá" cái sự ... rất là "ruồi trâu" của bạn. Và cái lối đánh du kích này đúng à có vẻ chưa tổng quát thật. Hi`, nhưng ko sao, đánh du kích cũng là một lối đánh hay, lịch sử dân tộc ta đã chứng minh rùi mà ^^
    Nhưng dù sao, theo mong muốn của bạn và để "giang hồ" khỏi cười chê, mình sẽ thay đổi hướng đi, sẽ tập trung hơn vào việc đưa ra ý kiến của mình hơn vậy. Cứ để cho bạn tiếp tục cười đi, hehe, nhưng cổ nhân có câu: "Cực lạc sinh bi" đó bạn . Mình cũng ko nhẫn tâm đến mức muốn cho bạn phải "sinh bi" đâu, chỉ cần dập tắt được nụ cười của bạn và bạn tự phạt mình 1 cốc bia là OK.
    "Xem ra bạn còn thiếu 1 chút nữa là thành công nhỉ . Cố gắng lên nhé "
    Cuộc tranh luận vẫn ở phía trước, Ruồi trâu ạ
    Về ý kiến của mình à, biết bắt đầu từ đâu nhỉ?
    Rùi, nói về vấn đề tinh thần trước vậy. Trước tiên chúng ta nên thống nhất (tất nhiên là sau 1 quá trình thảo luận, bàn cãi, đánh đấm, à quên, "quân tử động khẩu, bất động thủ" mà :D; chỉ thảo luận, bàn cãi và đưa ra 1 kết luận nào đó có vẻ được nhiều ngwòi dồng tình nhất) về khái niệm "tinh thần". Sau đó việc thảo luận về vật chất và tinh thần mới có thể rõ ràng và dễ hiểu, dễ ứng dụng hơn cho cuộc sống.
    He, mình xin mạo muội đưa ra ngu ý của mình trước vậy nhen (hic, dù có sai cũng được danh hiệu người tiên phong, à quên, người ngay sau người tiên phong, vì bạn chủ topic cũng đã nói trước rùi mà ^^).
    Bạn Fromthestars đã đưa ra định nghĩa trước là:
    "Nói cho cùng nói đến một con người là nói đến cái tinh thần của mỗi cá nhân, là những cái đặc trưng, bản chất của cá nhân đó. Nó thể hiện qua việc tương tác với môi trường bên ngoài và rõ nhất là với xã hội. Nó phải được thể hiện ở cái tôi, và cái chung trong tổng thể. Trong cái tổng thể nó phải được nhận dạng. Đó là cái tự do của mỗi cá nhân. "
    Có lẽ mình chưa hiểu được hết ý của bạn chủ topic, song mình hiểu về tinh thần nó đơn giản hơn. Khi nói về tinh thần, người ta nghĩ đến một phạm trù phi vật chất, là cái mà chúng ta ko thể nhìn thấy, ko thể sờ, ko thể nghe thấy,... tức là ko thể cảm nhận được bằng 5 giác quan thông thường.
    Tinh thần là tổng hợp những suy nghĩ, cảm xúc, những sự hiểu biết, quan niệm, ... của mỗi cá nhân. Nó được sinh ra, và tổng hợp bởi bộ não của chúng ta thông qua các tác động từ bên ngoài lẫn bên trong.
    Đó là cách hiểu "NÔM NA" của mình về tinh thần. Vâng, mình nhấn mạnh từ "nôm na" vì đó là những gì mình hiểu một cách tổng quát về "tinh thần". Lúc đầu mình đã định tìm những định nghĩa về tinh thần của các triết gia hay các vĩ nhân nào đó. Nhưng rùi mình thấy như vậy có vẻ giáo điều quá và ko gần gũi với chúng ta. Có thể là ngốc nghếch nhưng mình thích nói ra theo suy nghĩ của mình, và mình cũng ko dám chắc nó giống với suy nghĩ của các bạn hay các sách triết học, khoa học gì gì đó. Nhưng mình chắc một điều,nó rất mang tính... cá nhân của mình, hehe...
    Có lẽ chúng ta nên giải quyết tiếp vấn đề này trước khi sang vấn đề khác. Xin chờ lĩnh giáo các cao kiến của các bạn khác về định nghĩa phạm trù tinh thần.
    Xin cảm ơn nhiều nhiều
    Được black_tulip sửa chữa / chuyển vào 17:29 ngày 24/09/2007
    Được black_tulip sửa chữa / chuyển vào 17:30 ngày 24/09/2007
  7. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Hic, chủ đề này là một chủ đề khá thú vị.
    Các bạn nào có hứng thú hãy cùng nhau trao đổi tiếp nhen ^^
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vâng, đấy! đã đến lúc chúng ta cùng xem lại những bộ phim khoa học viễn tưởng có tính triết học như là *ma trận*, phim * đảo* gì ấy nhỉ, quên mất và tận hưởng nó.
  9. imapom

    imapom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    1.652
    Đã được thích:
    0
    Yes.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Để hiểu hơn về tinh thần, mời các bạn vào trang này.
    Nguồn: Chungta.com.vn
    Link: http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Con-Nguoi/The_gioi_tam_linh/
    Tạo hóa đã bày đặt cho con người một nghịch lý vĩ đại mà con người từ khi xuất hiện cho đến mãi mai sau, dù thuộc màu da gì, thuộc dân tộc nào và sống bất cứ đâu trên trái đất này đều phải vượt qua nhưng không bao giờ vượt qua được.
    Đó là mối quan hệ giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, giữa cái trần tục và cái thánh thiện. Đó là nghịch lý giữa CON và NGƯỜI trong con người. Là con cho nên con người chỉ là hữu hạn trên tất cả mọi bình diện của cuộc đời. Điều mà nó quan tâm nhất là sự sống và cái chết và con người biết mình phải chết. Như ông Bành Tổ có sống đến 800 tuổi rồi cũng chết? Nhưng là người, con người muốn trường sinh bất tử, muốn trở thành vô hạn.
    Là con, trong con người chứa chất đầy tham vọng mang tính trần tục: ăn nhiều, yêu lắm. Lòng tham của con người là vô đáy... Nhưng là người, nên con người lại muốn trở thành thánh thiện, trở thành cao thượng, linh thiêng đúng với nghĩa con người (chứ không phải thú vật).
    Cái nghịch lý nằm ngay trong anh, trong tôi, trong tất cả mọi người và từng phút, từng giây trong từng ngóc ngách sâu kín của cuộc đời. Đâu đâu, bất cứ lúc nào con người cũng luôn luôn đối diện với chính mình trong tình trạng nghịch lý ấy. Ranh giới có khi chỉ mỏng manh như một sợi tóc.
    Loài người đi tìm những giải pháp để cho cuộc sống được an sinh, cân bằng. Theo tôi, ít nhất loài người cũng đã tìm ra ba giải pháp:
    - Bên cạnh cuộc đời thực hữu hạn và trần tục, họ xây dựng cho mình một thế giới bên kia vĩnh hằng, thánh thiện, linh thiêng.
    - Tập trung mọi cố gắng lập nên những sự nghiệp để "lưu danh thiên cổ" trường tồn với non sông đất nước.
    - Sinh con đẻ cái để kéo dài đời mình, dòng họ của mình.
    Đi vào giải pháp thứ nhất chúng ta thấy trí tuệ và trí tưởng tượng của con người vô cùng vĩ đại, vô cùng phong phú. Tất cả các dân tộc trên thế giới đều xây dựng cho mình những biểu tượng về một thế giới bên kia, vừa nối tiếp thế giới bên này vừa là một thế giới vĩnh hằng, ở đó con người trở nên bất tử và hạnh phúc, rất khác biệt với đời thực.
    Thế giới bên kia chính là thế giới tâm linh
    Thế giới bên kia được nhận thức từ cái chết. Sự sống và cái chết là nỗi bận tâm lớn nhất của con người, vì ai cũng muốn sống, không ai muốn chết, và họ rất sợ chết. Manimovski đã từng nói: "Cái chết là sự khủng hoảng tối quan trọng và cuối cùng của cuộc sống". Cái chết của một thành viên trong cộng đồng gây nên một sự sợ hãi, ngay trong những giấc mơ con người bàng hoàng hoảng sợ khi thấy mình bỏ xác đi lang thang trong một thế giới lờ mờ và nhất là khi thấy những người thân đã chết hiện về thậm chí còn đòi hỏi cái này, cái nọ... Từ đó con người cảm nhận rằng con người có cả xác và hồn. Xác là cái trông thấy được, hồn là cái vô hình. Hồn và xác như là bóng với hình không thể thiếu vắng, do đó cuộc sống gắn liền với cái chết, người sống gắn liền với người chết. Phải chăng khi chết hồn sẽ rời khỏi xác và bay về thế giới bên kia. Với tâm thức đối xứng, con người cho rằng "hễ c ó cái này thì phải có cái kia"? Có thế giới bên này cho người sống thì phải có thế giới bên kia cho người chết. Nhưng con người không thể thấy được cái thế giới vô hình đó. Bằng phương pháp suy luận, con người tưởng tượng ra thế giới bên kia như cùng tồn tại với thế giới bên này. Vì con người đã bày đặt ra các nghi thức thờ cúng để tỏ lòng tôn vinh và sự kính trọng các thần linh đầy uy lực siêu việt. Và sự gặp gỡ giữa người sống và người chết trong khi thờ cúng là những giây phút linh thiêng nhất. Đó là cội nguồn của cái thiêng trong đời sống tâm linh. Người Việt thường nói "có thờ có thiêng". Cho nên cái linh thiêng ấy bao trùm lên cả sự sống và cái chết, nó nối cái tâm của người sống với tổ tiên ông bà. Người ta đối xử với người chết cũng như người sống (Sự tử như sự sinh - Khổng Tử) nhưng với thái độ sùng kính. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy từ thời đại đồ đá cũ con người đã thực hành những nghi thức chôn cất người chết như rắc một lớp đất thổ hoàng dưới mộ, chôn người chết theo tư thế ngồi, sau này chôn theo đồ tùy táng (minh khí) rồi cắm bia, xây mộ... Bằng cách đó con người làm cho người chết trở thành không chết, cùng nghĩa với người sống cũng thành bất tử, tức là biến cái hữu hạn thành cái vô hạn.
    Có thể nói sự chết mở ra thế giới tâm linh và đó là một tình cảm chỉ có ở con người, không thể có ở bất kì loài động vật cao cấp nào. C.Mac gọi đó là "Tình cảm tôn giáo" không thể thiếu vắng trong cuộc sống con người. Ông viết: "Nếu trong trái tim con người có một tình cảm xa lạ với tất cả số còn lại của các loài động vật, một tình cảm cứ tái sinh lại mãi, dù cho vị trí con người ở đâu, phải chăng tình cảm đó là một quy luật cơ bản của bản chất con người? Theo chúng tôi đó là tình cảm tôn giáo". Socrate cũng đã từng nói: "Cuộc sống là chung cho một cây cỏ nhưng chỉ con người mới có linh hồn. Con người sở dĩ thành con người một phần căn bản là do nó có đời sông tâm linh, nghĩa là tuân theo, tôn thờ những giá trị không vụ lơi, những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng và cái bí ẩn, hai yếu tố tạo thành đời sống tâm linh". Vì thế bản chất của con người là hướng tới tâm linh và tâm linh lại là thế giới vô hình, linh thiêng mà huyền bí, nó như là những ma lực hấp dẫn, kích thích con người hướng vào đó để giải đáp câu hỏi lớn của con người: ta là ai, từ đâu tới và sẽ đi về đâu? mà trí tuệ của con người không thể giải thích được. Đó là cội nguồn của tư duy tôn giáo: cái thế tục và cái linh thiêng, cái hiện hữu và cái vô hiện hữu, cái có hạn và cái vô hạn... gắn kết với nhau như hình với bóng. Vì vậy, còn loài người là còn đức tin tôn giáo, khoa học đẩy lùi mê tín dị đoan, nhưng lại đồng hành với đức tin tôn giáo. Hegel gọi cái tôn giáo là cái không cần bằng chứng, không thể chứng minh được, khoa học là cái phải có bằng chứng để chứng minh, còn nghệ thuật chỉ là cái cớ (nói cây ná, giá cây tre). Khi con người hướng tới cái tâm linh thì con người cũng hướng tới cái thánh thiện, tới cái đẹp bởi vì cái thiêng là chất keo kết dính và chuyển tải những giá trị đạo đức và thẩm mĩ của con người và cố kết cả một cộng đồng tộc người với nhau trong sự giao cảm thuần khiết. Và con người tưởng tượng ra một thế giới bên kia rất tốt đẹp không giống với thế giới bên này, thế giới trần tục mà con người còn nặng nợ với những dục vọng của trần ai. Từ "dieu? (thần thánh) có gốc của ngạn ngữ Ấn - Âu dieros = rực sáng ở trên trời, khu biệt với tối tăm ở dưới trần - nơi ấy đầy ánh sáng và vĩnh hằng. Muốn đến được nơi đó con người phải sống hướng thiện!
    Như vậy từ thời ăn lông ở lỗ cho đến hôm nay, loài người dù sống bất cứ nơi đâu thuộc bất cứ dân tộc nào đều xác lập hai thế giới: thế giới trần gian bên này và thế giới tâm linh bên kia. Thế giới tâm linh trước hết là thế giới của thần thánh. Ở đấy có hai loại thần: nhân thần và tự nhiên thần và có sự chuyển hóa theo hướng "nhân hóa" các vị thần tự nhiên.
    Tất cả những thần linh này ở trong thế giới tâm linh vô hình, huyền bí đều được con người xây dựng thành những biểu tượng và được hiện diện trong các lễ hội, nơi đó con người làm lễ để thông quan với thần thánh, và mở hội để xây dựng quan hệ cộng cảm trong cộng đồng dưới sự chứng giám của thần linh. Vì thế trong phần lễ bao giờ cũng.có các chất thiêng và sự xuất thần, còn trong phần hội luôn luôn phải vui và thăng hoa, nó là sự thể hiện giữa mối quan hệ giữa "đạo và đời".
    Để giao tiếp với thần linh, con người đã "mượn" những "vật thiêng" làm trung gian. Đó là những người thiêng (thầy cúng, ông mo, bà đồng...), những vật thiêng (mặt nạ, con rối...), những lời thiêng (lời khấn), những chữ thiêng (bùa chú), những hành vi mô phỏng hay dọa nạt, những điệu múa phấn khích, những lời tụng ca. Những thứ này đều được cách điệu hóa mang tính biểu tượng cao. Kèm theo những hành vi là những ma thuật với những năng lực đặc biệt: dẫm chân lên lưỡi cày nung đỏ, xuyên sắt qua cổ, qua bụng, phun ra lửa, dùng nước thánh chữa bệnh... Theo C.A. Van Peurson, nhà triết học Hà Lan, thì trong nền văn minh nông nghiệp, khi con người và tự nhiên cùng với thế giới thần linh còn hòa đồng chưa có sự cách biệt thì vật siêu nghiệm có ở khắp nơi cùng với tồn tại xã hội. Thế giới là hiện thân của thần thánh. Ta gọi đó là văn hóa thần thoại, một nền văn hóa mở, trong đó con người gia nhập vào thần lực của vũ trụ bằng những câu chuyện và những biểu trưng. Khi ma thuật, phù phép xuất hiện cùng với thầy phù thủy nhằm biến quyền lực của thần thánh thành quyền lực của cá nhân, một thứ độc tài thì mô hình văn hóa trở nên khép. Con người chìm đắm trong mê muội, trong sự sợ hãi đối với ma thuật.
    Sau này, trên cơ sở tín ngưỡng dân gian mà loài người xây dựng những đức in mới - tôn giáo. Chúng đều là những phương thức để nhận thức và cải tạo hiện thực theo ý của con người, chúng chỉ khác nhau về tính lịch sử. Khi con người xây dựng nên thế giới bên kia, con người càng cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của cuộc sống bên này và do đó con người rèn luyện cho mình một tinh thần nhân ái và thánh thiện hơn, kìm chế bớt những tham vọng của trần tục. Đó là cách cải tạo hiện thực như người ta nói, làm cho con người hướng theo tính thiện. Xét về mặt đó, thì mọi tín ngưỡng, mọi tôn giáo đều có ý nghĩa góp phần giải phóng con người bắt đầu từ khi nó là người trong mối quan hệ với tự nhiên giữa con người và người trong con người. Tín ngưỡng hay tôn giáo đều hướng con người vươn tới nơi thần thánh linh thiêng, nơi niết bàn cực lạc hay nơi thiên đường của Chúa Giêsu, của Thánh Allah! thoát khỏi bị trở thành ma quỷ hay lũ Satăng nơi địa ngục. Muốn vậy con người phải kiềm chế những dục vọng và sống với nhau sao cho hợp đạo. Đó là giá trị đích thực của những đức tin thánh thiện. Những điều nghịch lý là: các trào lưu tư tưởng tiến bộ mà con người đã nghĩ ra và dồn mọi sức lực để thực hiện nhằm mục đích cao đẹp đó, thì trong thực tiễn xã hội lại cho thấy kết quả mang lại đều không như mong muốn, thậm chí có khi còn ngược lại. Con người đang vật lộn trong quá trình tha hóa bởi chính những cái nó sáng tạo lên. Các tôn giáo muốn giải thoát con người ra khỏi cái hữu hạn để đi vào cái vô hạn, nhưng rút cuộc, các giáo hội cũng không vượt qua được cái hữu hạn của con người, họ tự xây tường cao trong bóng tối để không nhìn thấy con người thực của mình!
    Giải pháp xây dựng một thế giới bên kia vĩnh hằng và thánh thiện và xây dựng một đức tin chết không phải là hết, theo tôi là một giải pháp tích cực giúp cho con người sáng tạo nên nhiều giá trị văn hóa, yêu cuộc sống hơn và không quá sợ hãi khi phải đối diện với cái chết. Từ cái đức tin ấy mà con người sáng tạo nên biết bao những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tạo nên bản sắc dân tộc - những biểu tượng văn hóa. Đó là những lễ hội những phong tục tập quán, những kho tàng văn nghệ dân gian, những chùa chiền miếu mạo, những di tích văn hóa. Điều mà ai cũng nhận thấy rằng vì coi thế giới bên kia là vĩnh hằng, là thiêng liêng nên con người đã tập trung trí tuệ, mọi năng lực sáng tạo, mọi của cải vật chất để xây dựng nên những kì tích mà họ không thể làm cho cuộc đời thường được. Một cái nhà ở (trần tục dù anh có ý định xây dựng đẹp bao nhiêu cũng không thể bằng khi người ta xây một ngôi chùa, một kim tự tháp làm nơi thờ cúng thần linh linh thiêng). Vì vậy các giá trị văn hóa của các dân tộc còn lại cho đến ngày nay đều mang dấu ấn của đức tin ấy và nó được xem là một trong những động lực tạo nên những giá trị văn hóa và sự đa dạng của các biểu tượng làm cho những di sản này sống mãi với dân tộc, với non sông đất nước. Và, như trên đã nói, con người quan niệm có linh hồn và thể xác và chúng tồn tại như hình với bóng, do đó cái thiêng liêng bao trùm lên cả thế giới tâm linh và thế giới trần tục. Và từ đó con người cũng linh hóa những biểu tượng, những sự kiện trong đời sống thường ngày. Người Việt Nam coi đất nước cũng có linh hồn. Do đó biểu tượng "hồn nước và tình yêu Tổ quốc là cái thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam, rồi những quan hệ, những tình cảm trong cộng đồng đều có chất thiêng của nó (tình mẫu tử tình yêu, tình đồng chí?). Và chính cái chất thiêng đó đã trở thành chất men kích thích, gắn bó con người hướng tới cái thánh thiện ngay trong cuộc sống đời thường.
    Như vậy là con người ở đâu cũng phải sống cân bằng giữa đạo và đời, cân bằng giữa tâm và vật. Ở đâu và lúc nào, mất sự cân bằng đó sẽ tạo nên trạng thái hẫng hụt, rối loạn. Ở đây chúng ta nói đến đức tin của con người về một thế giới bên kia, còn thế giới ấy tồn tại thực hay không là một chuyện khác. Dù cho văn hóa của loài người rất đa dạng, nhưng con người vẫn tin rằng bên cạnh đời sống thực của họ còn có một thế giới bên kia - thế giới tâm linh, và với khát vọng khám phá, loài người từ khi sinh ra vẫn mải mê để tìm kiếm và bằng trí tuệ được tích lũy con người muốn giải thích... Và đó là một nhu cầu, thậm chí một nhu cầu mãnh liệt mà không một ai có thể ngăn cản được.

Chia sẻ trang này