Vật Lí Môn Khoa Học Lý Thú nếu bạn là người yêu môn lí thì bạn nên vào diễn đàn này để học hỏi.Tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy môn lí hay như thế nào. ví dụ: các bạn hãy cho tôi biết dấu trừ trong công thức đàn hồi dùng như thế nào. cảm ơn các bạn đã quan tâm tới diễn đàn
Dấu trừ có nghĩa là lực đàn hồi luôn có hướng ngược với hướng của chiều dương biểu diễn toạ độ của chất điểm trên trục (sách giáo khoa vật lí lớp 12 - phần dao động cơ học) Xin lỗi bạn nhưng tớ thấy cái topic này thừa quá vì đã vào đây thì phải là người thích vật lí chứ thằg đã không khoái thì thấy cái tên forum đã bỏ qua luôn chú ai vào, bạn có muốn quảng cáo cho vật lí thì quả là rất hay vì đó cũng là mong muốn của tất cả những người yêu vật lí, nhưng có lẽ bạn nên lập topic này ở các box khác hoặc giới thiệu cho nhiều người biết về diễn đàn này.
thanks you đã góp ý kiến. nhưng tớ hỏi ở đây là cái khác cơ. vì thầy giáo dậy thằng em tớ với thầy giáo dậy thêm của nó mỗi ngưới nói một kiểu. ví dụ như trong một bài chứng minh dao động điều hoà của con lắc loxo nối tiếp thì có thầy dạy có hai dấu trừ còn thầy khác lại dạy một trừ một cộng chả biết thế nào cả.Mong bạn giúp hộ thằng em tớ cái.vì tớ giải thích cho nó mãi mà nó ko hiểu. Còn về fỏum này tớ sẽ cho sang box khác thanks RAGNAROK chúc chúng ta
Với một bài 2 lò xo nối tiếp và một vật buộc vào cuối lò xo thứ 2 thì ta phải xét 2 điểm có lực đàn hồi. Thứ nhất là điểm nối 2 lò xo. Ở đây điểm này chịu cả đàn hồi của 2 lò xo và 2 cái này cân bằng và triệt tiêu nhau. Tại điểm nối này, nếu chọn chiều dương hướng từ điểm treo của lò xo 1 đến vật thì lực đàn hồi của lò xo 1 có dấu âm vì nó kéo ngược lên còn lực đàn hồi của lò xo 2 (lò xo gắn trực tiếp vào vật) có dấu dương. Còn bản thân vật trong hệ này chỉ chịu một đàn hồi của lò xo gắn trực tiếp vào nó, lực này có dấu âm. Đấy là những gì theo như tôi nhớ hồi lớp 12. Tôi tin là tôi nhớ đúng vì sự thật là logic phải thế, cũng có thể em bạn không hiểu rõ cách diễn đạt của các thầy khác nhau nen thành khác nhau thôi