1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật chất - ý thức !

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi NoHellandHeaven, 14/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Vật chất - ý thức !

    Như đã hẹn, tôi xin được mở đầu chủ đề này, đầu tiên tôi xin trình bày về cái mà chúng ta gọi là "vật chất".

    Từ xa xưa, loài người quan niệm vật chất là những gì hiện hữu mà chúng ta có thể nhìn thấy và cầm nắm được, nhưng theo năm tháng, với sự phát triển của nền khoa học thì khái niệm vật chất đã được mở rộng bao gồm cả các trường không nhìn thấy, không cầm nắm được nhưng chúng ta có thể nhận biết chúng qua các đặc trưng riêng như trường điện từ, trọng trường... Và rồi khi khoa học càng phát triển thì những câu hỏi về nguồn gốc của vật chất càng làm các nhà khoa học thêm đau đầu, với tốc độ "phát hiện" ra những "hạt" ngày càng cơ bản hơn và rồi đến lúc người ta cũng chả biết "hạt" cơ bản đó có bản chất như thế nào nữa thì khái niệm vật chất đã thực sự bị làm rối tung.

    Phải nói rằng những thành tựu của cơ học lượng tử và những lý thuyết ra đời gần đây như thuyết trường lượng tử, lý thuyết dây, thuyết M... thể hiện trí tuệ siêu việt của con người. Những thuyết này ra đời đã dẫn dắt chúng ta lần về cội nguồn của vật chất và vũ trụ. Như đã có lần tôi trình bày là thực chất chúng ta không thể nhận thức được thực tại khách quan, vì vậy tất cả những gì chúng ta đưa ra chỉ là "thuyết" dùng để giải thích thế giới mà đã được chúng ta phản ánh lại bằng tất cả các giác quan có thể. Nhưng đừng ai phủ nhận những "thuyết" đó bởi lý do trên, vì như vậy là các bạn không hề tin vào những giác quan, cảm nhận của bạn và không tin vào chính sự tồn tại của bạn rồi.

    Chúng ta cùng trở lại vấn đề. Thuyết BigBang ra đời và đồng hành với nó là rất nhiều lý thuyết đã giải thích được rất nhiều về vũ trụ mà chúng ta thấy. Vì vậy ngày nay đa số các nhà khoa học tìm cách lý giải vũ trụ theo mô hình này, theo đó họ đã dẫn dắt một cách rất logic chúng ta về thời kì xa xưa của vũ trụ. Bằng cách lý giải tuần tự theo các tương tác của 4 lực cơ bản trong tự nhiên ( lực hấp dẫn, lực hạt nhân mạnh, hạt nhân yếu, lực điện từ ) chúng ta đã được đưa về thời điểm mà vũ trụ chỉ gồm bức xạ và hạt cơ bản. Đến giờ chúng ta phải tạm dừng lại ở thời điểm này vì các nhà khoa học vẫn chưa thể vượt qua bức tường Planck, nhưng chỉ đến đây thôi cũng đủ để chúng ta suy nghĩ về thế giới vật chất xung quanh. Thật không thể tin được là quyển sách chúng ta đang cầm, quần áo chúng ta mặc, và cả cơ thể của chúng ta lại bắt đầu từ trạng thái đó các bạn ạ. Mặc dù trí tưởng tượng của tôi khá phong phú nhưng cũng không tài nào hình dung nổi. Được rồi, ban đầu là hạt cơ bản, với các đặc trưng là các lực tương tác để xây dựng nên các cấu trúc lớn hơn cho đến hôm nay, thế có ai biết "hạt" cơ bản nó như thế nào không ? không ai biết ! ngay cả electron mà chúng ta vẫn nhắc đến thường xuyên cũng chỉ là hạt giả tưởng mà thôi. Không ai lại nói rằng "hạt" đó chả nằm ở đâu cả mà nó phân bố thành những "đám mây xác suất". Lúc thì coi là sóng, lúc lại coi là hạt chỉ bởi vì họ thấy nó có cả hai loại tương tác đó, này nhé giả sử bạn A thuận tay trái, B thuận tay phải, tôi thuận cả hai tay thì tôi là A hay là B ? Đến đây theo tôi thực chất những gì mọi người vẫn gọi là "hạt cơ bản" giống với một "trường" hơn, trường này đơn giản là có cả hai đặc trưng tương tác của hạt và sóng. Đấy, "hạt cơ bản" xây dựng nên tất cả vũ trụ này là như thế, nó không là một vật thể hiện hữu mà chỉ thể hiện mình qua các tương tác và rồi hình thành nên những cấu trúc lớn hơn như notron, proton, nguyên tử... Và cả điều này nữa, nếu các bạn đã được nghe ai đó miêu tả về hật nhân - nguyên tử sẽ thấy rằng tất cả đồ vật, con người được xây dựng nên từ một không gian vô cùng trống rỗng, như miêu tả của ai đó thì khi các "hạt" của cơ thể chúng ta nằm sít lại với nhau thì chúng ta chỉ có kích thước cỡ 1 hạt bụi.

    Cuối cùng, mọi người đã tự hình dung cho mình về "vật chất" rồi chứ ? tôi thì xin chịu !

    Phù .... Xin cảm ơn và hẹn gặp lại !
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Hay quá, nhưng sao không thấy ý thức mà chỉ thấy vật chất nhỉ?
    Quả thật là em cũng chịu, chả làm sao hình dung được tại sao tất cả chúng ta lại đều có thể được tạo thành từ những thứ là hạt cơ bản. Mà đến bây giờ thì có lẽ con người không thể khẳng định được hạt nào là cơ bản. Chúng ta đã tìm ra nguyên tử < phân tử, rồi proton, nơtron < nguyên tử và đến quark lại càng nhỏ hơn nữa thì chả có lí do gì để khẳng định đó đã là những hạt nhỏ nhất. Kêcả những quark chúng ta biết tới cũng có thể tạo thành từ những phần tử nhỏ hơn nữa.
    Có lẽ sẽ hơi lạc đề nếu như đề cập đến vấn đề vật chất và ý thức ở đây vì như thế có vẻ hơi giống triết học nhưng tiện đây em xin được trình bày vài điều về vấn đề này.
    Em muốn nói đến một vấn đề là chúng ta thấy rằng giáo dục Việt Nam luôn hướng mọi học sinh, sinh viên theo quan điểm vật chất mới là nền tảng của vũ trụ, còn ý thức chỉ là do các nhà duy tâm tự đặt ra. Cúng như bao nhiêu người khác, em là một sinh viên nên buộc phải thừa nhận mọi quan điểm của chủ nghĩa duy vật Mac- Lênin. Nhưng theo em chúng ta không nên nhìn nhận như thế. Chúng ta thừa nhận các quan điểm duy vật trên giấy tờ vì đó là ... bắt buộc. Xin mọi người đừng hiểu nhầm là em đang cố bảo vệ cho chủ nghĩa duy tâm. Ở đây em muốn nói rằng những người làm khoa học chúng ta cần hiểu sự việc một cách khao học chứ không phải là theo cách nhìn của chính trị.
    Mọi người, nhất là các bạn còn học phổ thông thường được dạy rằng chủ nghĩa duy tâm là sự mê tín, không có cơ sở khoa học. Thực ra, em không nghĩ như vậy. Việc mê tín đó không thể gọi là duy tâm mà là sự lwị dụng những luận điểm của chủ nghĩa duy tam để thực hiện mục đích. Theo chủ nghĩa duy tâm thì vật chất không tồn tại độc lập mà phụ thuộc chặt chẽ vào ý thức của chúng ta. Tại sao chúng ta lại có "cái bàn"? Đó là vì chúng ta biết nó là cái bàn. Nó có hình tròn hay vuông cũng chỉ là do chúng ta cảm nhận nó như thế và vì tất cả mọi con người đều có chung một hệ thống giác quan nên chúng tađều thấy như nhau. Vậy nếu ta có thể thay đổi toàn bộ cách cảm nhận, ý thức của con người thì chúng ta sẽ thấy mọi việc khác đi. Ta sẽ thấy cái bàn không phải hình tròn mà là vuông hay một hình nào đó khác, có thể là một hình thù mà chúng ta không thể hình dung được với khả năng cảm giác hiện nay.
    Trong khi đó chúng ta thường thừa nhận dẽ dàng quan điểm rằng không có vật chất thì không có gì cả. Nghe có vẻ rất có lí phải không các bác. Em không bao giờ phủ nhận vai tròi của vật chất nhưng chúng ta phải hiểu thoáng một chút. Nếu chúng ta thừa nhận rằng vũ trụ khai sinh từ một vụ nổ lớn khi mà không hề có tác nhân gây nổ hoặc ít ra là không giải thích được thì chúng ta tại sao không thể tin rằng kiến thức của chúng ta ra đời từ ý thức?
    Có lẽ em trình bày khó hiểu quá. Nói chung còn rất nhiều điều cần nói nhưng không biết giải thích thế nào. Hôm nay tự nhiên đầu óc lù mù quá. Để vài hôm nữaem sẽ nói tiếp vậy chứ không phải bài của em kết thúc ở đây đâu.
    Niềm tin cho ta tất cả!
  3. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Chú Rag này làm gì mà vội thế, phải để anh thở đã chứ !
    Chú không thấy hàng chữ "hẹn gặp lại" đấy sao. Để nói về những vấn đề này sao cho chính xác với những suy nghĩ của mình thì cần có thời gian suy ngẫm, sắp xếp lại ngôn từ nếu không ý một đằng lại bị hiểu sang nẻo khác thì phí công lắm.
    Ráng chờ chút xíu nữa nhé, mà phần ý thức đáng để suy nghĩ hơn đấy !
  4. viking_nasa

    viking_nasa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Các bác post bài mang nặng tính triết học quá, mà môn triết học em lại là môn học gạo 1 cách nặng nhọc, chỉ có phần về vật chất và ý thức và những liên quan của nó trong tư tưởng của những nhà triết học xưa để áp dụng vào khoa học em còn thấy có hứng chút xíu.
    Nói đến vật chất và ý thức thì đương nhiên chúng ta nghĩ ngay đến chủ nghĩa duy vật và duy tâm. Em có xu hướng duy vật nhưng mà cũng không dám bảo em không có xu hướng duy tâm, cái này thì nhầm. Nói thật tuy là duy tâm bị đả kích nặng nhưng mà em vẫn thấy trong cách giải thích của nó có những cái hay, có những biện chứng rất hay mặc dù biết nó sai. Tôi cũng hơi ngạc nhiên khi bạn nohell nói đến không gian trống rỗng, theo tôi hiểu thì bạn muốn nói đến khoảng cách của những hạt cơ bản và chính những khoảng cách và cách xắp xếp như vậy tạo nên những sự vật khác nhau. Tuy nhiên trong cái không gian mà bạn nói trống rỗng ấy có thật sự trống rỗng không, tôi liên tưởng điều này đến các ngôi sao trong vũ trụ, các ngôi sao nhỏ bé nằm rải rác trong vũ trụ, nó là 1 phần cơ bản của vũ trụ nhưng mà không gian giữa chúng, trước đây đã từng có thời được coi là trống rỗng nhưng thực sự không phải là vậy. Không gian giữa các hạt cơ bản rất nhỏ bé so với chúng ta, từ đám mây electron đến nhân của nguyên tử là 1 không gian cực kì lớn so với electron hay nhân nguyên tử, em cũng chẳng biết đó có phải là không gian trống rỗng hay không (theo em nghĩ chắc là không).
    vụ nổ bigbang vẫn còn là bức tường giới hạn kiến thức của nhân loại chúng ta, thâm chỉ chúng ta chưa có thể chạm được đến nó, giả thuyết về vụ nổ đưa ra cũng là 1 giả thuyết mà nó phù hợp với những điều mà các nhà khoa học đã thu thập được qua những quan sát hay là đo đạc. Có thể sẽ có người bảo rằng nó mang tính chủ quan quá, mà quan tính chủ quan thì phần ý thức rất rõ, nhưng ở đây không hẳn vậy. (quên mất chủ nghĩa duy vật biện chứng sao mất rồi ) các bác cứ nói tiếp đi, em mong được đọc bài của các bác để nâng cao chút kiến thức hơi bị dỏm của mình. Em cũng như 2 bác, chờ 2 bác post rồi em post lên tiếp..
  5. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Chào tất cả !
    Tôi biết rằng chủ đề tôi đang nói đến có vẻ mang màu sắc triết học nhiều hơn, nhưng con người chúng ta từ xưa đến nay nghiên cứu thiên văn học không có mục đích tìm hiểu xem vũ trụ này hình thành từ đâu, hình thành như thế nào hay sao ? Và điều quan trong nhất theo tôi là con người muốn tìm hiểu về nguồn gốc của mình, muốn biết tại sao mình có mặt ở đây, và rất nhiều rất nhiều? nhưng tất cả đều hướng tới con người. Chính bởi vậy mà chủ đề này không hẳn là thuộc một lĩnh vực khác. Những điều tôi muốn nói trong chủ đề này không hề có ý nghĩa triết học hay chính trị gì cả, nó chỉ đơn thuần là những hiểu biết khoa học được đúc kết lại một cách chủ quan cộng với những suy nghĩ của riêng tôi về thế giới.
    Trong bài trước chúng ta đã bị cuốn vào những suy nghĩ về vật chất, những thắc mắc xem vạn vật trong thế giới này bắt nguồn từ đâu, và cuối cùng thì tất cả được xây dựng nên từ cái gì ? Từ cái gần như ?okhông có gì? khi kết hợp lại đã tạo thành ra muôn vàn điều kỳ diệu của cuộc sống, tự nhiên thật là vĩ đại !!!
    Nhưng trong các bạn có ai đó sau khi đọc xong lại hình thành trong đầu mình những câu hỏi còn khó trả lời hơn nhiều những câu hỏi đó không ? có ai thắc mắc rằng từ những cái vô thức, vô cùng nhỏ mà chúng ta vẫn gọi là ?ohạt? hay ?otrường? đó lại có thể đạt đến những đỉnh cao như sự sống và tri thức của con người hay không, vì chúng ta mới thử tưởng tượng làm sao từ những cái đó có thể tạo nên thế giới vật chất đã là không thể.
    Đúng vậy, khi nhắc đến sự sống tôi chỉ có thể thốt lên một điều : ?o Tuyệt diệu ?. Tôi không nghĩ rằng nó ?othần kỳ? hay ?osiêu nhiên? mà đứng trên góc độ một con người tôi muốn cảm nhận cuộc sống mà tự nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Theo cách nhìn nhận của tôi thì để đi từ vô thức đến ý thức đã có 2 bước nhảy vọt mà chúng ta không tài nào hiểu nổi : bước thứ nhất là từ vô cơ chuyển sang hữu cơ ( cơ thể sống ) và bước thứ 2 là từ cơ thể sống đi tới tư duy.
    Đến giờ chúng ta hãy chấp nhận rằng thế giới vật chất này được xây dựng nên từ các hạt cơ bản. Khi phân tích đến tận cùng thì một cơ thể sống và một hòn sỏi cũng giống nhau cả thôi, nhưng đứng trên thang vĩ mô thì chúng vô cùng khác nhau, phải nói là một bước nhảy vọt về chất mà không một lý thuyết nào mang ra giải thích có thể thoả mãn với chúng ta. Tôi thiển nghĩ có lẽ tốt nhất các nhà vật lý hãy dừng việc giải thích ở thời điểm mà các thiên hà, các ngôi sao và các hành tinh được hình thành, vì nếu đi thêm nữa thì những niềm tin vào các lý thuyết của họ sẽ bị lung lay dữ dội. Đừng cố tạo ra một ?ovũ trụ đồ chơi? hay một cái đại loại như vậy để biện minh cho tính đúng đắn của các lý thuyết. Họ nói rằng trong những điều kiện ?othích hợp? những phân tử hữu cơ đầu tiên hình thành, rồi đến là các axit amin, các protein, ADN? tất cả chỉ liên quan tơi C,H,và O, nếu tính theo lý thuyết xác suất thống kê thì khả năng xuất hiện sự sống là 0.000000000... tôi cũng không thể nhớ là có bao nhiêu số không đằng sau nữa. Tôi có thể đồng ý một điều rằng những phân tử mà chúng ta gọi là hữu cơ đó có thể được hình thành cũng như bao hợp chất vô cơ khác nhưng khi chuyển sang vấn đề liên quan đến cơ thể sống như quá trình trao đổi chất, khả năng sinh sản, cái gọi là ?ophản xạ? hay ?obản năng sinh tồn? gì đó và cuối cùng là tư duy thì đừng có ai cố giải thích cho mất công. Những nguyên tử, phân tử của họ chỉ đơn thuần hành động theo những định luật, những nguyên lý về năng lượng, tuân theo những đặc trưng tương tác? Thử cố giải thích xem nhé ! những phân tử hữu cơ sau khi ra đời chúng đã ?ovô tình? tìm đến nhau để kết hợp thành những cấu trúc phức tạp như protein, axit amin, ARN, ADN? theo đúng những định luật vật lý, và rồi những phân tử nền tảng của sự sống này lại kết hợp để tạo nên các đại phân tử mà chúng ta gọi là ?ocơ thể sống? đầu tiên. Xét về bản chất những đại phân tử này không khác gì những phân tử cấu tạo nên nó, vậy mà chúng đã ?obiết? đủ thứ như trao đổi chất, sao mã di truyền... Tại sao chúng lại biết lấy các chất xung quanh để duy trì sự tồn tại của mình, cụm từ quan trọng nhất của cơ thể sống đó là ?osinh sản?, mặc dù nó có thể nằm dưới các cách nhìn nhận khác nhau như : quá trình sao mã, nhân đôi? nhưng tóm lại tôi gọi chung một từ cho đơn giản là ?osinh sản?. Có phải tự nhiên chỉ đơn giản là vô tình tạo ra một đặc tính diệu kỳ như vây chỉ bởi những hoạt động đơn thuần của các electron trong nguyên tử ? (Tôi nói vậy bởi vì tất cả các đặc tính của nguyên tử rồi tới phân tử đều quyết định bằng sự hoạt đông của các electron hoá trị mà thôi). Như vậy một cách hết sức ?ongẫu nhiên? mà từng nguyên tử, từng phân tử trong một chuỗi các đại phân tử được mang những đặc trưng để nó có thể thực hiện những chức năng vô cùng phức tạp, và rồi tổng hợp của những chức năng của từng các nhân đơn lẻ lại kết hợp một cách nhịp nhàng không sai một ly nào để tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh mang những đặc tính kỳ lạ. Bây giờ, các bạn hãy trả lời cho thắc mắc này của tôi nhé ! tại sao theo bậc thang tiến hoá của sự sống thì chức năng sinh sản để duy trì nòi giống của các sinh vật ngày càng phát triển, thế hệ sau luôn hoàn thiện hơn thế hệ trước ? có động lực gì đặc biệt ở đây chăng ? giả sử vào một thời kỳ nào đó mọi điều kiện thích hợp cho sư ra đời của các phân tử hữu cơ, nếu suy luận theo một logic thông thường thì đến khi các điều kiện không còn phù hợp thì các phân tử hữu cơ đó sẽ không còn được hình thành nữa và trái đất này sẽ còn lại những phân tử hữu cơ nguyên thuỷ, một số trong đó có thể kết hợp, nhưng không phải tất cả, theo các tính chất hoá học của chúng và tạo thành những phân tử khác, nói chung là có rất nhiều khả năng kết hợp nhưng chỉ đơn thuần mang tính hoá học (và có bản chất từ vật lý), với lý luận đó thì có vô số sự kết hợp mà trong đó hầu như không thể để cho khả năng từng nguyên tử, từng phân tử có thể đóng góp đặc tính của mình một cách hoàn hảo cho một cơ thể sống ra đời. Nếu ra đời được trong cái vô cùng hiếm hoi như thế thì con đường của nó phải trải qua không biết bao nhiêu chông gai và chắc chắn những thất bại để lại trên tiến trình đó có thể chất thành núi và lẽ ra con người ngày nay có thể thấy dấu vết của chúng ở bất cứ nơi nào, nhưng điều đó đến nay chúng ta vẫn không hề thấy. Ngay cả dấu vết về những phả hệ ở động vật bậc cao ngày nay mà chúng ta lần tìm mà còn không thấy huống chi những dấu vết xa xưa đó.
    Chết, xin lỗi các bạn ! hơi dài dòng văn tự mất rồi. Tóm lại ý của đoạn này là tôi không thể nghĩ rằng cơ thể sống lại đi lên được từ những nguyên tố hoá học.
    Bây giờ sẽ đến việc sự xuất hiện ý thức từ những cơ thể sống. Nếu tự nhiên đã vô tình hội đủ những điều kiện để sinh ra các cơ thể sống có khả năng duy trì sự tồn tại của nó trên trái đất này thì lẽ ra cho đến nay kịch bản của nó phải là tồn tại phong phú những cơ thể sống hấp thụ được tất cả những gì có sẵn trong tự nhiên, sẽ không có gì bị bỏ phí cả và năng lượng cung cấp cho chúng đến từ các chất vô cơ có mặt khắp nơi. Sự sống như vậy sẽ kéo dài mãi đến chừng nào trái đất này còn cho phép các phân tử hữu cơ tồn tại. Nhưng thực tế là những cơ thể sống đó đã phát triển theo một chiều hướng phức tạp hơn tỉ tỉ lần kịch bản đó. Những sinh vật có ?osuy nghĩ? đã xuất hiện, dù kể cả ở những cấp độ thấp nhất mà mọi người vẫn gọi là ?o bản năng sinh tồn? thì ý thức đó đã khác hẳn việc tuân theo những định luật vật lý, những cơ quan gọi là tế bào thần kinh cũng vẫn chỉ là sự kết hợp của các nguyên tử, phân tử, sâu xa hơn là các nền móng ?ocơ bản?. Nhưng những tế bào thần kinh này đã mang một tầm vóc mới. Nếu chỉ là ?obản năng? thì ?oai? đã lập trình để các tế bào phát ra thông tin điều khiển cho tất cả các phản xạ, những phản ứng với điều kiện thay đổi của môi trường được thiết lập và dần dần được ghi lại trong bộ nhớ để khi gặp lại sẽ cứ thế mà tiến hành. Không ai có thể lý giải được điều này cả. Vấn đề trọng yếu cho sự hình thành ý thức ở đây là các tế bào thần kinh, nếu lý giải được điều này thì câu trả lời cho những động vật bậc cao hơn đã có cơ sở hơn nhiều. Riêng đối với loài người chúng ta thì hoạt động tư duy đã đạt đến đỉnh cao trong giới sinh vật, nhiều khi tôi còn có cảm giác là con người còn sử dụng quá thừa cho so với mục đích tồn tại (ngay bản thân cái mục đích tồn tại cũng chẳng biết từ đâu mà có nữa). Khi tranh luận với bạn bè về lý do ra đời của khoa học vũ trụ, tôi vẫn vin vào cái ?olý do? mong muốn ?otồn tại? lâu dài trong vũ trụ này đã có trong tiềm thức của chúng ta, nhưng nếu mọi người hiểu rằng ?ocái mục đích tồn tại? chỉ đơn thuần là do tư duy chủ quan của con người đưa ra để lý giải cho những cái mà họ không thể hiểu chứ tự nhiên chả có lý do gì để xếp đặt cho cơ thể sống điều đó cả thì các cuộc tranh luận sẽ rơi vào bế tắc.
    Vậy đến đây tôi xin nói nên suy nghĩ của mình : Thế giới này từ khi ta sinh ra đến giờ đã tồn tại đồng thời hai khái niệm vật chất và ý thức, chúng là hai phạm trù khác nhau và kết hợp lại để tạo ra sự sống, khoa học đến thời điểm này bất lực khi giải thích một trong hai khái niệm đó. Là những người có tri thức, chúng ta cũng không thể vượt qua được thời đại mà chỉ dựa trên trí thức của nhân loại hiện nay để hình thành cho riêng mình những quan điểm vững vàng, không rập khuôn một cách thụ động mà phải dựa trên tư duy của mình.
    Cuối cùng thì những điều đó chỉ đơn thuần là những kiến thức hiểu biết cho trí tuệ ta rộng mở, hãy cùng bàn luận một cách thoải mái, xây dựng, không ai đúng và không ai sai cả mà chỉ là cách nhìn của mỗi người thôi.
    Bài viết này không được như ý muốn do vội viết nên có những dẫn chứng từ thuyết tiến hoá của Darwin tôi không được nhớ lắm, những kiến thức về sinh học, nguồn gốc của sự sống tôi không có thời gian tìm hiểu lại mong các bạn góp ý.
    Xin lỗi bài đã post nhưng lỗi định dạng nên post lại cho dễ đọc.
    Tạm biệt !
  6. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Triết học cuói cùng vẫn cứ quanh đi quẩn lại cãi nhau xem vật chất sinh ra ý thức hay ý thức sinh ra vật chất. Càng nghĩ về việc này, tôi càng thấy mù mờ và nhận ra rằng dù thế nào thì chắc là bộ não con người cũng không bao giờ hiẻu được bản chất thật sự của vật chất và ý thức. Theo tôi thì không thể nói rằng vật chất và ý thức, cái nào có trước và sinh ra cái kia. Đây là hai phạm trù biệt lập với nhau, vật chất tồn tại trong giới hạn của ý thức và ngược lại.
    Chúng ta biết rằng suy nghĩ của con người, tức là ý thức xuất hiện do kết quả của những phản ứng lí hoá trong bộ não. Mà nhắc đến lí hoá thì có nghĩa là phải có vật chất. Nhưng có bao giờ các bạn nghĩ rằng chính cái ý thức ban đầu mà theo các nhà duy tâm là khởi đầu của vật chất đã điều khiển nhận thức của chúng ta để hướng chúng ta đến những cách sauy nghĩ như thế. Hơi khó hiểu phải không? Như trong một topic khác nói về không gian nhiều chiều và hướng của thời gian, tôi đọc thấy một bài có nói rằng nếu thực sự tồn tại một không gian nhiều chiều thì con người ba chiều sẽ không thể nhận biết những gì thuộc giới hạn nhiều hơn 3 chiều. Như vậy thì đó chính là việc nói rằng cấu trúc của vũ trụ chẳng qua là xuất phất từ ý thức của con người.
    Đấy la` suy nghĩ của tôi. Có lẽ tôi trình bày hơi dài dòng và tối nghĩa, mong các bạn tiếp tục đưa ý kiến của mình vì đây đúng là một vấn đề rất qun trọng cần biết để suy nghĩ về các vấn đề khác của khoa học.
  7. pizza2009

    pizza2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    có lẽ chúng ta sẽ không thể biết nổi vc yt cái nào có trước có vật chất thì mới có ý thức nhưng nếu không có ý thức thì liệu những điều kiện khắt khe của sự sống bao giờ mới có
    thật là 1 câu hỏi khó
    trí tuệ đo từ vầng trán đến bầu trời
  8. Polime

    Polime Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Thêm những bài viết dài dòng. Quá mơ hồ, không hiểu gì cả.
    Cái trứng và con vịt, cái nào có trước. Chắc là tương tự như vậy thôi. Có ai trả lời được không nào?
    Lần sau có viết làm ơn viết ngắn đi, còn không thì chia đoạn ra chứ bài viết dù có hay nhưng kiểu này không ai dám đọc mô
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Thế khi không hiểu được thuyết tương đối người ta cũng đổ cho Einstein trình bày mơ hồ và khó hiểu à???
    Niềm tin cho ta tất cả!
  10. phuthuy26vn

    phuthuy26vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    em không hiểu,đi lên của bác ở đây có nghĩa là hình thành hay phát triển,nếu sự sống được hình thành từ những nguyên tố hoá học(các loaịo phân tử hữu cơ )thì không có lí nào nó không phát triển trên cơ sở đó,còn nếu không phải vậy thì sự sống bắt đầu từ đâu
    ,tại sao bác khẳng định sự sống không phải bắt nguồn từ các nguyên tố hoá học trong khi những gì được cả thế giới chấp nhận đều đã được chứng minh bằng thực nghiệm trong khi chúng ta không có điều kiện để chứng minh và chỉ ngồi đây phản bác nó
    em thấy bác có rất nhiều giả thuyết hay ,nhưng nếu như bác nói thì tất cả những gì học sinh bọn em đang được học trong sách vở về vật chất di truyền rồi cấu thành sự sống..v.v.. là mê tín và phi khoa học??
    [blue]TO THE WORLD,YOU ARE SOMEONE
    TO SOMEONE,YOU ARE THE WORLD[/blue]

Chia sẻ trang này