1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vật liệu 3D?!

Chủ đề trong 'Xây dựng' bởi huantoe, 25/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huantoe

    huantoe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    0
    Vật liệu 3D?!

    Ai có biết về vật liệu này cho tớ hỏi một tý.Ưu nhược điểm của nó.Ngày xưa nghe nói nó đã được dùng để chống lún cho công trình ....không biết được tiến hành như thế nào,có đảm bảo độ ổn định và hiệu quả hay không?....
  2. raklei

    raklei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Bạn xem trong này này:
    http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=535&highlight=t%E1%BA%A5m
  3. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    nó được xuất phát từ chương trình nhà ở cho người nghèo ở Mỹ từ những năm 60 thế kỷ trước. Ưu điểm nhẹ, thi công nhanh, công trình có tính toàn khối cao. Nhược giới hạn quy mô (không to quá được, chẳng cao quá được), phương pháp tính phức tạp, phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật thi công.
    Viện KHVN cũng đã có đề tài cấp nhà nước về VĐ này, song chắc vì giảm giá công trình nhiều quá -> % A, tư vấn... giảm theo nên các sếp không quan tâm. Đặc biệt là đợt mấy năm vừa rồi hò hét làm nhà cho người thu nhập thấp hay làm nhà nổi cho ĐB Sông Cửu Long mà chả thấy sếp nào để ý, mới thấy tại sao chương trình 135 với đánh cá xa bờ chết giãy đành đạch như thế
    Lý do phụ: do cấu kiện gia công nhà máy phần "đắt nhất" là lưới thép, bớt ximăng thì nó bục liền, đâm các đơn vị thi công cũng chán (lấy đâu ra để chi A bây giờ)
    Cái này chủ yếu các công trình tư nhân, nếu chịu nghe lời tư vấn thì sẽ đem lại hiệu quả RẤT CAO. Đáng tiếc đa số các doanh nghiệp này lại thường thích thuê các bác tư vấn "già rơ" của nhà nước, chỉ quen dạng kết cấu cũ và vẫn đòi PB khi đã hưởng lương cao, nên 3D và các lọai kết cấu tiên tiến khác rất khó có cơ được người VN chủ động áp dụng.
    Đã ai thấy sàn BTCT ứng lực trước kéo sau có cấu hình thế này chưa: kích thước tối đa 12x18m, dầm dự ứng lực, sàn dày 20cm, BT400#, thép cấu tạo AIII D16 a200 2 lớp, thép dự ứng lực 12,7mm a300 cả 2 phương!!!
    Hệ số an tòan chắc hơn cả Lăng!!!
  4. dung44xd

    dung44xd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ nầy hay quá. Hi vọng nó sẽ sớm được phổ biến.
  5. concuabatoi

    concuabatoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn ChienV.
    Bạn có những phân tích rất mới. Tôi cũng quan tâm đến thằng 3D này vì nhiều chủ nhà cũng hỏi và muốn áp dụng nếu có lợi hơn. Tuy nhiên, tụi tôi chủ yếu tư vấn cho nhà phố nên thấy rằng làm tấm 3D chả lợi lộc gì cả. Giá thành, thời gian, tải trọng đều chẳng hơn kết cấu thông thường là bao nhiêu.
    Có thể 3D rất phù hợp với dạng nhà cấp 4, nhà trệt ở nông thôn hoặc nhà ở ĐB SCL như bạn nói chứ còn với nhà phố thì không.
  6. azoo

    azoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2005
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tấm 3d đây:
    http://www.ashui.com.vn/chitiet.php?k=6&d=20050101083536
    Tôi có đầy đủ chi tiết của các thông tin liên quan cũng như phần mềm tính toán để triển khai về tấm 3d loại này.
    Tôi cũng có địa chỉ để cung cấp tấm 3D.
    Bác nào cần thì liên hệ với tôi.
    www.moigioiduan.tk
    azootem@Mail.com
  7. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Tấm 3D đã được ứng dụng thực tế ở 3 nhà dân phố Thái Hà, Hà Nội. Tấm 3D nhẹ -> móng giảm, đứng được trên nền đất yếu (của khu vực Thái Hà)
    Giá thành 3D tương đương kết cấu thường
    Thời gian thi công nhanh hơn hẳn
    Chịu tải trọng tương đương, tải bản thân còn 1/3
    Đặc biệt, do dạng này là tiền chế nên rất phù hợp với các vị trí ngõ, ngách khó đưa vật liệu truyền thống và triển khai thi công kiểu truyền thống.
    Về lý thuyết, bạn có thể hỏi thầy Huế trường DHXD HN hoặc thầy Hùng (trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia). Thầy Hùng là chủ nhiệm đề tài, thầy Huế phó chủ nhiệm.
    Vật liệu 3D tôi biết có 3 công ty: VRC (miền Nam), Việt Đức, công ty vật liệu và công nghệ (trung tâm khoa học...) ở miền Bắc.
    Để tìm hiểu thêm, bạn sẻach theo keyword: 3D panel, three dimension system.
    Đặc tính rất riêng của 3D là cách âm, cách nhiệt rất tốt (cấu tạo sandwich) nên toà nhà lưu trữ của bộ CA ở 44 Lý Thường Kiệt là toà nhà 8 tầng thực hiện bằng công nghệ 3D này.
  8. concuabatoi

    concuabatoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Bạn cho hỏi thêm chút.
    Kết cấu nhà 3D như thế nào? Toàn bộ kết cấu chịu lực là tấm 3D (tường chịu lực, sàn) hay móng, khung, dầm vẫn là BTCT bình thường, chỉ có tường (bao che) và sàn là 3D.
    Nếu toàn bộ KC chịu lực là tấm 3D, tớ e rằng không thể làm cao được. Cùng lắm chỉ 2 tầng thôi. Đồng ý phương án này giảm được tải trọng nhưng riêng tải sàn thì không giảm được nhiều lắm vì phải đổ 1 lớp BT dày 4cm bên trên, chưa kể các lớp chống thấm (WC, mái).
    Còn nếu vẫn dùng móng, cột, dầm là BTCT, chỉ có sàn và tường bao che thì chẳng giảm được bao nhiêu tải trọng đâu.
    Chưa kể đến các vấn đề phức tạp khác (hốc tường trang trí, cửa sổ, cửa đi, lỗ thông gió v...v...)
  9. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    3D có thể làm cả 2 dạng: chỉ làm bao che, lúc đó sử dụng như tấm bao che tiền chế, dạng 2 là dùng như một hệ thống hòan chỉnh, lúc đó tấm 3D làm việc như dạng kết cấu lắp ghép tấm lớn.
    Hệ dầm và cột trong hệ kết cấu 3D không cần hệ dầm-cột bổ trợ, các dầm-cột được đặt thêm thép chủ gia cường ngay trong tấm 3D (coi như các cột-dầm có 1 chiều = chiều dày tấm, chiều kia theo tính tóan.
    Tốt nhất bạn nên search web để thấy thêm các cấu tạo của dạng 3D, đặc biệt là nhìn các ảnh thực tế sẽ dễ hình dung hơn.

Chia sẻ trang này