1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật lí trong bếp

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi bien_pp, 16/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. king_hung

    king_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Thật ra phải xét dưới khía cạnh hóa học một tí. Những hợp chất hữu cơ mà khi đốt cháy sinh ra nhiều cacbon trung gian thì có ngọn lửa màu vàng đỏ. Các hợp chất hữu cơ khi cháy mà sinh ra ít Cacbon trung gian thì thường có màu xanh nhưng rất nhạt và không sáng. Đèn cầy khi đốt có nhiều cacbon trung gian nên có màu vàng đỏ, rất sáng và rất nóng. Các chất chỉ toàn nối đơn như là metal CH4 khi cháy sinh rất ít cacbon trung gian nên không có màu vàng đỏ mà lại có màu xanh nhạc, đặc biệt CH4 tinh khiết ngọn lửa rất trong suốt. Trong khi đó C2H2(đất đèn thì phải) khi cháy lại rất sáng so với CH4 vì nó có nối đôi =, khí phản ứng với Oxy thì nối đôi bị phân hủy trước, nhưng nhiệt sinh ra từ nối đôi rất lớn và có thể tách luôn cái nối đơn để lại Cacbon. Một phần cacbon tiếp tục phản ứng với oxy, phần kia thì không kịp phản ứng và sinh ra muội than. Đó là lý do tại sao C2H2 lại cháy sáng hơn CH4 rất nhiều. Xăng và dầu cũng là một ví dụ, các loại xăng có chỉ số octal cao thì khi cháy không sáng lắm so với dầu khi cháy sinh rất nhiều mụi than và nhìn rất sáng và không trong suốt như là xăng cháy. Trong khi dầu nhớt và dầu(oil) khi cháy lại sáng vàng đỏ. Lưu ý là vì nhiệt độ của xăng cháy cao nên quang phổ sẽ dịch sang trái(bước sóng cực đại giảm), hay nói cách khác là dịch chuyển sang màu xanh(blue shift), nhưng năng lượng phát xạ lại không cao, tức là ta nhìn thấy xanh mờ. Khi đưa tay đến gần thì thấy rất nóng nhưng nó chỉ là sự truyền nhiệt mà thôi. Đèn cầy đốt cháy thì nhiệt độ không cao nhưng lại phát sáng mạnh, quang phổ nghiêng về bên phải nhưng năng lương phát sáng cao. Đó là vì cacbon là nguồn bức xạ nhiệt tốt trong khi không khí không phải là nguồn bức xạ nhiệt tốt. Một ví dụ là khi than nóng khoãng 500 C thì phát sáng đỏ trong khi không khí có nhiệt độ 500 thì ta chẳng thấy gì. Bài này kết hợp một số kiến thức đã học và một số ý kiến cá nhân, nếu có gì sai mong các bác chỉ giáo.
  2. Redcrystalheart

    Redcrystalheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Bác bien_pp hồi này đi đâu rồi mà hông thấy tăm hơi đâu vậy ta?
  3. Redcrystalheart

    Redcrystalheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Bác bien_pp hồi này đi đâu rồi mà hông thấy tăm hơi đâu vậy ta?
  4. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    vẫn lang thang ở đây thôi bạn à, nhưng chưa nghĩ ra thêm được câu nào mới nên chưa trồi lên.
    Các bạn trả lời như thế khá đầy đủ rồi , đặc biệt kim hung đưa thêm một số kiến thức về hoá. Thực ra nhiều nội dung kiến thức thì hoá , lý là không tách bạch nhau đuợc!
    Chỉ tổng kết thế này: với một vật xác định màu của nó phụ thuộc nhiệt độ nguồn sáng: 700° C là bắt đầu màu đỏ sẫm và khi nóng nhất là màu trắng!
    Không thể từ màu của các nguồn sáng khác nhau mà so sánh nhiệt độ của nó được ví dụ con đom đóm màu xanh nhưng nhiệt độ vẫn rất thấp!
    Câu hỏi mới nào:
    Muối ăn không may bị lẫn dầu hoả, làm cách nào đơn giản hiệu quả nhất để làm sạch?
  5. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    vẫn lang thang ở đây thôi bạn à, nhưng chưa nghĩ ra thêm được câu nào mới nên chưa trồi lên.
    Các bạn trả lời như thế khá đầy đủ rồi , đặc biệt kim hung đưa thêm một số kiến thức về hoá. Thực ra nhiều nội dung kiến thức thì hoá , lý là không tách bạch nhau đuợc!
    Chỉ tổng kết thế này: với một vật xác định màu của nó phụ thuộc nhiệt độ nguồn sáng: 700° C là bắt đầu màu đỏ sẫm và khi nóng nhất là màu trắng!
    Không thể từ màu của các nguồn sáng khác nhau mà so sánh nhiệt độ của nó được ví dụ con đom đóm màu xanh nhưng nhiệt độ vẫn rất thấp!
    Câu hỏi mới nào:
    Muối ăn không may bị lẫn dầu hoả, làm cách nào đơn giản hiệu quả nhất để làm sạch?
  6. kikicoco85

    kikicoco85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, chỉ cần đun nóng cho dầu bay hơi đi thôi.
  7. kikicoco85

    kikicoco85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, chỉ cần đun nóng cho dầu bay hơi đi thôi.
  8. Redcrystalheart

    Redcrystalheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Bỏ muối dính dầu vào nước nóng,hoà tan muối -> dầu nổi lên trên -> vớt dầu ra sau đó cô cạn nước muối hoà tan -> thu được muối sạch ( không dính dầu).Vậy ok chưa bác bien_pp?
  9. Redcrystalheart

    Redcrystalheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Bỏ muối dính dầu vào nước nóng,hoà tan muối -> dầu nổi lên trên -> vớt dầu ra sau đó cô cạn nước muối hoà tan -> thu được muối sạch ( không dính dầu).Vậy ok chưa bác bien_pp?
  10. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    hihi, câu này bị tiêu diệt nhanh quá! Cả hai phương pháp đều ổn, nhưng cách của kiki. đơn giản hơn!
    Câu tiếp theo:
    Hơi nước nhìn thấy bên trên một cốc cà fê nóng và bên trên một cốc kem thì có gì khác nhau ??

Chia sẻ trang này